Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
1,67 MB
Nội dung
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ Mà SỐ: 047.09.RD BÁO CÁO TỔNG HỢP GIẢIPHÁPPHÁTTRIỂNHỆTHỐNGKINHDOANHBÁNLẺTRÊNMẠNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI: BỘ CÔNG THƯƠNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà CÁN BỘ THAM GIA: CN. Vương Đức Toản CN. Vũ Huy Hùng CN. Trần Thúy Hằng 8360 HÀ NỘI, 12-2009 1 MỞ ĐẦU Bán hàng qua mạng hay bán hàng trực tuyến là ngành kinhdoanh khá mới mẻ, chỉ bắt đầu xuất hiện từ những năm giữa của thập niên 1990 nhờ vào sự pháttriển của Internet. Trên thế giới việc bán hàng trực tuyến hiện diện khắp nơi và gần như đã phủ khắp mọi ngành. Trong năm 2008, mặc dù suy thoái kinh tế nhưng ngành bánlẻ trực tuyến tại các nền kinh tế l ớn vẫn tăng trưởng. Theo Verdict Research, tại Anh, doanh số bánlẻ trực tuyến (hiện nay khoảng 19,5 tỉ bảng Anh, chiếm 7% tổng doanh số bán lẻ) vẫn tăng 32%, trong khi doanh số kênh phân phối truyền thống chỉ tăng 1,2%. Tại Mỹ, trong năm vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp bánlẻ có kết quả kinhdoanh tạm ổn là nhờ doanh số kênh bánlẻ trực tuyến tăng trưởng và bù đắp cho kênh truyền thống, đạt kho ảng 200 tỉ đô la Mỹ trong năm 2008 và dự đoán sẽ đạt 335 tỉ đô la Mỹ vào năm 2012. Sở dĩ kênh bán hàng trực tuyến vẫn tăng trưởng bất chấp suy thoái là vì nó mang lại những lợi ích rất đặc biệt cho người tiêu dùng: tìm kiếm món hàng cần mua một cách nhanh chóng, dễ dàng so sánh giá, tiết kiệm được chi phí và thời gian di chuyển. Hơn nữa, người tiêu dùng có thể chọn mua hàng bất kỳ lúc nào, từ tờ mờ sáng đến đêm hôm khuya khoắt khi mà đa số các cửa hàng bánlẻ đều đóng cửa. Tại Việt Nam, bán hàng trực tuyến cũng đang trên đà pháttriển và đã mở rộng ra rất nhiều ngành hàng: kim khí điện máy, điện thoại di động, sách, văn phòng phẩm, trang sức, mỹ phẩm Với khoảng một phần tư dân số (khoảng hơn 20 triệu người) sử dụng Internet (theo thống kê của Trung tâm Internet Vi ệt Nam năm 2008), và con số này sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới, kênh bán hàng trực tuyến sẽ pháttriển rất mạnh trong tương lai gần. Tuy hình thức bánlẻ qua mạng tại Việt Nam đã khẳng định được nhiều ưu thế của mình nhưng còn nhiều những bất cập như : quy mô nhỏ, pháttriển tự phát, các trang web kinhdoanhbánlẻ vẫn chủ yếu là giới thiệu công ty, giới thiệu sản phẩ m, dịch vụ của mình, tính năng giao dịch TMĐT chưa cao (kỹ năng CNTT, đặt hàng, thanh toán trực tuyến…), còn nhiều vướng mắc nên chưa thực sự được các nhà kinhdoanhbánlẻ quan tâm. Bánlẻ qua mạng là lĩnh vực kinhdoanh khá mới mẻ ở nước ta và hệthốngbánlẻ qua mạng không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết và yếu kém: Trước 2 hết, nhận dạng và hiểu biết về bánlẻ qua mạng còn rất hạn chế trong toàn xã hội, kể cả các nhà quản lý, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; Thứ hai, việc hình thành và pháttriển của hệthốngbánlẻ qua mạng ở Việt nam thời gian qua còn mang nặng tính chất tự phát, thiếu sự chỉ đạo, quản lý điều hành của Nhà nước bằng các thể chế và chính sách phù hợp nên không tránh khỏi tình trạng phát tri ển tràn lan, kinhdoanh chỉ tính đến lợi ích trước mắt, thiếu tính bền vững, thiếu hiệu quả và chưa thực sự đảm bảo được văn minh thương mại làm giảm ý nghĩa, tác dụng của bánlẻ qua mạngtrên thực tế; Thứ ba, công tác quản lý kinhdoanh các Website bánlẻ cũng bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế từ khâu tổ chức quản lý hoạt động của thương mạ i điện tử, chiến lược pháttriển hoạt động của bánlẻ trực tuyến, chiến lược cạnh tranh và các yếu tố khác của quản lý chưa được hoạch định