Giải pháp của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen (Trang 36 - 47)

II. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh

2) Giải pháp của doanh nghiệp

Về phía Vinatea, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, cần thực hiện các nhóm giải pháp sau:

a) Trong thu mua nguyên liệu và chế biến

• Thứ nhất, công ty cần có quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu cụ thể, giải quyết tình trạng mất cân đối giữa các nhà máy và vùng nguyên liệu để giảm bớt việc cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua chè búp tươi, tạo cân đối giữa công suất chế biến với khả năng cung cấp nguyên liệu. Có như vậy với có thể nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm chè.

• Thứ hai, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như sản phẩm, cần đẩy mạnh cổ phần hoá các đơn vị thành viên, hoạt động theo mô hình đa thành phần kinh tế.

• Thứ ba, để có nguồn nguyên liệu tốt thì cần phải áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng các vùng chè chất lượng cao, ổn định quy trình kỹ thuật,áp dụng các biện pháp thâm canh và phương pháp kỹ thuật phù hợp, thu hái đúng tiêu chuẩn.

• Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong khâu chế biến bằng cách:

- Hoàn thiện nhà xưởng sản xuất chè xuất khẩu

- Áp dụng phương pháp và quá trình sản xuất mới , tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về thuỷ phần và ngoại hình

- Xây dựng chương trình quản lý để hạ giá thành sản phẩm, nhân rộng phương pháp quản lý theo HACCP, ISO 9000…

b) Chiến lược mặt hàng và quảng bá thương hiệu

Ngoài ra, việc đa dạng hoá các mặt hàng là rất cần thiết để sản phẩm chè trong Vinatea có thể đáp ứng được nhu cầu của các phân đoạn thị trường khác nhau. Có như vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm mới được nâng cao. Do vậy doanh nghiệp cần có chiến lược mặt hàng cụ thể áp dụng trong dài hạn, trong đó tập trung phát triển một số sản phẩm đặc trưng với bí quyết riêng để đặc định hoá trên thị trường và là sản phẩm chủ lực song song tồn tại cùng một cơ cấu mặt hàng đa dạng . Với lối sống công nghiệp hiện nay, rất cần chế tạo nhiều mẫu chè mới, các chế phẩm có nguồn gốc từ chè, kể cả dầ thơm, dược phẩm chiết xuất từ chè, chè dạng viên sủi uống ngay hay chè chai....

Trong chiến lược mặt hàng Vinatea cần chú ý đầu tư cho khâu thiết kế mẫu mã bao bì, đóng gói sản phẩm. Khâu này hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức, do đó chỉ tiêu thẩm mỹ của sản phẩm vẫn chưa được thoả mãn. Bao bì sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, cần thiết kế cho hấp dẫn, thu hút sự chú ý của khách hàng.

Việc đăng ký mã vạch EAN cũng cần được thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Điều không thể không nhắc đến trong quá trình xây dựng chiến lược mặt hàng là việc xúc tiến và quảng bá thương hiệu Vinatea của Tổng công ty chè Việt Nam.

c) Chiến lược thị trường và xúc tiến thương mại

Thị trường tiêu thụ là một yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong bối cảnh hiện nay, thị trường trong nước đang bắt đầu có xu hướng đa dạng, lại có sự cạnh tranh của một số sản phẩm chè nước ngoài và các sản phẩm thay thế khác như đồ uống có gas, cà phê.. Các thương hiệu chè nước ngoài như Lipton, Dimal đang chiếm phần lớn thị trường trong nước. Vấn đề không phải ở chỗ chúng ta không thể làm ra những sản phẩm có đặc tính như họ mà điểm yếu là kỹ thuật quảng bá sản phẩm, kỹ thuật thâm nhập sản phẩm rộng rãi vào người tiêu dùng. Đây là điểm mà Vinatea cần khắc phục trong thời gian tới.

