Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen

47 493 1
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản lý chất lượng sản phẩm Lời nói đầu Hiện nay tình hình thị trường nông sản trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang có nhiều biến động. Quan hệ cung cầu chè trên thế giới mất cân bằng nghiêm trọng, thặng dư cung lớn hơn gây ra tình trạng giá chè sụt giảm liên tục trong những năm gần đây. Đặc biệt cuộc chiến tranh Irắc xảy ra vào năm 2003 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cục diện ngành chè Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu giảm, giá chè thấp, chất lượng chè thấp gây rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới là các vấn đề khó khăn mà ngành chè Việt Nam đang phải đối mặt. Vấn đề tìm ra lối thoát cho ngành chè đang rất được quan tâm, đặc biệt là nhu cầu cấp thiết phải xây dựng thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Trước tình hình đó, Vinatea không thể không đóng vai trò tiên phong trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển ngành chè trong tương lai. Do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen của tổng công ty chè Việt Nam để từ đó có một cái nhìn chung về toàn cảnh sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Mọi đóng góp của các bạn đều là những ý kiến quý báu đối với nhóm chúng tôi. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 1 Quản lý chất lượng sản phẩm Phần I: Tổng quan I. Khái quát về cây chèsản phẩm chè đen: 1) Lịch sử phát triển Cây chè phát nguyên từ một vùng sinh thái hình quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95 o đến 120 o Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 29 o đến 11 o Bắc. Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze (1961 - 1976) về phức catechin củachè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè: cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là epicatechin(-) và epicatechin galat(-), ở chúng phát triển chậm khả năng tổng hợp epigalo catechin(-) và các galat của nó để tạo thành galocatechin(+). Từ luận điểm này ông đi đến kết luận về quá trình tiến hoá của cây chè: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 2 Chi Camellia Chè Việt Nam Chè Vân Nam lá to Chè Assam Ấn Độ Chè Trung Quốc Quản lý chất lượng sản phẩm Như vậy có thể kết luận Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè. Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình là chè vườn của hộ gia đình (uống lá chè tươi, như ở vùng chè đồng bằng sông Hồng ở Hà Đông, chè đồi ở Nghệ An) và chè vùng rừng núi (uống chè mạn lên men một nửa, như ở vùng Hà Giang, Bắc Hà ) Khi Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp, ở Việt Nam dần dần xuất hiện những đồn điền chè lớn của tư bản Pháp như đồn điền Bàu Cạn, Biển Hồ. Cùng với đó là hai loại chè công nghiệp mới xuất hiện: chè đenchè xanh, trong đó chè xanh chuyên để xuất khẩu sang Bắc Phi và chè đen chủ yếu xuất khẩu sang Tây Âu. Vào năm 1941 ở Việt Nam có 13.505 ha chè, sản xuất được 60.00 tấn chè khô. Sau 1954, Nhà nước xây dựng các Nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè, chè đen OTD xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, và chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc. Thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của ngành chè là vào những năm 60, 70 và 80 của thế kỷ trước. Được Nhà nước khuyến khích, đầu tư hàng vạn lao động gồm bộ đội giải ngũ, thanh niên xung phong đi xây dựng vùng kinh tế mới lập nên các công trường, lâm trường và nông trường (chủ yếu trồng chè). Theo số liệu đầu năm 2004, diện tích chè ở Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới chiếm 116.000ha phân bố ở 34 tỉnh thành phố thuộc trung du miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Xuất khẩu trung bình hàng năm là 60.000 tấn đứng thứ 8 trên thế giới. Ở Việt Nam chè đen chiếm khoảng 65% nhưng người dân không uống chè đen, mà chủ yếu uống chè xanh như chè Chính thái là chủ yếu, hoặc đấu trộn thêm chè Đồng Lương sản xuất ở Phú Thọ cũ. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 3 Quản lý chất lượng sản phẩm 2) Phân loại chè đen Chè đen có thể phân thành 4 nhóm chính như sau dựa trên kích thước chè khô, sắp xếp dựa trên độ giảm dần về chất lượng: a) Chè nhánh TGFOP - Chè cánh đặc biệt hoa ánh vàng màu da cam TGBOP - Chè cánh đặc biệt tuyết vàng màu da cam GFOP - Chè cánh đặc biệt màu da cam hoa ánh vàng FOP - Chè cánh đặc biệt hoa vàng da cam OP - Chè cánh đặc biệt vàng da cam FP - Chè cánh đặc biệt hoa P - Chè cánh đặc biệt b) Chè mảnh TGFBOP - Chè mảnh đặc biệt hoa ánh tuyết vàng da cam TGBOP - Chè mảnh đặc biệt ánh tuyết vàng da cam GFBOP - Chè mảnh đặc biệt hoa ánh vàng da cam TBOP - Chè mảnh đặc biệt tuyết vàng da cam GBOP - Chè mảnh đặc biệt ánh vàng da cam FBOP - Chè mảnh đặc biệt hoa vàng da cam BOP - Chè mảnh đặc biệt vàng da cam BP - Chè mảnh đặc biệt BPS - Chè mảnh thô PS - Chè cánh thô S - Chè thô BM - Chè mảnh hỗn hợp BT - Chè gẫy Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 4 Quản lý chất lượng sản phẩm c) Fanin (chè vụn) TGOF - Chè vụn ánh tuyết vàng da cam GOF - Chè vụn vàng da cam FBOPF- Chè vụn đặc biệt hoa vàng BOPP - Chè vụn đặc biệt vàng FOF - Chè vụn hoa vàng da cam OF - Chè vụn vàng da cam OPP - Chè vụn đặc biệt vàng da cam PF - Chè vụn đặc biệt. FF - Chè vụn hoa F - Chè vụn BMF - Chè vụn gẫy hỗn hợp d) Dust BOPD - Dust đặc biệt vàng da cam gẫy vụn PD - Dust đặc biệt D - Dust FD - Dust mịn (đẹp) CD - Churamon Dust RD - Dust tơ 3) Lợi ích của chè đen a) Lợi ích về mặt y tế - Giúp duy trì mật độ chất khoáng xương trong cơ thể: Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ và nam giới có thói quen uống chè trong thời gian dài có xương chắc hơn tại 3 vị trí khác nhau trong bộ xương mà không phụ thuộc vào loại chè hay số lượng chè uống mỗi ngày. Uống chè thường xuyên trong ít nhất 10 năm làm tỉ trọng chất khoáng xương tăng tới 5%. Những hợp chất có trong chè như florua, phytoestrogen và flavonoid phối hợp với nhau để bảo vệ xương. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 5 Quản lý chất lượng sản phẩm - Chống các bệnh về tim mạch: Thành phần chính của chè đen là cetachin (90%) có tác dụng giúp cơ thể chống bệnh tim mạch. Catechin thuộc nhóm các chất có tên là flavonoid, có nguồn gốc thực vật, liên quan tới việc giảm nguy cơ bệnh phổi và một số bệnh ung thư. Flavonoid là chất chống ôxy hoá, có khả năng trung hoà các gốc tự do có hại cho cơ thể. Cơ chế hoạt động của catechin còn chưa được biết rõ nhưng các chuyên gia Hà Lan cho rằng nó phục hồi chất chống ôxy hoá như vitamin E, qua đó ngăn không cho cholesterol xấu (LDL) gây tổ thương ở tế bào, hoặc làm giảm nguy cơ viêm nhiễm liên quan tới bệnh tim. Những người mỗi ngày uống một vài chén chè đen có thể giảm được 46% nguy cơ cơn đau tim. Tham khảo thêm: http://yalenewhavenhealth.org/HealthNews/Reuters/20031001elin003.htm http://yourhealth.stlukesonline.org/HealthNews/reuters/NewsStory0101200316.htm - Chữa bệnh ung thư: Một công trình do các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Rutgerbcuar Mỹ thực hiện đã khám phá rằng một hợp chất tìm thấy trong chè đen có thể tìm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm hại mô khoẻ mạnh xung quanh. Việc nghiên cứu những đặc tính của chè đen này là một phần của một chương trình lớn hơn – chương trình nghiên cứu các thực phẩm chức năng Pionner nhằm tìm cách xác định những lợi ích của các sản phẩm thực phẩm được lựa chọn để phòng bệnh. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng khi cho hợp chất Polyphenol của chè đen vào một canh trường của các tế bào ruột kết bình thường và bị ung thư đốc chứng thì tất cả tế bào ung thư đều bị tiêu diệt trong khi các tế bào bình thường lại không bị ảnh hưởng gì. Người ta cho rằng Polyphenol nhắm vào gien có tương quan một cách đặc trưng với tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết. Theo ông Kuang Yu Chen giáo sư hoá học và là trưởng nhóm nghiên cứu thì “ hợp chất Polyphenol rõ ràng đã làm cho các tế bào ung thư tự huỷ hoại. DNA của chúng bị chặt ra thành nhiều mảnh và làm cho các tế bào bị chết”. Nhóm nghiên cứu này nay đang tập trung làm rõ cơ chế tự huỷ hoại này. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 6 Quản lý chất lượng sản phẩm Tham khảo thêm:http://cmbi.bjmu.edu.cn/news/0108/291.htm - Chống bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer): Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Newcastle (Anh) mới đây đã chứng minh trên tờ Phytotheraphy Reasearch rằng chè đen có khả năng ức chế hoạt động của một loại enzyme có liên quan đến bệnh suy giảm trí nhớ do tụt giảm hoá chất quan trọng có tên là acetylcholine. Đặc biệt, chè đen còn ngăn chặn hoạt động của một enzyme khác có tên là butyrylcholinesterase được phát hiện trong não của các bệnh nhân Alzheimer. - Chữa chứng cao cholesterol trong máu: Nhiều chất có trong trà tươi như vitamin C, Tannic axit và cafein… có trong trà có tác dụng hạ thấp cholesterol trong máu. Tham khảo thêm: http://www.preparedfoods.com/CDA/ArticleInformation/PF_Newsletter_Item/0,83 64,131025,00.html - Chữa các bệnh thông thường như cảm mạo, tiêu chảy, kiết lị, ăn không tiêu, phong nhiệt đau đầu, ho suyễn, béo phì, đau bụng… b) Lợi ích về mặt kinh tế-xã hội - Cây chè là cây có giá trị kinh tế cao đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam nên được Đảng và nhà nước ta coi là một trong những cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc. - Chè thu hút một số lượng lớn lao động, góp phần giải quyết việc làm. - Việc trồng chè mở rộng diện tích đất canh tác đồng thời góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc tạo sự ổn định cân bằng hệ sinh thái vùng . - Chè cũng là mặt hàng xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách của nhà nước. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 7 Quản lý chất lượng sản phẩm II. Tổng công ty chè Việt Nam Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại Việt Nam. Vinatea lớn gấp nhiều lần doanh nghiệp đứng thứ 2 ngay sau nó trên tất cả các lĩnh vực như vốn - tài sản, công nghệ - kỹ thuật, nguồn nhân lực chuyên môn cao và lành nghề, sản lượng và chất lượng chè sản xuất và xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chè. 1) Cơ cấu tổ chức – Nhân sự a) Các phòng chức năng: b) Các đơn vị trực thuộc: Vinatea hiện có: - 25 nhà máy chế biến chè - 2 trung tâm tinh chế và đóng gói chè - 2 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè. - 1 Viện nghiên cứu chè với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học hàng đầu làm công tác nghiên cứu phát triển công nghệ giống, chăm sóc, thu hái, chế biến Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 8 Hội đồng quản trị Ban giám đốc Văn phòng & ban thi đua Phòng Tài chính- kế toán Phòng Kỹ thuật chế biến Phòng Kỹ thuật nông nghiệp Phòng Sản phẩm KCS Phòng Kinh doanh XNK Phòng Xây dựng cơ bản Phòng Pháp chế - Thanh tra Quản lý chất lượng sản phẩm chè cũng như chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp khác trong toàn ngành chè Việt Nam - 1 Trung tâm Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp để thường xuyên chăm lo sức khoẻ, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn Tổng công ty - 2 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thuỷ lợi. - 3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. - 1 công ty 100% vốn hoạt động tại CHLB Nga. - 2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng - chế biến và xuất khẩu chè c) Nhân sự: - Tổng số lao động: 18.500 người. Trong đó: Tổng công ty quản lý: 12.800 người. Liên doanh quản lý: 3 930 người. Doanh nghiệp cổ phần: 1 770 người. - Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học: 573 người. Trong đó: Phó giáo sư: 1 người. Tiến sĩ: 16 người. Thạc sĩ: 11 người. Kỹ sư: 545 người. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 9 Quản lý chất lượng sản phẩm 2) Cơ cấu sản phẩmChè xuất khẩu các loại bao gồm: Chè đen (Orthordox, CTC), chè Oolong, Pouchung, chè Gunpowder, chè xanh kiểu Nhật, các loại chè dược thảo, chè ướp hương hoa quả, • Phụ tùng và thiết bị chế biến chè theo thiết kế của Ấn Độ, Nhật Bản, Đài loan, Nga, Ý, • Sản phẩm xây dựng và lắp đặt thiết bị dây truyền công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu, cống, các công trình thuỷ lợi, đường giao thông, 3) Cơ cấu sản phẩm chè đen trong kim ngạch XNK của tổng công ty Năm Kim ngạch XK (USD) % chè đen OTD trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của TCT 1997 17.557.886 72.50% 1998 22.488.614 74.00% 1999 39.918.937 73.70% 2000 38.861.520 69.00% 2001 42.548.571 70.35% Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Vinatea liên tục tăng qua các năm từ năm 2000 có giảm đi đôi chút nhưng lại tăng trở lại vào năm 2001. Trong đó chè đen là mặt hàng chủ lực, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của tổng công ty mặc dù có nhiều biến động. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 10 [...]... lượng sản phẩm Phần II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm được đánh giá trên 3 tiêu chí là giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và các biện pháp xúc tiến thương mại Do đó năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen cũng được xem xét trên 3 khía cạnh trên I Giá cả Đối với nhiều loại sản phẩm, giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm. .. trên tán chè sau mỗi lần hái Những vườn chè cao sản vẫn hiếm khi đạt được số lượng búp P+2 và P+3 trên 65% và búp mù dưới 35% Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 16 Quản lý chất lượng sản phẩm 2) Công nghệ chế biến Chế biến chè nguyên liệu thành chè đen là khâu trọng yếu quyết định đến chất lượng sản phẩm chè đen Mặc dù là đơn vị đi đầu của Việt Nam nhưng chất lượng sản phẩm chè đen của Vinatea... hữu hiệu của trung tâm hỗ trợ xuất nhập khẩu Đội ngũ cán bộ xúc tiến còn chưa dược đào tạo bài bản về quản trị dẫn đến hiệu quả và chất lượng của công tác xúc tiến thương mại chưa cao, có ảnh hưởng xấu tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 32 Quản lý chất lượng sản phẩm Phần III: Định hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Những... sản phẩm chè đen của Vinatea rất kém: chè kém xoăn, lẫn nhiều tạp chất, dư lượng kháng sinh nhiều, lẫn loại, nước không sánh và không có hương vị đặc trưng Những phân tích trên cho thấy sản phẩm chè đen của Vinatea không có khả năng cạnh tranh từ chất lượng sản phẩm Để phần nào cải thiện giá xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì bên cạnh việc quan tâm tìm hiểu khẩu vị, thị hiếu của. .. quản sản phẩm Quy trình chế biến chè đen có thể tóm tắt như sau : Chè nguyên liệu Làm héo Vò chè Lên men Sấy khô Sàng chè Bán thành phẩm Mặc dù trông rất đơn giản nhưng trong thực tế quy trình này đòi hỏi những điều kiện cũng như phương pháp hết sức nghiêm ngặt và phức tạp để sản phẩm đảm bảo chất lượng Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 17 Quản lý chất lượng sản phẩm Một quy trình chế biến chè đen. .. với Vinatea là nâng cao chất lượng sản phẩm chè đen của mình, nhất là trong tình trạng mức cung vượt quá mức cầu tạo sức ép về giá như hiện nay Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 12 Quản lý chất lượng sản phẩm Nghiên cứu sản phẩm chè đen của Vinatea cho thấy: hàm lượng chất hòa tan từ 35-40% tăng dần từ mặt hàng chè cấp thấp (PS, BPS, F, D) tới các mặt hàng chè tốt (OP, FBOP) Hàm lượng chất tanin... thị trường khác: 3.542 USD/tấn II Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng nhất quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè bởi vì yêu cầu đầu tiên khi người tiêu dùng mua một sản phẩm nhất là nông sản chính là chất lượng Trong một thế giới cạnh tranh sôi động có rất nhiều nhà sản xuất cùng tham gia sản xuất một loại sản phẩm thì sản phẩm nào không đảm bảo yêu cầu chất lượng sẽ... trường chè thế giới Ngoài ra cũng cần tập trung việc quản lý xuất khẩu vào các đầu mối lớn, tránh tình trạnh các doanh nghiệp không đủ năng lực cũng tham gia xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng là vấn đề cần nhắc tới khi nói tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen của công ty Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2004-2005 ra ngày 17/10/2004 của diễn... cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè như sau 1) Giải pháp vĩ mô a) Chính sách về tổ chức quản lý sản xuất và xuất khẩu : Thực trạng biến động của thị trường nông cản cho thấy cần thiết phải xây dựng Vinatea đủ mạnh, đóng vai trò chủ đạo trên thị trường để thống nhất tổ chức, Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 34 Quản lý chất lượng sản phẩm quản lý xuất khẩu, tránh tình trạng cạnh tranh lẫn... các loại chè chất lượng kém chạy theo số lượng khi thị trường được giá mà không quan tâm đến chất lượng; sau đó lại ồ ạt chặt bỏ các vùng chè khi giá thế giới sụt giảm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 23 Quản lý chất lượng sản phẩm Ngay cả với sản phẩm chè đen thì các thị trường khác nhau cũng ưa thích các sản phẩm sản xuất theo các công nghệ chế biến khác nhau: Mỹ, Trung Đông thích chè đen theo . khẩu của tổng công ty mặc dù có nhiều biến động. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 10 Quản lý chất lượng sản phẩm Phần II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen Năng lực cạnh. người. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 9 Quản lý chất lượng sản phẩm 2) Cơ cấu sản phẩm • Chè xuất khẩu các loại bao gồm: Chè đen (Orthordox, CTC), chè Oolong, Pouchung, chè Gunpowder, chè. cam BP - Chè mảnh đặc biệt BPS - Chè mảnh thô PS - Chè cánh thô S - Chè thô BM - Chè mảnh hỗn hợp BT - Chè gẫy Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 4 Quản lý chất lượng sản phẩm c) Fanin (chè

Ngày đăng: 16/04/2014, 16:06

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • Phần I: Tổng quan

    • I. Khái quát về cây chè và sản phẩm chè đen:

      • 1) Lịch sử phát triển

      • 2) Phân loại chè đen

      • 3) Lợi ích của chè đen

        • a) Lợi ích về mặt y tế

        • b) Lợi ích về mặt kinh tế-xã hội

        • II. Tổng công ty chè Việt Nam

          • 1) Cơ cấu tổ chức – Nhân sự

          • 2) Cơ cấu sản phẩm

          • 3) Cơ cấu sản phẩm chè đen trong kim ngạch XNK của tổng công ty

          • Phần II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen

            • I. Giá cả

              • Thị trường

              • II. Chất lượng sản phẩm

                • 1) Nguyên liệu chè

                  • a) Đối với nguyên liệu thu mua ngoài

                  • b) Đối với nguyên liệu tự sản xuất:

                  • 2) Công nghệ chế biến

                  • 3) Bảo quản và vận chuyển

                  • 4) Quản lý chất lượng sản phẩm

                  • III. Các biện pháp xúc tiến thương mại

                    • 1) Nghiên cứu thị trường

                    • 2) Hoạt động Marketing

                      • a) Chiến lược sản phẩm

                      • b) Chiến lược phân phối

                      • c) Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

                      • Phần III: Định hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm

                        • I. Định hướng và mục tiêu phát triển

                          • 1) Định hướng phát triển

                          • 2) Mục tiêu của Vinatea

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan