1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam

160 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nợ công đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng và rất phức tạp trong nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Nền kinh tế thế giới đang phải gánh chịu những món nợ khổng lồ của các chính phủ mà có thể gây ra những tác động tiêu cực. Nhiều nước có mức nợ công rất lớn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính và thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ với những món nợ công đang ngày càng gia tăng. Hiện nay, có nhiều mối lo ngại về nợ công của Việt Nam như cơ cấu vay nợ, cơ chế quản lý, hiệu quả sử dụng và tích lũy trả nợ. Các vấn đề của nợ công và bản thân các mối lo ngại sẽ tạo ra những tác động tiềm tàng mà nếu không được xử lý sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực. Ở Việt Nam những năm vừa qua, vấn đề thu hút nguồn lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội luôn có xu hướng phát triển mạnh. Hàng năm, ngoài nguồn vốn NSNN phục vụ cho đầu tư phát triển thì nguồn vốn từ vay, nợ của Chính phủ cũng không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng cao của xã hội nói chung và của Chính phủ nói riêng. Đây là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn đầu tư hàng năm của nước ta. Ngoài ra, một phần nguồn vay, nợ của Chính phủ được sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách hàng năm. Vấn đề đặt ra là, không chỉ quan tâm tới việc thu hút nguồn lực mà quan trọng hơn là phải tập trung quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vay, nợ của Chính phủ, tạo đà cho sự phát triển kinh tế đất nước và trực tiếp hoặc gián tiếp thu hồi vốn để có nguồn thanh toán cho các khoản nợ này. Mặt khác, việc vay, nợ luôn phải đặt trong bối cảnh của sự cân bằng và đảm bảo an ninh tài chính của quốc gia, cần phải luôn có sự đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản nợ công để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của KTNN là thực hiện kiểm toán các khoản nợ công trên cơ sở đó ngăn ngừa được các rủi ro phát sinh, từ đó đề ra 2 các biện pháp quản lý các khoản nợ công một cách tốt hơn. KTNN Việt Nam đã trải qua 19 năm hoạt động, nhưng đến nay việc kiểm toán nợ công vẫn còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, KTNN chưa thực hiện một cuộc kiểm toán độc lập đối với các khoản nợ công. Hàng năm, khi kiểm toán quyết toán NSNN có đề cập đến các khoản nợ công nhưng mới ở những nội dung hết sức đơn giản, chưa xem xét trong tính tổng thể, toàn diện của nó. Nguyên nhân cơ bản là do chưa xác định đầy đủ nội dung, trình tự và phương thức tổ chức kiểm toán nợ công. Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận, thực tiễn nhằm xác định nội dung, trình tự và phương thức tổ chức kiểm toán đối với nợ công để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của KTNN. Đây là đòi hỏi cấp thiết đối cơ quan Kiểm toán Nhà nước hiện nay. Xuất phát từ các lý do trên và thực tiễn liên quan đến công tác chuyên môn đã thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam”, Tác giả được biết đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài ở những góc độ và giai đoạn khác nhau: - Về nợ công và quản lý nợ công: Có khá nhiều công trình nghiên cứu về nợ công và quản lý nợ công giúp cho tác giả kế thừa một số vấn đề lý luận về nợ công, đánh giá tình hình quản lý nợ công như: Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai (2013), nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam; TS.Vũ Đình Ánh “Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ côngViệt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện năm 2010); IMF & WB (2001), “Hướng dẫn quản lý nợ công” - Về tổ chức kiểm toán nợ công: 3 Trước năm 2008, gần như chưa có bài viết hoặc công trình nghiên cứu nào liên quan đến tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam. Năm 2008, Kiểm toán Nhà nước có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Tổ chức kiểm toán các khoản vay nợ của Chính phủ” do TS. Lê Đình Thăng làm chủ nhiệm. Tại thời điểm nghiên cứu, Đề tài đã đề cập khá cơ bản về nợ Chính phủ và quản lý nợ Chính phủ; những vấn đề về