1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại công ty cổ phần á long

101 554 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 606,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại công ty cổ phần á long

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơhội mới để phát triển cho các Doanh nghiệp Việt Nam nhưng song song với nó cũng lànhững thách thức được đặt ra từ chính nền kinh tế thị trường Muốn vượt qua tháchthức, Doanh nghiệp (DN) bắt buộc phải thay đổi để phù hợp và làm quen, không chỉdừng lại ở việc áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóasản phẩm mà còn phải sử dụng các phương pháp để kiếm soát các hoạt động diễn ratrong Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Trong đó khôngthể không nhắc tới kiểm toán nội bộ (KTNB) là một bộ phận quan trọng trong hệthống kiểm soát nội bộ của Công ty, có chức năng kiểm tra, đánh giá tính phù hợp,hiệu quả, sự tuân thủ pháp luật, quy trình, cơ chế, chuẩn mực kế toán Tại các nướcphát triển, KTNB đã ra đời từ khá lâu và ngày càng khẳng định được vai trò không thểthiếu của mình trong DN và Công ty Tuy nhiên cụm từ “ Kiểm toán nội bộ” mới được

sử dụng ở Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây và đến nay khái niệm KTNBvẫn còn chưa quen thuộc với nhiều nhà quản lý và chưa được các DN ở Việt Nam hiểuhết được ý nghĩa, sử dụng có hiệu quả và chú trọng đúng mức

Hiện nay, tại Công ty Cổ phần Á Long, đã tổ chức và thực hiện nhiệm vụ củakiểm toán viên nội bộ (KTVNB) Tuy nhiên, do mới thành lập được một thời gianngắn nên việc triển khai công tác, xây dựng quy trình, quy định về kiểm toán nội bộcòn nhiều thiếu sót và bất cập như chưa phân định rõ được chức năng, nhiệm vụ củakiểm toán viên, việc phân quyền truy cập hệ thống chỉ mang tính hình thức…nên côngtác KTNB còn nhiều hạn chế

Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Á Long”

được em nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác KTNB tại Công ty

Cổ phần Á Long

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trang 2

Trên cơ sở lý luận về KTNB và tình hình tổ chức KTNB thực tế tại Công ty Cổphần Á Long em xin đưa ra một số giải pháp, góp ý để hoàn thiện tổ chức KTNB tạiđây.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về tổ chức KTNB và thực tế tổ chức KTNB tại

Công ty Cổ phần Á Long Qua đó vận dụng những lý luận đã nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức KTNB tại Công ty

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tổ chức KTNB tại Công ty Cổ Phần Á Long từ

khi thành lập ngày 01/2/2011 đến 26/4/2012, với dẫn chứng cụ thể tại một số đơn vịtrực thuộc đã được KTNB

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp vớiphương pháp thu thập bằng chứng thực tế, các phương pháp toán học, thống kê đểđánh giá tổ chức KTNB tại Công ty Cổ phần Á Long

5 Những đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề của tổ chức KTNB

trong Doanh nghiệp nói chung

Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những tồn tại trong công tác tổ chức KTNB của

Công ty Cổ phần Á Long đề xuất những giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm hoànthiện tổ chức KTNB tại Công ty Cổ phần Á Long, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý vàhoạt động sản xuất kinh doanh

6 Kết cấu của Luận văn:

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức KTNB trong DN

Chương 2: Thực trạng tổ chức KTNB tại Công ty Cổ phần Á Long

Chương 3: Nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB tại Công ty Cổ

phần Á Long

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG

CÔNG TY CỔ PHẦN Á LONG 1.1 Khái niệm kiểm toán nội bộ

1.1.1 Bối cảnh lịch sử của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ xuất hiện là kết quả nảy sinh từ nhu cầu của công tác quản

lý trong tổ chức, đơn vị nhằm thẩm tra, đánh giá những nghiệp vụ phát sinh trongđơn vị Khi những nghiệp vụ này ngày càng nhiều và phức tạp thì nhu cầu kia sẽphát triển thành đòi hỏi phải thành lập nên nên một bộ phận có chức năng KTNBchịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá và báo cáo lại cho người có thẩm quyền rằngtài sản của đơn vị được sử dụng đúng hay không, các quy tắc, quy chế trong đơn vị

có được tuân thủ hay không, sổ sách tài chính có được ghi chép đầy đủ haykhông…Ngoài ra bộ phận này còn có trách nhiệm phát hiện ra sai phạm, gian lận.KTNB còn được coi là sự mở rộng mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động của KTVbên ngoài

1.1.2 Sơ lược các giai đoạn phát triển của kiểm toán nội bộ trên thế giới

KTNB ra đời vào năm 1941 ở Mỹ và sau đó phát triển ra khắp các nước trênthế giới Hoạt động KTNB trên thế giới đã chuyển từ việc chỉ kiểm tra chi tiết ởcấp độ thấp một số lượng khổng lồ các nghiệp vụ sang việc kiểm tra phục vụ chochiến lược quản trị rủi ro

Giai đoạn đầu từ năm 1941-1950: đây là giai đoạn tập chung vào việc kiểm

tra tài khoản kế toán Một nhóm được thành lập trong bộ phận kế toán để kiểm tracác nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tính chính xác trong việc ghi chép Kết quả củanhững cuộc kiểm tra trên là số lượng các sai sót bị che dấu rất nhiều nhưng càngnhiều lỗi được phát hiện thì lại cho thấy công việc kiểm toán ngày càng hiệu quả

Giai đoạn từ năm 1950- 1960 : Là giai đoạn thực hiện chức năng đánh giá.

KTNB đã dần thay đổi từ việc chỉ quan tâm tới lĩnh vực tài chính, họ đã bắt đầuthực hiện việc đánh giá hoạt động của các nhân viên với các quy chế về tài chính

và về hoạt động của công ty như là hoạt động kiểm tra việc thanh toán cho khách

Trang 4

vãng lai hay bồi thường cho nhân viên gặp tai nạn lao động, hoạt động quản lýkho, mua sắm dụng cụ văn phòng phẩm, quy tắc của các loại phiếu thu, chi…Kểmtoán viên làm việc thông qua một chương trình kiểm tra chi tiết để xác định xemcác thủ tục, quy định có được thực hiện không.

Giai đoạn từ năm 1960- 1970 : Hay có thể gọi là giai đoạn kiểm tra các thủ

tục, với sự phát triển đáng ngạc nhiên vào khoảng giữa những năm 1960 đặc biệt ởnhững đơn vị yêu cầu phải xem xét xem việc thực hiện các thủ tục có được tôntrọng hay không Đội ngũ kiểm toán viên phải xem xét các chứng từ, tài khoản vàtìm ra phương pháp để cải thiện những sai sót được phát hiện Có ý kiến từ nhữngkiểm toán viên có tầm nhìn xa rằng những sai sót trên có thể là hậu quả của việcthiếu minh bạch trong thiết lập các quy định hay hậu quả trong cách điều hànhquản lý Việc các kiểm toán viên giúp đỡ và tư vấn cho nhà quản lý đã đánh dấumột bước ngoặt quan trọng cho sự nhìn nhận vai trò quan trọng của kiểm toán viênnội bộ hơn là vai trò của người chuyên tìm kiếm các sai phạm

Giai đoạn từ năm 1970-1980 : đây là giai đoạn điển hình cho công việc

đánh giá sự kiểm soát Trong giai đoạn này trọng tâm của KTNB đã được mở rộng

ra một cách đáng kể cùng với sự thay đổi trong khái niệm kiểm soát Cụ thể là cácvấn đề xoay quanh các hoạt động nội bộ được đưa ra bàn bạc để đảm bảo mọi nhânviên có thể nắm bắt được mục tiêu, hoạt động, và khả năng thành công của đơn vị,tất cả những nhân tố được cung cấp để thực hiện được mong muốn trên thì đượcxem là kiểm soát KTVNB đã không chỉ còn nằm trong giới hạn của công việc kếtoán nữa mà bắt đầu cung cấp các kiến nghị, đề xuất để việc kiểm soát có thể thựchiện đúng

Giai đoạn 1980-1990 : Là giai đoạn của việc hình thành báo cáo về hệ

thống kiểm soát nội bộ Xuất hiện dưới hình thức KTV đưa ra các quan điểm độclập về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị Các sự thay đổi hay vượt khỏi tổ chức

ở các mức độ đều có thể được báo cáo lên cho hội đồng quản trị và ban kiểm soát.KTVNB giờ đây còn có nhiệm vụ đưa ra quan điểm kiểm soát ở cấp cao hơn được

Trang 5

kỳ vọng là sẽ áp dụng như một cách đánh giá về môi trường kiểm soát, từ việckiểm tra các nghiệp vụ chi tiết tới việc chuyển giao những nhận xét quan trọng vềtình hình kiểm soát.

Giai đoạn 1990-2000 : là giai đoạn hình thành việc đánh giá việc quản trị

rủi ro một cách rõ nét Những năm 90 của thế kỷ 20 đã chứng kiến sự bùng nổ vềquản trị rủi ro nhằm ngăn chặn hoặc sụp đổ của các tổ chức bởi những sai lầm vềquản trị hay những sự kiện mang lại tác động xấu cho hoạt động kinh doanh Bangiám đốc ở tất cả các loại hình kinh doanh và dịch vụ đã được củng cố để nhấnmạnh tầm quan trọng của việc phải có những hệ thống sắc bén để quản trị rủi ro.Rất nhiều tổ chức, đơn vị đã nhìn vào kiểm toán nội bộ để triển khai chiến lượcquản trị rủi ro, đưa ra các đề nghị nhằm đẩy mạnh hệ thống này Kiểm toán viênnội bộ bị đòi hỏi phải đánh giá sự thích hợp của các chiến lược quản trị rủi ro vàbáo cáo các phương pháp để cơ cấu, thực hiện để có thể cải thiện được việc xácđịnh, phòng chống và ngăn ngừa rủi ro xảy ra cùng với việc xây dựng hệ thốngkiểm soát nội bộ thích hợp hơn

Giai đoạn 2000-2001 : Khi các KTVNB đã hoạt động dựa trên hệ thống

tiêu chuẩn, nhằm vươn tới sự phát triển xa hơn trong việc quản trị rủi ro doanhnghiệp lại đòi hỏi các kiểm toán viên phải có kỹ năng trong việc nhận dạng, đánhgiá rủi ro và tiên phong thực hiện việc quản trị rủi ro gắn liền với quy trình trongchiến lược kinh doanh

Giai đoạn 2001-2002: nhu cầu báo cáo kết quả của tất cả các cuộc kiểm

toán cho cấp cao trong tổ chức được chú trọng KTVNB cùng với quan điểm mới

có thể hòa hợp với chương trình làm việc của quản trị cấp cao và trực tiếp ảnhhưởng đến những vấn đề hợp tác nghiêm túc giữa hai bên

Giai đoạn 2002-2003: IIA định nghĩa về vai trò của kiểm toán nội bộ trong

việc cộng thêm giá trị cho một tổ chức như sau:

“Các tổ chức tồn tại để tạo ra giá trị và lợi nhuận cho chủ, cho những cổ đông và cho khách hàng của mình Khái niệm này cung cấp nguyên nhân cho sự tổn tại của các tổ

Trang 6

chức Giá trị được cung cấp qua sự phát triển của hàng hóa, dịch vụ và sử dụng các nguồn lực cho việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ Trong quá trình thu thập dữ liệu để nhận dạng và đánh giá rủi ro, những kiểm toán viên nội bộ phát triển rất đáng kể sự hiểu biết sâu sắc về các hoạt động và các cơ hội cho việc cải thiện cái có thể là lợi nhuận vô cùng của các doanh nghiệp Thông tin có giá trị này có thể dưới dạng tư vấn, lời khuyên, truyền đạt bằng văn bản hay thông qua tất cả những sản phẩm khác mà những sản phẩm này có thể được truyền đạt tới sự quản trị thích hợp và điều hành con người.”

