Đầu đề tác phẩm báo chí trên báo in Việt Nam (Khảo sát một số báo và tạp chí ở Việt Nam từ 1995 đến hết năm 2003).
Trang 1hồ chí minh Học viện Báo chí vμ Tuyên truyền
Trần thị thu nga
Đầu đề tác phẩm báo chí trên báo in Việt Nam
(Khảo sát một số báo và tạp chí ở Việt Nam
từ 1995 đến hết năm 2003)
Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 62 32 01 01
Tóm tắt Luận án tiến sĩ báo chí học
Hμ nội - 2007
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Học viện báo chí vμ tuyên truyền
Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS Tạ Ngọc Tấn
Phản biện 1:
PGS, TS Dương Xuân Sơn
Phản biện 2:
TS Lê Khắc Cường
Phản biện 3:
TS Nguyễn Tuấn Phong
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước theo Quyết định số: 6466/QĐ-BGDĐT ngày 8/10/2007
Họp tại Phòng Bảo vệ luận án - Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 200…
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Trung tâm thông tin thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 2
Danh mục công trình của tác giả
liên quan đến đề tμi
1 “Đầu đề tác phẩm báo chí” - Tạp chí Báo chí và Tuyên
truyền, số 3/2002
2 Tham luận tại Hội thảo “80 năm báo chí cách mạng Việt Nam”
do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức năm 2005 Đề tài:
“V.I.Lênin và Hồ Chí Minh bàn về tự do báo chí”
3 Tham luận tại Hội thảo khoa học “Tìm hiểu hoạt động báo
chí của Ngô Tất Tố” do Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức
năm 2005 Đề tài: “Giá trị văn hóa và ý nghĩa thực tiễn
trong các thể loại báo chí của Ngô Tất Tố”
4 “Phát triển chữ quốc ngữ và ngôn ngữ trong thể loại báo
chí của Ngô Tất Tố”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số
7/2006
5 “Cách đặt đầu đề bài báo của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý
luận chính trị và truyền thông, số Xuân Đinh Hợi 2007
6 “Để có một đầu đề tác phẩm báo chí đúng và hay”, Tạp chí
Lý luận chính trị và truyền thông, số 3/2007
Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng của một tờ báo phụ thuộc vào mỗi tác phẩm báo chí tạo nên số báo Chất lượng của mỗi tác phẩm báo chí lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thể loại, cách chọn lựa chi tiết, sự kiện, cách diễn
đạt và cách đặt đầu đề… Đầu đề là một phần không thể thiếu đối với hình thức và nội dung của một tác phẩm Về hình thức, đầu đề được
in chữ to nhất, trình bày nổi bật nhất để thu hút sự chú ý của độc giả
và làm nên sự hoàn chỉnh cho tác phẩm Về nội dung, đầu đề như một
sự dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với tác phẩm để tìm hiểu kỹ những thông tin đã được gợi mở
Đối với một trang báo, đầu đề cũng có vai trò rất quan trọng Các
đầu đề tạo nên một phác thảo đầu tiên về dung lượng thông tin của trang báo Vì lẽ đó, tờ báo nào cũng cố gắng tận dụng “đất” trang một để đưa
ra những đầu đề thật hay, lạ và ấn tượng nhằm cuốn hút và kích thích sự chú ý của độc giả Tờ báo nào cũng mong muốn tạo dựng được một hệ thống đầu đề trung thành với nội dung thông tin của tờ báo, trang báo, hấp dẫn, sắc sảo và có nét độc đáo riêng so với các tờ báo khác
Tuy nhiên, trên thực tế những người sáng tạo và sử dụng đầu đề trên báo không phải tất cả đều đã thống nhất với nhau về những nguyên tắc cấu tạo và hành chức của hệ thống đầu đề Trong hoạt
động nghiên cứu, nhìn chung, đầu đề cũng còn là một vấn đề chưa