kiểm toán nợ Chính phủ; đồng thời đề xuất một số giải pháp tổ chức kiểm toán nợ Chính phủ. Tuy nhiên, Đề tài mới tập trung nghiên cứu về kiểm toán nợ Chính phủ trong khi nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương; Đề tài thực hiện khi Luật quản lý nợ công chưa ban hành, từ khi Luật quản lý nợ công được ban hành năm 2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 đến nay, công tác quản lý nợ công đã có rất nhiều thay đổi từ yêu cầu quản lý nợ, cơ quan quản lý nợ, cơ cấu nợ, cơ chế quản lý nợ, ; công tác kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong đó có kiểm toán nợ công từ năm 2008 đến nay đã có những thay đổi đáng chú ý là việc tăng cường kiểm toán hoạt động đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề và nâng cao một bước về kiểm toán nợ công trong cuộc kiểm toán Quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm. Năm 2010, Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công. Tài liệu Hội thảo là các bài viết đơn lẻ, nghiên cứu sâu về một số khía cạnh về quản lý và kiểm toán nợ công do đó chưa có nghiên cứu tổng thể và đầy đủ về tổ chức kiểm toán nợ công. Ngoài ra, có một số bài viết, công trình nghiên cứu đơn lẻ về một vài nội dung cụ thể của nợ côngkiểm toán nợ công được công bố trên các Báo, Tạp chí và phương tiện thông tin đại chúng. Về tình hình nghiên cứu ngoài nước: Năm 2007, ASOSAI đã đưa ra các khuyến nghị về kiểm toán nợ công; năm 2009, cơ quan sáng kiến phát triển của INTOSAI đã tổ chức hội thảo quốc tế liên quan đến kiểm toán nợ công; năm 2012, INTOSAI đã đưa ra các chỉ dẫn kiểm toán về nợ công. Các tài liệu trên là các chỉ dẫn và khuyến nghị chung hoặc kinh nghiệm của một vài nước trên thế giới về kiểm toán nợ công nhưng chưa đề cập nhiều đến tổ chức kiểm toán nợ 4 công. Đây là các tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình nghiên cứu lý luân về kiểm toán nợ công và kinh nghiệm một số nước trên thế giới về kiểm toán nợ công của Nghiên cứu sinh. Từ những vấn đề trên cho thấy các nội dung liên quan đến tổ chức kiểm toán nợ công còn ít được nghiên cứu và thiếu tính hệ thống. Tác giả chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này, vì vậy đề tài luận án “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam” không chỉ mang tính cấp thiết mà còn mang tính độc lập. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nợ công và những vấn đề cơ bản về kiểm toán nhà nước liên quan đến kiểm toán nợ công, luận án đi sâu đánh giá tình hình nợ công và quản lý nợ công, tập trung phân tích thực trạng về tổ chức kiểm toán nợ côngViệt Nam, có tham khảo kinh nghiệm một số nước trong việc tổ chức kiểm toán nợ công, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến tổ chức kiểm toán nợ công nói chung do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện với các nội dung cơ bản là xác định căn cứ kiểm toán, mục tiêu kiểm toán, nội dung, quy trình, phương thức tổ chức kiểm toán nợ công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án chỉ hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về nợ công, vai trò của nợ công và quản lý nợ công cũng như tình hình nợ công trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng; những đặc điểm cơ bản của nợ công; xác định vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm toán nợ công, các khuyến cáo của INTOSAI đối với kiểm toán nợ công; xác định yêu cầu đặt ra với việc tổ chức kiểm toán nợ công; không đi sâu nghiên cứu về thực trạng nợ công và quản lý 5 nợ công của Việt Nam, cũng như quy trình quản lý nợ, các nghiệp vụ về nợ và các vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý nợ công Đề tài đi sâu nghiên cứu tổ chức kiểm toán nợ công do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện với thời gian từ năm 2001 đến năm 2012 đối với các nội dung đã xác định trong đối tượng nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán nợ công. Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nợ công của một số nước trên thế giới để rút ra các bài học cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và điều kiện nhằm hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công phù hợp với điều kiện cụ thể về tổ chức kiểm toán nợ công của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu về căn cứ kiểm toán nợ công, mục tiêu, nội dung kiểm toán nợ công, quy trình và phương thức tổ chức kiểm toán nợ công. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản, như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với lôgíc học ; Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá; Sử dụng phương pháp chuyên gia (phỏng vấn hoặc hội nghị) để lấy ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu. Sử dụng Hồ sơ các cuộc kiểm toán có liên quan của Cơ quan KTNN trong phạm vi nghiên cứu, để phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán nợ công trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã thực hiện phân tích các nguồn tài liệu đã thu thập được về kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, kiểm toán ngân sách địa phương, kiểm toán chuyên đề quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, các cuộc kiểm toán sử dụng vốn ODA, và từ rất nhiều các nguồn khác nhau như: Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, ngân sách Nhà nước, nợ công và quản lý nợ công; các giáo trình, sách giáo khoa chuyên ngành của một số trường đại học ở trong nước và các bài viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành có uy tín viết về nợ côngkiểm toán nợ công. 6 6. Những kết luận mới của Luận án Là một đề tài có tính tiên phong trong khoa học về tổ chức kiểm toán nợ công, luận án sẽ đóng góp hữu ích cho công tác nghiên cứu, đào tạo cũng như góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung và kiểm toán nợ công nói riêng. Những đóng góp của luận án thể hiện trên những mặt chủ yếu sau: Một là, hệ thống hóa các khái niệm, các vấn đề lý luận cơ bản về nợ côngkiểm toán nợ công; phân tích vai trò của nợ công và những ảnh hưởng trọng yếu của việc vay nợ trong mối tương quan với yêu cầu phát triển và nghĩa vụ trả nợ cũng như tác động tiêu cực có thể có trong tương lai; làm sáng tỏ mục tiêu, tầm quan trọng của quản lý nợ công. Qua đó, làm rõ yêu cầu giám sát quản lý nợ công và vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm toán nợ công. Hai là, Luận án đã phân tích làm sáng tỏ vai trò của Kiểm toán Nhà nước đối với nợ công là xác nhận tính trung thực của thông tin trên các báo cáo vay nợ, giúp cải thiện tính minh bạch và công khai các thông tin nợ công trong quản lý nợ công; cảnh báo, khuyến cáo các khả năng có thể xẩy ra rủi ro tài chính quốc gia giúp Quốc hội, Chính phủ đánh giá tính bền vững của các khoản nợ; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về những trường hợp bất thường và khả năng thâm hụt trong quản lý, sử dụng nợ công. Luận án đã tổng hợp đưa ra năm (05) khuyến cáo về kiểm toán nợ công của INTOSAI. Qua đó, đưa ra các yếu tố cần thiết trong tổ chức kiểm toán nợ công. Ba là, trên cơ sở tình hình chung về nợ công của các nước trên thế giới, tình hình nợ công và quản lý nợ công của Việt Nam trong những năm gần đây, Luận án đã đánh giá thực trạng cơ sở pháp lý và căn cứ của kiểm toán nợ công, thực trạng mục tiêu, nội dung, quy trình và phương thức tổ chức kiểm toán nợ công. Luận án đưa ra bốn (04) kết quả đạt được và ba (03) tồn tại, trong đó qua 19 năm hoạt động, Kiểm toán Nhà nước vẫn chưa tiến hành kiểm toán nợ công một cách đầy đủ, chưa có ý kiến kiến nghị có tính vĩ mô, chưa có đánh giá giám sát về cơ cấu, chi phí, để hoàn thiện công tác quản lý nợ công. 7 Bốn là, xuất phát từ định hướng phát triển đất nước với vấn đề nợ công, định hướng phát triển Kiểm toán Nhà nước Việt Nam về kiểm toán nợ công và kinh nghiệm kiểm toán nợ công của một số nước (Đức, Ucraina, Mỹ, Mexico) cùng bài học rút ra cho Việt Nam, Luận án đã đề xuất chín (09) giải pháp để hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công. Trong đó, trọng tâm là: (1) Hoàn thiện nội dung kiểm toán nợ công bao gồm: Kiểm toán tính trung thực hợp lý các báo cáo nợ công; kiểm toán cơ cấu vay nợ; kiểm toán chi phí vay nợ; kiểm toán sử dụng các khoản vay; kiểm toán cấp bảo lãnh của Chính phủ; kiểm toán tính tuân thủ, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nợ công; kiểm toán việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ công, (2) Hoàn thiện phương thức tổ chức kiểm toán nợ công, cụ thể là: Kiểm toán các báo cáo thường niên về nợ công, kiểm toán theo chuyên đề, kiểm toán theo từng dự án, công trình cụ thể sử dụng nợ công. Tập trung kiểm toán ở các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nợ công (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước). Kiểm toán toàn diện theo chu kỳ kép kín từ quá trình vay, giải ngân thanh toán và trả nợ. Năm là, đề xuất những điều kiện nâng cao hiệu quả các nhóm giải pháp: các cơ quan Nhà nước cần tạo điều kiện về môi trường pháp lý, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai minh bạch và hoàn thiện cơ chế quản lý nợ công. KTNN cần có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán tiên tiến và tổ chức đơn vị riêng về kiểm toán hoạt động. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương: - Chương 1: Lý luận cơ bản về nợ côngtổ chức kiểm toán nợ công; - Chương 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán nợ công do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện; - Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện. 8 Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ CÔNGTỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỢ CÔNG 1.1. Nợ công và quản lý nợ công 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nợ công Cho đến nay các khái niệm nợ vẫn còn rất nhiều tranh luận, vấn đề không phải là các nghiệp vụ vay trả như thế nào mà lại tập trung vào các tranh luận xác định các khu vực vay nợ, và được tính như thế nào đối với từng loại vay nợ; các khoản vay nợ tác động như thế nào đến vị thế tài khoá của quốc gia. Để hiểu rõ hơn về nợ công chúng ta xem xét một số khái niệm: Khái niệm nợ: Theo các tài liệu hướng dẫn về thống kê nợ của các định chế tài chính quốc tế, “Nợ” là toàn bộ số dư còn lại tại một thời điểm nhất định của các khoản vay mà một đối tượng nào đó có nghĩa vụ phải thanh toán (cả gốc, lãi, phí và các chi phí khác có liên quan) vào một hoặc nhiều thời điểm trong tương lai. Theo từ điển kinh tế, tài chính, ngân hàng, do PGS.TS Lê Văn Tề biên soạn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 1996 thì “nợ” là một số tiền do một cá nhân, xí nghiệp hoặc Chính phủ (bên mượn) nợ người cho vay. Các khoản nợ phát sinh khi một cá nhân, tổ chức, v.v tiêu xài nhiều hơn khoản lợi tức có được hoặc khi họ cố tình đề ra phương án vay tiền để mua một số hàng hoá, dịch vụ hoặc tích sản nào đó. Nợ cá nhân có thể bao gồm: cầm cố, tín dụng trả góp, vay ngân hàng và thấu chi. Nợ của Chính phủ có thể theo dạng các trái khoán dài hạn, trái phiếu ngắn hạn của ngân khố. Nợ Quốc gia hay chính xác hơn là nợ nước ngoài của Quốc gia được hiểu là toàn bộ số vay nợ nước ngoài của khu vực công và khu vực tư nhân tại một thời điểm có trách nhiệm hoàn trả trong một thời kỳ nhất định. Nợ nước ngoài tại một thời điểm là số dư các nghĩa vụ nợ thực tế (không kể nghĩa vụ dự phòng) mà người vay phải thanh toán lãi và/hoặc gốc vào một hoặc nhiều thời điểm trong tương lai, và là nợ của người cư trú đối với người không cư trú. Theo định nghĩa này, các khoản nợ được phát hành trong nước (ví dụ trái phiếu Chính 9 phủ), không kể là bằng ngoại tệ hay nội tệ, nếu do người không cư trú nắm giữ cũng được coi là “Nợ nước ngoài”. Căn cứ theo đối tượng là người vay, Nợ nước ngoài được phân thành: - Nợ nước ngoài của Chính phủ, - Nợ nước ngoài của khu vực công, - Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. Nợ công là kết quả của tình trạng bội chi NSNN, vừa có thể là nguyên nhân làm gia tăng bội chi NSNN trong tương lai. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về xác định nợ công. Giáo sư Michael Parkin của Trường Quản Lý Nhà Nước Kenedy thuộc đại học Harvard cho rằng nợ côngnợ của Chính phủ, là tổng số tiền Chính phủ đã vay mượn từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp trong nước và từ các chủ thể khác ở nước ngoài. phản ánh lượng tích lũy của tất cả các khoản bội chi ngân sách trong quá khứ trừ đi tất cả những khoản thặng dư ngân sách trong quá khứ. Khái niệm này đứng trên giác độ chủ thể đi vay và mối quan hệ giữa bội chi NSNN với nợ công để xem xét vấn đề. Theo đó, NSNN càng bội chi, nợ công sẽ càng gia tăng. Tuy nhiên, trên giác độ nghĩa vụ chi trả thì khái niệm này chưa bao quát được những khoản nợ do các chủ thể khác vay nhưng được Chính phủ bảo lãnh thanh toán. Đây là vấn đề rất cần thiết khi bàn đến quản lý nợ công, đặc biệt là đối với thực tiễn Việt Nam, các doanh nghiệp khó có khả năng vay nước ngoài nếu không được Chính phủ bảo lãnh. Khi Chính phủ bảo lãnh thanh toán thì trách nhiệm thanh toán cuối cùng thuộc về Chính phủ, nếu doanh nghiệp không thanh toán được Chính phủ sẽ phải trả nợ thay. Đây là áp lực đối với cân đối NSNN của năm phát sinh khoản thanh toán nợ. Hoặc, theo định nghĩa được đăng tải trên các trang web (www.cia.gov; www.ofina.gov; www.wordnet.princeton.edu; www.enwikipedia.org) nợ công là số tiền mà chính quyền ở tất cả các cấp (trung ương, liên bang, địa phương…) nợ các chủ thể khác. Khái niệm này lại rất khái quát, và cũng chưa làm rõ: các khoản nợ của các doanh nghiệp thuộc khu vực công và tư, mà được chính quyền bảo lãnh, có được xem là nợ công hay không? 10 Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước) để trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế). Nhìn nhận từ khía cạnh này có hai quan điểm cơ bản về nợ công. Theo quan điểm truyền thống về nợ công, đại diện là Keynes, cho rằng, việc vay nợ của chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích luỹ vốn, vì số thuế cắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khích thế hệ hiện tại tiêu dùng nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao hơn. Tuy nhiên, vay nợ để lại gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai; các thế hệ tương lai phải sống trong một quốc gia vay nợ nước ngoài lớn hơn và vốn tích luỹ từ nội bộ nhỏ hơn. Trái ngược với quan điểm truyền thống về nợ công, những người theo quan điểm kinh tế học vĩ mô cổ điển (hình thành từ thập niên 1970), đứng đầu là Ricardo-Barro cho rằng, biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu trong ngắn hạn, vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Chính sách cắt giảm thuế và tài trợ bằng vay nợ sẽ không gây ra những tác động thực sự đối với nền kinh tế. Việc chấp nhận thâm hụt giảm thu trong thời kỳ suy thoái, tăng thu trong giai đoạn hưng thịnh và vay nợ cũng là cách “lưu thông thuế” để giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuế đối với chu trình kinh doanh. Theo định nghĩa của WB và IMF, nợ công là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của: [...]... được giao trách nhiệm kiểm toán nợ công và báo cáo cơ quan lập pháp về kết quả kiểm toán việc quản lý nợ công Trong chừng mực có thể công bố công khai kết quả kiểm toán về tình hình quản lý nợ công để tác động đến quản lý nợ một cách tốt hơn 1.1.4 Những đặc điểm cơ bản của nợ công - Trong quan hệ với kiểm toán có thể khái quát những đặc điểm chính của nợ công như sau: Thứ nhất: Nợ công được hình thành... nghĩa vụ nợ dự phòng cũng như các rui ro tác động đối với nền tài chính quốc gia do việc quản lý nợ công mang lại Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về quản lý nợ công bao gồm công bố thông tin, chính sách đầy đủ; hạch toán, ghi chep đầy đủ các nghĩa vụ nợ phát sinh; công bố công khai số liệu nợ công; thực hiện kiểm toáncông khai kết quả kiểm toán nợ công Cơ quan kiểm toán tối... gồm tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hàng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia là rất cần thiết - Hàng năm các hoạt động quản lý nợ công cần được kiểm toán bởi các cơ quan kiểm toán độc lập (như Kiểm toán Nhà nước hoặc doanh nghiệp kiểm. .. kiểm toán nói chung và cho lập kế hoạch kiểm toán năm nói riêng Hai là, loại hình kiểm toán phù hợp là liên kết giữa kiểm toán bảng khai tài chính (quyết toán nợ) với kiểm toán hoạt động Tất nhiên trong trường hợp này, cần có sự kết hợp giữa kiểm toán nợ công với xác minh và khai thác thêm thông tin từ phía chủ nợ Đây là công việc khó khăn nên chỉ có thể thực hiện có 35 trọng điểm Mặt khác, để nợ công. .. nước) - Trên cơ sở các đặc điểm của nợ công sẽ có nhưng ảnh hưởng tới việc tổ chức kiểm toán nợ công: Một là, tổ chức xác định đối tượng cụ thể của kiểm toán nợ công trong kế hoạch kiểm toán hàng năm: Nợ công được hình thành từ nhiều nguồn