DIỄN BIẾN THUẬN LỢI CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí VPFC hướng tới tập đoàn tài chính (Trang 61 - 63)

II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH

1. THẬN LỢI

1.1 DIỄN BIẾN THUẬN LỢI CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ

- Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á sau Trung Quốc, với tiềm năng tăng trưởng to lớn trong các năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đều tăng hơn 7% trong 6 năm qua và đạt 7,43% của Quý I/08. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa chính thức công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2008, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưỏng đạt 8,2% cho năm 2008 và 8,3% cho năm 2009.

Trên cơ sở đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng khoảng 10%/ năm trong vòng 6 năm qua.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu có sự tăng trưởng vượt bậc trong các năm qua, FDI đã tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng luỹ kế (CAGR) đạt 71% kể từ năm 2003, lên con số kỷ lục 20,3 tỷ USD vốn cam kết trong năm 2008. Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1/2007 đã tạo nên động lực chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng đầu tư nước ngoài và có khả năng sẽ tiếp tục kích thích cải cách đầu tư và cải cách thị trường trong các năm tới.

- Đối với nền kinh tế trong nước, khu vực công nghiệp và dịch vụ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng nhiều nhất trong khi khu vực nông nghiệp đã tụt lại, phản ánh mức độ tiêu dùng cá nhân ngày càng tăng nhờ thu nhập tăng cao. Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 20,9% trong năm 2006. Tốc độ tăng trưởng của khu vực tư nhân đã trở thành đặc điểm quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua. Khu vực phi nhà nước chiếm hơn 50% GDP trong năm 2006 và dự kiến tạo ra khoảng 90% trong số 7,5 triệu việc làm mới trong vòng 5 năm tính tới 2005.

- Thị trường tài chính Việt Nam đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2006. Số lượng các Ngân hàng xin cổ phần hoá, công ty chứng khoán, tổ chức tài chính được thành lập mới, sự đầu tư của các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn từ nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam liên tục gia tăng với tốc độ chóng mặt. Tuy lĩnh vực hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển ban đầu nhưng với dân số khoảng 87 triệu người (đứng thứ 13 trên thế giới), sự chuyển dịch cơ cấu ngành đang tăng mạnh sang dịch vụ hứa hẹn sự phát triển sôi động của thị trường tài chính trong những năm tiếp theo.

1.2 Sự đổi mới sâu sắc trong tƣ duy kinh tế của Đảng, Nhà nƣớc thúc đẩy việc xây dựng và phát triển tập đoàn tài chính ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí VPFC hướng tới tập đoàn tài chính (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)