Trong chiến lược thị trường , Vinatea cũng cần giữ vững các thị trường truyền thống như Nga, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ.. từng bước nâng cao giá bán bằng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngoài việc xuất khẩu ở các thị trường truyền thống cần tiếp tục tìm kiếm, mở rộng và thâm nhập vào các thị trường mới ở Châu Phi và Bắc Á cũng như cạnh tranh với Inđônêxia để cung cấp chè cho các nước Đông Nam Á. Trung Quốc cũng là 1 thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nga bằng cách thành lập các công ty thương mại, tổ chức hợp tác kinh doanh đóng gói chè tại chỗ để giảm phí và thuế tạo điều kiện cung ứng cho người tiêu dùng. Với Pakistan, thành lập các công ty thương mại, văn phòng đại diện để nâng tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này.

Khi thực hiện các biện pháp trên sản phẩm chè của Vinatea có khả năng tiếp cận khách hàng tốt hơn, giảm bớt giá thành nên giá cả sẽ cạnh tranh hơn. Các hoạt động xúc tiền thương mại, đầu tư cho quảng các giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, tổ chức hội chơi triển lãm, tuần văn hoá chè Việt Nam… để quảng bá hình ảnh công ty cũng như sản phẩm cần được đầu tư thích đáng để sản phẩm có thể tiềp cận khách hàng trong và ngoài nước.

Việt Nam cũng cần xúc tiến xây dựng sàn giao dịch để bán đấu giá chè Việt Nam nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến bán hàng và cũng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm .

Thương mại điện tử (xây dựng các trang Web để bán hàng, đấu giá hàng qua mạng… ) cũng là 1 biện pháp hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả. Theo như một nhà quản lý của Teanet.com thì cho đến năm 2005 sẽ có tới 70% chè của Ấn Độ sẽ được bán qua mạng. Đây là điều Vinatea rất cần học tập.

d) Nhân lực

Cũng như trong bất kỳ ngành nghề nào, vấn đề nhân lực luôn được đặt lên hàng đầu trong tiến trình nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Do đó muốn nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh phải chú ý đầu tư vào con người. Doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng đòi hỏi hiện nay và chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp phát triển của Vinatea.

e) Bán hàng, phân phối và dịch vụ sau bán hàng

Một yếu tố cuối cùng song cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè là việc tổ chức các khâu bán hàng, phân phối và dịch vụ sau bán hàng. Cần xây dựng 1 hệ thống quả lý từng khâu, đảm bảo giao hàng đúng hợp đồng, đúng chất lượng, thu thập phản hồi từ phía khách hàng để có biện pháp giải quyết những vấn đề bất cập. Làm tốt những hoạt động trên là doanh nghiệp đã nâng cao uy tín của sản phẩm cũng như bản thân doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường .

Phụ lục: Một số tiêu chuẩn về chè đen

Chè đen rời - Tiêu chuẩn việt nam TCVN 1454-1993

TCVN 1454 - 1993 thay thế cho TCVN 1454-83;

TCVN 1454 - 1993 do Ban kỹ thuật thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 212/QĐ ngày 12 tháng 5 năm 1993.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho chè đen rời, được sản xuất từ đọt chè tươi theo phương pháp truyền thống OTD hoặc CTC qua các công đoạn: héo, vò (hoặc nghiền, vò cắt), lên men, sấy khô và phân loại.

1. Phân loại:

- Chè đen sản xuất bằng phương pháp OTD gồm 7 loại: OP - FBOP - P - PS - BPS - F và D

- Chè đen sản xuất bằng phương pháp CTC gồm 5 loại: BOP - BP - OF - PF và D

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Các chỉ tiêu cảm quan của chè theo bảng 1. 2.2. Các chỉ tiêu hoá lý của chè theo bảng 2.

2.3. Các chỉ tiêu vệ sinh theo qui định của Bộ Y tế.

3. Phương pháp thử

3.1. Nguyên tắc nghiệm thu và phương pháp lấy mẫu theo TCVN 5609 - 1991. 3.2. Xác định các chỉ tiêu cảm quan theo TCVN 3218 - 1993.

3.3. Xác định hàm lượng chất tan theo TCVN 5610 - 1991. 3.4. Xác định hàm lượng tro chung theo TCVN 5611 - 1991.

3.5. Xác định hàm lượng tro không tan trong axit theo TCVN 5612-1991. 3.6. Xác định hàm lượng độ ẩm theo TCVN 5613 - 1991.