với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau và có kết cấu phức tạp song lại có những nguồn chính yếu là phát hành trái phiếu và vay nợ nước ngoài của chính phủ Vì vậy,... số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hàng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia - Thông tin về nợ công cần được công bố qua trang điện tử của Bộ Tài chính hoặc bằng văn bản Việc công bố bản tin về nợ công bao gồm:Thông tin về nợ công được công. .. của nợ công và do nợ công không thuộc ngân sách nhà nước hàng năm cùng sự tốn kém về nhiều mặt trong mỗi cuộc kiểm toán hoạt động nên các cuộc kiểm toán này thường áp dụng loại kiểm toán điển hình hoặc trọng điểm và thường không tổ chức thường kỳ hàng năm Việc này chủ yếu xuất phát từ giới hạn về nguồn lực, và từ đó, về công việc cần triển khai (nhất là về kiểm toán hoạt động) của KTNN Bốn là, nợ công. .. chỉ tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia Cơ sở dữ liệu về nợ công là tập hợp các số liệu, báo cáo về tình hình thực hiện, đánh giá, phân tích về nợ công của quốc gia được lưu trữ một cách có hệ thống, có tổ chức dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc văn bản báo cáo Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP); Nợ nước ngoài của... Chính phủ; Khi vỡ nợ, nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ của tổ chức đó Nợ tư nhân được nhà nước bảo lãnh là khoản nợ của một cá nhân hay doanh nghiệp tư nhân mà việc thanh toán trả nợ được bảo lãnh bởi một tổ chức công theo như định nghĩa ở trên Nợ công bao gồm các nghĩa vụ nợ ngoài nước và nợ trong nước do Chính phủ trực tiếp vay hoặc bảo lãnh cho các đối tượng khác vay Khu vực công theo định... cải thiện chất lượng các chính sách pháp lý và quản lý kinh tế vĩ mô Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về kiểm toán nợ công, trong đó nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương Đối với các nghĩa vụ nợ dự phòng sẽ chỉ được đề cập với những nội dung có liên quan đến nợ công 1.1.2 Các hình thức vay nợ công 1.1.2.1 Nợ Chính . nợ công và tổ chức kiểm toán nợ công; - Chương 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán nợ công do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện; - Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán. kiểm toán nợ công ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm một số nước trong việc tổ chức kiểm toán nợ công, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công do Kiểm toán Nhà nước Việt. nợ công phù hợp với điều kiện cụ thể về tổ chức kiểm toán nợ công của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu về căn cứ kiểm toán nợ công, mục tiêu, nội dung kiểm toán nợ công,

Ngày đăng: 15/04/2014, 20:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Vũ Thành Tự Anh (2010), “Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam”, www.phapluattp.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tính bền vững của nợ công ở ViệtNam”
Tác giả: TS. Vũ Thành Tự Anh
Năm: 2010
2. TS.Vũ Đình Ánh (2010), “Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chínhsách quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020”
Tác giả: TS.Vũ Đình Ánh
Năm: 2010
3.TS. Nguyễn Ngọc Bảo (2010), “Một số vấn đề về bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp trong khuôn khổ nợ công”, Tài liệu Hội thảo Nợ công – Kinh nghiệm quốc tế và bảo học cho Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề về bảo lãnh nợ chodoanh nghiệp trong khuôn khổ nợ công”
Tác giả: TS. Nguyễn Ngọc Bảo
Năm: 2010
9. GS.TS. Ngô Thế Chi (2012), “Nợ công và những tác động của nó đến nền kinh tế”, ecna.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nợ công và những tác động của nó đếnnền kinh tế
Tác giả: GS.TS. Ngô Thế Chi
Năm: 2012
10. TS. Trịnh Tiến Dũng (2011), “Kinh nghiệm hay về quản lý nợ công”, www.taichinhdientu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm hay về quản lý nợ công
Tác giả: TS. Trịnh Tiến Dũng
Năm: 2011
17. PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa, “Tái cơ cấu nền kinh tế - Việc làm cấp bách trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2008 – 2009”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển tháng 1-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tái cơ cấu nền kinh tế - Việc làm cấpbách trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2008 –2009”
18. PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa (2007), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới, lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển tháng 1-2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chất lượng tăng trưởng kinh tếViệt Nam trong 20 năm đổi mới, lý luận và thực tiễn”
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa
Năm: 2007
19. GS.TS. Vương Đình Huệ (2011), “Tăng cường quản lý hiệu quả nợ công ở nước ta”, www.tapchicongsan.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tăng cường quản lý hiệu quả nợcông ở nước ta”
Tác giả: GS.TS. Vương Đình Huệ
Năm: 2011
20. GS.TS. Vương Đình Huệ (2013), “Quản lý chặt nguồn lực tài chính Quốc gia” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý chặt nguồn lực tài chínhQuốc gia
Tác giả: GS.TS. Vương Đình Huệ
Năm: 2013
21. ThS. Hoàng Ngọc Nắng Hồng (2013), “Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng nợ công và quảnlý nợ công ở Việt Nam
Tác giả: ThS. Hoàng Ngọc Nắng Hồng
Năm: 2013
29. TS. Lê Xuân Nghĩa (2010), “Một số vấn đề về phòng ngừa rủi ro nợ công ở VN”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề về phòng ngừa rủi ro nợcông ở VN”
Tác giả: TS. Lê Xuân Nghĩa
Năm: 2010
30. TS. Hoàng Thị Minh Nguyệt (2010), “Nợ công và các nguyên tắc quản lý nợ công”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nợ công và các nguyên tắcquản lý nợ công”
Tác giả: TS. Hoàng Thị Minh Nguyệt
Năm: 2010
31. TS. Nguyễn Hữu Phúc (2010), “Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản nợ công”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vai trò của Kiểm toán Nhà nướctrong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản nợ công
Tác giả: TS. Nguyễn Hữu Phúc
Năm: 2010
32. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, “Các quan hệ kinh tế ngân sách mới phát triển với việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước – vấn đề nợ công” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quan hệ kinh tế ngân sách mớiphát triển với việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước – vấn đề nợ công
35. TS. Lê Kim Sa (2010), “Nợ công ở VN những vấn đề và tác động tiềm tàng”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nợ công ở VN những vấn đề và tác độngtiềm tàng”
Tác giả: TS. Lê Kim Sa
Năm: 2010
36. PGS.TS. Đặng Văn Thanh (2010), “Rủi ro kiểm toán khi kiểm toán quản lý và sử dụng nợ công”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Rủi ro kiểm toán khi kiểm toán quản lý và sử dụng nợ công”
Tác giả: PGS.TS. Đặng Văn Thanh
Năm: 2010
37. TS. Đinh Xuân Thảo (2010), “Thực trạng quản lý nợ công tại Việt Nam”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng quản lý nợ công tại Việt Nam”
Tác giả: TS. Đinh Xuân Thảo
Năm: 2010
38. TS. Lê Đình Thăng (2007), “Tổ chức kiểm toán nợ Chính phủ”, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức kiểm toán nợ Chính phủ”
Tác giả: TS. Lê Đình Thăng
Năm: 2007
39. TS. Lê Đình Thăng (2010), “Một số ý kiến về quản lý và kiểm toán nợ công ở Việt Nam”, Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số ý kiến về quản lý và kiểm toán nợcông ở Việt Nam”
Tác giả: TS. Lê Đình Thăng
Năm: 2010
40. Tài liệu Hội thảo “Nợ công – kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho Việt Nam” do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức tại Hà Nội ngày 15/9/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nợ công – kinh nghiệm quốc tế và những bài họccho Việt Nam”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Nợ công của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 - Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam
Bảng 2.2. Nợ công của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 (Trang 63)
Bảng 2.3. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia (tính đến 31/12/2012) - Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam
Bảng 2.3. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia (tính đến 31/12/2012) (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w