MỤC LỤC
Kế hoạch khuyến nông là tập hợp các hoạt động khuyến nông được sắp xếp theo trình tự nhất định với quy mô và địa bàn triển khai cụ thể, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định với một nguồn lực sẵn có của địa phương. Khi đó kế hoạch lập ra có nhiều hạn chế (thường không xuất phát từ nhu cầu của người dân hoặc không khả thi) cho nên việc thực hiện các kế hoạch đó gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đạt được không cao, rất hạn chế sự tiếp nhận của người dân.
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch là: (1) Các mục tiêu, mục đích của chương trình; (2) Cơ sở, điều kiện để đạt được mục tiêu, mục đích; (3) Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các chương trình khuyến nông được lập ra. Trong Nghị quyết của đảng cộng sản Trung Quốc khoá VIII về “Tăng cường công tác nông nghiệp và nông thụn” nờu rừ “phải nắm vững chiến lược KHCN và khuyến nụng”, đưa ngay sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở, chú trọng đào tạo các nông dân giỏi trở thành khuyến nông viên.
Trung tâm có nhiệm vụ: (1) Xây dựng, chỉ đạo các chương trình khuyến nông về trồng trọt, chăn nuôi, BVTV, thú y, bảo quản chế biến nông sản theo từng lĩnh vực chuyên môn, từng vùng sinh thái trong phạm vi cả nước; (2) Hướng dẫn các địa phương, các tổ chức khuyến nông xây dựng và thực hiện các dự án khuyến nông; (3) Tham gia thẩm định các chương trình, dự án khuyến nông theo quy định của Bộ NN&PTNT; (4) Quan hệ với các tổ chức KTXH trong và ngoài nước để thu hút vốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến nông; (5) Xây dựng, theo dừi, đụn đốc và hướng dẫn thực hiện cỏc quy trỡnh kỹ thuật trồng trọt - chăn nuôi; (6) Quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, chất lượng TAGS, phân bún trờn thị trường; (7) Theo dừi, đỏnh giỏ và thực hiờn cỏc chương trỡnh dự ỏn khuyến nông để tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ. Trạm khuyến nông huyện có nhiệm vụ sau: (1) Đưa những KTTB theo các chương trình dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư vào sản xuất đại trà trện địa bàn huyện; (2) Xây dựng các mô hình trình diễn phục vụ cho các chương trình dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; (3) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nông - lâm - ngư dân theo mùa vụ hoặc theo yêu cầu của sản xuất; (4) Tổ chức tham quan học tập các điển hình tiên tiến ở trong và ngoài huyện; (5) Bồi dưỡng kỹ thuật và tập huấn nghiệp vụ cho khuyến nông viên cơ sở và cho nông dân; (6) Xây dựng CLBKN, nhóm nông dân sản xuất giỏi, nhóm hộ nông dân cùng sở thích; (7) Hợp tác với các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động khuyến nông.
(Nguồn: Phương pháp khuyến nông, dự án PTNT Cao Bằng - Bắc Kạn, 2004(3)) Như vậy ngoài hệ thống khuyến nông Nhà nước thì hiện nay ở nước ta việc xã hội hoá công tác khuyến nông đã tạo điều kiện cho các tổ chức, các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến nông của mình từ đó đem lợi ích cho chính cá nhân và tổ chức đó và cho bà con nông dân. Khâu đột phá trong chuyển giao KTTB là đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như quy trình bón phân hợp lý, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM), quy trình phòng và trị bệnh cho vật nuôi và áp dụng công nghệ sau thu hoạch (Nguyễn Văn Bộ, 2001).
