Luận Văn: Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang
PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨUHệ thống khuyến nông Nhà nước của Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định 13/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Qua 14 năm xây dựng và phát triển, khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế quan trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Khuyến nông là một quá trình, một hệ thống các hoạt động nhằm truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân, đưa đến cho họ những hiểu biết để họ có khả năng tự giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao dân trí trong cộng đồng nông thôn.Nhìn lại những năm qua từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, đặc biệt là sau khi Quyết định 13/CP của Chính phủ được đưa vào thực hiện thì nông nghiệp nước ta đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Trước đây, sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của nhân dân cả nước. Đến nay ngành nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Hàng năm cả nước sản xuất được trên dưới 40 triệu tấn lương thực và một khối lượng rất lớn các nông sản khác. Điều đó đã chứng tỏ sự quan tâm kịp thời và đúng đắn của Đảng, Chính phủ đối với ngành nông nghiệp và trong đó khuyến nông có vai trò quan trọng.Hiện nay, khoa học kỹ thuật (KHKT) ngày một phát triển, Những kỹ thuật tiến bộ (KTTB) ngày một nhiều trong khi điều kiện và trình độ sản xuất của một bộ phận không nhỏ nhân dân còn yếu, các kênh thông tin đến được với người dân còn ít và thiếu đồng bộ. Do đó mà vấn đề chuyển giao công nghệ, KTTB, kiến thức nông nghiệp và các chính sách cho người dân là một yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Bà con nông dân - 1 - còn đang thiếu kiến thức trong sản xuất trên chính thửa ruộng, mảnh vườn và chuồng trại của mình. Vì thế, họ cần và thực sự có nhu cầu được đào tạo tay nghề để nâng cao kiến thức về cả trồng trọt và chăn nuôi. Mặt khác, khi đất nước đã hội nhập, cùng với sự phát triển của thị trường, một bộ phận “nông dân tiên tiến” ngoài nhu cầu kiến thức về trồng trọt - chăn nuôi họ đã có nhu cầu kiến thức về chế biến, marketing và tiêu thụ nông sản.Nằm trong cơ cấu tổ chức của khuyến nông Nhà nước, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm (TTKNKL) Bắc Giang nói chung và Trạm khuyến nông huyện Yên Thế nói riêng trong vài năm trở lại đây đã có nhiều hoạt động tiêu biểu góp phần tích cực vào công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện, của tỉnh. Song trong quá trình hoạt động Trạm khuyến nông Yên Thế vẫn còn gặp phải những khó khăn và thách thức cần giải quyết. Hoạt động khuyến nông và công tác lập kế hoạch khuyến nông cho Trạm thực sự cần được xã hội hoá, cần được đổi mới và phải được tiến hành đồng bộ hơn.Xuất phát từ yêu cầu đó, từ tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu cùng với sự phân công của Khoa KT&PTNT trường ĐHNN I HN và được sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Quốc Chỉnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang”.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1.2.1. Mục tiêu chung:Trên cơ sở đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông ở huyện Yên Thế, của Trạm khuyến nông huyện và các xã điểm nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của Trạm khuyến nông Yên Thế trong thời gian tới.- 2 - 1.2.2. Mục tiêu cụ thể:+ Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về khuyến nông, hoạt động khuyến nông và lập kế hoạch khuyến nông.+ Đánh giá kết quả hoạt động và tác động của hoạt động khuyến nông Trạm đã thực hiện đến sản xuất nông nghiệp của huyện những năm gần đây.+ Xác định những nhu cầu của nông dân về kiến thức khuyến nông, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Trên cơ sở đó có những đánh giá thoả đáng về hệ thống tổ chức và tình hình hoạt động khuyến nông ở Yên Thế. + Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khuyến nông ở địa phương, lập kế hoạch cho một hoạt động khuyến nông phù hợp. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, cán bộ khuyến nông (CBKN) hiện đang làm việc tại huyện, đại diện 3 xã (Bố Hạ, Đồng Kỳ, Tân Sỏi) và một số hộ dân được lựa chọn trên địa bàn huyện.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Huyện Yên Thế, Trạm khuyến nông huyện, các xã trong huyện, các hộ dân và một số điển hình kinh tế có tác động của hoạt động khuyến nông.+ Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 14/1/2007 đến 17/5/2007, số liệu được sử dụng trong phạm vi 3 năm (2004-2006) và một số thông tin từ các năm trước phục vụ cho việc so sánh, đánh giá.+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu, đánh giá các hoạt động khuyến nông đã và đang được Trạm khuyến nông huyện Yên Thế thực hiện trong 3 năm qua.- 3 - PHẦN IITỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI2.1.1. Các định nghĩa cơ bản về khuyến nôngTheo nghĩa hẹp: Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông - lâm - ngư nghiệp, các trung tâm khoa học nông lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ áp dụng nhằm thu được nhiều nông sản hơn. Hiểu theo nghĩa này thì khuyến nông chỉ là công việc chuyển giao KTTB trong nông nghiệp mà thôi.Theo nghĩa rộng: Khuyến nông ngoài việc hướng dẫn cho nông dân biết KTTB còn phải giúp họ liên kết với nhau để phòng chống thiên tai, để có vật tư kỹ thuật, để sản xuất, để tiêu thụ sản phẩm, để thi hành chính sách của Chính phủ và luật lệ của Nhà nước, giúp cho nông dân phát triển khả năng tự quản lý, tổ chức cuộc sống một cách tốt nhất.Trên thế giới, từ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm 1866 có nghĩa là “mở rộng, triển khai”. Từ “Extension” ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture Extension” thì được dịch là “Khuyến nông”.Theo nghĩa cấu tạo của từ ngữ Hán - Việt thì “Khuyến nông” là những hoạt động nhằm khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, thuỷ sản ở nông thôn.Ở Việt Nam, khuyến nông được hiểu là một hệ thống các biện pháp giáo dục không chính thức cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới.- 4 - Còn theo định nghĩa của Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia (TTKNKLQG) thì: Khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm truyền bá những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, những thông tin về thị trường giá cả, rèn luyện tay nghề cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết vấn đề của sản xuất, đời sống, của bản thân họ và cộng đồng, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống và phát triển nông nghiệp nông thôn.Như vậy khuyến nông là cách giáo dục không chính thức ngoài học đường cho nông dân, là cách đào tạo người lớn tuổi. Khuyến nông là quá trình vận động quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo các nguyên tắc riêng. Đây là một quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân. Nói cách khác, khuyến nông là những tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh của người nông dân, giúp họ sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung của hoạt động khuyến nông phải khoa học, kịp thời và thích ứng với điều kiện sản xuất của người nông dân.2.1.2. Nội dung hoạt động của khuyến nôngỞ nước ta hoạt động khuyến nông chủ yếu tập trung vào một số nội dung sau: (1) Tuyên truyền chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn của Đảng và Chính phủ; (2) Truyền bá những KTTB trong thâm canh cây trồng, vật nuôi, bảo quản nông sản, bao gồm cả nghề cá, nghề rừng và là một mảng hoạt động quan trọng của phát triển nông thôn; (3) Cung cấp cho nông dân những thông tin về thị trường, giá cả nông sản để họ tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi; (4) Phổ biến những kinh nghiệm sản xuất giỏi của nông dân cho các nông dân khác làm theo; (5) Bồi dưỡng, phát triển kỹ năng và kiến thức quản lý kinh tế cho hộ nông dân để tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho họ; (6) Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật và tham gia cung ứng vật tư cho nông dân; (7) Truyền bá thông tin kiến thức, lối sống sinh hoạt lành mạnh, đề cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững (Phương pháp khuyến nông, Dự án PTNT Cao Bằng - Bắc Kạn, 2004(1)).- 5 - Mới đây, Nghị định 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 26/4/2005 về công tác khuyến nông, khuyến ngư cũng nêu rõ: Nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến ngư bao gồm: (1) Thông tin, tuyên truyền; (2) Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; (3) Xây dựng mô hình và chuyển giao KHCN; (4) Tư vấn và dịch vụ; (5) Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư.Có hai nội dung mới đã được nêu ra trong Nghị đinh này là: Thứ nhất: Khuyến nông thực hiện việc tư vấn và dịch vụ: Tư vấn hỗ trợ chính sách pháp luật. Tư vấn hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp (lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, ngành nghề nông thôn…). Tư vấn hỗ trợ, phát triển ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thuỷ sản. Tư vấn hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn. Tư vấn hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp tác sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Thứ hai: Khuyến nông thực hiện hợp tác quốc tế: Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế. Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài. (Nghị định 56/2005/NĐ-CP).Như vậy nội dung khuyến nông là rất đa dạng bao gồm cả nội dung kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhân văn và môi trường. Trong đó chuyển giao KTTB cho nông dân là một nội dung quan trọng. Trong thực tế, không ít KTTB được phát minh nhưng nông dân lại không hề biết đến, KTTB ấy không được đưa vào sản xuất. Cho nên để sản xuất áp dụng được KTTB thì kỹ thuật phải được khẳng định là phù hợp và khả thi về sinh thái, kinh tế và xã hội trên đồng ruộng của nông dân, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho nông nghiệp và nông thôn (Đỗ Kim Chung, 2005(1)). Phương tiện truyền tải KTTB, kiến thức sản xuất nông nghiệp (SXNN) tới nông dân chính là khuyến nông - thông qua khuyến nông. - 6 - 2.1.3. Chức năng và yêu cầu của khuyến nôngHoạt động khuyến nông nói chung có các chức năng sau: (1) Đào tạo, hướng dẫn, tuyên truyền và tư vấn về KTTB cho nông dân; (2) Cung cấp dịch vụ như: cây con giống, chữa bệnh vật nuôi, bảo vệ thực vật, tiêu thụ nông sản cho nông dân; (3) Kiểm tra, đánh giá các hoạt động khuyến nông, các chương trình PTNT; (4) Khuyến nông còn là cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu. Nguồn: Phương pháp khuyến nông, Dự án PTNT Cao Bằng - Bắc Kạn, 2004(2)Các yêu cầu của khuyến nông: (1) Cụ thể cho từng cây và con do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật; (2) Phù hợp với đặc điểm KTXH của từng vùng do sản xuất nông nghiệp diễn ra trong phạm vi không gian rộng; (3) Kịp thời do nông nghiệp có tính thời vụ; (4) Phù hợp với từng đối tượng khuyến cáo, do nông dân không đồng nhất nguồn lực và nhân lực; (5) Dễ thấy, dễ nghe, dễ hiểu và dễ làm theo; (6) Đáp ứng được mong muốn của dân; (7) Tăng khả năng để nông dân tự giúp đỡ được mình; (8) Hiệu quả và tiết kiệm.2.1.4. Các nguyên tắc khuyến nông Hoạt động khuyến nông phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau: (1) Nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt, mệnh lệnh: Mỗi hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất của họ do họ quyết định. Vì vậy, nhiệm vụ của khuyến nông là tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu, nguyện vọng của họ trong SXNN, đưa ra những KTTB mới sao cho phù hợp để họ tự cân nhắc, lựa chọn. Vụ này họ chưa áp dụng vì họ chưa đủ điều kiện, chưa thật tin tưởng nhưng vụ sau, thông qua một số hộ đã áp dụng có hiệu quả, lúc đó họ sẽ tự áp dụng.- 7 -Nghiên cứu Nông dânKhuyến nông (2) Nguyên tắc không làm thay: Cán bộ khuyến nông (CBKN) giúp đỡ nông dân thông qua trình diễn kết quả, trình diễn phương pháp để họ mắt thấy tai nghe. CBKN cần thao tác chậm để nông dân theo dõi, vừa làm vừa giải thích sau đó mời nông dân làm thử.(3) Nguyên tắc không bao cấp: Khuyến nông chỉ hỗ trợ những khâu khó khăn ban đầu về kỹ thuật, giống và vốn mà từng hộ nông dân không thể tự đầu tư áp dụng do hạn chế về nguồn lực của mình. Không nên bao cấp toàn bộ, tránh trường hợp nông dân ỉ lại không phát huy được năng lực và trách nhiệm vào công việc. (4) Nguyên tắc khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều: Giữa nông dân với các tổ chức và cơ quan khác luôn có mối quan hệ, khuyến nông phải phản ánh trung thực những ý kiến tiếp thu, phản hồi của nông dân về những vấn đề chưa phù hợp cần sửa đổi khắc phục.(5) Nguyên tắc khuyến nông không hoạt động đơn độc: Khuyến nông phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác. Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các trường, viện nghiên cứu khoa học, trung tâm khoa học nông nghiệp còn phải phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể quần chúng, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp… để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông. Công tác khuyến nông cần được xã hội hóa.