3.7. Xác định hàm lượng sắt theo TCVN 5714 - 1993.

3.8. Xác định hàm lượng tạp chất lạ theo TCVN 5615 - 1991. 3.9. Xác định hàm lượng bụi theo TCVN 5616 - 1991.

3.10. Xác định hàm lượng chất sơ theo TCVN 5714 - 1993.

4. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

Tên chỉ tiêu

Loại chè Ngoại hình Màu nước Mùi Vị

OP

Xoăn, tương đối đều, đen tự

nhiên, thoáng tuyết Đỏ nâu sáng, rõ viền vàng Thơm đượm Đậm dịu, có hậu

FBOP

Nhỏ, mảnh gẫy của OP và P tương đối đều, đen có tuyết

Đỏ nâu đậm, có viền vàng

Thơm đượm Đậm có hậu

P

Tương đối xoăn, tương đối đều đen, ngắn hơn OP

Đỏ nâu sáng, có viền vàng

Thơm dịu Đậm, dịu

PS

Tương đối đều, đen hơi nâu,

hơi khô, thoáng cọng nâu Đỏ nâu Thơm vừa Đậm, vừa

BPS

Tương đối đều, mảnh gãy

của PS, đen hơi nâu Đỏ nâu hơi nhạt Thơm nhẹ ít đậm

P Nhỏ đều, đen hơi nâu Đỏ nâu đậm Thơm nhẹ Đậm hơi nhạt

D Nhỏ, mịn, sạch Đỏ nâu hơi tối Thơm nhẹ Chát hơi gắt

Dùng cho chè CTC

Tên chỉ tiêu

Loại chè Ngoại hình Màu nước Mùi Vị

BOP Đen hơi nâu, nhỏ lọt lưới 10

- 14 đều, sạch Đỏ nâu, có viền vàng Thơm đượm đặc trưng Đậm có hậu

BP Đen hơi nâu, nhỏ lọt lưới 14-

24 đều, sạch Đỏ nâu đậm, có viền vàng Thơm đượm đặc trưng Đậm có hậu

OF Đen nâu, nhỏ đều lọt lưới

PF Đen nâu, nhỏ đều lọt lưới 40

- 50, sạch Đỏ nâu đậm Thơm đặc trưng Đậm

D Nâu đen nhỏ, mịn lọt lưới

Tên chỉ tiêu Mức

Đối với chè

OTD Đối với chè CTC

1. Hàm lượng chất hoà tan, %, không nhỏ hơn

2. Hàm lượng tro không tan trong axit, %, không lớn hơn 3. Hàm lượng tro tổng số, %

4. Độ ẩm, %, không lớn hơn

5. Hàm lượng tanin, %, không nhỏ hơn 6. Hàm lượng cafein, %, không nhỏ hơn 7. Hàm lượng sắt, %, không lớn hơn 8. Hàm lượng tạp chất lạ, %, không lớn hơn 9. Hàm lượng chất xơ, %, không lớn hơn 10. Hàm lượng vụn, %, không lớn hơn OP, P, PS

FBOP BPS

11. Hàm lượng bụi, %, không lớn hơn OP, P, PS

FBOP, BPS F

12. Khối lượng thể tích (g/ml), không nhỏ hơn Đối với chè CTC BOP BP OF PF 32 1,0 4-8 7,5 7 9,0 1,8 0,001 0,2 16,5 3 22 10 0,5 1 5 0,35

Chè đen sơ chế - yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn ngành (10tcn 458 – 2001)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho chè đen sơ chế, được sản xuất từ đọt chè tươi loại 1, 2, 3, 4 (TCVN 2843 - 79) theo phương pháp truyền thống (OTD) qua các công đoạn: héo, vò, lên men, sấy khô.

2. Phân loại

Chè đen sơ chế gồm 4 loại: loại 1 - loại 2 - loại 3 - loại 4.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của chè theo bảng 1. 3.2 Các chỉ tiêu hoá lý của chè theo bảng 2.