một cách khoa học và phù hợp để đảm bảo cho sự tồn tại và pháttriển lâu dài của bánlẻ qua mạng trong tình hình mới của đất nước; Thứ tư, hàng hoá bánlẻtrênmạng ở Việt Nam hiện nay vẫn chư a thực sự phong phú về chủng loại, chưa đáp ứng được yêu cầu mua hàng thường nhật của người tiêu dùng “dưới một mái nhà”, chất lượng hàng hoá của nhiều siêu thị ảo vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn nhất định; còn tồn tại hàng chưa rõ nguồn gốc xuất xứ; Thứ năm, Website bán hàng của nhiều doanh nghiệp còn sơ sài, bài trí và trưng bày hàng hoá chưa thật sự khoa họ c và hấp dẫn; Thứ sáu, nguồn nhân lực của nhiều doanh nghiệp bánlẻ qua mạng chưa được đào tạo một cách bài bản, chưa nắm được những kiến thức căn bản về bán hàng qua mạng, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinhdoanh qua mạng ; Thứ bảy, dịch vụ khách hàng còn nghèo nàn và kém pháttriển ; Thứ tám, sự hỗ trợ và khuyến khích của Nhà nước đối v ới hoạt động kinhdoanh qua mạng thời gian qua còn chưa thoả đáng, Trong bối cảnh, thương mại điện tử thế giới đang pháttriển mạnh mẽ, nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, do đó nhiều công ty bán hàng trực tuyến nước ngoài đã và đang thâm nhập vào thị trường nước ta, nếu hệthốngbánlẻ trực tuyến nói riêng và th ương mại điện tử nói chung của nước ta không pháttriển thì ngành thương mại nước ta sẽ bị tụt hậu, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường bánlẻ của nước ta. Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi thấy rằng nghiên cứu “Giải pháp xây dựng hệthốngbánlẻtrên mạng” là thực sự rất cần thiết và cấp bách. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : 3 Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận về kinhdoanhbánlẻtrên mạng, khảo sát thực trạng, đề tài sẽ đề xuất một số giảipháppháttriểnkinhdoanhbánlẻtrênmạng nhằm thích ứng với sự pháttriển của loại hình kinhdoanh này cũng như nâng cao tính hiệu quả của việc kinhdoanhtrên mạng. §èi t−îng, ph¹m vi nghiªn cøu: Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giảiphápphát tri ển kinhdoanhbánlẻtrên mạng. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Thực trạng từ 2002 đến nay và giảipháp cho tới năm 2020 - Về không gian: Tập trung vào một số địa bàn trọng điểm là các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp chuyên gia và dự báo Về nội dung ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương cụ thể như sau : CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẾ ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINHDOANHBÁNLẺTRÊN MẠNG. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINHDOANHBÁNLẺTRÊNMẠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢIPHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁTTRIỂN HOẠT ĐỘNG KINHDOANHBÁNLẺTRÊN MẠNG. 4 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINHDOANHBÁNLẺTRÊNMẠNG 1.1. Khái quát chung về kinhdoanhbánlẻtrênmạng 1.1.1. Khái niệm Ngày nay, sự pháttriển như vũ bão cùng với những ứng dụng của CNTT đã làm biến đổi sâu rộng phương thức hoạt động trong các doanh nghiệp. Đặc biệt, từ khi Internet xuất hiện và sau vài năm pháttriển đã làm mọi người kinh ngạc vì khả năng mà nó mang lại. Nhiều ngườ i nhận thức được rằng sử dụng Internet vào trong kinhdoanh đem lại hiệu quả cao hơn. Các phương tiện điện tử ngày càng được sử dụng trong các công ty và tổ chức thương mại để quảng cáo, tiếp thị hàng hóa và dịch vụ của mình trên phạm vi toàn thế giới. Bánlẻ là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, quá trình bánlẻ là khâu cuối cùng trong phân phối hàng hóa. Từ trước khi có phương th ức bán hàng trực tuyến, hoạt động bánlẻ luôn