1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu điều trị rách sụn chêm do chấn thương bằng khâu nội soi

131 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Nghiên cứu điều trị rách sụn chêm do chấn thương bằng khâu nội soi

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển sâu rộng, gia tăng các phương tiện giao thông và tập luyện thể thao làm cho tỷ lệ chấn thương trong đóchấn thương khớp gối ngày càng tăng. Thương tổn sụn chêm do chấn thương kín khớp gối thường gặp, chiếm 68 - 75%, nhiều hơn so với các loại tổn thương sụn chêm do các nguyên nhân khác [27]. Đối với thương tổn sụn chêm, các phương pháp điều trị kinh điển như “nắn lại” sụn bị rách hoặc bất động khớp gối sau chấn thương đã có những kết quả nhất định. Kết quả điều trị các phương pháp này phụ thuộc vào tính chất, hình thái và vị trí của đường rách, tuy nhiên có nhược điểm là thời gian bất động kéo dài sau chấn thương do đó có những hạn chế. Phương pháp điều trị phẫu thuật mở khớp gối để cắt sụn chêm bán phần hay toàn phần đã được áp dụng trong một thời gian dài nhưng nhược điểm của phương pháp này là phải bất động sau phẫu thuật, thời gian điều trị kéo dài, nguy cơ nhiễm khuẩn cao, dễ bỏ sót tổn thương và gây nhiều thương tổn phần mềm do đó kết quả phục hồi cơ năng cho khớp gối bị hạn chế. Nhờ kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hạt nhân cho phép thấy rõ hình ảnh tổn thương của các thành phần bên trong khớp, giúp phẫu thuật viên đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp, có ý nghĩa rất lớn trong việc tránh được những hậu quả không đáng có phát sinh từ thương tổn này như hạn chế vận động của khớp gối, teo cơ, thoái hóa khớp cũng như việc phục hồi vận động khớp gối. Phẫu thuật nội soi khớp gối lần đầu tiên được tiến hành trên thế giới vào năm 1955 do Watanabe M. thực hiện [31] và đã có nhiều sự phát triển nhanh chóng. Từ đóNhờ từng bước hoàn thiện và được ứng dụng ngày càng rộng rãi với nhiều ưu điểm: chẩn đoán chính xác các thương tổn bên trong khớp gối, Style Definition: TOC 3: Indent: Left: 0.39", Hanging: 0.5", Tab stops: 6.1", Right,Leader: … + Not at 6.1" Style Definition: TOC 2: Indent: Left: 0.19", Hanging: 0.3" 2 xử trí triệt để các thương tổn đó. Các tác giả đều đi đến kết luận rằng những phẫu thuật thực hiện dưới nội soi chính xác hơn so với những phẫu thuật cùng loại theo phương pháp kinh điển, rút ngắn thời gian nằm viện và nhanh chóng phục hồi chức năng sau phẫu thuật, giúp người bệnh trở lại đời sống sinh hoạt và lao động bình thường [27]. Quan trọng hơn cả là kết luận thông qua nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả đều thống nhất đó là việc cắt bỏ sụn chêm sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp sau này. Nhờ những hiểu biết ngày càng rõ hơn về nguồn cấp máu và mô bệnh học của sụn chêm, người ta thấy rằng có những tổn thương rách sụn chêm vẫn có thể khâu phục hồi, vết rách có thể liền trở lại. Năm 1969, Hiroshi Ikeuchi đã tiến hành trường hợp phẫu thuật nội soi khâu sụn