Định hướng và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen (Trang 33 - 34)

1) Định hướng phát triển

Để xây dựng ngành chè thành một ngành kinh tế có tầm vóc trong sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đường lối Đại hội Đảng IX đã đề ra, ngành chè có những chủ trương phát triển cây chè giai đoạn 2005- 2010 như sau :

- Ngành chè cần là một ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế-xã hội ở trung du và miền núi.

- Đáp ứng nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tích luỹ để mở rộng sản xuất, góp phần giải quyết lao động, cải thiện thu nhập.

- Đưa công nghệ mới vào trồng trọt, chế biến.

- Đổi mới bao bì, mẫu mã, quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Thu hút các nguồn lực và vốn trong và ngoài nước.

2) Mục tiêu của Vinatea

a) Mục tiêu chung:

• Xây dựng doanh nghiệp trở thành công ty nhà nước có tiềm lực kinh tế mạnh, đóng vai trò chủ lực trên các lĩnh vực

• Là đầu mối chủ yếu xuất khẩu (50% tổng sản phẩm xuất khẩu ) góp phần bình ổn giá chè trong phạm vi cả nước và nâng cao vị thế chè Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA, WTO

• Là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho phát triển chè

• Là trung tâm dịch vụ chuyên ngành, đẩy mạnh kinh doanh tổng hợp hỗ trợ cho phát triển chè

• Là nòng cốt cho sự phát triển của Hiệp hội chè Việt Nam b) Mục tiêu cụ thể

Xu hướng chung của sản phẩm chè trên thế giới vẫn là cung vượt cầu. Đây là yếu tố chủ yếu làm cho giá chè trên thế giới tiếp tục giảm, đồng thời là một thách thức với ngành chè cả nước nói chung và Vinatea nói riêng. Vấn đề đặt ra cho Vinatea hiện nay là:

• Nâng cao chất lượng và giữ được thị trường, nhất là thị trường quan trọng • Phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen (Trang 33 - 34)