gắn liền với các cửa hàng cửa hiệu, địa điểm kinhdoanh đóng vai trò quyết định tới hiệu quả kinh doanh, đó là trở ngại lớn nhất đối với những ai muốn pháttriển hoặc khởi nghiệp với loại hình kinhdoanh này, khi mà giá thuê mặt bằng đã trở nên quá cao. Với việc sử dụng mạng Interrnet, các nhà bán lẻ, tại các nước khác nhau đều có thể chào sản phẩm và dịch vụ của mình với đầy đủ thông tin về tính năng và hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ, về thành phần hay cấu tạo, về giá cả, kế hoạch sản xuất, điều kiện giao hàng, thanh toán và hậu mãi. Những thông tin này cho phép người sử dụng hàng hóa và dịch vụ có thể đặt mua hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn từ những nhà cung cấp tố t nhất, với tính cạnh tranh cao nhất, thông qua Internet, đó là mua bán qua mạng. Bánlẻtrênmạng là một trong những hình thức bánlẻ không qua cửa hàng, mà qua Internet. Với Internet khách hàng cũng sẽ được hưởng cảm giác gần giống như bánlẻ truyền thống, như việc lướt dạo qua các webstore: “cửa hàng ảo”, “siêu thị ảo”, “chợ ảo”, “gian hàng ảo”… tìm hàng, xem hàng, so sánh tính năng, giá cả và mua hàng một cách nhanh chóng, vượt qua cả không gian và thời gian. Bánlẻ qua mạng có thể được hiể u theo nhiều cách, có quan niệm cho rằng phải có thanh toán qua mạng, phải có đầy đủ các hoạt động kinhdoanh được 5 thực hiện qua mạng (quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý và xử lý đơn hàng, thanh toán qua mạng, chữ ký điện tử ). Nhưng như thế thì khái niệm này còn khá xa vời với tình hình chung ở Việt Nam hiện nay, vì thế, có thể hiểu nôm na rằng bánlẻ qua mạng là việc áp dụng một hay nhiều khâu trong các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, cụ thể là Internet. Như vậy, có thể đ i đến khái niệm “Bán lẻtrên mạng” hay “Bán lẻ trực truyến” là việc doanh nghiệp sử dụng Internet trong quá trình bán hàng hóa – dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng. Từ việc tiếp thị, quảng cáo hàng hóa – dịch vụ, cho đến việc giao hàng và thanh toán. Hệthốngbánlẻtrênmạng có thể hiểu là tập hợp các nhà bánlẻtrênmạng đã được tổ chức nhằm thực hiện mục đích chính là pháttriển hoạt động kinhdoanhbánlẻ , có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Khác với bánlẻ truyền thống, việc tổ chức hệthốngbánlẻ sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và một đội ngũ nhân lực đủ mạnh thì việc tổ chức hệthốngbánlẻtrênmạng có thể được hình thành một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí rất nhiều. Với internet, khái niệm tổ chức hệthốngbánlẻ theo cách tổ ch ức của bánlẻ truyền thống của một nhà bánlẻ dường như không còn ý nghĩa khi mà “cửa hàng ảo” của họ khi hiện diện trênmạng tự nó đã đi đến khắp mọi nơi. Cùng với việc hình thành tự phát của đa số các nhà bánlẻtrênmạng hiện nay thì hệthốngbánlẻtrênmạng chủ yếu cũng đang được hình thành một cách tự phát. Khi hoạt động bánlẻtrên m ạng pháttriển đến một giai đoạn nhất định, hệthốngbánlẻtrênmạng cũng sẽ được hình thành và phát triển. Vì vậy mà đề tài đã đặt ra mục tiêu và trọng tâm nghiên cứu là tìm các giảipháppháttriểnkinhdoanhbánlẻtrên mạng. 1.1.2. Phân loại bánlẻtrênmạng Có thể phân loại bánlẻtrênmạng theo những tiêu chí khác nhau: 1.1.2.1. Theo mô hình bánlẻtrên mạng: B2C giao dịch bánlẻ giữa doanh nghiệp với các cá nhân. B2G giao dịch bánlẻ giữa doanh nghiệp vớ i chính phủ. C2C giao dịch giữa cá nhân, hộ bánlẻ với người tiêu dùng cá nhân. 1.1.2.2. Theo bản chất của hàng hóa – dịch vụ: Bánlẻ hàng hóa hữu hình trên mạng: đồ điện tử, may mặc, hàng hóa tiêu dùng… Bánlẻ hàng hóa số: sách điện tử, nhạc, phim, phần mềm… 6 Bánlẻ dịch vụ trên mạng: dịch thuật, mua vé máy bay, đặt chỗ khách sạn, tư vấn, đào tạo, quảng cáo… 1.1.2.3. Theo đặc tính của hàng hóa – dịch vụ Hàng hóa mua theo sở thích: sách, âm nhạc, quần áo, hoa Hàng hóa tiêu dùng thường xuyên: tạp phẩm, đồ dùng cá nhân, thực phẩm. Hàng hóa tiêu dùng theo mục đích: các bản nghiên cứu thị trường, dịch thuật, dịch vụ tài chính, tuyển dụng, tin tức, tư vấn. 1.1.2.4. Theo phương thức kinh doanh. Bán hàng hóa – dịch vụ trên chính website, gian hàng c ủa cá nhân hay doanh nghiệp. Tham gia vào các market space, các sàn giao dịch trực tuyến. 1.1.3. Đặc điểm của hệthốngkinhdoanhbánlẻtrênmạng Không cửa hàng - Không nhân viên: Khi tham gia bán hàng trênmạng , doanh nghiệp có thể chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần thuê thêm nhân công; thuê thêm cửa hàng, không phải tiêu thêm một khoản tiền nào vào việc bồi thường cũng như bảo hiểm cho nhân viên mới mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng và dịch vụ. Chỉ cần có một website hoặc tham gia vào mộ t sàn giao dịch trực tuyến. Doanh nghiệp đã có thể đặt bao nhiêu nội dung, tranh ảnh, video và còn hơn thế nữa nếu muốn. Bán hàng 24/7: Với một website và máy tính nối mạng, doanh nghiệp, cá nhân tham gia giao dịch trênmạng không bị giới hạn về thời gian. Có thể tìm kiếm thông tin, đặt hàng, giao hàng bất cứ lúc nào. Không thời gian nghỉ, 24 giờ mỗi ngày. Không giới hạn về không gian và địa lý: bản chất của Internet là liên mạng và toàn cầu. Chỉ cầ n máy tính nối mạng Internet là người dùng có thể truy cập bất cứ thông tin gì, dù thông tin đó nằm ở đâu, cách xa bao nhiêu km. Với doanh nghiệp, chỉ cần có website với các ngôn ngũ khác nhau là đã có thể quảng cáo, bán hàng cho khách hàng trên khắp thế giới, miễn là khách hàng có thể hiểu được ngôn ngữ diễn tả trên website. Ngồi nhà và có thể mua hàng cách nửa vòng trái đất, đó là đặc điểm khác biệt lớn nhất của bán hàng trên mạng. Không trung gian: tham gia bán hàng trênmạng làm biến mất hoặ c làm giảm bớt các lực lượng trung gian trong quá trình sản xuất - kinhdoanh như đội ngũ bán hàng, đại lý… Trong bán hàng trên mạng, hàng hoá được chuyển giao trực tiếp cho người mua khi quá trình mua hàng kết thúc. Đối với sản phẩm như 7 phần mềm, âm nhạc và thông tin số sẽ được chuyển giao ngay lập tức. Do đó quá trình phần phối theo kiểu truyền thông sẽ bị giảm sút hoặc biến mất. Cung cấp thông tin ngay lập tức, rõ ràng, minh bạch: Có thể so sánh: Trên Internet thông tin được công bố công khai, rõ ràng và được lưu lại, không dễ bị xóa bỏ ngay. Do vậy, người dùng có thể cùng lúc tìm hiểu thông tin sản phẩm, dịch vụ của đồng thời nhiều nhà cung cấp. Họ có th ể so sánh và đưa ra quyết định mua hàng sau khi đã cân nhắc và so sánh các lợi thế mà các nhà cung cấp đưa ra. Thậm chí những so sánh này còn được cung cấp ngay bằng phần mềm trên mạng, giúp quyết định mua hàng nhanh chóng và chính xác Giao hàng và thanh toán ngay (với các hàng hóa số): Các bản nhạc, video, các ebook được đăng tải trênmạng và người dùng có thể xem và nghe những nội dung này ngay lập tức. Nếu muốn họ có thể đặt hàng, thanh toán qua các phương thức thanh toán trực tuyến và download những nội dung này về ngay máy tính củ a mình trong thời gian ngắn. 1.2. Vai trò và lợi ích của kinhdoanhbánlẻtrênmạng Duy trì và phát huy vai trò của thương mại điện tử: Bánlẻtrênmạng là một phần của TMĐT, tỷ trọng của bánlẻtrênmạng ngày càng cao trong các ứng dụng của thương mại điện tử. Bán hàng trênmạng là ứng dụng đầu tiên mà các cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia vào TMĐT. Bán hàng trênmạng thúc đẩy pháttriển các phần mềm ứng dụng, thanh toán, các điều lu ật chi phối và bảo vệ người tham gia. Bán hàng trênmạng giúp cho mọi người thấy được những lợi ích rõ ràng khi tham gia thương mại điện tử. Qua đó, khẳng định vai trò ngày càng cao của thương mại điện tử trong đời sống xã hội. Thậm chí có nhiều người còn cho rằng thương mại điện tử là bán hàng trên mạng. Phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng: Xã hội càng pháttriển thì hình th ức mua bán sẽ càng hiện đại hơn, thuận tiện hơn rất nhiều. Ngày nay các hoạt động mua bán không chỉ đơn thuần diễn ra tại các chợ, các siêu thị mà nó còn pháttriển với hình thái khác rất mới mẻ và cũng rất tiện lợi đó là mua bántrên mạng. Mua bán qua mạng, không những giúp cho những tập đoàn lớn, những công ty lớn mua bán sản phẩm với số lượng lớn mà còn giúp cho những đơn vị, cá nhân muốn làm giàu, hoặ c đơn giản chỉ là mua bán những vật phẩm tiêu dùng cần thiết. Khách hàng có thể mua bán cổ phiếu chứng khoán, có thể tìm mua hoặc bán các loại ô tô, xe máy, xe đạp mới hoặc đã qua sử dụng, hay chỉ đơn thuần tìm kiếm một địa chỉ để mua những đĩa CD yêu thích, hoặc chọn một sim số đẹp để thay đổi giá trị cuộc sống, hoặc tìm hiểu thông tin thị trường, tìm hiểu giá cả hàng hóa Internet là phươ ng tiện hữu hiệu nhất. Chỉ cần thiết kế 8 một website chuyên nghiệp, thêm nội dung giúp đỡ khách hàng và ngay lập tức doanh nghiệp bắt đầu bán hàng trên mạng. Khách hàng có thể tìm thấy thông tin, đặt hàng và mua hàng 24/24 giờ với 365 ngày. Những thông tin liên quan đến hàng hóa – dịch vụ sẽ được cung cấp tới khách hàng ngay lập tức không phụ thuộc vào nhân viên bán hàng; không phụ thuộc vào địa lý. Khách hàng cách nửa vòng trái đất cũng có thể ngay lập tức tìm được thứ họ muốn chỉ bằng một click chuột. Tối ưu hóa các cơ h ội, tăng hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường: Khi tham gia bán hàng trên mạng. Doanh nghiệp không phải đóng cửa vào ngày lễ tết Dù doanh nghiệp có ở đâu, thì tất cả mọi người cũng đều có thể xem hàng hóa - dịch vụ. Khi một ai đó muốn biết về thời gian, địa điểm, phương hướng, hay bất cứ thông tin nào về doanh nghiệp, họ có thể nhận được những thông tin này ngay lậ p tức mà hoàn toàn không làm phiền tới hoạt động chung của doanh nghiệp. Các DN sản xuất có thể tận dụng Internet để trao đổi thông tin, nhu cầu với nhau như việc đặt hàng giữa các đối tác kinh doanh, tiết kiếm được chi phí hoạt động và quản lý thông tin tốt hơn, hiệu quả hơn Các DN sản xuất hàng tiêu dùng: có thêm một kênh quảng cáo trênmạng với nhiều tiện ích đặc trưng (chi phí thấp, không giới hạn thông tin, 24 giờ mỗi ngày ) Có thể tương tác, trưng cầu ý kiến người tiêu dùng thông qua website của mình. Các đơn vị kinhdoanh trong ngành giải trí, du lịch, ăn uống có khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn với những thông tin mới nhất, ấn tượng nhất luôn sẵn có trên website của mình. Các website cung cấp thông tin, kiến thức, cho phép người xem chia sẻ kiến thức với nhau, chia sẻ nhu cầu mua bán, tìm kiếm thông tin, kết bạn nhằm mục đích học hỏi, h ỗ trợ nhau Ví dụ như: thư viện online nơi mọi người có thể đóng góp và chia sẻ tài liệu, diễn đàn kiến thức để mọi người có thể chia sẻ kiến thức, người biết chỉ giúp người chưa biết v.v Tham gia vào các giao dịch toàn cầu với chi phí thấp: tham gia vào bán hàng trênmạng đem lại sự hiện diện trên toàn cầu cho doanh nghiệp và sự lựa chọn toàn cầu cho khách hàng. Nhờ Internet mà các doanh nghiệ p đã tiếp cận gần hơn với khách hàng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng. Vì bán hàng trênmạng được tiến hành trênmạng Internet nên không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, do đó dù doanh nghiệp 9 