chêm đầu tiên bằng kỹ thuật khâu từ trong ra ngoài (Inside - out). Sau đó Henning, Albrecht, Olsen… tiếp tục phát triển kỹ thuật này. Cho đến năm 1985 Waren đưa ra kỹ thuật nội soi khâu sụn chêm từ ngoài vào trong (Outside - in) cho các trường hợp rách sụn chêm do chấn thương. Tiếp theo đó, nhờ các tiến bộ về dụng cụ, đã xuất hiện kỹ thuật khâu sụn chêm hoàn toàn từ bên trong (All inside). Tuy nhiên kỹ thuật nội soi khâu rách sụn chêm từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài vẫn được nhiều phẫu thuật viên áp dụng vì kỹ thuật đơn giản, không cần dụng cụ phức tạp. Những kỹ thuật chẩn đoán và điều trị thương tổn rách sụn chêm tại Việt Nam trước năm 1994 có thể nói là còn rất sơ sài. Hầu hết các tổn thương trong khớp gối kể cả sụn chêm đều được xử trí thông qua phẫu thuật mở khớp và cũng vì thế kết quả của phẫu thuật mang lại chưa cao và có nhiều biến chứng. Bắt đầu từ những năm tiếp theo cho đến nay, kỹ thuật nội soi khớp mới được phát triển, ứng dụng ngày một sâu rộng ở nhiều bệnh viện và trung tâm trong cả nước và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong chẩn đoán và điều trị thương tổn sụn chêm. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị rách sụn chêm còn ít, nhất là tham khảo y văn trong 3 nước chưa thấy có đề tài nào đề cập riêng về phẫu thuật nội soi khâu sụn chêm. Năm 2012, Nguyễn Quốc Dũng đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ của mình với đề tài “Nghiên cứu hình thái tổn thương sụn chêm khớp gối và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt sụn chêm”. Trong công trình nghiên cứu, tác giả cũng đã thông báo 44 trường hợp sụn chêm khớp gối được khâu lại. Toàn bộ các trường hợp chỉ được thực hiện bằng kỹ thuật khâu từ trong ra ngoài. Kết quả kiểm tra từ 3-12 tháng cho thấy về lâm sàng theo thang điểm Lysholm đều đạt kết quả rất tốt và tốt, không có kết quả kém . Tuy nhiên, tác giả chưa có được hình ảnh cận lâm sàng để minh chứng cho những kết quả đã đạt được [3]. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều trị rách sụn chtrênm do chấn thương bằng khâu nội soi” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình thái tổn thương rách sụn chêm do chấn thương trên bệnh nhân được phẫu thuật khâu nội soi. 2. Đánh giá kết quả điều trị rách sụn chêm do chấn thương bằng phương pháp khâu nội soi. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM VỀSƠ LƯỢC GIẢI PHẪU CỦA SỤN CHÊM 1.1.1. Sụn chêm trong Sụn chêm trong có hình chữ C, dài khoảng 5 - 6 cm, đi từ diện trước gai chạy vòng theo mâm chày trong ra phía sau và bám vào diện sau gai, bờ ngoại vi dính chặt vào bao khớp trong. Sừng sau (16 - 20 mm) rộng hơn sừng trước (8 - 10 mm), sừng trước bám chắc vào mâm chày ngay phía trước gai chày trước và dây chằng chéo trước. Sừng sau bám vào mâm chày sau ngay phía trước nơi bám dây chằng chéo sau, liên quan chặt chẽ với dây chằng bên trong sau và gân cơ bán mạc… Chính mối quan hệ giải phẫu với các thành phần xung quanh đã làm hạn chế sự di chuyển của sụn chêm trong khi vận động gấp duỗi gối, điều này giải thích vì sao thương tổn sụn chêm trong hay gặp trong chấn thương khớp gối [25]. 1.1.2. Sụn chêm ngoài 1. Sừng sau sụn chêm trong 2. Dây chằng bên trong 3. Sừng trước sụn chêm trong 4. Dây chằng ngang 5. Dây chằng chéo trước 6. Sừng trước sụn chêm ngoài 7. Dây chằng bên ngoài 8. Cơ khoeo 9. Sừng sau sụn chêm ngoài 10. Dây chằng sụn chêm - đùi 11. Dây chằng chéo sau Hình 1.1: Sụn chêm liên quan với các thành phần trong khớp * Nguồn : Sémiologie Traumatologie du Genou – Lerat J. L. (2005)Functional anatomy and biomechanics of the meniscus - Caldwell G.L. (1994) [25] Formatted: Font: Not Italic Formatted: Condensed by 0.2 pt Formatted: Condensed by 0.2 pt Formatted: Font: 12 pt Formatted: Centered Formatted: Font: 12 pt, French (France) Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt, Italic Formatted: Font: 12 pt, Not Bold, Italic Formatted: Font: 12 pt, Italic Formatted: Font: 12 pt Formatted: List Paragraph, Centered, Indent: First line: 0", Tab stops: 0.39", Left 5 Sụn chêm ngoài có hình chữ O mở vào trong, phủ bề mặt khớp mâm chày và rộng hơn sụn chêm trong, nó xuất phát từ diện trước gai, hơi ra phía ngoài một chút so với điểm bám của dây chằng chéo trước ở mâm chày. Sừng trước và sừng sau của sụn chêm ngoài rộng bằng nhau, kích thước khoảng 12-13 mm. Sụn chêm ngoài chạy vòng ra sau theo bờ mâm chày ngoài và bám vào diện sau gai cùng với dây chằng đùi - sụn chêm và dây chằng chéo sau [25]. 1.1.3. Thần kinh và mạch máu nuôi sụn chêm  Mạch máu nuôi sụn chêm: Hình 1.2: Sơ đồ cấp máu cho sụn chêm *Nguồn: Direct real time measurement of meniscal blood flow - Swiontkowski M. F. (1988) [78] Mạch máu nuôi dưỡng sụn chêm đều được tách ra từ các nhánh của động mạch khoeo. Ở khoeo, động mạch khoeo chia ra 5 nhánh bên: - Hai nhánh trung tâm đi vào bao khớp phía sau và tạo thành mạng mạch nuôi dưỡng bao khớp. - Sau đó động mạch khoeo chia thành những nhánh nhỏ là: động mạch gối trên, gối giữa và gối dưới: + Động mạch gối giữa chạy xuyên qua bao khớp phía sau và chia thành 3 nhánh cấp máu cho dây chằng chéo sau, vùng cạnh sụn chêm trong và vùng cạnh sụn chêm ngoài. + Động mạch gối dưới gồm nhánh bên trong và bên ngoài xuyên qua bao khớp ở mặt trước tạo thành mạng mạch dưới gân bánh chè. Từ mạng Động mạch gối dưới Formatted: Line spacing: Multiple 1.3 li Formatted: Font: 12 pt Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li 6 mạch này có các nhánh nhỏ đi vào vùng cạnh hai sụn chêm ở phía trước. Nhánh động mạch gối ngoài và trong cấp máu cho sụn chêm ngoài và sụn chêm trong. C, các nhánh tách ra từ động mạch này cấp máu cho hai sụn chêm giảm dần từ bờ ngoại vi nơi sụn chêm tiếp giáp với bao khớp đến bờ tự do. Sự phân bố mạch máu nuôi sụn chêm được nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng:, sự cấp máu nuôi chia làm ba vùng, đặc biệt nổi bật vùng sừng trước và sừng sau, còn ở thânsừng giữa chỉ có phần nền của sụn chêm được cấp máu [91], [95]. Hình 1.3: Hình ảnh cộng hưởng từ về cấp máu cho sụn chêm *Nguồn: Direct real time measurement of meniscal blood flow - Swiontkowski M. F. (1988) [78] Những công trình nghiên cứu của Arnoczky S. P. năm 1983 và , Benedetto K. P. năm 1985 cho thấy rằng sự cấp máu ở vùng sừng trước và sừng sau và phần rìa sụn chêm rất phong phú và giảm đi rõ rệt ở bờ tự do [14], [18]. Năm 1988, nghiên cứu của Swiontkowski M. F. đo lượng cấp máu cho sụn chêm bằng laser doppler cũng cho kết quả tương tự và ngay tại vùng được cấp máu, vòng nối giữa các mao mạch là rất hiếm [78]. - Vùng giàu mạch máu nuôi (vùng đỏ - đỏ): chiếm 1/3 ngoài, vùng này có đầy đủ mạch máu nuôi, rách vùng này dễ phục hồi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng. - Vùng trung gian (vùng đỏ - trắng): ở 1/3 giữa mạch máu nuôi, mạch máu bắt đầu giảm dần, tổn thương có thể lành khi điều trị đúng nhưng kết quả đem lại với tỷ lệ thấp hơn. Formatted: Condensed by 0.2 pt Formatted: Condensed by 0.2 pt Formatted: Condensed by 0.2 pt Formatted: Condensed by 0.2 pt Formatted: Condensed by 0.2 pt Formatted: Line spacing: Multiple 1.3 li Formatted: Font: 12 pt Formatted: Not Expanded by / Condensed by 7 - Vùng vô mạch (vùng trắng - trắng): 1/3 trong không có mạch máu nuôi, rách ở đây không có khả năng phục hồi nên thường điều trị cắt bỏ đi phần rách. Đây là cơ sở quan trọng cho việc chỉ định khâu sụn chêm bị rách do chấn thương. Hình 1.4: Phân vùng sụn chêm theo cấp máu *Nguồn: Direct real time measurement of meniscal blood flow - Swiontkowski M. F. (1988) [78]  Thần kinh: Thần kinh đi theo cùng mạch máu, nằm trong lớp áo ngoài của mạch máu và đi vào sụn chêm phân nhánh cùng các bó sợi collagen tạo thành mạng lưới. Các sợi thần kinh tập trung chủ yếu một phần ba rìa ngoài của sụn chêm và đóng vai trò bảo vệ khớp chống lại những cử động bất thường [77]. 1.2. CẤU TẠO MÔ HỌC CỦA SỤN CHÊM Năm 1958, tác giả Viernstein K. đã nêu sụn chêm được cấu tạo bởi 65% sợi collagen, 16% chondrotinsulfat, 19% là nước và các thành phần khác. Khi sụn chêm bị thoái hóa, lượng chondrotinsulfat sẽ giảm đi còn khoảng 5%, thay thế vào đó sẽ là các tổ chức xơ, còn thành phần collagen gần như không thay đổi. Thành phần xơ sụn của sụn chêm chủ yếu là collagen týp I (chiếm 90%), gần giống như gân và sụn [81]. Theo nghiên cứu của Adam M. E. và Muir H. năm 1981; Mc Nicol D. và Roughley P. J. năm 1980 cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ của proteoglycan và glycosaminglycan trong cấu trúc của sụn chêmsụn khớp [9], [55]. Vùng đỏ Vùng đỏ - trắng Vùng trắng Formatted: Font: 12 pt Formatted: Line spacing: Multiple 1.4 li 8 Ngoài ra, theo Mc Nicol D. và Roughley P. J. cho rằng tỷ lệ proteoglycan trong sụn chêm của người trưởng thành chỉ bằng 1/8 sụn khớp và trong thành phần sụn chêm còn có dermaltalsulifat với hàm lượng khoảng 29%, đây là thành phần không có trong sụn khớp. Năm 1984, Insall J. N. nhận thấy trong cấu trúc sụn còn có một cấu trúc quan trọng là proteoglycan. Cấu trúc này được tạo bởi từ glycosaminoglycan và