NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí VPFC hướng tới tập đoàn tài chính (Trang 53 - 60)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PVFC

3. NHÌN NHẬN KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG

3.2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động kinh doanh của PVFC còn tồn tại những hạn chế sau:

a. Nghiệp vụ huy động vốn: Các công ty tài chính như PVFC chưa phải đã là thiếu vốn nhưng sự ổn định của nguồn vốn là cái mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Vốn huy động chủ yếu của PVFC là nguồn vốn nhận uỷ thác và vay các tổ chức tín dụng, nguồn vốn huy động trực tiếp từ dân cư chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trong khi đó các NHTM thu hút được nguồn vốn rất lớn từ những khách hàng này. Mặt khác PVFC cũng chưa có các biện pháp huy động vốn từ các doanh nghiệp thành viên ở các tỉnh thành xa trụ sở công ty cũng như chưa có phương thức cạnh tranh hữu hiệu với các NHTM trong việc huy động tiền gửi có kỳ hạn của cán bộ công nhân viên trong nội bộ Petro VN.

b. Nghiệp vụ cho vay:

Do đặc thù của PFVC là tập trung cung cấp tín dụng trung và dài hạn vào các ngành nghề yêu cầu các khoản đầu tư có thời hạn nên khó khăn trong việc dự báo biến động của lãi suất, khi lãi suất trên thị trường biến động mạnh sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của PVFC. Cũng từ thực trạng huy động vốn chưa cao nên việc cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của PVFC chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Mức cung ứng vốn có xu hướng tăng chậm do bị giới hạn về hạn mức cho vay đối với một khách hàng, số vốn cho vay trung, dài hạn được đáp ứng chủ yếu là thông qua hình thức uỷ thác đầu tư. Một thực tế nữa là PetroViet Nam đã thành lập ngân hàng thương mại Cổ phần Dầu khí PVBank. Vì vậy, tuy được cho là “xương sống tài chính” của tập đoàn, PVFC đứng trước một khả năng buộc phải chia sẻ, trước hết là Petro VN và một lượng khách hàng là các thành viên trong tập đoàn.

c. Nghiệp vụ uỷ thác đầu tư

+ Quy trình nghiệp vụ chưa chặt chẽ

Phương thức tiếp nhận vốn uỷ thác tiềm ẩn nhiều rủi ro đã dẫn đến tình trạng vốn UTĐT không được tiếp nhận đúng tiến độ. Trong khi đó, PVFC vẫn phải ứng trước vốn sẵn có để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của dự án. Bởi vậy, nếu duy trì cách thức xác định số vốn nhận uỷ thác tối thiểu như hiện nay, PVFC sẽ tự hạn chế khả năng phát triển nghiệp vụ của mình.

+ Quyền lợi khách hàng chưa được đảm bảo tối ưu

Bất cứ khách hàng nào khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ UTĐT cũng mong muốn PVFC đầu tư vào những lĩnh vực mình quan tâm, đồng thời khả năng thu hồi vốn và sinh lời càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào PVFC cũng đáp ứng được nhu cầu này vì những dự án hấp dẫn đối với PVFC không hẳn đã hấp dẫn đối với khách hàng. Mặt khác đa số các dự án của PVFC là các dự án trung và dài hạn, khả năng thu hồi vốn và sinh lời nhanh là

Tính thanh khoản của vốn UTĐT cón thấp, mặc dù trong hợp đồng UTĐT, Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí đã thiết kế nhiều điều khoản làm tăng tính thanh khoản như: cho phép khách hàng cầm cố, chuyển nhượng hợp đồng, nhưng chưa tính đến việc tạo ra căn cứ hợp pháp cho các hoạt động cầm cố chuyển nhượng này. Khả năng tiếp cận thông tin về dịch vụ UTĐT của khách hàng cũng rất hạn chế. Do đó khách hàng của PVFC chủ yếu vẫn là các cán bộ công nhân viên trong ngành Dầu khí.