3.3 Các chỉ tiêu vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quyết định 867/1998/QĐ-BYT.

4. Phương pháp thử

4.1. Theo TCVN 1458 - 86.

4.2. Xác định hàm lượng chất hoà tan theo TCVN 5610 - 1991.

4.3. Xác định hàm lượng tanin theo phương pháp chuẩn độ bằng KMnO4.

5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản

5.1. Bao gói: Bao bì đựng chè phải khô, sạch, bền chắc, không có mùi lạ, đảm bảo chống ẩm tốt.

5.2. Ghi nhãn: Trên mỗi bao chè phải ghi đầy đủ, sạch sẽ, rõ ràng các nội dung theo Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo quyết định số 178/CP - TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

5.3. Vận chuyển: Chè phải được che mưa nắng, các phương tiện vận chuyển phải chắc chắn, khô ráo, sạch sẽ, không có mùi lạ.

5.4. Bảo quản: Chè phải được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ, xếp riêng từng loại. Các bao chè xếp thành từng chồng cao không quá 3m; cách tường không nhỏ hơn 0,5m; cách nền không nhỏ hơn 0,15m.

Ghi chú: Chè đen sơ chế còn gọi là chè đen bán thành phẩm (BTP) hoặc chè đen đọt khô.

Các chỉ tiêu cảm quan

Tên chỉ tiêu

Loại chè Ngoại hình Màu nước Mùi Vị

Loại 1

Mặt chè xoăn, đen tự nhiên, có mảnh non chắc, có tuyết. Tỷ lệ bồm, cẫng ≤ 6%

Đỏ nâu, có viền vàng Thơm vừa Đậm, hơi dịu

Loại 2

Mặt chè tương đối xoăn, đen, có mảnh non tương đối chắc, thoáng tuyết.

Tỷ lệ bồm, cẫng ≤ 10%

Đỏ nâu Thơm nhẹ Đậm

Loại 3

Mặt chè ít xoăn, đen hơi nâu, có mảnh non. Tỷ lệ bồm, cẫng ≤ 15% Đỏ nâu hơi đậm, ít sánh. Thơm nhẹ, thoáng mùi chè già. Đậm, hơi xít. Loại 4

Mặt chè kém xoăn, màu nâu đen, có mảnh hơi thô. Tỷ lệ bồm, cẫng ≤ 25%

Đỏ nâu hơi đậm, kém

sánh. ít thơm, lộ mùi chè già. Đậm vừa, xít.

Các chỉ tiêu hoá lý

Tên chỉ tiêu Mức

1. Độ ẩm. %, không lớn hơn 7,5

2. Tỷ lệ vụn, %, không lớn hơn 6,0

3. Tỷ lệ tạp chất lạ, %, không lớn hơn 0,2

4. Hàm lượng chất hoà tan, %, không nhỏ hơn 32,0

5. Hàm lượng tanin, %, không nhỏ hơn 9,0

Bồm: là phần lá chè khô có màu nâu hoặc nâu vàng, nhẹ, không xoăn. Cẫng: là phần thân đọt chè khô có màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu hơi vàng.

Mục lục

Lời nói đầu...1

Phần I: Tổng quan...2

I. Khái quát về cây chè và sản phẩm chè đen:...2

1) Lịch sử phát triển...2

2) Phân loại chè đen...4

3) Lợi ích của chè đen...5

II. Tổng công ty chè Việt Nam...8

1) Cơ cấu tổ chức – Nhân sự...8

2) Cơ cấu sản phẩm...10

3) Cơ cấu sản phẩm chè đen trong kim ngạch XNK của tổng công ty...10

Phần II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen...11

I. Giá cả...11

Thị trường...11

II. Chất lượng sản phẩm...12

1) Nguyên liệu chè...13

2) Công nghệ chế biến...17

3) Bảo quản và vận chuyển...21

4) Quản lý chất lượng sản phẩm...22

III. Các biện pháp xúc tiến thương mại...23

1) Nghiên cứu thị trường...23

2) Hoạt động Marketing...27

Phần III: Định hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm...33

I. Định hướng và mục tiêu phát triển ...33

1) Định hướng phát triển...33

2) Mục tiêu của Vinatea...33

II. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ...34

1) Giải pháp vĩ mô...34

2) Giải pháp của doanh nghiệp...36

Phụ lục: Một số tiêu chuẩn về chè đen...40

Chè đen rời - Tiêu chuẩn việt nam TCVN 1454-1993...40

Chè đen sơ chế - yêu cầu kỹ thuật...44

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w