ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng linh hoạt cả phương pháp nghiên cứu thống kê và phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân (RRA, PRA). Số liệu được thu thập qua điều tra điển hình, điều tra mẫu, điều tra tại Trạm và thảo luận với CBKN. Các thông tin cần thu thập là nhận thức và đánh giá của CBKN, nhân dân địa phương về các hoạt động khuyến nông. Số lượng điều tra 25 CBKN và 60 hộ nông dân trên địa bàn 3 xã của huyện. Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp.
Xã Đặc điểm Hoạt động KN chủ yếu
Bố Hạ
- Gần trung tâm thị trấn Bố Hạ - Cây trồng chính: lúa, ngô - Vật nuôi chính: lợn, trâu bò
- Khuyến nông Nhà nước (trạm KN, CBKN cơ sở)
Đồng Kỳ
- Một nửa diện tích là đồi dốc, đồi thấp thuận lợi nuôi gà thả đồi
- Cây trồng chính: Vải thiều, lúa - Vật nuôi chính: gà, trâu bò
- Khuyến nông của dự án quốc tế (PLAN, WB)
- Khuyến nông của các DN - Khuyến nông Nhà nước
Tân Sỏi
- Đất đai phù hợp với cây mầu: lạc, đậu tương, dưa, bầu bí
- Vật nuôi chính: lợn, các loại thuỷ cầm
- Khuyến nông cộng đồng, CLBKN - Khuyến nông Nhà nước
- Khuyến nông của dự án quốc tế (PLAN)
Bảng 7: Số lượng CBKN và nông dân được phỏng vấn
Khi tiến hành phân tích các thông tin thu thập được chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích SWOT, tạo dựng “Cây vấn đề” và “Cây mục tiêu” cho một kế hoạch khuyến nông với một loại cây trồng vật nuôi cụ thể. Những thuận lợi và khó khăn, những vấn đề và mục tiêu được tổng hợp từ chính ý kiến của người dân. Kết quả được tổng hợp thành các bảng biểu và các hộp.
* Phân tích SWOT: Thực hiện bằng cách xem xét những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương ở hiện tại. Để từ đó có những giải pháp thích hợp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vượt qua thách thức trong tương lai. Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi sẽ tiến hành phân tích SWOT cho 2 ngành sản xuất chính của Yên Thế là trồng trọt và chăn nuôi.
* Cây vấn đề: xuất phát từ việc sắp xếp các vấn đề theo mối quan hệ nhân quả với nhau. Kết quả thu được là biểu đồ các vấn đề. Biểu đồ này có hình cây nên gọi là “Cây vấn đề”. Một khó khăn của Yên Thế hiên này là năng suất lúa thấp. Vậy vấn đề này bắt nguồn từ đâu sẽ được nghiên cứu chỉ ra cụ thể.
* Cây mục tiêu: được xác định bằng cách viết các khó khăn theo hướng ngược lại (hướng tích cực). Tương tự, ta cũng thu được biểu đồ các mục tiêu có dạng hình cây nên gọi là “Cây mục tiêu”. Ở đây khi đã xác đinh được khó khăn thì mục tiêu của địa phương là gì cũng sẽ được làm rõ.
Xử lý số liệu bằng phần mềm EXCEL. Các kết quả được tổng hợp trên trang văn bản Word, Windows 2003.