Lý giải cho sự giảm xuống này là do vài năm trở lại đây nhiều lao động trên địa bàn huyện đã rất tích cực đi làm việc ở các thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, TP HCM… và nhiều lao động trong huyện đã và đang đi lao động xuất khẩu tại các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… Đây là một hướng mới giải quyết vấn đề dư thừa lao động hiện nay ở nông thôn Yên Thế nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung. Việc giảm này là do hai nguyên nhân: Thứ nhất là do diện tích cây hàng năm đặc biệt là cây lúa đang có xu hướng giảm nhằm chuyển mục đích sử dụng đất sang làm việc khác (xây dựng cụm công nghiệp và chuyển thành đất thổ cư); Thứ hai là do 3 năm qua cây Vải thiều - một loại cây đã từng đem lại nguồn thu lớn cho huyện Yên Thế trong những năm trước lại không còn cho nguồn thu ổn định nữa, năm 2005 giá vải trên thị trường chỉ đạt 2.500 - 3.000 đ/kg (bằng 1/3 giá năm 2000), năm 2006 vải mất mùa nên đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập các hộ dân và tổng GTSX của toàn huyện.
Công tác thống kê và tính toán GTSX của huyện cũng vấp phải trở ngại vì giá cả thị trường liên tục biến đổi, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng do tác động từ sự thay đổi giá của các loại nguyên nhiên liệu đầu vào (phân bón, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu…). Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm của các cơ quan (TTKNQG, TTKNKL tỉnh Bắc Giang, Trạm KN huyện Yên Thế), các nguồn thống kê của huyện và tỉnh, các thông tin từ dự án PLAN, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP) và của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.
+ Năng lực chuyên môn khá nhưng thiếu kinh nghiệm 7 11,67 + Có kinh nghiệm nhưng thiếu năng lực chuyên môn 3 5,00 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ nông dân Còn lại các mô hình trình diễn, hội nghị, hội thảo và tài liệu khuyến nông là các cách truyền đạt được người dân đánh giá hiệu quả là gần như nhau và không cao bằng tập huấn. Mặc dù có trên 90% số hộ đã có đài PTTH và 100% số xã có loa truyền thanh nhưng các chương trình khuyến nông phát trên các phương tiện này còn chậm so với thực tế sản xuất, quá thưa thớt (đài truyền thanh huyện phát 1 chương trình khuyến nông/1 tháng với thời lượng 30 phút).
Hầu hết các hộ cho rằng hoạt động khuyến nông chưa tốt lại rơi vào các hộ coi SXNN chỉ là phụ, Họ đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực cho sản xuất CN-TTCN hoặc buôn bán nhỏ nên dành ít sự quan tâm cho SXNN cũng như hoạt động của khuyến nông. Cũng có thể thấy rằng, hầu hết CBKN đang hoạt động tại huyện Yên Thế đều có trình độ đại học nhưng họ chỉ được đào tạo ở một chuyên ngành hoặc trồng trọt, hoặc chăn nuôi thú y, hoặc lâm nghiệp.
Mỗi khi chuẩn bị đưa KTTB vào sản xuất, trạm kết hợp với cơ quan trong và ngoài ngành khảo sát thực tế địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai trong đó có kế hoạch tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và nhân dân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các lớp tập huấn vẫn được mở theo hình thức khuyến nông hỗ trợ hoàn toàn kinh phí và dụng cụ học tập cho nông dân, vì thế một số người tham gia học với ý thức không cao, dẫn đến kết quả chưa như mong muốn.