protein. Sự sắp xếp các phân tử proteinglycan giữa các bó sợi collagen đã tạo cho sụn chêm có khả năng đàn hồi chống đỡ lại lực kéo và lực đẩy của lồi cầu đùi khi gấp, duỗi gối [40]. Các sợi này sắp xếp với nhau theo không gian ba chiều và đan chéo nhau rất chắc: loại ngang chiếm 2/3 trong, xếp nhiều từ trong ra ngoài chịu sức tải ép, loại dọc đi vòng quanh chiếm 1/3 ngoài chịu sức căng, loại đứng dọc ở vùng trung gian nối kết các sợi trên. Nhờ cấu trúc mô học này giúp sụn chêm có tác dụng truyền tải lực [35], [91], [93], [95]. Theo Walker P. S. các bó sợi collagen chạy vòng cung và đan chéo lẫn nhau ở phần rìa và phần giữa sụn chêm có tác dụng trong vai trò hấp phụ lực của vùng này khi khớp gối duỗi thẳng ở tư thế đứng [83]. Ở vùng ngoại vi sát bao khớp, các bó sợi collagen chạy song song có vai trò chịu lực kéo và lực đẩy của lồi cầu đùi trên mâm chày khi gấp duỗi gối [83]. Do có sự sắp xếp khác nhau của các bó sợi collagen ở trong các vị trí khác nhau của sụn chêm, nên dẫn đến các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh khác nhau:, ví dụ như tổn thương ở phần rìa sụn chêm sát bao khớp thường là đường rách dọc, tổn thương tại phần tự do thường là tổn thương rách ngang hoặc rách hình vạt. Sợi đứng dọc Sợi dọc Formatted: Line spacing: Multiple 1.45 li 9 Hình 1.5: Cấu trúc mô học và phân tử sụn chêm *Nguồn: The meniscus: review of basic principles with application to Surgery and Rehabilitation - Timothy Brindle (2001) [81] Năm 1911, Fick R. nghiên cứu cấu trúc sụn chêm ở người trưởng thành đã nhận thấy những bó sợi chun bao quanh tổ chức xơ sụn thành một lớp mỏng và nằm trong lớp tổ chức liên kết. Các bó sợi này sắp xếp theo hình vòng cung chạy từ phần nền sụn chêm ra đến phần rìa [35]. Năm 1936, nghiên cứu của Tobler T. vào năm 1936 cũng cho thấy cấu trúc sụn chêm của trẻ sơ sinh là những mô liên kết sắp xếp dạng lượn sóng xen kẽ với những bó sợi chun [97]. Theo công trình nghiên cứu của Reinbach W. năm 1954 [93], Bullough P. G. năm 1970 [21] và Walker P. S. năm 1975 [83] cho thấynêu lên rằng sự sắp xếp của các bó sợi chun và tổ chức xơ sụn theo cấu trúc không gian 3 chiều đã đảm bảo cho sụn chêm thực hiện vai trò hấp thu lực, phân phối và dàn đều lực. Năm 1986, Beaupre A. R. quan sát trên kính hiển vi điện tử nhận thấy các bó sợi nằm ngang ở bờ tự do giúp cho sụn chêm có khả năng hấp thu lực, các bó sợi chạy song song ở phần nền sát bao khớp giúp cho sụn chêm chịu lực căng, kéo và các bó sợi đan chéo giúp cho sụn chêm có khả năng thay đổi hình dạng, qua đó tăng diện tích tiếp xúc của lồi cầu đùi với mâm chày khi gấp, duỗi gối [17]. 