(6) Nguyên tắc công bằng: Khuyến nông phải quan tâm tạo điều kiện đến mọi thành viên, mọi tầng lớp nông dân, đặc biệt là những người nghèo để họ phát triển sản xuất, vươn lên cải thiện đời sống và hoà nhập với cộng đồng.2.1.5. Mục tiêu của tổ chức khuyến nôngTrong thực tế có nhiều loại hình tổ chức khuyến nông, mỗi tổ chức lại có mục tiêu của riêng mình. Tuy vậy, các tổ chức khuyến nông vẫn có những mục tiêu chung như sau: (1) Làm thay đổi nông dân hay nông trại, tạo động cơ để nông dân thực hiện quyết định của mình; (2) Giáo dục và huấn luyện nông dân giúp họ thành lập các tổ chức, các hội nông dân cùng nhau phát triển sản xuất - 8 - kinh doanh; (3) Giúp nông dân quyết định mục tiêu, đạt được mục đích, cho họ lời khuyên đúng lúc để họ nhận thức được vấn đề nông dân có thể lựa chọn, thông báo cho họ kết quả mong đợi của mọi sự lựa chọn. Như vậy, hoạt động của một tổ chức khuyến nông phải luôn mang theo mục tiêu làm lợi cho dân, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.2.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nôngCBKN là những người trực tiếp tiếp xúc, làm việc với những đối tượng rất đa dạng, phần lớn lại là các nông dân, những người có điều kiện hoàn cảnh khác biệt với bản thân họ. Các cuộc điều tra nông thôn nước ta gần đây cho thấy sau Nghị quyết 10 của bộ Chính trị, các hộ nông dân bắt đầu có phân hoá ở mọi vùng sinh thái nông nghiệp, các nhóm hộ nông dân khác nhau tuỳ theo điều kiện sản xuất (Đất đai, vốn, lao động, công cụ…) có cách làm ăn khác nhau, có các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, CBKN phải xác định một mối quan hệ làm việc, tiếp xúc, cư xử khéo léo, tháo vát và đúng mực. Trong thực tế không có các kiểu mẫu nào hợp hoàn cảnh. Trên thế giới có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về vai trò CBKN trong việc đem lại sự đổi mới cho hệ thống nông nghiệp, cụ thể hơn là hệ thống các hộ nông dân.Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của các CBKN là dùng các kiến thức mình đã được đào tạo, tập huấn để tham gia vào chương trình nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp, thay đổi hệ thống nông nghiệp một vùng nông thôn.Trong thực tế, người CBKN có trách nhiệm cung cấp các kiến thức thông tin để làm cho nông dân dễ hiểu và đi đến quyết định về sự thay đổi, cải tiến nào đó trong sản xuất của mình. Từ đó những kiến thức mới, thông tin mới này sẽ được lan truyền đến nông dân khác. Vì vậy, người CBKN phải thường xuyên được bồi dưỡng đào tạo qua các lớp tập huấn những kiến thức mới, thông tin mới, những chủ trương chính sách mới của Đảng và Chính phủ, những chương trình phát triển nông thôn.- 9 - Mặt khác, người CBKN có liên hệ chặt chẽ và liên quan đến sự phát triển tình cảm, tư duy cá nhân của nông dân trước những đổi mới trong SXNN. Họ chú ý giúp đỡ nông dân có niềm tin, thường xuyên có ý thức tập hợp nhau lại lôi cuốn vào các hoạt động khuyến nông.Vai trò của CBKN có thể được mô tả bằng những cụm từ: Người thầy - Người nghe - Người tổ chức - Người trọng tài - Người quản lý - Trạng sư - Người lãnh đạo - Người xúc tác - Người thông tin - Nhà cố vấn - Nhà cung cấp - Người bạn - Người hỗ trợ - Người cổ vũ (Theo Guide to Extension, FAO, 1985).Các nhịêm vụ chủ yếu của người CBKN được tóm lược như sau: (1) Tìm hiểu yêu cầu của địa phương và nông dân; (2) Thu thập và phân tích tài liệu; (3) Ấn định mục tiêu cho chương trình khuyến nông tại địa phương; (4) Lập kế hoạch thực hiện trước mắt và lâu dài; (5) Đề ra phương pháp thực hiện; (6) Phổ biến, vận động nông dân, tổ chức đoàn thể tham gia chương trình khuyến nông, các điểm trình diễn, tham quan, cung cấp tư liệu, tin bài cho cơ quan thông tin đại chúng; (7) Đánh giá kết quả và viết báo cáo chương trình khuyến nông.2.1.7. Các phương pháp khuyến nôngXét về phương pháp thì hoạt động khuyến nông gồm 3 loại sau: Phương pháp cá nhân, phương pháp nhóm, và phương pháp thông tin đại chúng.Phương pháp cá nhân: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được chuyển giao trực tiếp cho từng cá nhân hay hộ nông dân. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: Thăm và gặp gỡ, gửi thư hoặc điện thoại. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, nhanh, kịp thời, đáp ứng thông tin theo yêu cầu. Nhược điểm là diện hẹp, từng nông dân.Phương pháp nhóm: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được truyền đạt cho một nhóm người có chung một mối quan tâm và nhằm mục đích giúp nhau phát triển. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: trình diễn, họp nhóm và thăm quan. Ưu điểm của phương pháp này là tính phổ cập thông tin cao, tốn ít nhân lực, khơi dậy sự tham gia của dân, cải tiến kỹ thuật do dân - 10 - [...]