+ Khả năng quay vòng vốn còn thấp, đặc biệt là nguồn UTĐT chỉ định lĩnh vực. Khi không có dự án, vốn UTĐT chỉ định lĩnh vực có thể bị ứ đọng mà không thể tái uỷ thác, nguồn thu từ đầu tư giấy tờ có giá ngắn hạn không đủ bù đắp chi phí vốn.

d. Nghiệp vụ đầu tư

Nghiệp vụ đầu tư tài chính còn nhỏ bé chưa thể hiện được chức năng và vai trò của công ty tài chính. Các danh mục đầu tư còn hạn chế, chưa mạnh dạn nghiên cứu đưa thêm các danh mục mới, với sự tăng trưởng ngày một cao của nhu cầu thị trường về các dịch vụ tài chính khác nhau, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đầu tư.

e. Hạn chế về quy mô và chất lượng các dịch vụ

Mặc dù PVFC đã mở rộng thêm một số nghiệp vụ mới nhưng hoạt động vẫn chủ yếu là các nghiệp vụ mang tính truyền thống: huy động vốn, cho vay hay đầu tư, huy động vốn cũng chưa đạt hiệu quả cao nhất vì huy động được rất ít từ tầng lớp dân cư.

PVFC ra đời trong phạm vi nội bộ ngành, gắn liền với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hoạt động của PVFC vì vậy có nhiều hạn chế khi hướng tới chiến lược phát triển số lượng và chất lượng các dịch vụ tài chính. Tuy những dịch vụ mà PVFC đang thực hiện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhưng để đáp ứng nhu cầu bên ngoài

thị trường thì PVFC vẫn chưa thể cạnh tranh được so với các tổ chức tài chính khác.

3.2.2. Nguyên nhân

 Nguyên nhân khách quan

PVFC bị giới hạn về quy mô và ngành nghề đầu tư do những quy định về phân cấp đầu tư của Tập đoàn Dầu khí. Khả năng mở rộng đầu tư ra ngoài ngành vô cùng hạn chế do Tổng công ty chỉ được tham gia các dự án ngoài ngành có quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn có thể bị bỏ qua.

Hệ thống pháp luật, chính sách về kinh doanh còn nhiều mâu thuẫn và thiếu đồng bộ cũng là một cản trở lớn đối với hoạt động đầu tư của PVFC, và do đó gây khó khăn cho PVFC trong việc mở rộng các dịch vụ đầu tư như nhận Uỷ thác, tư vấn, mô giới. Mâu thuẫn không chỉ tồn tại trong bản thân các luật mà còn xuất hiện thêm khi các luật, chính sách mới ra đời tồn tại với các văn bản cũ. Ví dụ, đã có một Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng hoạt động kinh doanh chứng khoán còn phải chịu sự điều chỉnh của các luật khác như: luật doanh nghiệp, luật đất đai hay chính bản thân PVFC vừa chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp và luật các tổ chức tín dụng...Riêng nghệp vụ UTĐT đã đi vào thực hiện nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Độ trễ của chính sách, pháp luật so với sự vận động của thực tiễn buộc PVFC cũng phải rất thận trọng khi triển khai một nghiệp vụ mới.

 Nguyên nhân chủ quan

+ PVFC chưa thực sự cố gắng trong việc mở rộng, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong phạm vi cho phép. Chưa có phương án khả thi để tăng vốn điều lệ nhằm khuyếch đại quy mô hoạt động nghiệp vụ của công ty mà chủ yếu là trông chờ vào Petro Việt Nam trong việc cấp vốn điều lệ. Hiện tại Petro VN đang nắm giữ khoảng 70% VĐL của PVFC. Sau khi cổ

phần hoá PVFC đã tăng VĐL lên 5000 tỷ VNĐ tuy nhiên để trở thành TĐTC số vốn này vẫn chưa đủ mạnh.