nhỏ hay lớn. Khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn nhờ mạng máy tính cung cấp cho họ và có được cảm giác thoải mái và tiện lợi hơn khi mua sắm. Khi tham gia bán hàng trên mạng, cả doanh nghiệp và cá nhân đều có thể chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần thuê thêm nhân công, thuê cửa hàng; không phải tiêu thêm một khoản tiền nào vào việc bồi thường cũng như bảo hiểm mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng và dịch vụ Trên Internet không có gi ới hạn, có thể đặt bao nhiêu nội dung, hình ảnh, về hàng hóa dịch vụ đều được. Những chi phí văn phòng vô hình chung đã được giảm thiểu một cách tối đa. Không còn những chi phí khổng lồ cho việc in ấn, gửi thư… 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệthốngbánlẻtrênmạng 1.3.1. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinhdoanh qua mạng. Sự cần thiết của QLNN đố i với hoạt động kinhdoanh qua mạng Quản lý nhà nước đối với kinhdoanh qua mạng là đương nhiên đối với bất kỳ nền kinh tế nào vì bánlẻ qua mạng cũng thuộc hệthống phân phối hàng hoá bán lẻ, tham gia trực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã hội và là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất với người tiêu thụ cuối cùng. Do những đặc điểm kinh tế xã hội ở Việt Nam hiệ n nay, sự pháttriểnbánlẻ qua mạng còn diễn ra một cách tự phát, công tác quản lý của nhà nước đối với các Website bán hàng càng trở nên quan trọng trong việc định hướng cho hệthốngbánlẻ qua mạng của Việt nam, nhằm mở rộng lưu thông phân phối, lưu chuyển hàng hoá và dich vụ trên thị trường nội địa và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phục vụ đắc lực cho sự nghiệ p công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tiêu dùng xã hội. QLNN về bánlẻ qua mạng là một bộ phận của quản lý nhà nước về thương mại nhằm tạo môi trường kinhdoanhthông thoáng, khuyến khích và hỗ trợ sự pháttriển của mạng lưới bánlẻ qua mạng, đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu pháttriểnkinh tế xã hội đất nướ c. QLNN nhằm pháttriểnhệthốngbánlẻ qua mạng Việt nam trong điều kiện nước ta đang tham gia hội nhập một cách sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực càng cần thiết trước áp lực của cạnh tranh khốc liệt. Thị trường Việt Nam với quy mô dân số lớn (hơn 83 triệu người) lại tăng trưởng kinh tế khá nhanh và ổn định đang thu hút sự quan tâm đầ u tư của nhiều nhà phân phối nước ngoài. Những cam kết mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ khuyến khích nhiều nhà phân phối đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam. Trong khi đó, [...]... dựng một pháp lệnh về bánlẻ qua mạng Thứ hai, cần có định hướng chiến lược rõ ràng phát triểnkinhdoanh bán lẻ qua mạng, trên cơ sở đó mà Nhà nước có các biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng CNTT, pháttriểnmạng lưới hệthống dịch vụ hậu cần từ hệthống kho tàng, vận chuyển, thanh toán trực tuyến 16 Thứ ba, việc phát triểnhệthống kinh doanhbánlẻ qua mạng là cần... thành và pháttriển các thương nhân kinhdoanhbánlẻ qua mạng, các nhà phân phối hàng hoá lớn của Việt Nam; 11 - Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực bánlẻ qua mạng của Việt Nam: Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinhdoanhbánlẻ qua mạng cho các thương nhân Việt Nam… 1.3.2 Cơ sở pháp lý để công nhận sự tồn tại và hoạt động của hệthốngkinhdoanhbánlẻtrênmạng Mỗi... hàng hoá, mạng lưới bánlẻ qua mạngtrên quy mô quốc gia phù hợp với quy hoạch, kế hoạch pháttriển thương mại, pháttriểnkinh tế - xã hội của đất nước: Bánlẻ qua mạng nằm trong mạng lưới phân phối hàng hoá của xã hội chịu tác động qua lại và