... sau: + Phía Đông giáp với huyện Lạng Giang - Bắc Giang + Phía Tây giáp huyện Hợp Tiến, Võ Nhai, Phú Bình - Thái Nguyên + Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang + Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh Đặc biệt trên địa bàn huyện có 3 thị trấn Cầu Gồ, Bố Hạ, và Nông Trường là 3... được lập ra 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.2.1 Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới Trên thế giới khuyến nông ra đời từ rất sớm và ở hầu khắp các nước Hoạt động khuyến nông gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp Các nước có nền nông nghiệp phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ) một phần cũng là nhờ tác động tích cực của hoạt động khuyến nông Vì vậy các nước nông nghiệp đang phát triển hiện... (PLAN, WB) - Khuyến nông của các DN - Khuyến nông Nhà nước - Khuyến nông cộng đồng, CLBKN - Khuyến nông Nhà nước - Khuyến nông của dự án quốc tế (PLAN) 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm của các cơ quan (TTKNQG, TTKNKL tỉnh Bắc Giang, Trạm KN huyện Yên Thế) , các nguồn thống kê của huyện và tỉnh, các thông tin từ dự án PLAN, chương... Tổng kết đánh giá việc thực hiện các chương trình dự án khuyến nông cấp tỉnh * Cấp huyện, thị xã có Trạm khuyến nông huyện, thị xã: Trạm khuyến nông huyện trực thuộc phòng nông nghiệp (hoặc phòng kinh tế) huyện, mỗi trạm có từ 5 - 7 nhân viên làm việc theo phòng ban hoặc theo ngành sản xuất được phân công Trạm khuyến nông huyện có nhiệm vụ sau: (1) Đưa những KTTB theo các chương trình dự án khuyến nông, ... nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường đại học nông nghiệp và các viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ sở để hướng dẫn giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp Hoạt động khuyến nông ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã sớm đi vào chính quy và chuyên nghiệp Năm 1907 ở Mỹ có 42 trường đại học đã hăng hái thực hiện - 12 - công tác khuyến nông, nhiều trường đã tổ chức bộ môn khuyến nông, có khoa khuyến nông Đến... cứu, - Triển khai KHKT trường chuyên - Thu thập thông tin - Thực hiện dự án phát triển nghiệp Chức năng - Tổ chức - Cung cấp - Kiểm tra - Hoàn thiện - Truyền bá - Phát hiện vấn đề - Hoàn thiện - Vận động Các tổ chức xã Nâng cao lợi ích của các - Thực hiện hội thành viên - Rút kinh nghiệm - Bán sản phẩm và dịch vụ - Truyền bá Các công ty - Vì sự sống còn của doanh - Thuyết phục nghiệp - Làm thử - Bán... công tác nông nghiệp và nông thôn” nêu rõ “phải nắm vững chiến lược KHCN và khuyến nông , đưa ngay sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở, chú trọng đào tạo các nông dân giỏi trở thành khuyến nông viên Cho tới nay Trung Quốc đã có Uỷ ban quốc gia - cục phổ cập kỹ thuật nông nghiệp, cấp tỉnh có cục khuyến nông, dưới tỉnh có khuyến nông phân khu, cấp cơ sở là khuyến nông thôn xã Trên đây là hoạt động khuyến. .. Vị trí địa lý Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, Việt Nam Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 Km về hướng Đông Bắc Hệ thống giao thông đường bộ trong huyện và nối với các địa phương khác khá phát triển, đến nay cơ bản đã được hoàn thiện Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như... ngành (trồng trọt và chăn nuôi) 2.2.2.4 Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông có nhiều điểm khác biệt nhưng không mâu thuẫn với nhau thể hiện qua biểu so sánh dưới đây: - 19 - Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông ở Việt Nam Tổ chức Vai trò - Thực hiện sự quản lý của Khuyến nông Nhà nước Nhà nước - Các chương trình của chính phủ Viện... huyện Yên Thế qua 3 năm (04 - 06) Cùng với xu thế đổi mới chung của cả nước, những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2000 đến nay nền KTXH của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Yên Thế nói riêng đã thu được những kết quả phát triển vượt bậc Trong công cuộc thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá đinh hướng XHCN, nền kinh tế Yên Thế có tốc độ tăng trưởng khá cao và liên . đề tài Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang .1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1.2.1.. nông, hoạt động khuyến nông và lập kế hoạch khuyến nông. + Đánh giá kết quả hoạt động và tác động của hoạt động khuyến nông Trạm đã thực hiện đến sản xuất nông