Giai đoạn từ 2004 đến nay: Nhiệm vụ của KTNB không chỉ tập trung vào việc tạo

nên thành công ở mục tiêu riêng cho những người được hưởng lợi như cổ đông mà ởthành công chung còn dành cho tất cả các đối tượng được tác động bằng cách nào đó bởikết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức đó

Từ năm 1997 hoạt động KTNB mới trở thành một loại hình kiểm toán chính thức ởViệt Nam Tuy hoạt động KTNB còn khá mới mẻ nhưng đã đạt được một số kết quả tốt

Từ đó, cho thấy KTNB ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành một bộ phận khôngthể thiếu được trong hệ thống kiểm soát nội bộ của nhiều Công ty

1.1.3 Định nghĩa kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là một loại hình kiểm toán khi được phân chia theo tiêu chí bộmáy tổ chức Có nhiều khái niệm khác nhau về KTNB

Theo “Chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán nội bộ” của Hoa Kỳ đã được Viện kiểm

toán nội bộ Hoa Kỳ thông qua tháng 6 năm 1978 thì:

“Kiểm toán nội bộ là một chức năng xác minh độc lập được thiết lập trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức, được coi là một dịch vụ đối với

tổ chức đó Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là giúp các thành viên của tổ chức thực thi có hiệu quả trách nhiệm của mình Nhằm mục tiêu này, kiểm toán nội bộ cung cấp cho các thành viên những công việc phân tích, xác minh, kiến nghị, ý kiến tư vấn và thông tin thuộc về các hoạt động đã được thẩm tra”.

Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế IFAC:

Trang 7

“ Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đánh giá được lập ra trong một đơn vị kế toán như là một loại dịch vụ cho đơn vị đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.

Theo định nghĩa của Hiệp hội KTV nội bộ (IIA):

“KTNB là một hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết lập nhằm tăng thêm giá trị và cải thiện cho các hoạt động của tổ chức KTNB giúp cho tổ chức hoàn thành mục tiêu trong việc đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống và kỷ cương nhằm đánh giá và cải thiện tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro kiểm soát và giám sát”.

Như vậy có thể nói KTNB là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độclập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát của DN; đánh giá độc lập về tínhthích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong DN,thông qua đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động củacác hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo DN hoạt động an toàn, hiệu quả

và đúng pháp luật Tất cả các hoạt động này được thực hiện bởi một bộ phận do chính DN

tổ chức

1.1.3.1 Chức năng ,nhiệm vụ và đối tượng của KTNB

Thông tin do KTNB cung cấp là căn cứ, cơ sở quan trọng cho Công ty đưa ra cácquyết định quản lý Hoạt động của kiểm toán nội bộ được coi là hoạt động cần thiết củacác Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhằm kiểm soát hiệu quả, hiệu năng,thông tin kinh tế tài chính, phát hiện những khâu yếu, ngăn ngừa sai sót, gian lận trongquản lý tài sản của doanh nghiệp

Đối tượng phục vụ chủ yếu của KTNB là chủ doanh nghiệp, ban quản lý doanhnghiệp và người lao động Kiểm toán hoạt động có 3 chức năng đó là kiểm tra, đánh giá

và tư vấn

Mục tiêu chính của KTNB trong khuôn khổ xem xét định kỳ là kiểm tra các thủ tục

có đủ an toàn và các thông tin tài chính có trung thực, tin cậy hay không, các nghiệp vụ cóhợp thức, tổ chức hoạt động có hiệu quả, cơ cấu có rõ ràng hay không…Điều đó cho thấy

Trang 8

kiểm toán nội bộ không chỉ giới hạn trong bộ phận kế toán và tài chính của doanh nghiệp,hoạt động KTNB không chỉ đơn thuần là kiểm toán báo cáo tài chính mà còn bao gồm cảkiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ.

a, Chức năng của KTNB

Chức năng của KTNB bao gồm: Kiểm tra, xác nhận, đánh giá sự đầy đủ, hữu hiệutrong hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, chất lượng hoạt động trong quá trình thựchiện các nghiệp vụ phát sinh, và đưa ra ý kiến tư vấn cho nhà quản lý

 Kiểm tra tính phù hợp, sự tin cậy và tính chính xác của các thông tin tài chính

và phi tài chính thuộc tất cả các hệ thống và hoạt động của DN

 Kiểm tra sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong DN

 Kiểm tra sự tuân thủ pháp luật, các chính sách, quy chế, nguyên tắc, chế độnghị quyết, nghị định của Nhà nước và DN

 Kiểm tra tính hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động SXKD và việc sử dụng hợp

lý các nguồn lực tại DN

b, Nhiệm vụ của KTNB

KTNB có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu năng và hiệu quả của hệthống kiểm soát nội bộ Trong DN, hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm chính sách, cácthủ tục kiểm soát được Lãnh đạo DN và người quản lý sử dụng trong quản lý và điềuhành các hoạt động SXKD Có 4 nhân tố hình thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ đó là:môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục và quy trình kiểm soát, kiểm toán nội

bộ KTNB kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soátnội bộ thông qua việc soát xét hệ thống này nhằm phát hiện, ngăn chặn, hạn chế và xử lýkịp thời các sai sót, gian lận có thể xảy ra trong quá trình quản lý và kinh doanh của DN

 KTNB kiểm tra, xác nhận chất lượng và độ tin cậy của các thông tin Cácthông tin tài chính và phi tài chính phát sinh từ mọi hoạt động và hành vi quản lý của

DN Với việc kiểm tra của KTNB lãnh đạo DN và các đối tượng quan tâm đến kết quảhoạt động của DN có thể đánh giá được tình hình thực tế của DN từ đó đưa ra cácquyết định cho việc quản lý và hoạt động

Trang 9

 KTNB kiểm tra sự tuân thủ các chính sách, quy chế, quy định, kế hoạch vàthủ tục hiện hành KTNB kiểm tra toàn bộ các bước trong quá trình hoạt động, kinhdoanh của DN để đánh giá mức độ tuân thủ của DN đối với các quy chế, thủ tục, chínhsách, nghị quyết của Nhà nước và DN mà DN cần tuân theo Từ đó đánh giá và thammưu cho lãnh đạo DN về tính hợp lý và lợi thế của các quy chế và thủ tục kiểm soátvới các chính sách, các kế hoạch hoạt động giúp nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trongcác quyết định của nhà quản lý DN đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

 KTNB kiểm tra các phương thức đảm bảo an toàn cho tài sản của DN Đểđảm bảo an toàn cho tài sản của DN, KTNB thường kiểm tra sự hiện diện của các tàisản đó qua việc kiểm kê tài sản thực tế, kiểm tra hệ thống quản lý công nợ, hệ thốngkho bãi, hệ thống phòng cháy chữa cháy…Thông qua việc kiểm tra, KTNB có thể đưa

ra các đề xuất với lãnh đạo DN để hoàn thiện các quy chế kiểm soát, kịp thời có cácgiải pháp thực tế để đảm bảo an toàn cho tài sản của DN

nguồn lực bằng việc kiểm tra các bộ phận trong DB, KTNB đánh giá việc thực hiệncác nhiệm vụ được giao của các bộ phận cá nhân xem nó có phù hợp và được hoànthành đúng kế hoạch hay không…Bên cạnh đó còn kiểm tra xem các nguồn lực cóđược sử dụng có hiệu quả hay không từ đó KTNB đưa ra những ý kiến tham mưu choban lãnh đạo DN để có những điều chỉnh và quyết định kịp thời, chính xác

Từ những nhiệm vụ trên có thể thấy KTNB có vai trò rất quan trọng trong công tácquản lý của DN KTNB giúp DN phát hiện sớm các sai phạm, ngăn chặn và sử lý cáchành vi mang tính tiêu cực trong công tác điều hành, quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả

sử dụng tài sản và nguồn lực tại DN, nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng của quản

lý, góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của DN

c, Đối tượng của KTNB

Hoạt động KTNB nhằm mục đích xác minh và bày tỏ ý kiến về tình hình tài chính

kế toán và hiệu quả các hoạt động trong DN, do vậy đối tượng của KTNB là thực trạng tàichính cùng hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ, hay các dự án cụ thể trong DN Trong

Trang 10

đó, thực trạng hoạt động tài chính được coi là đối tượng chung của KTNB, còn tài liệu kếtoán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính, hiệu quả và hiệu năng là các đối tượng cụthể của KTNB.

