II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PVFC
2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC NGHIỆP VỤ VÀO HOẠT
2.2 NGHIỆP VỤ ĐẦU TƢ
Một trong hai mũi nhọn mà PVFC chú trọng sau cổ phần hoá là đầu tư tài chính bao gồm đầu tư vào các dự án và đầu tư mua bán cổ phiếu. Số lượng vốn đầu tư của PVFC năm 2001 đạt 37,625 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 18,07% so với tổng số vốn cho vay và đầu tư, tỷ trọng này đã giảm đi trong năm 2002 còn lại là 3,94%, năm 2003 tỷ trọng này chỉ là 2,6%. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2004, hoạt động đầu tư đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là đầu tư vào thị trường chứng khoán, năm 2004 tỷ trọng trên tăng lên là 21,85% trong đó riêng đầu tư vào các loại cổ phiếu là 234,7 tỷ VNĐ, năm 2005 tổng số vốn đầu tư đạt 792,4 tỷ VNĐ trong đó đầu tư vào chứng khoán là 376,1 tỷ VNĐ còn lại là đầu tư vào các dự án, tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng vốn cho vay và đầu tư là 33,8%.
Danh mục đầu tư của PVFC liên tục được đa dạng hoá cả trong và ngoài ngành dầu khí như: công ty cổ phần TID (là đơn vị cung cấp, lắp đặt chuyên nghiệp hệ vách kính lớn, kính vượt khổ cho các toà nhà cao tầng),
Sài Gòn SSI, Tổng công ty cổ phần vận tải Dầu khí ( PV Trans)...Mục tiêu của PVFC năm 2008, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu: dầu khí, năng lượng, du lịch cao cấp, kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính ngân hàng...Số dư đầu tư dự kiến 20.000 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 29,4% trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng dự kiến là 110,5%.
Bảng số 4: Cơ cấu đầu tƣ kinh doanh dự kiến PVFC
Đơn vị: %
STT Lĩnh vực, ngành nghề Tỷ trọng đầu tƣ
1 Năng lượng, khoáng sản 35%
2 Ngành phục vụ trực tiếp năng lượng, khoáng sản
20%
3 Dịch vụ du lịch cao cấp 10%
4 Kinh doanh đô thị mới, VP cho thuê 15%
5 Tài chính ngân hàng, bảo hiểm 15%
6 Khác 5%
Nguồn: Kế hoạch kinh doanh 2008 PVFC