GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí VPFC hướng tới tập đoàn tài chính (Trang 69 - 74)

II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH

1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ CỦA PVFC

1.1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN

Đây được coi là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất nhưng vẫn còn khá nhiều hạn chế như đã nói ở trên. Nước ta đang thực hiện công nghiệp

hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, Dầu khí là một lĩnh vực mũi nhọn mà Petro VN trong quá trình thực hiện chiến lược chiến lược đầu tư “ tăng tốc”, do đó nhu cầu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh là rất lớn. Nhiệm vụ của PVFC là cần tăng cường huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu đó mà trước mắt là đến năm 2010 là đặc biệt quan trọng. Các biên pháp cụ thể là:

1.1.1. Tăng cường sức mạnh của PVFC thông qua vốn điều lệ

Trên cơ sở vốn điều lệ tăng thêm giúp cho PVFC có cơ hội huy động thêm rất nhiều vốn trong và ngoài Petro VN kể cả vốn nước ngoài phục vụ cho quá trình cho vay, đầu tư, tiếp cận và đổi mới công nghệ để hiện đại hoá dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. PVFC có thể tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn tích luỹ của mình qua các năm hoạt động, tuy nhiên số vốn này của PVFC là không lớn, không đáp ứng được quy mô vốn điều lệ mà PVFC cần để có thể thành lập TĐTC. Vì vậy cần thiết có việc bổ sung vốn điều lệ từ Ngân sách Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Khi PVFC đã cổ phần hoá việc bổ sung vốn điều lệ từ Ngân sách Nhà nước là rất khó khăn và không khả thi, chỉ có thể nhận từ Petro VN. Khi mới thành lập PVFC là thành viên 100% vốn từ Petro VN, hiện tại tỷ lệ này đã giảm xuống khoảng 70% nhưng nếu nhận quá nhiều từ Tập đoàn, PVFC sẽ không chủ động và linh hoạt hơn trong nền kinh tế thị trường. Một số nguồn có thể sử dụng để bổ sung vốn điều lệ cho PVFC như: nguồn tiền cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên, các quỹ tập trung như: quỹ khấu hao, quỹ dự phòng, quỹ phát triển sản xuất...và việc thu được từ nguồn tiền thông qua việc cổ phần hoá các đơn vị thành viên có thể đạt được

1.1.2. Tăng cường huy động vốn từ trong nội bộ Tập đoàn

vốn tự tích luỹ để tái đầu tư...Các doanh nghiệp chủ yếu vay từ nguồn ODA vì lãi suất thấp, thời gian cho vay dài. Đối với việc huy động từ nguồn nguồn quỹ hỗ trợ đầu tư, các nguồn vốn tự tích luỹ để tái đầu tư...tự bản thân PVFC phải đề nghị các đơn vị thành viên gửi đầy đủ hồ sơ liên quan về dự án đầu tư, thẩm định hồ sơ và hướng dẫn các đơn vị thực hiện tiến độ giải ngân, triển khai theo đúng định kỳ.

Ngoài ra Petro VN cần ban hành văn bản giao cho PVFC quản lý nguồn vốn UTĐT của Tập đoàn, thông báo cho các đơn vị thành viên được uỷ quyền làm chủ đầu tư các dự án biết để các đơn vị tiếp nhận vốn đầu tư từ PVFC, quy định mức phí Uỷ thác mà PVFC được hưởng.

- Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu Dầu khí để phục vụ nhu cầu vốn trung và dài hạn, việc phát hành cần tuân thủ:

+ Phát hành cổ phiếu:

Thu thập, xử lý các thông tin về doanh nghiệp, thị trường và môi trường pháp lý có liên quan một cách đầy đủ, cập nhật và chính xác nhất như một tiêu đề quan trọng để tổ chức xây dựng phương án phát hành cổ phiếu.

Xác định đúng, rõ thời điểm, mục tiêu phát hành cổ phiếu; mệnh giá cổ phiếu; phương thức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành. Khi tổ chức đấu giá lần đầu IPO, với quy mô cũng như lợi thế của PVFC, mức giá khởi điểm 51.000đ/cổ phần được rất nhiều nhà đầu tư đánh giá là hấp dẫn. Theo lộ trình từ năm 2008 đến 2011, PVFC sẽ thực hiện bán bớt phần vốn nhà nước để hạ mức nắm giữ xuống còn 40% sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.

Tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền về PVFC, về phương án phát hành và các thông tin khác cần thiết.

Căn cứ vào khả năng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư và nhu cầu vốn đầu tư của Tập đoàn từng thời kỳ để quy định mức lãi suất phù hợp, đảm bảo xoay quanh mức lãi suất cơ bản NHNN công bố

Sử dụng nhiều hình thức thanh toán như trả lãi định ký hàng năm, trả lãi khi đến hạn, trả lãi gốc và trả lãi cuối kỳ, đồng thời tăng tính thanh khoản qua việc mua lại, làm trung gian mua bán, tạo điều kiện cho người có trái phiếu Dầu khí có thể vay thế chấp...

1.1.3. Tăng cường huy động vốn từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước

Các tổ chức tài chính khác là các NHTM cổ phần, Công ty tài chính, quỹ đầu tư, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, là các tổ chức hoạt động hiệu quả có nguồn vốn lớn đặc biệt tăng cường huy động vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài. Do Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các khoản vay từ các tổ chức nước ngoài và vì lãi suất vay vốn chưa hấp dần, thủ tục còn phức tạp nên hầu như PVFC chưa quan tâm đến hình thức huy động vốn này. Tuy nhiên với xu thế tự do hoá thương mại như hiện nay, nguồn vốn vay từ các TCTD nước ngoài sẽ quan trọng vì đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ nước ngoài...

1.1.4. Tăng cường huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư

Các tổ chức kinh tế và dân cư có thói quen về các khoản tiền gửi đối với NHTM nhưng bằng chất lượng dịch vụ, lãi suất cạnh tranh, lợi thế từ ngành Dầu khí, các đối tượng này đã dần tìm đến PVFC. Đây là những khách hàng quan trọng mà nếu có những dịch vụ tài chính hợp lý, an toàn, ưu đãi thì sẽ huy động được một khối lượng rất lớn nguồn vốn.

1.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ cho vay

Thực hiện phương châm "sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn để hình

hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác, hoạt động tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, để đảm bảo cho vay an toàn, PVFC cần:

1.2.1 Tăng cường cho vay đối với Petro Vietnam

Tổng Công ty tài chính cổ phần Dầu khí thành viên 100% vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ra đời với phương châm hoạt động vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, Tổng công ty đã nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng Petro Việt Nam cũng như hội nhập vào cộng đồng các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Tổng công ty xác định hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn vốn cho các dự án của Petro Việt Nam - Yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo sự thành công của Tổng công ty. Chính vì thế PVFC cần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các hình thức tín dụng: cho vay vốn lưu động, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay để tài trợ các dự án...để tạo uy tín với Tập đoàn.

1.2.2 Tăng cường cho vay đối với các tổ chức kinh tế

PVFC cần xây dựng danh mục các sản phẩm đa dạng tuỳ theo mức độ hấp dẫn của thị trường và nhu cầu của khách hàng để tập trung tương ứng các nguồn lực. Đồng thời nghiên cứu chính sách của các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở đã xây dựng cơ chế chính sách linh hoạt về lãi suất cho vay, phí dịch vụ, thủ tục vay...mang tính cạnh tranh, có ưu đãi khuyến khích theo từng loại khách hàng mục tiêu.

1.2.3 Tăng cường cho vay đồng tài trợ

Một khoản vay hợp vốn là một khoản vay được cấp cho người vay bởi một nhóm các ngân hàng. Tuy nhiên PVFC là tổ chức tín dụng phi ngân hàng nên khi mới thành lập Ngân hàng Nhà nước không cho phép làm tổ chức tín

dụng đầu mối, vì thế PVFC đã sử dụng hình thức cho vay đồng tài trợ như là một hình thức cho vay quan trọng đối với các dự án đầu tư của Petro VN và các đơn vị thành viên. Giai đoạn 2007- 2011 các dự án đầu tư của Petro VN cần nhiều vốn lớn, để không vượt quá quy định không cho vay vượt quá 20% Vốn điều lệ, PVFC cần tăng cường hình thức cho vay hợp vốn, mở rộng các đối tác như NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, các công ty tài chính khác...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí VPFC hướng tới tập đoàn tài chính (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)