Hoạt động tài chính là hoạt động dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tếtrong đầu tư, trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạt được lợi ích kinh

tế xác định Hoạt động tài chính phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau: phải có kếhoạch; phải đảm bảo tiết kiệm và có lợi; phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và thể lệ tàichính Trong quan hệ với tính xác định của thông tin thu thập được, thực trạng của hoạtđộng tài chính gồm hai phần: một phần được phản ánh trong tài liệu kế toán và phần cònlại chưa được phản ánh trong tài liệu này KTVNB sẽ sử dụng các phương pháp kiểm toánthích hợp để xác minh và đưa ra những đánh giá về thực trạng hoạt động tài chính củaDN

Tài liệu kế toán, trước hết là các bảng khai tài chính, là đối tượng trực tiếp vàthường xuyên của mọi cuộc kiểm toán Trong cơ chế thị trường, tài liệu kế toán không chỉ

là cơ sở để tổng kết các chỉ tiêu ở phạm vi rộng hơn, cũng không chỉ để kiểm tra, lưu trữtài liệu và bảo vệ tài sản mà còn là cơ sở cho mọi người quan tâm ra các quyết định vềquản lý, về đầu tư, về thanh toán, phân phối… đồng thời nhu cầu về chất lượng của tàiliệu kế toán cũng tăng lên Do vậy, đối tượng của kiểm toán thuộc phạm vi tài liệu kế toánbao gồm: tính hiện thực của các thông tin kế toán; tính hợp pháp của các biểu mẫu, củatrình tự lập và luận chuyển các tài liệu này; tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợpvới nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tính pháp lý trong việc thực hiện cácluật pháp, chuẩn mực và chế độ kinh tế tài chính

Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính: trong DN, tài sản biểu hiện dưới nhiềuhình thái vật chất khác nhau với yêu cầu về quy cách, phẩm chất, bảo quản, bảo dưỡng…khác nhau, lại được lưu trữ trên nhiều kho, bãi khác nhau do những người khác nhau quản

lý Cùng với sự phát triển của hoạt động SXKD, quy mô tài sản thay đổi thì sự cách biệtgiữa người sở hữu với người bảo quản và sử dụng tài sản tăng lên, khả năng có sự cáchbiệt giữa tài sản với sự phản ánh của nó trong thông tin kế toán Điều này đòi hỏi phải đặt

Trang 11

thực trạng tài sản vào đối tượng của kiểm toán Do tài sản của DN thường xuyên vậnđộng, quá trình vận động này được cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể nên khi tiến hànhkiểm toán thì kiểm toán các phần hành cơ bản sau: các nghiệp vụ về tiền mặt (thu, chi, tồnquỹ); về thanh toán (các khoản vay, nợ, phải thu, phải trả); về tài sản cố định (đầu tư, xâydựng, mua sắm); về hàng hoá (bảo quản, sử dụng); về kinh doanh (mua, bán, sản xuất); vềtài chính (tạo vốn, phân phối lợi nhuận)… Tuỳ theo điều kiện và nhu cầu cụ thể mà KTVnội bộ có thể lược bỏ, tách riêng hay sáp nhập các loại nghiệp vụ cơ bản trên để có đượcnhững phần hành kiểm toán phù hợp.

Hiệu quả và hiệu năng: Theo quan điểm truyền thống, toàn bộ đối tượng của kiểmtoán là tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính Nhưng theo quan điểmhiện đại, đối tượng kiểm toán còn bao gồm cả hiệu quả và hiệu năng Đây là đối tượngmới của kiểm toán, xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của quản lý trong điều kiện quy môkinh doanh ngày càng mở rộng mà nguồn lực ngày càng giới hạn, cạnh tranh ngày cànggay gắt, để tiết kiệm chi phí, thắng thế trong cạnh tranh… vấn đề hiệu quả, hiệu năng đãđược đặt ra cho từng nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể trong DN

1.1.3.2 Phân loại KTNB

a, Phân loại KTNB theo đối tượng cụ thể

Phân theo đối tượng cụ thể, kiểm toán nói chung, KTNB nói riêng được phânthành: kiểm toán BCTC, kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán liên kết

Kiểm toán BCTC: Kiểm toán BCTC do KTNB thực hiện là việc kiểm tra, xác nhận

BCTC và báo cáo quản trị đã lập so với những chuẩn mực chung của kế toán đã đượcchấp nhận, các quy định và thủ tục quản lý của từng khâu công việc, của từng biện pháptrong hệ thống kiểm soát nội bộ của DN để kết luận về tính trung thực của thông tin trongcác BCTC cùng tính pháp lý của biểu mẫu chứa đựng các thông tin đó

Công việc kiểm toán BCTC bao gồm: Kiểm tra xác nhận tính trung thực, kháchquan, đầy đủ và tin cậy của các số liệu, tài liệu của BCTC của DN và các đơn vị thànhviên; Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, chế độ chính sách tàichính, kế toán, thuế trong quá trình hạch toán và lập báo cáo Thông qua KTNB phát hiện

Trang 12

những tồn tại, yếu kém, sơ hở, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của các bộphận, các đơn vị đẻ tư vấn cho ban lãnh đạo các biện pháp khắc phục; Kiểm tra, đánh giá

độ tin cậy của các thông tin do kế toán cung cấp thông qua BCTC, đưa ra những kiếnnghị, tư vấn cho lãnh đạo DN về công tác kế toán tài chính, công tác quản lý và điều hành

có hiệu quả

Kiểm toán hoạt động:: là việc thẩm tra các trình tự và các phương pháp tác nghiệp

ở các bộ phận hoặc đơn vị kiểm toán theo hướng hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế Cáctác nghiệp không chỉ giới hạn ở lĩnh vực tài chính kế toán mà còn mở rộng sang các lĩnhvực khác: đánh giá cơ cấu tổ chức, phương pháp sản xuất, nghiệp vụ sử dụng máy tính,marketing và mọi lĩnh vực quản lý khác nếu cần và có thể thực hiện được

Kiểm toán hoạt động là nhận định thành tích và hiệu quả, với ba mặt sau: Nhậnđịnh về thành tích và hiệu quả của hệ thống thông tin và phương pháp điều hành; Nhậnđịnh về kết quả sử dụng các nguồn lực; Nhận định về tính chủ động trong xây dựng dự án

và sự tương xứng về điều hành, phát triển Kết quả của kiểm toán hoạt động không chỉcủng cố được nền nếp tài chính kế toán mà còn nâng cao được hiệu năng và hiệu quả củahoạt động quản lý Trong tổ chức, quá trình cũng như kết quả kiểm toán của kiểm toánhoạt động khó xác định thành những tiêu chuẩn, biểu mẫu như kiểm toán BCTC Hơnnữa, hiệu năng, hiệu quả của nghiệp vụ khó đánh giá khách quan nên trong kiểm toán hoạtđộng, KTV thường đưa ra các gợi ý hơn là những tường trình về hiệu quả đã đạt được để

cố vấn cho công tác quản lý của DN

Kiểm toán liên kết: Kiểm toán liên kết là sự sáp nhập hai loại kiểm toán tài chính

và kiểm toán nghiệp vụ nhằm xác minh tính trung thực của các thông tin tài chính cùngvới xác định mức an toàn của các nghiệp vụ tài chính và chất lượng của hệ thống kiểmsoát nội bộ, đồng thời hướng vào những thành tích và hiệu quả trong đó xem xét việc thiếtlập hệ thống thông tin và quản lý cũng như việc điều hành hướng tới tối ưu hoá việc sửdụng các nguồn lực Tuy nhiên, hình thức kiểm toán liên kết thường được ứng dụng tạicác đơn vị công cộng hơn là tại các DN hoạt động SXKD Trong DN hoạt động SXKD,

Trang 13

KTNB thường thực hiện hai loại hình kiểm toán là kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạtđộng.

b, Phân loại KTNB theo phạm vi kiểm toán

Theo phạm vi kiểm toán thì KTNB có kiểm toán toàn diện và kiểm toán chuyên đề

Kiểm toán toàn diện là hoạt động kiểm toán nhằm vào toàn bộ hoạt động kế toán

tài chính, SXKD… của DN với mục đích xem xét sự chính xác của tài liệu, số liệu kếtoán, sự phù hợp của các biểu mẫu trong BCTC đồng thời tìm hiểu tình hình hoạt động,tình hình quản lý kinh doanh của DN

Kiểm toán chuyên đề là hoạt động kiểm toán chỉ tập trung vào một số nghiệp vụ

nhất định như: kiểm toán doanh thu, kiểm toán chi phí, lợi nhuận…

c, Phân loại KTNB theo thời điểm kiểm toán

Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện nghiệp vụ thì KTNBcũng phân thành kiểm toán kiểm toán phòng ngừa và kiểm toán sau hoạt động

Kiểm toán phòng ngừa bao gồm các biện pháp phòng ngừa được áp dụng trước khi

một nghiệp vụ phát sinh nhằm đảm bảo cho bộ máy nghiệp vụ hoạt động chuẩn xác vàhợp thức, loại trừ các sai phạm trước hoặc ngay khi chúng xuất hiện

Kiểm toán sau hoạt động là loại kiểm toán được thực hiện sau khi nghiệp vụ kế

toán đã phát sinh nhằm xem xét mức độ trung thực, chính xác của các nghiệp vụ hoànthành đồng thời phát hiện các vi phạm, gian lận

Hai loại hình kiểm toán trên rất khác nhau nhưng lại hỗ trợ nhau rất hiệu quả: nhờkiểm toán sau hoạt động, bộ phận KTNB sẽ rút ra bản chất sai phạm, gian lận có thể xảy

ra từ đó xây dựng các biện pháp cho kiểm toán phòng ngừa, nhờ kiểm toán phòng ngừa,KTV nội bộ sẽ theo dõi được chặt chẽ hơn các sai phạm phát hiện trong kiểm toán sauhoạt động

Nói chung, theo nhiều tiêu thức khác nhau, sẽ có nhiều loại hình KTNB khác nhau,vấn đề đặt ra là các KTV nội bộ phải xác định lựa chọn hoặc kêt hợp các loại hình kiểmtoán khác nhau để thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao trong cuộc KTNB

d, Phân loại KTNB theo chu kỳ kiểm toán

Trang 14

Theo tính chu kỳ của kiểm toán thì KTNB được chia thành kiểm toán thườngxuyên, kiểm toán định kỳ và kiểm toán bất thường.