1.3. CƠ SINH HỌC CỦA SỤN CHÊM Sợi ngang Sợi collagen Dịch kẽ Formatted: Font: 12 pt Formatted: Line spacing: single 10 Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, trong trạng thái đi kKhớp gối chịu 4,5 - 6,2 lần trọng lượng của cơ thể trong khi đi, riêng mâm chày chịu nặng đến 72,2% trọng lượng cơ thể, lực tác động qua sụn chêm ở tư thế gối gấp và duỗi khác nhau. Theo Burke và Ahmed thì: có 50% lực chịu nặng sẽ truyền qua sụn chêm trong tư thế gối duỗi thẳng, 85% lực chịu nặng sẽ truyền qua sụn chêm ở tư thế gấp gối [23]. Voloshin và Wosk so sánh thấy ở những khớp gối còn sụn chêm có khả năng hấp thu lực và giảm sốc cao hơn 20% so những khớp gối đã bị cắt sụn chêm. Khi cắt một phần sụn chêm thì diện tích tiếp xúc mâm chày với lồi cầu đùi sẽ giảm 10% và tăng điểm chịu lực lên 65%. . Sau khi cắt bỏ toàn bộ sụn chêm toàn bộ, mặt tiếp xúc này giảm 75% và tăng điểm chịu lực lên từ 235 đến 700% so với bình thường [77]. Cơ chế gây thương tổn sụn chêm được Smile [76] phân tích và chia thànhra bốn lực chính: lực ép từ trên xuống, lực xoay, dạng hay khép và, gấp hay duỗi. Tuy nhiên, các lực trên thông thường phối hợp với nhau khi gây thương tổn sụn chêm, tùy ưu thế của lực nào mạnh mà khi gây thương tổn sụn chêm sẽ cho ra hình tháidạng thương tổn khác nhau. Hình 1.6: Cơ chế gây tổn thương sụn chêm của gối *Nguồn : Sémiologie TraumatologieLa pathalogie mécanisque du Genou - SaragagliaLerat J. L. (20053) [105] Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: 12 pt, Not Italic [...]... Meniscal repair - Wirth C R (1981) [85] 1.7.2.3 Phẫu thuật khâu lại sụn chêm nội soi Đối với những sụn chêm rách do nguyên nhân chấn thương, nguyên tắc bảo vệ được tối đa là tốt nhất Người ta tìm cách khâu lại những đường rách mới, ở những sụn chêm bình thường .rách sụn chêm do chấn thương có chỉ định khâu thì khâu bảo tồn sụn chêm nội soi là phương pháp xử trí tốt nhất vì giúp tránh được Formatted: Font:... THÁI TỔN THƯƠNG RÁCH SỤN CHÊM Tuỳ theo thời gian, vị trí, tính chất và hình thái đường rách mà phân chia thành nhiều loại khác nhau 1.6.1 Theo vị trí sừng của sụn chêm + Rách sừng trước sụn chêm + Rách sừng sau sụn chêm + Rách sừng giữa sụn chêm (thân) 1.6.2 Theo tính chất thời gian + Rách mới: trong vòng ba tuần đầu tiên kể từ khi chấn thương 22 + Rách cũ: ngoài thời gian ba tuần sau chấn thương 1.6.3... học, cơ sinh học và vai trò của sụn chêm ta thấy rằng: trong chấn thương sụn chêm trong dễ tổn thương hơn sụn chêm ngoài Bên cạnh đó , tuổi trẻ sụn chêm thường rách dọc , nNếu cắt bỏ sụn chêm sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối, do đó rách sụn chêm ở vùng đỏ - đỏ, đỏ - trắng cần khâu bảo tồn để tránh các biến chứng này 1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THƯƠNG TỔN SỤN CHÊM 1.5.1 Lâm sàng 1.5.1.1 Đau... hiểu biết ngày càng sâu cơ chế lành sụn, cấp máu cho sụn giúp cho kết quả khâu rách sụn chêm do chấn thương ngày càng tốt hơn Năm 2008, Haklar khâu các rách dọc sụn chêm ngoài cho 64 sụn chêm đạt kết quả rất tốt và tốt trên 90% [36], Adreson (2010) báo cáo khâu 57 trường hợp rách sụn chêm, theo dõi sau 2 năm, kết quả rất tốt và tốt chiếm 52/57 trường hợp [12] Các nghiên cứu trên thực nghiệm cũng như cận... toàn bộ sụn chêm [80] Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thực hiện cắt một phần sụn chêm được, nhất là những tổn thương phức tạp, rách ở sừng sau hay mặt dưới sụn chêm Bên