+ Đối tượng khách hàng vẫn chủ yếu trong phạm vi các doanh nghiệp thành viên trong Petro VN. Điều này phản ánh phần nào sự thiếu chủ động, mạnh dạn của PVFC trong việc tìm kiếm và đa dạng hoá các đối tượng khách hàng khác trong phạm vi pháp luật cho phép. Khi mà các doanh nghiệp thành viên của Petro VN đang chuyển dần sang cổ phần hoá, nếu PVFC không xây dựng chính sách khách hàng hợp lý có thể lượng khách hàng sẽ giảm đi.

+ Tình trạng chung của các tổ chức về lĩnh vực tài chính- ngân hàng là thiếu một đội ngũ cán bộ chuyên gia, lành nghề vì đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù cán bộ công nhân viên của PVFC đều có trình độ đại học trở lên, được đào tạo và tuyển chọn khá bài bản nhưng thiếu kinh nghiệm làm việc vẫn là một hiện tượng chung.

3.3. Đánh giá điều kiện chủ quan xây dựng tập đoàn tài chính

+ Về tiềm lực tài chính: Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động và khả năng phát triển lâu dài của tập đoàn. Trong đó, nguồn vốn có tác dụng hỗ trợ cho tập đoàn đổi mới công nghệ, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh, phát triển dịch vụ mới, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần.

Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam có số vốn điều lệ là 5000 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chiếm cổ phần chi phối 70%vốn điều lệ( VĐL), phần ưu đãi cho cán bộ công nhân viên có mặt tại PVFC đến thời điểm Cổ phần hoá là 0,07%VĐL, phần dành bán cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là 18%VĐL, phần còn lại tổ chức đấu giá công khai ra ngoài thị trường thông qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, giá khởi điểm là 51.000 đồng/cổ phần được đánh giá là hấp dẫn.

Đúng như phương án cổ phần hóa, PVFC sẽ tiếp tục mở rộng địa bàn kinh doanh trên nhiều tỉnh thành và phát triển mạng lưới ra các nước khu vực và thế giới. Năm 2007, PVFC đã góp vốn thành lập 4 công ty bao gồm PVFC Invest, PVFC Land, PVFC Media, PVFC Capital.... PVFC cũng tiếp tục thành lập thêm các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành như đầu tư, dịch vụ tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính,... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của PVFC trên thị trường.Việc thành lập các công ty con chuyên ngành là sự khẳng định quy mô phát triển và tính chuyên nghiệp của PVFC trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngày càng phát triển đồng thời thể hiện mong muốn mang lại các dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất cho các khách hàng và đối tác của PVFC.

+ Về sản phẩm dịch vụ: TĐTC mạnh thường cung cấp dịch vụ đa dạng và đạt chất lượng cao với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. PVFC cung cấp rất nhiều dịch vụ tài chính ưu việt và ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn nữa, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ trọn gói, lấy đầu tư tài chính làm sản phẩm đầu tàu.

+ Chất lượng nhân sự

Tương tự, chất lượng nguồn nhân lực cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tập đoàn tài chính. Về vấn đề lao động, PVFC không có lao động dôi dư cần xử lý khi cổ phần hóa. Sau cổ phần hóa, với quan điểm con người là yếu tố thành công, PVFC sẽ tiếp tục tuyển dụng và đào tạo các chuyên gia cao cấp nhằm đáp ứng quy mô và yêu cầu hoạt động ngày càng cao của Tổng công ty cũng như xây dựng đội ngũ chuyên gia hàng đầu về tài chính tại Việt nam. PVFC đã có một trung tâm đào tạo của riêng Tổng công ty, tập trung đào tạo nâng cao và cung cấp chuyên gia. Cùng với phong trào học tập trong toàn công ty, PVFC sẽ xây dựng được đội ngũ chuyên gia hàng đầu Việt Nam và đội ngũ này sẽ xây

dựng PVFC trở thành một tổ chức tài chính hùng mạnh không chỉ của ngành dầu khí mà còn vươn ra khu vực và thế giới.

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PVFC HƢỚNG TỚI TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí VPFC hướng tới tập đoàn tài chính (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)