được chú ý đúng mức Từ đó, có thể thấy việc nghiên cứu các đầu đề trên báo một cách có hệ thống, tìm hiểu khả năng chuyển tải thông tin, cách cấu trúc và sử dụng đầu đề phù hợp, hiệu quả là một công việc cần thiết Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động nghiên cứu lý luận báo chí mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động thực tiễn của các cơ quan báo chí và mỗi nhà báo
Trang 32 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Trên thế giới
Trong một số giáo trình về nghiệp vụ báo chí các tác giả cũng đề
cập đến đầu đề như một thao tác nghiệp vụ rất quan trọng của nghề
báo Tuy nhiên, nội dung dành cho đầu đề tác phẩm báo chí trong các
giáo trình trên còn quá ít ỏi, có tài liệu chỉ có vài dòng
Trong cuốn “Information et persuation ecrire”, khi đề cập đến kỹ
thuật đặt đầu đề tác phẩm báo chí, Thomas Gegeley đề cập đến thượng
đề (surtitre), đề (titre), hạ đề (soustitre) và đầu đề giữa (intertitre) Căn
cứ vào nội dung thông tin của đầu đề, tác giả chia thành các loại như:
đầu đề bình phẩm (titre decommentaire), đầu đề trần thuật (titre
derécit), đầu đề khẳng định (titre affirmatif)… Tuy nhiên, dung lượng
dành cho phần này rất khiêm tốn
Trên cơ sở hình thức thông tin nội dung, Galperin cũng chia đầu
đề thành sáu loại: tên gọi - biểu tượng; tên gọi - luận đề; tên gọi -
trích dẫn; tên gọi - thông báo; tên gọi - ám chỉ; tên gọi - kể chuyện
Loic Hervouet trong cuốn “Viết cho độc giả” trên cơ sở xác định
những tính chất của tít báo như rõ ràng, dễ hiểu, ngắn, năng động,
chính xác, chứa thông tin và thích đáng đã đề cập đến ba dạng tít: tít
thông báo; tít kích thích; tít hỗn hợp
Các tác giả Jean - Luc Martin - Lagardette trong cuốn “Le guide de
l’ecriture journalistique” quan niệm đầu đề là bộ mặt của một bài báo
Dựa trên chức năng của đầu đề tác phẩm báo chí, các tác giả chia chúng
thành hai loại chính: đầu đề mang thông tin và đầu đề gây chú ý
Maria Lukina khi bàn về “Công nghệ phỏng vấn” cũng đề cập
đến đầu đề của bài phỏng vấn (dịch giả gọi là “tít”) và chia chúng
thành hai dạng: tít chính và tít phụ
2.2 ở Việt Nam
Theo tác giả Trịnh Sâm, giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm
đến vấn đề này nhiều hơn cả tuy còn tản mạn Có thể gặp rải rác các bài
viết trên tạp chí ngôn ngữ như: “Về tên các bài báo của Chủ tịch Hồ Chí
Minh”, “Nhờ đâu những tiêu đề bài viết có sức hấp dẫn”… Ngoài ra, còn
có thể kể đến các bài nghiên cứu, các cuốn sách có đề cập đến đầu đề văn bản nhân bàn về một vấn đề khác có liên quan như: “Cách ngắt dòng trong việc trình bày đầu đề ở các văn bản”, “Ngữ pháp của cách nói: “Vỡ
đê”, “Vỡ bờ”, “Vỡ mộng”, “Tiêu đề và các bình diện nghiên cứu ngôn ngữ học về tiêu đề”, “Cấu trúc của tiêu đề văn bản tiếng Việt trong phong cách thông tấn báo chí”… (dẫn theo Trịnh Sâm)
Hoàng Anh xuất phát từ quan điểm ý nghĩa chức năng đã chia tiêu đề thành bảy kiểu cơ bản: tiêu đề xác nhận; tiêu đề câu hỏi; tiêu
đề kêu gọi; tiêu đề trích dẫn; tiêu đề bình luận; tiêu đề giật gân; tiêu
đề gợi cảm
Công trình đề cập sâu nhất đến đầu đề văn bản nói chung là cuốn
“Tiêu đề văn bản tiếng Việt” của tác giả Trịnh Sâm Trong cuốn sách này, đầu đề tác phẩm báo chí cũng được đề cập đến ở mục “Tiêu đề văn bản trong phong cách thông tấn” Trong mục này tác giả đề cập đến cấu trúc của tiêu đề mẩu tin, phỏng vấn, phóng sự và tiểu phẩm
Tác giả Vũ Quang Hào cũng dành một chương “Ngôn ngữ tít báo” đề cập đến đầu đề tác phẩm báo chí trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” Trong chương này, tác giả tập trung nghiên cứu chức năng và cấu trúc của tít báo, các loại tít thường gặp, các loại tít mắc lỗi Trong các cuốn “Tác phẩm báo chí” tập 1; “Thể loại báo chí”;
“Tác phẩm báo chí” tập 2, các tác giả cũng dành một dung lượng nhỏ
đề cập đến cách đặt đầu đề của một số thể loại báo chí như tin, phóng
sự, ký chân dung…
Ngoài một vài khóa luận cử nhân của sinh viên hai khoa Báo chí thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn nghiên cứu tít trên một tờ báo cụ thể, cho đến nay chưa
có một công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu nào về đầu đề tác phẩm báo chí trên báo in Việt Nam nói chung Đây là lần đầu tiên, vấn đề này được nghiên cứu ở phạm vi một luận án tiến sĩ
Trang 43 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là tìm hiểu cơ sở khoa học và thực tiễn của
việc đặt đầu đề cho một tác phẩm báo chí Trên cơ sở đó, luận án giúp
các phóng viên, biên tập viên hình thành kỹ năng đặt đầu đề đúng và
hay, góp phần nâng cao hiệu quả thông tin trên báo
Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ đặc trưng của đầu đề tác phẩm báo chí, chức năng và
các yêu cầu đối với một đầu đề trên báo
- Nghiên cứu hệ thống đầu đề trên báo từ phạm trù nội dung
thông tin
- Nghiên cứu cấu trúc ngữ pháp và nghệ thuật ngôn từ của đầu đề
- Nghiên cứu sự tác động của các loại báo in và các thể loại đối
với đầu đề tác phẩm báo chí
- Dự báo xu hướng vận động phát triển của đầu đề và kiến nghị
một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của đầu đề tác
phẩm báo chí
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng khảo sát của luận án là đầu đề tác phẩm báo chí trên
18 tờ báo và tạp chí tiêu biểu như: Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân,
Lao Động, Thanh Niên, Hà Nội mới, Thời báo Kinh tế Việt Nam,
Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Sài Gòn giải phóng, Người Lao Động, Đại
Đoàn Kết, tạp chí Thanh Niên, tạp chí Cộng Sản, tạp chí Báo chí và
Tuyên truyền… từ năm 1995 đến hết năm 2003
5 Giả thuyết nghiên cứu
Công việc nghiên cứu phân loại đầu đề, tìm hiểu các cách đặt đầu
đề như thế nào cho đúng và hay chỉ có thể có ý nghĩa khoa học và có
giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn tác nghiệp nếu triển khai nghiên
cứu đầu đề trên cả ba bình diện: nội dung, cấu trúc ngôn ngữ và ý
nghĩa chức năng của đầu đề
6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Tư tưởng của Mác - Ăng ghen - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng, văn hoá, báo chí và báo chí vô sản
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm
7 Đóng góp mới của luận án
Cái mới của luận án là tạo dựng được diện mạo của hệ thống đầu
đề trên các báo với các kiểu loại đa dạng, phong phú và sự phù hợp với
đặc điểm của các loại báo in và các thể loại từ một góc nhìn khá toàn diện, từ đó dự báo xu hướng vận động phát triển, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của đầu đề tác phẩm báo chí
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận án chia thành năm chương, 12 tiết
* * * Chương 1 Những vấn đề chung về đầu đề tác phẩm báo chí 1.1 Khái niệm và đặc trưng của đầu đề tác phẩm báo chí