Kiểm toán thường xuyên là việc thực hiện thẩm tra, theo dõi soát xét liên tục các

hoạt động kế toán, hoạt động quản lý, kinh doanh một cách thường xuyên để đảm bảophát hiện nhanh chóng, kịp thời các sai phạm, từ đó có các biện pháp ngăn chặn, phòngngừa hữu hiệu

Kiểm toán định kỳ là việc thực hiện kiểm toán theo một thời gian nhất định như

kiểm toán BCTC hàng tháng, quý hoặc năm, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá vềtình hình tài chính, kết quả kinh doanh của DN

Kiểm toán bất thường là việc thực hiện các cuộc kiểm toán không dự định, theo

yêu cầu của ban lãnh đạo DN khi trong DN có những vấn đề nảy sinh cần phải được kiểmtra ngay

1.2 Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp

1.2.1 Nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ

Tổ chức bộ máy KTNB phải đảm bảo được nguyên tắc tổ chức chung cơ bản là tậptrung và dân chủ Các mối liên hệ bên trong và bên ngoài khác nhau phù hợp với nguyêntắc chung của lý thuyết tổ chức và phù hợp với quy luật của phép biện chứng về liên hệđều được nằm trong tổ chức bộ máy Tổ chức bộ máy KTNB còn phải xây dựng đội ngũKTVNB đủ về số lượng và chất lượng, đồng thời phù hợp với từng đặc thù của Doanhnghiệp Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại cũng như chất lượng hoạtđộng bộ máy kiểm toán nội bộ

Mục tiêu của tổ chức bộ máy KTNB là tạo ra mối quan hệ theo trật tự xác định Đó

là xác định sự khác nhau do quan hệ giữa các mục tiêu kiểm toán khác nhau hoặc với cáckhách thể kiểm toán khác nhau

1.2.2 Tiêu chuẩn thiết lập bộ máy kiểm toán nội bộ

Để thiết lập bộ máy kiểm toán nội bộ mang lại hiệu quả thì phải xem xét đến tiêuchuẩn về quy mô, phạm vi hoạt động và phân cấp quản lý của tổ chức muốn thiết lập bộmáy kiểm toán nội bộ

Trang 15

Tiêu chuẩn về quy mô: Trong thực tế, rất ít các DN nhỏ và vừa có bộ KTNB, trong

khi các DN có quy mô lớn lại rất cần đến bộ phận này để nâng cao chất lượng của hệthống kiểm soát nội bộ tại DN Quy mô của DN được xem xét trên các số liệu về tài sản,

số vốn hoạt động, số lượng nhân viên, doanh thu…DN có quy mô càng lớn thì đòi hỏi bộmáy KTNB phải làm việc càng nhiều, khối lượng công việc và độ phức tạp cũng tăng quatừng nghiệp vụ nên số lượng nhân viên trong bộ máy kiểm toán nội bộ cũng nhiều thêm.Tùy thuộc vào các yêu cầu khách quan như đặc điểm kinh tế, các quy định pháp lý củaNhà nước, các yêu cầu về chất lượng kiểm toán viên, mô hình tổ chức hoạt động mà xácđịnh ra số nhân viên phù hợp trong bộ máy

Tiêu chuẩn về phạm vi hoạt động: phạm vi hoạt động hay sự chia cắt về mặt địa lý

là một trong những nhân tố không thể thiếu khi xem xét tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộtrong DN Ví dụ như Tập đoàn Kinh Đô có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưngcác nhà máy, văn phòng, công ty con lại ở nhiều địa điểm khác nhau như Hưng Yên hayBình Dương…Với các DN có đặc điểm này thì việc bố trí tổ chức bộ máy KTNB luôn đòihỏi đến tính hợp lý trong việc kiểm toán các đơn vị trực thuộc làm sao đảm bảo được chấtlượng, hiệu quả và tiết kiệm của các cuộc kiểm toán Nhiều doanh nghiệp để thuận tiệncho công tác kiểm toán và tiết kiệm chi phí DN sẽ tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu phântán với việc xây dựng đội ngũ kiểm toán viên ngay tại đơn vị trực thuộc để phụ trách côngtác kiểm toán ở các khu vực được phân công

Tiêu chuẩn về phân cấp quản lý: Mức độ phân cấp quản lý trong DN ảnh hưởng

rất lớn tới quyết định tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại DN Do quyền quyết định đềunằm trong tay nhà quản lý, phân cấp quản lý chỉ có thể thực hiện được khi các mục tiêu,thủ tục và hệ thống hành chính rõ ràng, thông qua một số phương pháp kiểm tra dựa trêntiêu chuẩn kết quả và hiệu năng Trong nhiều trường hợp sẽ xuất hiện các rủi ro, sai sótthông tin quản lý trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Mức độ của các rủi

ro này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như rủi ro trong việc hiểu sai các quy chếcủa DN… rủi ro trong việc không tuân thủ chính sách do doanh nghiệp quy định…Ngoài

ra lĩnh vực hoạt động của DN, năng lực của nhân viên cũng ảnh hưởng rất lớn trong việc

Trang 16

góp phần tạo ra rủi ro Rủi ro sai sót thông tin tài chính có thể phát sinh khi doanh nghiệphoạt động trong nhiều lĩnh vực ở các ngành nghề khác nhau, doanh nghiệp có quy mô lớn

và phân tán với số lượng nhân viên lớn thì việc tất cả nhân viên đều đạt được yêu cầu vềnăng lực nghề nghiệp là rất khó nên dễ phát sinh ra rủi ro do trình độ yếu kém của một sốcán bộ công nhân viên trong DN Để đảm bảo sự tuân thủ về mặt luật pháp cũng như cácquy định của DN thì cần có bộ phận KTNB

Tóm lại, khi xem xét và đưa tới quyết định tổ chức bộ phận KTNB trong doanhnghiệp thì luôn phải xem xét, đánh giá một cách tổng hợp, kỹ lượng dựa trên các yếu tốquy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, năng lực của nhân viên…

1.2.3 Quan điểm về tổ chức KTNB và mô hình tổ chức.

Bộ máy KTNB muốn thực hiện được chức năng và nhiệm vụ một cách hiệu quảnhất thì nó phải trực thuộc cấp cao nhất trong doanh nghiệp Mô hình chuẩn được áp dụng

ở nhiều nước phát triển, KTNB làm việc cho ban kiểm soát và ban kiểm soát độc lập vớihội đồng quản trị

Mô hình 1.1: Mô hình chuẩn

Nhưng hiện nay có ít nhất 3 quan điểm khác nhau về vấn đề này đó là:

Tại Việt Nam ở nhiều Công ty chức năng của ban kiểm soát khá mờ nhạt, có công

ty chỉ dựng lên ban kiểm soát để cho đủ ban bệ và tuân thủ quy định của pháp luật nêndẫn đến mô hình biến tấu thứ nhất:

Mô hình 1.2: Mô hình biến tấu thứ nhất

Trang 17

Mô hình này được áp dụng khi Tổng giám đốc là người do Hội đồng quản trị thuê

về điều hành KTNB làm việc cho Hội đồng quản trị, báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quảntrị

Trong mô hình trên Tổng giám đốc không giữ số lượng cổ phiếu chi phối, Hộiđồng quản trị tách ra khỏi chức năng điều hành Tuy nhiên tại Việt Nam Hội đồng quản trịvừa làm chức năng định hướng vừa làm chức năng điều hành, quyền lực nằm trong tayTổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc KTNB làm việc trực tiếpdưới sự điều hành của Tổng giám đốc nên có mô hình biến tấu thứ 2

Mô hình biến tấu thứ 3 thường được áp dụng cho Công ty có mô hình mẹ con, tậpđoàn tách khỏi chức năng kinh doanh mà chỉ quản lý các công ty con Hiện tại được khánhiều tập đoàn lớn ở Việt Nam áp dụng

Mô hình 1.3: Mô hình biến tấu thứ 2

Trang 18

Mô hình 1.4: Mô hình biến tấu thứ 3

Như vậy tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà vị trí của KTNB trong Công ty,Tổng công ty, Tập đoàn sẽ khác nhau, khi đó mô tả công việc đối với KTVNB cũng khácnhau Tuy nhiên các quy trình kiểm toán nội bộ vẫn có điểm chung Bên cạnh đó là baquan điểm cổ điển về phương thức tổ chức mô hình KTNBB tại doanh nghiệp như sau:

Tổng giám đốc

Bộ phận chuyên môn

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ

Trang 19

Quan điểm thứ nhất cho rằng bộ phận KTNB nên đặt trực tiếp tại phòng kế toándưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng Lý do tại sao? Do từ trước đến nay phòng kế toánluôn kèm theo chức năng kiểm tra kế toán, kế toán trưởng thường đóng vai trò là kiểmtoán nội bộ và kiểm soát viên Quan điểm này có những yếu điểm đó là không đảm bảođược tính độc lập của bộ phận kiểm toán nên kết quả thu được từ kiểm toán là hạn chế vềmặt khách quan Bên cạnh đó nội dung của KTNB sẽ chỉ gói gọn ở trong việc kiểm toántài chính và kế toán quản trị, điều này thực sự không phù hợp với mục tiêu của KTNBhiện tại đó là hướng tới hiệu năng và hiệu quả của hoạt động.

Quan điểm thứ hai cho rằng bộ phận KTNB ở các Tổng công ty có hội đồng quảntrị nên đặt trực thuộc Hội đồng quản trị để trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Ban kiểm soát đểđảm bảo tính độc lập và kết quả kiểm toán mang tính khách quan hơn Quan điểm này thìchỉ đảm bảo được về độ độc lập nhưng lại chưa xem xét đến những hạn chế của hội đồngquản trị và ban kiểm soát vì họ hầu như không trực tiếp tham gia quản lý điều hành trựctiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà các ý kiến tham vấn nhằmhoàn thiện hệ thống kiểm soát phải được thực hiện kịp thời mới đảm bảo có được hiệuquả cao Điều này rất khó thực hiện khi Hội đồng quản trị chủ yếu chỉ đưa ra các quyếtđịnh về cơ chế hoạt động của doanh nghiệp

Quan điểm thứ ba cho rằng bộ phận KTNB phải đặt trực thuộc ban TGĐ củadoanh nghiệp Theo quan điểm này, KTNB là bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, nênđặt tại ban điều hành doanh nghiệp, tiếp cận liên tục với mọi hoạt động của doanh nghiệp,đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tốt hơn, phát hiện ra các sai sót có thể đưa các ý kiếntham vấn kịp thời cho nhà quản lý để hạn chế, khắc phục các sai sót đó Quan điểm nàycũng khẳng định rằng để đạt được mục tiêu, vai trò của kiểm toán nội bộ nhất thiết phảiđặt kiểm toán nội bộ trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất điều hành hoạt động của doanhnghiệp Quan điểm này phù hợp với thực tiễn hiện nay hơn hai quan điểm còn lại nhưngngười đứng đầu bộ phận KTNB phải được quyền tự do báo cáo kết quả kiểm toán với Bankiểm soát của HĐQT mới có kết quả cao nhất

Mô hình tổ chức

Trang 20

Tùy thuộc vào quy mô cũng như độ phân tán chia cắt về địa lý, định chế tài chính

mà doanh nghiệp đi đến lựa chọn bộ hình kiểm toán nội bộ thích hợp Hiện tại có 3 môhình cơ bản đó là mô hình tập trung, mô hình phân tán và mô hình kết hợp

Mô hình tập trung: là cách tổ chức theo đó doanh nghiệp sẽ đặt ban KTNB tập

trung tại văn phòng, trụ sở chính của mình Phòng/ban KTNB sẽ phụ trách toàn bộ hoạtđộng KTNB trong toàn doanh nghiệp và chịu sự điều hành trực tiếp từ TGĐ

Ưu điểm của mô hình này là gọn nhẹ, mang tính tập trung cao Mô hình này cóhiệu quả cao nhất đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng các đơn vị trực thuộc,

bộ phận trực thuộc lại tập trung trên một địa bàn nhất định hoặc tương đôi gần nhau,không khó khăn trong việc đi lại, tiết kiệm chi phí, thời gian khi tiến hành hoạt động kiểmtoán Nhưng mô hình trên lại không phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn và cácđơn vị trực thuộc phân bố không tập trung về mặt địa lý hoặc bị chia cắt xa hơn do bộmáy KTNB được tổ chức tập trung tại trụ sở chính của DN thì khó khăn cho các kiểmtoán viên trong việc di chuyển từ trụ sở chính tới các đơn vị ở xa, bên cạnh đó các kiểmtoán viên cũng khó có thể theo dõi sát tình hình thực tế của đơn vị trực thuộc do khôngphải lúc nào cũng đi đến mọi nơi để kiểm toán được Ngoài ra còn có rủi ro, sai sót trongviệc cung cấp thông tin từ các đơn vị trực thuộc là không thể tránh khỏi Tổ chức theo môhình này DN phải bỏ ra chi phí không nhỏ cho việc ăn ở, đi lại cho kiểm toán viên khi họ

đi công tác ở đơn vị trực thuộc

Mô hình phân tán: mô hình này được đưa ra để khắc phục những hạn chế của mô

hình tổ chức tập trung ở trên Theo cách tổ chức của mô hình này thì các KTVNB sẽ đượcphân công phụ trách một hoặc một số đơn vị có vị trí gần nhau về địa lý, đảm bảo thuậntiện cho việc đi lại Mô hình này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí công tác cho cácKTV, và nâng cao được chất lượng của các cuộc kiểm toán do KTV có điều kiện bám sáttình hình thực tế từ đó có điều kiện thuận lợi để kiểm tra và đánh giá các mặt của hoạtđộng sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, kịp thời phát hiện ra sai sót và đưa ra ý kiếntham vấn để sửa đổi kịp thời Nhược điểm của mô hình này là khó khăn trong việc quản

lý điều hành phòng/ ban KTNB do các nhân viên ở khá xa nhau Việc tổ chức quản lý bộ

Trang 21

máy KTNB không tốt có thể khiến các kiểm toán viên nội bộ hoạt động sai, mất phươnghướng trong chỉ đạo gây ra kết quả tiêu cực Các kiểm toán viên ở xa hay gặp khó khăntrong việc tiếp cận thông tin được đưa ra từ trưởng phòng/ ban kiểm toán hoặc nhà quản

lý cũng như sự hỗ trợ chuyên môn từ các đồng nghiệp, hoặc các chuyên gia khi họ phảilàm việc một cách độc lập

Mô hình kết hợp: là mô hình kết hợp được cả hai mô hình nêu trên (mô hình tập

trung và mô hình phân tán) Đây là cách tổ chức mà bộ máy KTNB vừa được tổ chức tậptrung tại trụ sở chính của DN vừa được tổ chức phân tán tới các đơn vị trực thuộc Điểmnổi bật là các kiểm toán viên không phải hoạt động toàn thời gian tại các đơn vị trực thuộc

mà vẫn có thời gian làm việc tại trung tâm Bên cạnh đó các kiểm toán viên có thể hoánđổi vị trí cho nhau để phát huy tối đa tính khách quan Nhưng nhược điểm của hình thứcnày vẫn là tốn một lượng chi phí công tác, KTV sau một thời gian làm việc được hoán đổi

có thể chưa kịp bắt nhập với môi trường làm việc của đơn vị trực thuộc khác…

Dù DN tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình nào, DN cũng phải đảm bảo cho bộphận KTNB có một vị trí độc lập, hoạt động khách quan, chỉ chịu sự điều hành của lãnhđạo cao nhất trong DN

1.2.4 Cơ cấu bộ máy kiểm toán nội bộ

Bộ phận KTNB có thể tổ chức thành một phòng/ ban KTNB Người đứng đầu bộphận này được gọi là trưởng phòng / ban KTNB hoặc kiểm toán trưởng Tiếp đến là phóphòng/ban KTNB (nếu có), nhóm trưởng KTNB và KTVNB Số lượng KTVNB phụthuộc vào quy mô kinh doanh, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động,

số lượng các đơn vị thành viên, tính chất phức tập của công việc số lượng nhân viên, yêucầu quản lý và trình độ năng lực của các KTVNB Bộ phận KTNB phải được tổ chức độclập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong DN (kể cả phòng kế toán – tàichính), chịu sự chỉ đạo trực tiếp của TGĐ DN Theo yêu cầu của bộ phận KTNB, TGĐ

DN có thể chọn chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn đặc biệt trong doanh nghiệp hoặcthuê chuyên gia bên ngoài tư vấn (nếu cần) tham gia vào nhiệm vụ tư vấn để KTV đưa rađược các xác định đối với một số nội dung hoặc toàn bộ cuộc kiểm toán

Trang 22

1.2.5 Xây dựng quy chế kiểm toán nội bộ

Bộ phận KTNB thường xuyên yêu cầu được xác định trách nhiệm và quyền hạnmột cách rõ ràng bằng một bảng quy chế Quy chế thường nêu ra các vấn đề sau:

 Mục đích và phạm vi của KTNB

 Quyền hạn và trách nhiệm của KTVNB (đưa ra rõ ràng về quyền tiếp cận với cácloại hồ sơ, tài liệu nào, nhân viên nào…)

 Xác định rõ KTVNB không có quyền hạn và trách nhiệm trong các hoạt động mà

họ tiến hành kiểm toán nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan của cuộc kiểmtoán Mà cụ thể đó là:

Bộ phận KTNB có nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Lập kế hoạch KTNB hàng năm và thực hiện các hoạt động KTNB theo kế hoạch,các chính sách, quy trình và thủ tục KTNB đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng vàhiệu quả kiểm toán

- Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị,

bộ phận, các hoạt động của DN Thông báo kịp thời cho lãnh đạo Dn biết những vấn đề

có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động của DN và đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằmngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này

- Đánh giá và kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót, xử lý những viphạm, đề xuất các biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểmtra, kiểm soát nội bộ trong DN

- Lập báo cáo KTNB, thông báo và đệ trình kịp thời các kết quả KTNB cho cácbên có liên quan theo đúng các chính sách, quy trình, quy định của DN và pháp luật

- Đảm bảo chất lượng của công tác KTNB

- Tuyển dụng, đào tạo và bố trí sử dụng có hiệu quả các KTV nội bộ, phát huynăng lực và trình độ của các KTV nội bộ phục vụ cho công việc đạt hiệu quả

Quyền hạn của bộ phận KTNB trong DN:

- Được trang bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết, chủ động thực hiện các nhiệm vụcủa mình theo kế hoạch đã được phê duyệt

Trang 23

- Được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho côngtác KTNB.

- Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, các tài sản và tiếp cận,phỏng vấn tất cả các cán bộ, nhân viên trong DN khi thực hiện KTNB

- Được giám sát, đánh giá, theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiệncủa các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà KTVNB đã ghi nhận và có khuyến nghị

Trách nhiệm của bộ phận KTNB:

- Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành

- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo DN về kết quả công việc KTNB, về những đánhgiá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo KTNB

- Theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau KTNB của các đơn vị, bộ phậntrong DN

1.2.6 Tiêu chuẩn của kiểm toán viên nội bộ

Theo Quyết định 832/TC- QĐ-CĐKT- ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của Bộtài chính thì người được bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ làm KTVNB phải có đủ cáctiêu chuẩn sau:

 Có phẩm chất trung thực, khách quan, chưa có tiền án và chưa bị kỷ luật từ mứccảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán

 Đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinhdoanh

 Đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên trong

đó có ít nhất 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ kiểm toánviên

 Đã qua huấn luyện nghiệp vụ kiểm toán, KTNB theo nội dung chương trình thốngnhất của Bộ tài chính và được cấp chứng chỉ

Đây là những tiêu chuẩn chung nhất khi bổ nhiệm một người không học trong lĩnhvực kiểm toán vào làm KTVNB Ngoài ra KTVNB còn phải biết ứng xử khéo léo khi tiếpxúc với các cá nhân khác và khi đưa ra ý kiến một cách có hiệu quả về các vấn đề như:

Trang 24

mục tiêu kiểm toán, đánh giá, kiến nghị Luôn luôn học hỏi và rèn luyện kỹ năng và kiếnthức của mình qua việc không ngừng học tập cả ở trong lĩnh vực chuyên môn và các lĩnhvực có liên quan tới công việc của họ Đồng thời rèn luyện tính thận trọng nghề nghiệpđúng mực, thích ứng với sự phức tạp của nhiệm vụ kiểm toán cần thực hiện, xem xét vàđối chiếu trong phạm vi hợp lý cho phép.

