II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH
1. THẬN LỢI
2.4 ÁP LỰC CẠNH TRANH NGÀY CÀNG GAY GẮT
Tính đến thời điểm hiện nay thị trường tài chính Việt Nam được hình thành bởi rất nhiều các định chế tài chính: 03 khối Ngân hàng bao gồm 05 NHTM Nhà nước, 37 NHTM Cổ phần và khối các ngân hàng nước ngoài; cácCông ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và rất nhiều các công ty tài chính khác. Trong những năm gần đây các NHTM Cổ phần đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính (bổ sung vốn điều lệ), không ngừng đầu tư phát triển mạng lưới, thành lập chi nhánh, phát triển hệ thống các phòng giao dịch, đầu tư công nghệ, đầu tư lắp đặt hệ thống máy ATM tại các địa bàn để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó các NHTM Cổ phần cũng thực hiện hàng loạt các chiến dịch, chương trình quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng để nâng cao vị thế và hình ảnh trên thị trường. Điều này đã tạo nên sức ép cạnh tranh lớn cho khối các công ty tài chính nói chung và PVFC nói riêng.
Trong các mảng dịch vụ chính của PVFC, mảng dịch vụ huy động vốn, trong tương lai PVFC sẽ phải đối mặt môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt vì thời gian qua chủ yếu là các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức tiết kiệm từ 3 đến 5 năm và chứng chỉ tiền gửi 12 tháng trở lên bằng cạnh tranh lãi suất, cộng với việc một số Doanh nghiệp nhà nước phát hành trái phiếu với mức lãi suất khá cao so với lãi suất của các NHTM, các kênh thu hút tiền trong dân cư như: cổ phiếu Ngân hàng, cổ phần và cổ phiếu của các Doanh nghiệp cổ phần hoá, chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, đầu cơ bất động sản,... cũng làm tăng thêm mức độ cạnh tranh về nguồn vốn có thể huy động được giảm đi, gây áp lực lên lãi suất.
2.5 Sự chuyển dịch nhanh chóng của lực lƣợng lao động
động, tuy nhiên chính sách lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ của PVFC vẫn chưa thực sự là đòn bẩy khuyến khích người lao động làm việc và gắn bó với PVFC vì nó chưa theo kịp được các chính sách chế độ, đãi ngộ của hệ thống các NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài, các TĐTC khác ở Việt Nam.. Điều này đã dẫn đến việc một bộ phận nhân sự có trình độ, kinh nghiệm chuyển sang làm việc ở nơi khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, nhìn tổng quát, quy mô của Tổng công ty đã được phát triển nhưng còn nhỏ hẹp về khách hàng, địa bàn, mạng lưới, lĩnh vực, vốn và các dịch vụ. Chất lượng dịch vụ còn thấp so với yêu cầu hội nhập phát triển.
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY DỰNG PVFC THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH
Trong định hướng phát triển từ nay đến năm 2025, mục tiêu trước mắt mà Tổng công ty đặt ra là đến năm 2010 trở thành một tập đoàn tài chính, các giai đoạn công ty đều đặt ra chỉ tiêu rõ ràng về tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng bình quân, giá trị doanh nghiệp...phải đạt là bao nhiêu. Như vậy để có thể trở thành một TĐTC, trước hết PVFC phải đảm bảo phát triển vững chắc các hoạt động kinh doanh tài chính của công ty vì bất kỳ một tổ chức tài chính nào muốn trở thành TĐTC phải có quy mô lớn về vốn, doanh số hoạt động.
PVFC hiện đã phát triển và triển khai thêm một số nghiệp vụ mới nhưng các nghiệp vụ truyền thống như: huy động vốn, nghiệp vụ cho vay, đầu tư tài chính, UTĐT...phải luôn được chú trọng và ngày càng hoàn thiện hơn đặc biệt là nghiệp vụ huy động vốn vì đây chính là nghiệp vụ mà PVFC cần nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng.