Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen (Trang 34 - 36)

II. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh

1) Giải pháp vĩ mô

a) Chính sách về tổ chức quản lý sản xuất và xuất khẩu :

Thực trạng biến động của thị trường nông cản cho thấy cần thiết phải xây dựng Vinatea đủ mạnh, đóng vai trò chủ đạo trên thị trường để thống nhất tổ chức,

quản lý xuất khẩu, tránh tình trạng cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường chè thế giới.

Ngoài ra cũng cần tập trung việc quản lý xuất khẩu vào các đầu mối lớn, tránh tình trạnh các doanh nghiệp không đủ năng lực cũng tham gia xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm .

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng là vấn đề cần nhắc tới khi nói tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen của công ty. Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2004-2005 ra ngày 17/10/2004 của diễn đàn kinh tế thế giới WEF công bố thứ hạng về năng lực cạnh tranh tăng trưởng GCI, Việt Nam năm 2004 xếp hạng 77/104, giảm 17 bậc từ vị trí 60/102 trước đây. Như vậy Việt Nam dù được đánh giá cao về ổn định vĩ mô, song thứ hạng này phản ánh chính sự yếu kém về đổi mới công nghệ cũng như chậm trễ cải cách hành chính đã ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam (Trong khi đó Inđônêxia, nước có trình độ phát triển kinh tế khá tương đồng với Việt Nam và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp sản phẩm chè ở thị trường Đông Nam Á lại tăng từ 72/102 lên 60/104). Do đó Nhà nước cần tiếp tục cải cách môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, cải cách hành chính, khuyến khích đổi mới công nghệ và áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng hàng hoá, SA8000, ISO9000, ISO14000 vv..để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam cũng như năng lực cạnh tranh của hàng hoá nói riêng .

b) Giải quyết vấn đề vốn

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè nói chung, chè đen nói riêng, cần thu hút một nguồn vốn lớn để đầu tư cho công nghệ, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu... Lượng vốn này có thể huy động từ các nguồn đa dạng như ngân sách nhà nước, vốn tín dụng qua các hình thức liên doanh, liên kết, vốn góp cổ đông, ODA… Hiện nay

Vinatea đã có một số doanh nghiệp thành viên như công ty chè Đoan Hùng, liên doanh Phú Bền có liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài, song cũng cần chú ý đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này.

Do cây chè là cây lâu năm(sau 5 năm mới cho thu hoạch) nên các ngân hàng thương mại cần cho các doanh nghiệp, các hộ trồng chè vay vốn từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ đầu tư để cải tạo nhà xưởng, cho các hộ gia đình vay vốn thâm canh, cải tạo giống chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w