1.3 Tổ chức công tác KTNB tại doanh nghiệp

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch KTNB là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác KTNB nhằmtạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành KTNB Đây là công việc có ýnghĩa quyết định chất lượng KTNB

Lập kế hoạch KTNB là việc xây dựng nội dung, thời gian, phạm vi và phươngpháp KTNB trong điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, số lượng và chất lượngKTV nội bộ để công việc KTNB tiến hành có hiệu quả, đúng thời hạn Lập kế hoạchKTNB gồm các bước sau: Lập kế hoạch KTNB năm, thu thập thông tin về bộ phận đượcKTNB, lập kế hoạch chi tiết cho từng cuộc KTNB và thiết kế chương trình KTNB

Bước 1: Lập kế hoạch KTNB năm

Kế hoạch KTNB năm bao gồm các định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm vàphương pháp tiếp cận chung của các cuộc KTNB trong năm Bản kế hoạch này được lậptrên cơ sở đánh giá các thông tin tổng quát về tình hình hoạt động và môi trường kinhdoanh của các bộ phận, các nghiệp vụ trong DN Bộ phận hay nghiệp vụ nào có mức độrủi ro cao hơn sẽ được đưa vào lịch KTNB năm Bản kế hoạch KTNB năm giúp KTV nội

bộ dự tínhvà tổng hợp được khối lượng công việc cần thực hiện, thời gian hoàn thành vànhân lực cần thiết đối với các cuộc KTNB trong năm, nó là cơ sở để lập kế hoạch KTNBchi tiết, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả các cuộc KTNB trong năm Kếhoạch KTNB năm do người phụ trách bộ phận KTNB lập và trình ban lãnh đạo DN duyệt

Để lập kế hoạch KTNB năm cần phải:

- Xác định mục tiêu KTNB: là xác định những vấn đề cần đạt được sau khi côngviệc KTNB trong năm hoàn thành Để xác định được mục tiêu của KTNB cần phải nghiên

Trang 25

cứu các yếu tố: Yêu cầu quản lý, năng lực của nhân viên, nguồn lực và thời gian sẵn có,tính chất cấp bách của công việc, các cách tiếp cận Mục tiêu được xây dựng không phảicho mọi hoàn cảnh, khi có những điều kiện thay đổi, các mục tiêu cần phải được đánh giálại với những chỉnh sửa thích hợp.

- Xác định nội dung KTNB của năm: là các công việc lớn mà KTNB cần phải thựchiện theo từng loại hình KTNB của năm

- Xác định phạm vi KTNB của năm: là giới hạn về không gian và thời gian của đốitượng kiểm toán.Công việc KTNB phải thực hiện theo trọng tâm của từng nội dungKTNB như xác định số lượng các đơn vị thành viên, các bộ phận, nghiệp vụ cần phảiKTNB, xác định thời kỳ KTNB đối với từng đối tượng Phạm vi kiểm toán phải chỉ rõ đốitượng cụ thể của kiểm toán là gì, các bảng khai tài chính, tất cả các loại nghiệp vụ hay chỉmột vài nghiệp vụ cụ thể, sự tuân thủ pháp luật…

- Xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc KTNB: Căn cứ vào mục tiêu vàphạm vi cuộc kiểm toán, người phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ phải xác định nhữngnguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán Nguồn lực bao gồm nhân lực, ngân sáchtài chính, phương tiện, công cụ cần huy động Xác định số lượng và cơ cấu KTV nội bộtham gia thực hiện cuộc KTNB theo nguyên tắc độc lập, khách quan, phù hợp với sởtrường và năng lực của KTV nội bộ Chuẩn bị điều kiện vật chất cơ bản phục vụ công tácKTNB như kinh phí, các phương tiễn hỗ trợ công tác KTNB, giấy tờ liên hệ công tác, tàiliệu làm căn cứ pháp lý cho cuộc KTNB…

Bước 2: Thu thập thông tin về bộ phận, đơn vị được KTNB

Trong kế hoạch KTNB năm, mục tiêu và phạm vi KTNB đã được xác định Để xâydựng kế hoạch chi tiết và thiết kế chương trình KTNB, KTV nội bộ cần phải tiến hành thuthập thông tin về bộ phận, đơn vị được KTNB, bao gồm:

- Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ hoạt động của bộ phận, đơn vị đó đảm nhiệm; tình hìnhphát triển của DN ảnh hưởng đến bộ phận, đơn vị đó; những khó khăn, vướng mắc vànhững thuận lợi của bộ phận; mối quan hệ của bộ phận được KTNB với các bộ phận kháctrong DN

Trang 26

- Thông tin về tài chính, kết quả hoạt động và tình hình hoàn thành kế hoạchSXKD của bộ phận được KTNB.

- Các quy định nội bộ của bộ phận, số lượng, trình độ, khả năng lãnh đạo củangười phụ trách bộ phận…

Để có được các thông tin trên, KTV nội bộ có thể khai thác và thu thập qua các vănbản pháp lý, các quy định, các kế hoạch và báo cáo có liên quan đến bộ phận đượcKTNB, hoặc thông qua việc tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và cán bộ trong bộphận, quan sát quá trình làm việc thực tế của bộ phận hoặc sử dụng bảng câu hỏi…

Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết cho từng cuộc KTNB

Kế hoạch chi tiết cho từng cuộc KTNB là việc cụ thể hoá kế hoạch KTNB năm củatừng cuộc KTNB góp phần đảm đảo công việc KTNB được thực hiện một cách hiệu quả,đúng tiến độ Kế hoạch KTNB chi tiết cơ thể được sửa đổi trong quá trình thực hiệnKTNB nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự đoán của cácthủ tục KTNB Nội dung của kế hoạch KTNB chi tiết bao gồm:

- Thông tin chung về bộ phận được KTNB: các mô tả chi tiết về tình hình hoạtđộng, đặc điểm SXKD, tổ chức nội bộ, quy định quản lý nội bộ của bộ phận được kiểmtoán

- Xác định mục tiêu cụ thể của cuộc KTNB: mục tiêu này được xây dựng trên cơ

sở mục tiêu kiểm toán năm và đặc điểm cụ thể của cuộc KTNB

- Xác định phạm vi, đối tượng cụ thể của cuộc KTNB

- Xác định nội dung và phương hướng áp dụng các phương pháp kỹ thuật củaKTNB

- Kế hoạch thời gian của cuộc KTNB: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thờigian tổng hợp, lập và phát hành báo cáo KTNB

- Xác định nhân sự: dự kiến nguồn nhân lực, xem xét vấn đề thuê chuyên gia cầnhuy động cho cuộc KTNB

- Kế hoạch kinh phí và các điều kiện vật chất khác phục vụ cho cuộc KTNB

Bước 4: Thiết kế chương trình KTNB

Trang 27

Chương trình KTNB là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV nội bộ tham gia vào côngviệc KTNB về mục tiêu KTNB, nội dung KTNB, lịch trình và phạm vi các thủ tục KTNB

cụ thể, thời gian thực hiện ước tính cho từng phần hành KTNB Chương trình KTNB dongười phụ trách đoàn KTNB lập trên cơ sở kế hoạch năm và trình người phụ trách KTNBduyệt Thiết kế được chương trình KTNB thích hợp sẽ giúp KTVNB thu thập được đầy

đủ bằng chứng với thời gian và chi phí hợp lý Nội dung chương trình KTNB bao gồm:

- Thông tin chi tiết về đối tượng KTNB cụ thể

- Xác định các tài liệu cần thiết phải thu thập phục vụ cho cuộc KTNB

- Xác định mục tiêu và hướng kiểm toán từng phần hành cụ thể

- Xác định nội dung, thời gian thực hiện các thủ tục chi tiết đối với công việc kiểmtoán từng phần hành

- Phân công KTVNB thực hiện các thủ tục phân tích và dự kiến thời gian hoànthành

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

Thực hiện KTNB là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã được ấn địnhtrong trong kế hoạch, chương trình KTNB Trong giai đoạn này, các KTVNB áp dụng cácphương pháp kiểm toán để thu thập, đánh giá các bằng chứng KTNB theo kế hoạch vàchương trình đã lập Khi thực hành KTNB, các KTVNB cần phải thực hiện các nguyêntắc cơ bản sau:

- Tuyệt đối tuân thủ chương trình KTNB đã được xây dựng, trong mọi trường hợp,KTV nội bộ không được tự ý thay đổi chương trình

- Trong quá trình kiểm toán, KTV phải thường xuyên ghi chép những phát giác,những nhận định về các nghiệp vụ, con số, sự kiện nhằm tích luỹ bằng chứng, nhận địnhcho các kết luận KTNB và loại trừ những ấn tượng, nhận xét ban đầu không chính xác vềnghiệp vụ, các sự kiện thuộc đối tượng kiểm toán

- Định kỳ tổng hợp các kết quả kiểm toán trên các bảng tổng hợp để nhận rõ mức

độ thực hiện so với khối lượng công việc chung

Trang 28

- Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán đều phải có ý kiếnthống nhất của người phụ trách đoàn KTNB.

- Kết thúc giai đoạn thực hành KTNB, KTVNB cần thực hiện tập hợp, chọn lọc,phân loại các bằng chứng KTNB gốc, đánh giá, phân tích, nhận định những vấn đề thuộcnội dung kTNB để chuẩn bị cho công việc lập biên bản KTNB Ngoài ra, KTVNB cần ràsoát lại tài liệu KTNB, lưu giữ tài liệu của cuộc KTNB một cách khoa học và hợp lý đểđảm bảo khi tài liệu làm việc được cung cấp cho một cá nhân khác không tham gia trựctiếp vào cuộc KTNB, cá nhân này vẫn có thể hiểu được trình tự KTNB và cơ sở của cácnhận xét, đánh giá của KTVNB

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV đều phải thuần thục thực hiện các thủ tụckiểm toán Các thủ tục kiểm toán là những hành độc đặc thù được thực hiện hoặc nhữngphương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu cần thiết cho các kết luận kiểm toán.Trong KTNB, các kỹ thuật kiểm toán được sử dụng đó là:

So sánh: KTVNB thường xuyên so sánh những thông tin có liên quan và phân tích

những sự khác biệt Ví du: KTVNB so sánh chi phí định mức với chi phí thực tế phátsinh, đưa ra sự chênh lệch rồi xem xét sự khác biệt

Xác minh tài liệu: KTVNB phải xem xét các bút toán và số liệu trong các báo

cáo Việc này phải thực hiện trên cơ sở trắc nghiệm, cách chọn mẫu thống kê có thể được

sử dụng để kết luận về việc chọn mẫu theo hiệu lực của thông tin

Phân tích: Thông qua phân tích, KTV chia một khoản mục hoặc quá trình ra thành

nhiều phần nhỏ Việc phân chia này làm cho việc thẩm tra được dễ dàng, cũng tìm rađược những đặc điểm nổi bật đồng thời giúp cho việc xác định nguyên nhân chủ yếu củanhững tình trạng đang tồn tại nằm ở đâu

Lấy xác nhận: là quá trình thu thập thông tin do bên đối tác cung cấp để xác minh

tính chính xác của thông tin mà KTV nghi vấn

Bảng 1.5 : Danh sách đối tượng lấy xác nhận

Trang 29

Tài sản

Tiền gửi ngân hàng

Khoản phải thu

Phiếu nợ phải thu

Hàng tồn kho gửi trong công ty lưu kho

Giá trị bằng tiền của bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàngKhách nợNgười lập phiếuCông ty lưu khoCông ty bảo hiểmCông nợ

Cổ đôngCác loại thông tin khác

Loại bảo hiểm

Chủ nợ

Kiểm kê: là quá trình kiểm tra vật chất tại chỗ hay tham gia kiểm kê tài sản của DN,

thường được áp dụng với những tài sản có dạng vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản

cố đinh hữu hình, tiền mặt….nhằm xác minh sự hiện hữu của tài sản và mang tính kháchquan

Quan sát: KTVNB có thể đưa ra những cảm nghĩ, những điều quan sát được trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán Ví dụ như kiểm toán viên có thể quan sát về hệthống dây truyền của doanh nghiệp, quan sát sự vận hành của dây truyền, xem dây truyền

đó cũ hay mới, số lượng công nhân viên dùng để vận hành dây truyền, từ đó có thể cónhững đánh giá và đưa ra hướng hành động trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán

Phỏng vấn: là quá trình KTV thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua

việc phỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề mà KTV quan tâm Nó giúp cho KTVNBhình dung những hoạt động và quá trình trong nghiệp vụ kinh doanh để có định hướng

Trang 30

thẩm tra sau đó Ví dụ như thẩm vấn nhân viên về sự hoạt động của các quy chế kiểm soátnội bộ trong doanh nghiệp…

Tính toán lại: KTV phải kiểm tra những số tổng cộng hàng ngang, hàng dọc và

các phép tính khác, coi đó là một phần công việc trong quá trình thực hiện kiểm toán.Việc thẩm tra lại những công việc kiểm soát nhằm xác định bản chất và nội dung của việcchắc nghiệm phải làm

1.3.3 Báo cáo kiểm toán

Một trong những giai đoạn quan trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán nội bộ làlập và gửi các báo cáo KTNB Báo cáo là phương tiện chủ yếu để biết được kết quả thựchiện công việc của bộ phận KTNB và đánh giá sự đóng góp của bộ phận này Để kết thúcKTNB, các KTVNB cần phải tổng hợp các thông tin đã thu thập được để đi đến một kếtluận chung, từ đó làm cơ sở lập báo cáo KTNB

Kết luận KTNB là sự khái quát kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận, đánh giá thựctrạng về đối tượng KTNB trong cuộc KTNB Kết luận KTNB phải đảm bảo yêu cầu vềnội dung, hình thức và tính pháp lý: Về nội dung, kết luận KTNB phải phù hợp, đầy đủ vànhất quán với mục tiêu KTNB trong kế hoạch KTNB chi tiết Về hình thức, kết luậnKTNB phải được diễn đạt chuẩn xác trong từ ngữ và văn phạm Về tính pháp lý, kết luậnKTNB phải được chứng minh bằng các bằng chứng tương xứng

Sau khi kết thúc cuộc KTNB, KTVNB lập dự thảo báo cáo KTNB để làm việctrong nhóm, trao đổi và thống nhất nội dung với lãnh đạo của bộ phận được KTNB, sau

đó mới lập báo cáo KTNB chính thức Một báo cáo KTNB thường bao gồm nội dung sau:Tiêu đề báo cáo, nơi gửi, đối tượng KTNB, nội dung công việc KTNB, kết quả KTNB,nhận xét, kiến nghị của KTVNB và ngày giờ lập báo cáo, chữ ký của người lập báo cáo.Báo cáo KTNB sau khi lập xong được thông qua ban lãnh đạo DN và các bên liên quan,

và được lưu trữ cùng hồ sơ KTNB theo từng cuộc KTNB

1.3.4 Kiểm soát, theo dõi sau kiểm toán

Đây là công việc tiếp theo sau khi kết thúc cuộc KTNB để đảm bảo xem việc kiếnnghị, sửa chữa của đơn vị được kiểm toán đúng như đã đề xuất hay không, tiến độ có phù

Trang 31

hợp, kịp thời hay không Theo dõi thực hiện kiến nghị sau KTNB phải được thực hiệndưới hình thức kiểm tra thực tế và kiểm tra trên báo cáo về tình hình thực hiện kiến nghịKTNB do bộ phận được KTNB lập KTVNB cần làm biên bản xem xét, đánh giá tìnhhình thực hiện kiến nghị KTNB giữa bộ phận được KTNB và đoàn KTNB Để theo dõithực hiện kiến nghị sau KTNB, có thể thành lập đoàn công tác riêng biệt hoặc sử dụngđoàn KTNB được phân công KTNB trong năm trực tiếp thực hiện.

Nội dung xem xét tình hình thực hiện kiến nghị sau KTNB bao gồm:

- Đánh giá mức độ thực hiện kiến nghị của bộ phận được KTNB: bộ phận đượcKTNB đã thực hiện được bao nhiêu kiến nghị, chưa thực hiện được bao nhiêu kiến nghị,nguyên nhân chưa thực hiện được là do hệ thống kiểm soát nội bộ ở bộ phận được KTNBhoạt động chưa hiệu quả dẫn đến bộ phận chưa thực hiện được ngay các kiến nghị hay do

cố tình không thực hiện kiến nghị của KTNB, hay do kiến nghị của KTNB nêu ra khôngphù hợp với tình hình thực tế của bộ phận…

- Lập báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị sau KTNB: báo cáo này được lập saukhi kết thúc quá trình thưo dõi tình hình thực hiện kiến nghị sau KTNB, báo cáo cần nêu

rõ tình hình thực hiện và các biện pháp xử lý trường hợp không thực hiện kiến nghị củaKTNB

Thông thường thì việc theo dõi sau kiểm toán cho bộ phận kiểm toán nội bộ thựchiện để bộ phận KTNB có trách nhiệm đối với những phát hiện kiểm toán đồng thời chophép kiểm toán viên có nhưng đánh giá táo bạo và thực tế hơn khi họ tiến hành kiểm toán

ở lần sau Kể cả khi kiểm toán viên nội bộ không trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ theo dõisau kiểm toán thì họ vẫn phải được biết các thông tin chi tiết về các hành động và kết quảsửa chữa Trong một số trường hợp, Ban giám đốc có thể chỉ định một bộ phận nhân viênthích hợp để thực hiện giám sát tất cả các sự kiện diễn ra và kết quả cuối cùng của mọikiến nghị kiểm toán sau đó giao lại cho bộ phận kiểm toán viên nội bộ định kỳ đánh giálại hiệu quả của việc giám sát này

1.4 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ

Trang 32

Mục đích của chuẩn mực thực hành nghề nghiệp của KTNB là đưa ra nhữngnguyên tắc cơ bản phản ánh được thông lệ chung của KTNB, cung cấp cơ sở nền tảng choviệc thực hiện và thúc đẩy sự phát triển trên bình diện rộng của hoạt động KTNB làmtăng thêm hiệu năng, hiệu quả của công tác quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, khuyếnkhích cải tiến quy trình quản lý.

1.4.1 Các chuẩn mực chung

1000 – Mục đích, quyền hạn và trách nhiệm

1100 – Độc lập và khách quan

1200 – Khả năng chuyên môn và sự thận trọng nghề nghiệp đúng mức

1300 – Chương trình cải tiến và đảm bảo chất lượng

1.4.2 Các chuẩn mực thực hành

2000 – Quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ

2100 – Nội dung công việc

2200 – Lập kế hoạch công việc

2300 – Thực hiện công việc

2400 – Thông báo kết quả công việc

2500 – Quá trình giám sát

2600 – Việc người quản lý chấp nhận rủi ro

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN Á LONG 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Á Long

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Á Long.

Trang 33

Ngày 17 tháng 12 năm 2001, tại số nhà 154 đường Lương Thế Vinh, quận ThanhXuân, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Á Long ra đời trong thời kỳ đổi mới kinh tếphát triển theo định hướng XHCN có thành phần kinh tế các doanh nghiệp Những quanđiểm, tư tưởng đổi mới về kinh tế của Đảng như một luồng gió mát thổi vào làm bừngtỉnh tiềm năng của các doanh nghiệp lâu nay chưa được khơi dậy trong đó có Á Long Kể

từ đó, Á Long từng bước ghi đậm dấu ấn của mình trong suốt quá trình 10 năm xây dựng,phát triển trên bước đường hội nhập

Trước nhu cầu mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường để thuận tiện choviệc sản xuất điều hành, kinh doanh, Văn phòng Công ty chuyển từ 154-Lương Thế Vinh

về 204- Hạ Đình, quân Thanh Xuân đến ngày 3/9/2002, do yêu cầu mở rộng thêm sốngành nghề và cơ sở sản xuất, Văn phòng Công ty tiếp tục chuyển về số 18- T2, khu đôthị Trung Hòa- Nhân Chính, quận Cầu Giấy và cơ sở sản xuất chuyển từ Đại Mỗ, TừLiêm về thuê mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp Hưng Thuận tại Khu Công nghiệp vừa

và nhỏ huyện Từ Liêm Lúc này Công ty đã có hàng chục máy in thủ công, 3 máy in ofset

7 màu do đồng chí Trần Xuân Vinh làm Tổ trưởng và nhiều trang thiết bị hiện đại nhưmáy cắt chữ, máy cán bóng Cơ cấu tổ chức có bước phát triển mới, các Phòng, Ban, Bộphận chuyên môn, Xưởng, Tổ sản xuất… hình thành, từng bước hoàn thiện

Không ngừng đổi mới, vươn tới tầm cao đứng trước thời cơ ngành công nghiệpphụ trợ đang có nhu cầu lớn ngày 25 tháng 3 năm 2005, Công ty thành lập phân xưởng

Mạ và ngày 01 tháng 12 năm 2005, thành lập Phân xưởng Máy nhựa Mở rộng hợp tác,công ty đã liên doanh với Nhật Bản, Hàn Quốc lắp đặt hệ thống dây truyền sản xuất hiệnđại chuyên mạ trên vật liệu nhôm, nhựa, Epoxi, công nghệ mạ Niken, Crom, mạ trênnhựa, ăng-ti-moan Hàng mạ của Á Long đã nhanh chóng được thị trường chấp nhận vàchất lượng có thể sánh cùng với những doanh nghiệp có bề dày lịch sử, kinh nghiệm lâunăm trong và ngoài quốc doanh như Xuân Hoà, Tân Hoà, Hoàng Vũ

Trước yêu cầu thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đội mũ bảo hiểmkhi tham gia giao thông Ngày 26 tháng 10 năm 2007, phân xưởng sản xuất Mũ bảo hiểmmang thương hiệu Dulex ra đời

Trang 34

Từ yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, Công ty TNHH ÁLong chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Á Long giấy chứng nhận kinh doanh số :

0102043763 do Sở Kế hoach và Đầu tư cấp ngày 23/12/2009 Đây là bước ngoặt và cũng

là bước tiến lớn của Công ty trong quá trình hội nhập Hiện tại công ty đã có các công tythành viên như Công ty TNHH Shorai Việt Nam và Công ty Bất động sản Homecenter.Trụ sở chính: Á Long Building

Địa chỉ: Lô A2 CN8 – khu công nghiệp Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội

Khen thưởng nổi bật:

Năm 2008:

Công ty đạt giải thưởng “ Doanh nhân, Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam”

do Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trao tặng

Danh hiệu “ Sản phẩm dịch vụ ưu tú hội nhập WTO” do liên hiệp các Hội

khoa học và kỹ thuật Việt Nam tặng

Chứng nhận ISO cho sản phẩm mũ Dulex, B’color

(nguồn- phòng tài chính tổng hợp)

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Á Long.

Hội đồng quản trị của công ty bầu ra một tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốcphụ trách sản xuất và kinh doanh cùng 1 giám đốc tài chính để điều hành mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Á Long và 4 công ty thành viên Hàng tháng vàhàng quý công ty thành viên có trách nhiệm lập báo cáo về mọi quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh gửi về công ty Cổ phần Á Long để kiểm duyệt

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Á Long

Trang 36

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị bao gồm các cổ đông tham gia góp vốn thành lập nên Công ty

Cổ phần Á Long Hội đồng được họp thường niên và đột xuất, nhằm mục đích đưa ra cácchiến lược trọng yếu, các mục tiêu sản xuất kinh doanh mới Trên cơ sở đó để tiếp tục chỉđạo cho ban Tổng giám đốc thực hiện

Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát bao gồm các thành viên được hội đồng quản trị bầu ra giữ tráchnhiệm kiểm soát thường xuyên các hoạt động trong sản xuất kinh doanh, quản lý doanhnghiệp của công ty, từ đó đưa ra những kết luận, góp ý giúp cho hội đồng quản trị và banTổng giám đốc có những quyết định hợp lý và hiệu quả hơn trong việc quản trị hệ thống.Trong ban kiểm soát đã có kiểm toán nội bộ từ tháng 2 năm 2011 nhưng cho tới 1/4/2012phòng kiểm toán nội bộ trực thuộc ban kiểm soát mới được chính thức thành lập

Phòng kiểm toán nội bộ: Chức năng chính của phòng kiểm soát nội bộ là bộ phận

tham mưu, giúp cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát về công tác kiểm toán nội bộ tạiCông ty Phòng kiểm toán có nhiệm vụ:

 Xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ của hoạt động kiểm toán nội bộ trìnhHội đồng quản trị, Ban Kiểm soát phê duyệt

 Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, kiểm toán đột xuất trình cấp thẩm quyền phêduyệt nhằm quản trị rủi ro, đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty

 Tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo các kế hoạch, chương trình đãđược duyệt; lập báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán kịp thời

 Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những viphạm; đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệthống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

 Tư vấn cho Ban Điều hành, Hội đồng quản trị và các phòng ban xây dựng, áp dụnghay sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng, thực hiện các nghiệp vụ, sảnphẩm mới với điều kiện không ảnh hưởng tới tính độc lập của kiểm toán nội bộ

Trang 37

Ban TGĐ: TGĐ và các phó TGĐ có quyền hạn chỉ đạo điều hành và chịu trách

nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động theo chức năng của các văn phòng quản lý ở tổng công ty và

2 công ty thành viên

TGĐ điều hành do hội đồng quản trị cử ra có nhiệm vụ trực tiếp điều hành mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các chỉ đạo và phương án của hội đồngquản trị

1 Phó TGĐ phụ trách kinh doanh:

 Phụ trách phòng kinh doanh thị trường chịu trách nhiệm làm các thủ tụcmua bán sản phẩm, chỉ đạo kỹ thuật của nhà máy làm ra mặt hàng cầnbán theo yêu cầu, các thủ tục nhập các loại vật tư hàng hóa nhập khẩu đầuvào

1 Phó TGĐ phụ trách sản xuất:

 Phụ trách nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm và mạ kẽm, mạ nhựa theo chiếnlược kinh doanh của công ty cũng như theo đơn đặt hàng trực tiếp củakhách hàng

Khối kinh doanh:

Khối kinh doanh được chia theo các ngành hàng, từ đó hoạt động chuyên sâu vềcác ngành hàng đó Khối kinh doanh có trách nhiệm tìm hiểu mở rộng thị trường Kiêmnghiệm chức năng bán hàng giúp nhà quản lý có cái nhìn cập nhật về thị trường, đề xuấtphương án cái tiến mẫu mã và giá cả

Khối nội chính:

Phòng kế toán:

Trang 38

Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện cácquyết định tài chính của công ty mẹ, tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu quả,tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng quy chế, chế độ theo quy định hiện hành.

Phòng hành chính nhân sự:

Phòng có nhiệm vụ giúp quản lý công tác quản trị, hành chính và tuyên truyền,thực hiện các công tác hành chính, lập chương trình kế hoạch công tác định kì của lãnhđạo Quản lý cán bộ viên chức của phòng hành chính nhân sự theo phân cấp…

Phòng kỹ thuật:

Phòng có nhiệm vụ phụ trách các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của công ty như

cơ điện, môi trường, giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình về công nghiệp và đềxuất phương án sử dụng thiết bị một cách thích hợp nhất

Ban đầu tư:

Ban đầu tư được theo các dự án từ đó đưa ra cái nhìn trực quan cho hội đồng quảntrị, và ban tổng giám đốc Giúp đưa ra các đề xuất, quyết định trong việc đầu tư

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Á Long trong 3 năm gần đây.

Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty Cổ phần Á Long đã tăng lên đáng kể, lĩnh vực sản xuất được mở rộng với hiệuquả cùng lợi nhuận kinh doanh tăng

Với 4 Công ty thành viên, Á Long hoạt động trên các lĩnh vực như sản xuất mũbảo hiểm, hàng công nghệ phụ trợ hay bất động sản Nhưng hoạt động chủ yếu của ÁLong tập trung vào sản xuất sản phẩm mũ bảo hiểm

Các khoản phải thu phản ánh đồng vốn mà Công ty bị đối tác chiếm dụng.Trongtổng cơ cấu, các khoản phải thu trong năm 2010 đã giảm chỉ còn 7,48% nhưng xét vềlượng thì lại tăng đáng kể Đến năm 2011 tình hình quản lý công nợ của công ty đã bắtđầu xuất hiện những vấn đề nguyên nhân chủ yếu là do trên thị trường xuất hiện nhiềumặt hàng mũ bảo hiểm giả với giá thành rẻ hơn rất nhiều lại có nhiều mẫu mã để lựa chọnhơn được bày bán tràn lan đặc biệt là ở Hà Nội ( đây là thị trường chính của Công ty) làm

Trang 39

nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty giảm gây ảnh hưởng rất lớn đốivới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty và khách hàng.

Công ty Cổ phần Á Long là Công ty tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanhnên khoản mục hàng tồn kho rất được chú trọng Giá trị hàng tồn kho năm 2010 tăng hơn

10 lần so với năm 2009, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán ngắn hạn củacông ty Do đặc thù sản xuất kinh doanh nên tài sản cố định chiếm phần trăm cơ cấu rấtlớn so với tổng tài sản ( năm 2009 chiếm 80,9% ) Năm 2010 và 2011 tuy tài sản cố định

có quy mô về cơ cấu giảm đi đặc biệt là năm 2010 tỷ trọng tài sản cố định giảm tới13,64% so với năm 2010 nhưng nếu tính về giá trị thì lại tăng lên rất nhiều, gần như làgấp đôi so với tài sản cố định năm trước đó ( tăng thêm 90,58%) Năm 2011 Công ty tiếnhành bán 1 dây truyền sơn mũ với giá có lợi và mua được 1 dây truyền khác tiên tiến hơnvới giá rẻ nên tổng tài sản của doanh nghiệp về giá trị giảm đi nhưng lượng tiền lại tănglên

Năm 2011 giá trị các khoản nợ ngắn hạn vẫn tăng nhưng vòng quay khoản phải trảlại giảm xuống còn 2,66 vòng giảm 0,64 vòng so với năm trước điều này cho thấy Công

ty ngày càng tăng được uy tín của mình trên thị trường, nhà cung cấp vẫn tiếp tục cho nợmua hàng không phải trả tiền ngay nên dù hoạt động bán hàng không tiêu thụ được như ýnhưng doanh nghiệp vẫn không phải thu hẹp hoạt động kinh doanh

Dựa vào bảng cân đối kế toán ở trên cùng với các chênh lệch ta có thể thấy: năm

2010 đánh dấu một tiến bộ vượt bậc của công ty Tính tới năm 2010 tổng tài sản của công

ty tăng 72.970.637.900 tương đương với 154,92% chủ yếu trong tài sản dài hạn nguyênnhân là do công ty thay đổi dây truyền sản xuất nhằm bắt kịp với công nghệ tiên tiến củanước ngoài Tỷ trọng của tài sản dài hạn năm 2010 giảm 10,95% do lượng tài sản ngắnhạn tăng khá cao ( Các sản phẩm khác như tem, nhãn không có biến động lớn, Bất độngsản mới có năm 2011 nhưng chưa đạt được thành tựu gì)

Trang 40

Bảng 2.2 : Bảng so sánh chênh lệch của bảng cân đối kế toán 2009,2010, 2011.

thu 3.603.958.653 7,65 8.986.924.446 7,48 11.367.458.652 8.85Hàng tồn kho 975.066.776 2,07 10.093.428.955 8,4 12.963.542.201 10.09Tài sản khác 70.982.894 0,15 261.517.986 0,22 230.313.145 0.18

Tài sản cố định 38.115.336.920 80,92 80.780.638.407 67,28 80.234.478.979 62.47Chi phí xây

( Nguồn : phòng kiểm toán nội bộ)

Từ năm 2010 tới năm 2011 Vốn chủ sở hữu liên tục tăng, năm 2010 tăng52.861.134.994 tăng hơn 112,23% so với năm 2009, năm 2011 tăng thêm được hơn 3 tỷđồng nữa, chứng tỏ khỏ năng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng tốt hơn

Bảng 2.3 : Chênh lệch, tỷ lệ, tỷ trọng của các chỉ tiêu trong BCĐKT

Chỉ tiêu

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

Tỷtrọng(%)

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

Tỷtrọng (%)

Ngày đăng: 31/01/2016, 13:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w