cạnh đó một số những tổn thương sụn chêm có thể khâu bảo tồn sẽ cho kết quả tốt hơn 31 Hình 1.21: Hình ảnh nội soi rách sụn chêm và sau khi cắt sụn chêm một phần *Nguồn: Meniscal repair - Wirth C R (1981) [85] 1.7.2.3 Phẫu thuật khâu. .. ở người già, kiểu rách này thường gặp thay đổi mặt khớp và xảy ra ở nhiều mặt phẳng khác nhau 25 Hình 1.17: Hình ảnh nội soi sụn chêm rách biến dạng *Nguồn: Meniscal Injuries in Active Patients - Theodore T (2004) [80] Formatted: Font: 12 pt Formatted: English (United States) 1.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RÁCH SỤN CHÊM 1.7.1 Điều trị bảo tồn: Sụn chêm và những thương tổn của sụn chêm nó đã được biết... khớp gối trong thương tổn sụn chêm với thương tổn dây chằng Trong tổn thương sụn chêm, tràn máu khớp gối thường xuất hiện muộn vào ngày thứ 2 sau chấn thương, khác với những Còn khi chấn thương có tổn thương dây chằng, tràn máu khớp gối thường xuất hiện ngay trong những giờ đầu Tuy nhiên, theo Triliat A trong những trường hợp chấn thương mạnh gây tổn thương sừng sau của sụn chêm kèm theo có rách bao khớp... 1.7.2.2 Phẫu thuật cắt sụn chêm - Cắt sụn chêm toàn phần: là sụn chêm được cắt hoàn toàn đến sáttận bao khớp Trước đây, với kỹ thuật mở khớp, phần lớn sụn chêm rách đều được lấy bỏ hoàn toàn hoặc là gần hoàn toàn.cắt sụn chêm toàn phần được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân tổn thương sụn chêm Nhiều tác giả còn Lúc đó một số tác giả cho rằng: tổn thương sụn chêm là yếu tố gây đau và hạn Formatted:... (Italy) Formatted: Italian (Italy) xác các thương tổn sụn chêm trên nguyên tắc bảo vệ tối đa phần sụn chêm còn lành Phẫu thuật nội soi ra đời đáp ứng được điều đó 1.7.2.1 Phẫu thuật thay thế sụn chêm Phẫu thuật thay thế sụn chêm được thực hiện lần đầu tiên bởi Lexer E (1916), khi sử dụng một dải mỡ tự thân của bệnh nhân để thay thế cho toàn bộ sụn chêm bị tổn thương Nhưng phải đến năm 1933, kết quả này... (United States) + Rách hình tia (nan quạt): cũng thường xảy ra ở những vị trí điểm nối 1/3 giữa và 1/3 sau, chúng kéo dài từ mép tự do ngang qua sụn chêm đến phía ngoại vi Kiểu rách này làm mất khả năng phân phối lực ra phía ngoại biên của sụn chêm thường phải cắt sụn chêm toàn bộ Hình 1.15: Hình ảnh nội soi sụn chêm rách hình tia *Nguồn: Meniscal Injuries in Active Patients - Theodore T (2004) [80] . đề tài: Nghiên cứu điều trị rách sụn chtrênm do chấn thương bằng khâu nội soi với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình thái tổn thương rách sụn chêm do chấn thương trên. thuật khâu nội soi. 2. Đánh giá kết quả điều trị rách sụn chêm do chấn thương bằng phương pháp khâu nội soi. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM VỀSƠ LƯỢC GIẢI PHẪU CỦA SỤN CHÊM 1.1.1. Sụn. lệ chấn thương trong đó có chấn thương khớp gối ngày càng tăng. Thương tổn sụn chêm do chấn thương kín khớp gối thường gặp, chiếm 68 - 75%, nhiều hơn so với các loại tổn thương sụn chêm do

Ngày đăng: 16/04/2014, 03:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w