có quan hệ mật thiết với các mạng lưới thương nghiệp truyền thống Do đó, Nhà nước cần có một quy hoạch tổng thể về phát triểnhệthống bán lẻ qua mạng nói chung... kinhdoanh Việc các sản phẩm của mình thâm nhập và bầy bán rộng rãi tại các Website sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng giao lưu hàng hoá trong nước và tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu Nội dung của QLNN đối với hoạt động kinhdoanhbánlẻ qua mạng - Xây dựng thực thi hệthống luật pháp, quy định hoàn chỉnh, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự pháttriểnbánlẻ qua mạngHệ thống. .. thoại di động 26 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINHDOANHBÁNLẺTRÊNMẠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng hoạt động kinhdoanhbánlẻtrênmạng của Việt Nam hiện nay 2.1.1 Tổng quan hoạt động kinhdoanhbánlẻtrênmạng Từ lâu việc mua sắm trênmạng đã trở thành thói quen của người phương Tây, còn ở Việt Nam những năm trước đây, phải là người biết sử dụng mạng, thông thạo và thích ứng nhanh với lối... sách và pháp luật của Nhà nước đối với bánlẻ qua mạng, xử lý các vi phạm pháp luật trong kinhdoanh Đồng thời, Nhà nước cần quan tâm thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, … Đối với Việt Nam, do những đặc thù phát triểnhệthống bán lẻ qua mạng của đất nước, Nhà nước còn cần: - Hỗ trợ pháttriển hạ tầng cơ sở của bánlẻ qua mạng đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông... nước cần có biện pháp xây dựng đội ngũ nhân lực am hiểu về bánlẻ qua mạng cả trong các cơ quan quản lý nhà nước và và tại chính các doanh nghiệp kinhdoanhtrênmạng Đặc biệt, đội ngũ lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp có kinhdoanhbánlẻ qua mạng, đội ngũ này phải am hiểu về hoạt động kinh doanhtrên mạng, các kiến thức về kinhdoanh trực tuyến, thương mại điện tử Nhà nước cần hỗ trợ... khuyến khích phát triểnhệthống bán lẻ qua mạng ở Việt Nam, đảm bảo thống nhất và phù hợp với hệthống chính sách và cơ chế pháttriển thương mại, pháttriểnkinh tế xã hội đất nước trong điều kiện Việt Nam chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước và thực hiện mở cửa, hội nhập đầy đủ với kinh tế thế giới và khu vực; - Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch pháttriểnmạng lưới... các DN tham gia bánlẻtrênmạng là các DN kết hợp mô hình bánlẻ truyền thống và bánlẻtrênmạng thì với giao dịch C2C, việc khới nghiệp và thực hiện hoạt động kinhdoanhbánlẻ hoàn toàn qua mạng ngày càng phát triển, tạo nên một “thị trường ảo” sôi động và cuốn hút sự tham gia nhất là của các giới trẻ Các cá nhân bánlẻ tham gia vào các sàn rao vặt hoặc mở website riêng và bán đủ loại mặt hàng... của nước ngoài giảng dạy, tổ chức các cuộc hội thảo về hoạt động bánlẻ qua mạng để chia sẻ và học hỏi kiến thức về kinhdoanhtrênmạng 1.5 Bánlẻtrênmạng tại một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam 1.5.1 Bánlẻtrênmạng tại Trung Quốc Trong tổng số người dùng Internet của Trung Quốc thì có hơn 55 triệu người đã tham gia mua bántrênmạng Có số này tập trung tại 4 khu vực chính là Beijing, Shanghai, . VỀ KINH DOANH BÁN LẺ TRÊN MẠNG. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÁN LẺ TRÊN MẠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. DOANH BÁN LẺ TRÊN MẠNG. 4 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH BÁN LẺ TRÊN MẠNG 1.1. Khái quát chung về kinh doanh bán lẻ trên mạng 1.1.1. Khái niệm Ngày nay, sự phát triển. toán. Hệ thống bán lẻ trên mạng có thể hiểu là tập hợp các nhà bán lẻ trên mạng đã được tổ chức nhằm thực hiện mục đích chính là phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ , có quan hệ và liên hệ