Tuy nhiên, khuyến nông cộng đồng cũng có một số điểm cần hoàn thiện: (1) Hiện nay chưa có cơ chế chính sách thống nhất cho khuyến nông viên cơ sở, nhất là khuyến nông viên của cộng đồng; (2) CBKN cộng đồng thường ít được đào tạo một cách chính thống. Tóm lại, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thế có tác động lớn đến kết quả SXNN. Tuy nhiên các hoạt động lại chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Hầu hết các hoạt động khuyến nông chỉ quan. tâm đến kỹ thuật mà chưa có sự lồng ghép các hoạt động khác như: dịch vụ đầu vào, bao tiờu sản phẩm đầu ra, thụng tin thị trường… chưa xỏc định rừ ảnh hưởng của hoạt động khuyến nông đối với người nông dân để từ đó có kế hoạch phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông. Vì vậy trong những năm tới trạm khuyến nông và BQL dự án - chương trình khuyến nông của các kênh khác cần hoàn thiện hệ thống tổ chức cũng như hoàn thiện về nội dung hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bà con nông dân. Định hướng chung. Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển nền KTXH của toàn huyện nói chung thì công tác khuyến nông ở Yên Thế phải được triển khai dựa trên những đinh hướng chung như sau:. *) Phát huy những thắng lợi đã có trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp thời gian qua, trong những năm tới trạm khuyến nông huyện cần bám sát hơn nữa vào chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế của UBND huyên và nhiệm vụ mà TTKNKL tỉnh giao cho. *) Nắm bắt nhanh chóng, đầy đủ và có chọn lọc các KTTB để chuyển giao tới nông dân, giúp nông dân triển khai ra diện rộng. *) Ngoài việc thực hiện chuyển giao KTTB cho nông dân ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm sinh thì trạm còn phải đẩy mạnh các hoạt động khác như xoá đói giảm nghèo, tương trợ giúp đỡ nông dân gặp khó khăn. (6) Tiếp tục tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi thông qua các mô hình trình diễn, các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị đầu bờ. +) Đẩy mạnh diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao, ngô lai và các loại cây rau màu khác để tăng năng suât cây trồng, tăng giá trị kinh tế trên 1 ha canh tác. +) Đẩy mạnh việc chăn nuôi gia súc - gia cầm, xây dựng thương hiệu “Gà đồi Yên Thế”, cải tạo đàn bò địa phương, nạc hoá đàn lợn. +) Khảo sát và thực hiện nghiêm túc chương trình khôi phục vùng Cam Bố Hạ, lấy lại thương hiệu “Cam Bố Hạ” về cho Yên Thế. +) Tiếp tục phát triển cây chè ở vùng Nông Trường và các xã phụ cận. Tiến tới khôi phục cây chè trên diện tích cây Vải thiều cho hiệu quả kém. +) Chăm lo hướng dẫn nông dân xây dựng và phát triển kinh tế trang trại, phát triển hơn nữa các mô hình VAC và VACR trên địa bàn huyện.
(7) Trạm khuyến nông cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các kênh khuyến nông khác (Dự án quốc tế, doanh nghiệp, …) để thực hiện việc huyển giao KTTB vào sản xuất của nông dân sao cho có hiệu quả cao nhất, đồng bộ nhất. Trong khi CLBKN là một hình thức để tạo ra môi trường xúc tác cho nông dân tiếp cận khuyến nông, thoả mãn nhu cầu, mong muốn của họ về hiểu biết, cập nhật các kinh nghiệm và thông tin KHKT áp dụng trong sản xuất.
* Thu thập thông tin tài liệu về điều kiện tự nhiên và thực trạng sản xuất của địa phương, về hệ thống nông nghiệp, về tài nguyên và tiềm năng sản xuất…(Các thông tin này thường lấy từ các tài liệu có sẵn, các đợt kiểm tra). * Nhận biết, phát hiện vấn đề, tiềm năng: CBKN phải có quyết định xác định các vấn đề tồn tại mà nông dân đang quan tâm, chỉ ra những tiềm năng của họ để giúp họ cải tiến hoặc thay đổi các điều kiện sản xuất cũ.
Một khó khăn có thể có nhiều nguyên nhân, khó khăn này là nguyên nhân của khó khăn kia.
Với mỗi mục tiêu, CBKN có thể lập các dự án thực thi cụ thể để cùng với lãnh đạo địa phương và nông dân để thực hiện và hoàn thành chương trình theo đúng yêu cầu về thời gian và nguồn lực có thể huy động. Đánh giá khuyến nông phải được thực hiện trên 3 phương diện: Đánh giá kỹ thuật, đánh giá hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường, trước mắt và lâu dài), sự tiếp thu kỹ thuật của nông dân.