Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 28 - 31)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2.3. Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

* Hệ thống đường giao thông

Thực hiện chủ trương của huyện về CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã và đang được quan tâm đúng mức. Qua bảng 4 cho thấy, huyện có 56 km đường tỉnh lộ chạy qua, đường liên huyện là 61,7km, đường liên xã là 225 km. Trong đó 100% đường tỉnh lộ đã được giải Apphan, 80% đường liên huyện đã được giải bê tông và 60% đường liên xã đã được cứng hoá. Trong năm 2002 đã xây dựng và bàn giao 17,6 km đường bê tông từ Mỏ Trạng đi Bố Hạ (tuyến 268) . Năm 2005 cũng đã xây dựng và bàn giao tuyến đường giải Apphan từ Bố Hạ đi Cầu Gồ dài 10 km. Như vậy hiện nay 3 thị trấn - 3 trung tâm kinh tế của huyện đã được lối liền bằng hệ thống giao thông rất thuận lợi. Đây là điều kiện quan trọng giúp Yên Thế đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong những năm tới. Nhất định Yên Thế sẽ thành công trên con đường CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn đã được Huyện uỷ - UBND huyện vạch ra. Cán bộ và nhân dân Yên Thế chắc chắn sẽ sớm đưa huyện nhà thoát ra khỏi tình trạng của một huyện khó khăn. Bảng 4

* Hệ thống điên và thông tin liên lạc

Tính đến cuối năm 2006 toàn huyện có 72 trạm biến áp với tổng công suất là trên 15.000 KVA, trong đó đường dây cao thế là 120 km, đường dây hạ thế là 650 km. Hiện nay, đã có 98,79% số hộ trong toàn huyện được sử dụng điện, trong tổng số 21/21 xã đã có điện. Điều đó góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân toàn huyện, tạo điều kiện để tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

Về hệ thống thông tin liên lạc: Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đã có đài phát thanh, có hệ thống loa truyền thanh xuống tận thôn xóm. Thông qua hệ thống truyền thanh các xã đã cung cấp các thông tin về kinh tế, chính trị xã hội, các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, các chương trình khuyến nông, các kinh nghiệm sản xuất đến với người dân. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của hệ thống đài truyền thanh, đến nay trong toàn huyện đã có sấp sỉ 8.000 máy điện thoại cố định, đưa bình quân số máy điện thoại lên gần 10 máy/100 dân. Trong toàn huyện đã có 5 trạm tiếp sóng di động của hầu hết các mạng điện thoại trong nước. Với hệ thống điện và thông tin liên lạc như hiện nay đã góp phần vào sự phát triển KTXH của huyện, tạo điều kiện cho việc thực hiện các hoạt động và các chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện.

* Hệ thống y tế - giáo dục

Toàn huyện có một bệnh viện đa khoa đặt tại trung tâm thị trấn Cầu Gồ và hệ thống các phân viện và trạm xá đặt tại các xã (1 bệnh viện, 2 phân viện và 21 trạm xá/21 xã thị trấn). Ngoài ra còn có các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, các cơ sở y tế đều có đội ngũ y bác sĩ đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh, góp phần chăm lo sức khoẻ cho dân cư trong và ngoài huyện.

Về giáo dục toàn huyện có 46 trường học các cấp, trong đó có 21 trường tiểu học, 21 trường THCS, 3 trường THPT và 1 trung tâm dạy nghề. Một số cơ sở giáo dục trong huyện đã được công nhận chuẩn quốc gia như Trường tiểu học thị trấn Bố Hạ, Trường THPT thị trấn Cầu Gồ. Qua đó có thể thấy hệ thống

giáo dục của huyện đã và đang đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu học tập của nhân dân. Với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất giáo dục như hiện nay có thể tin tưởng rằng Yên Thế sẽ có đủ số lượng, chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ lao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển của mình trong thời kỳ mới.

* Về mày móc thiết bị

Toàn huyện có 329 chiếc ô tô - máy kéo, 163 chiếc máy xay xát, 185 chiếc máy làm đất loại nhỏ và gần 100 chiếc máy tuốt lúa liên hoàn. Với số lượng máy móc được trang bị như hiện nay thì khâu vận chuyển đã cơ bản được cơ giới hoá toàn bộ, việc làm đất gieo cấy đã được cơ giới hoá đến 60% và việc xay xát đã được thực hiện 100% bằng máy. Điều này không chỉ góp phần giải phóng sức người mà còn giúp cho việc gieo cấy các vụ trong năm trở nên nhanh chóng và kịp thời hơn. Tạo điều kiện cho việc chăm sóc, phát triển đồng bộ cả ngành trồng trọt - chăn nuôi và dịch vụ trong SXNN.

* Công trình thuỷ lợi

Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào mùa mưa các xã ven sông (Đồng Kỳ, Bố Hạ…) thường xuyên xảy ra tình trạng úng lụt do nước không thoát kịp thời. Ngược lại vào mùa khô thì hầu hết các xã trong huyện đều có tình trạng hạn hán xảy ra với mức độ khác nhau (các xã bị hạn nặng là Đông sơn, Hương Vĩ, Bố Hạ). Vì vậy mà việc hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi của Yên Thế trở nên hết sức quan trọng. Vài năm trở lại đây được sự hỗ trợ của Nhà nước, của Tổ chức PLAN và Dự án giảm nghèo (của WB) hệ thống kênh mương dùng cho việc tưới tiêu của huyện đã cơ bản được kiên cố hoá. Tình trạng hạn hán vào mùa khô và úng lụt vào mùa mưa đã được hạn chế, mùa màng đã và đang được đảm bảo khá tốt về khâu nước tưới. Tuy nhiên do tác động của điều kiện tự nhiên và do vận hành thiếu khoa học ở một số công trình thuỷ lợi đã có dấu hiệu xuống cấp nhanh chóng, hiệu quả tưới tiêu đang bị suy giảm so với công suất thiết kế. Điều này đặt ra yêu cầu với cơ quan chức năng và đội ngũ cán bộ quản lý việc phát triển nông nghiệp nông thôn cần có

biện pháp hữu hiệu để đảm bảo sử dụng hiệu quả và lâu dài các công trình có ý nghĩa chiến lược này.

Hiện nay toàn huyện có 35 trạm bơm các loại, hệ thống mương kiên cố đạt 177/200 km kênh mương (còn lại 23 km kênh mương chưa được cứng hoá). Trên toàn huyện có tới 96 hồ đập trữ nước phục vụ cho công tác tưới tiêu, trong đó chỉ có 6 hồ đập có dung tích nước tưới đạt trên 100 ha (Cầu Rễ, Đá Ong, Suối Cấy, Ngạc Hai, Chùa Sừng, Suối Ven, Xuân Lương). Với hệ thống thuỷ lợi như vậy nếu biết khai thác một cách khoa học và hợp lý thì chắc chắn công tác thuỷ nông của Yên Thế sẽ là mắt xích quan trọng tạo nên sự phát triển kinh tế của huyện những năm tới. Muốn vậy việc sử dụng và quản lý các công trình này cần được xã hội hoá, cần giao quyền quản lý và sử dụng các công trình này cho chính những người hưởng lợi - cho dân, kết hợp với sự kiểm soát vĩ mô của cơ quan Nhà nước. Để từ đó phát huy quyền làm chủ của dân, dân quản lý và dân hưởng lợi. Đó chính là quan điểm mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w