1.1.1 Khái niệm đầu đề tác phẩm báo chí
Trên báo in, tác phẩm báo chí được hiểu là chỉnh thể sáng tạo dưới dạng văn bản của tác giả trên các báo, tạp chí hay xuất bản phẩm định kỳ
Đầu đề tác phẩm báo chí là một dạng đầu đề văn bản trong phong cách ngôn ngữ báo chí Đó là tên gọi chính thức của một tác phẩm báo chí
1.1.2 Đặc trưng của đầu đề trong phong cách ngôn ngữ báo chí
Để thực hiện chức năng thông tin và tác động xã hội của mình, báo chí phản ánh hiện thực cuộc sống bằng các sự kiện xác thực và thời
sự Có thể nói, tính sự kiện là đặc trưng quan trọng nhất của phong cách ngôn ngữ báo chí Theo tác giả Hoàng Anh, tính sự kiện đã tạo
Trang 5nên cho ngôn ngữ báo chí một loạt các tính chất cụ thể như: tính chính
xác, tính đại chúng, tính ngắn gọn, tính định lượng, tính bình giá, tính
biểu cảm, tính khuôn mẫu Chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả
và bổ sung thêm một tính chất mà theo chúng tôi là quan trọng nhất
của ngôn ngữ sự kiện, đó là tính thời sự Các đặc trưng này quyết định
và chi phối đầu đề tác phẩm báo chí cả về nội dung thông tin cũng như
cấu trúc ngữ pháp và nghệ thuật ngôn từ Để thỏa mãn các đặc trưng
trên, đầu đề tác phẩm báo chí buộc phải tuân theo nguyên tắc: chuyển
tải được một lượng thông tin tối đa qua một hình thức ngôn ngữ cô
đọng, dễ hiểu và có sức tác động mạnh nhất Nguyên tắc đó vừa chế
định phương pháp thể hiện của nhà báo, vừa mở ra một chân trời rộng
lớn cho sự sáng tạo và kiếm tìm những cách diễn đạt mới Chính vì thế,
theo chúng tôi, đầu đề tác phẩm báo chí có kiểu loại và cấu trúc phong
phú nhất so với đầu đề ở các phong cách khác Đầu đề trong phong
cách báo chí có thể sử dụng một cách tổng hợp các phương tiện ngôn
ngữ vốn là đặc trưng trong đầu đề của các phong cách khác và được
sàng lọc dưới áp lực của ngôn ngữ báo chí Đặc biệt theo Trịnh Sâm,
trong phong cách báo chí, kỹ thuật trình bày được coi như những thủ
pháp văn tự (les procédes d’écriture) quan trọng và được khai thác triệt
để nhằm mục đích nhấn mạnh thông tin và làm nổi bật các quan hệ ý
nghĩa của các thành phần ngữ pháp trong cấu trúc đầu đề
1.2 Chức năng của đầu đề tác phẩm báo chí
1.2.1 Chức năng định danh
Thông thường để hoàn thành một tác phẩm nói chung bao giờ
người làm báo cũng phải có trong tay những tư liệu nhằm đảm bảo,
thoả mãn các câu hỏi: Ai (who)? Việc gì (what)? Thời điểm nào
(when)? Địa điểm nào (where)? Tại sao (why)? Như thế nào (how)?
ý nghĩa của sự kiện (so what)?
ở mỗi thể loại, chúng được biểu hiện một cách khác nhau Nếu
việc thể hiện các nội dung trên là quá trình sáng tạo tác phẩm thì việc đặt
tên gọi cho các nội dung ấy là quá trình đặt đầu đề Chúng ta không thể tách rời việc thể hiện nội dung tác phẩm và đặt đầu đề bởi bản chất của việc đặt đầu đề là gói trọn các nội dung đó trong một từ, một ngữ, một câu, một kết cấu ngữ pháp nhất định, phù hợp với chuẩn ngôn ngữ
1.2.2 Chức năng thông tin
Đầu đề chứa đựng một sức biểu hiện khái quát và tổng hợp cho cả tác phẩm Đó là một cái nhãn mang những thông tin chỉ dẫn cho phần nội dung Nó mang lại nhận thức tức thời về thông điệp chính
1.2.3 Chức năng quảng cáo
Đầu đề của tác phẩm cũng giống như gương mặt của con người, hương sắc của loài hoa Nó là yếu tố đầu tiên tạo ra sự chú ý, quan tâm của công chúng và cân nhắc xem nên đọc hay không đọc tác phẩm, trang báo và tờ báo Đầu đề thu hút sự chú ý của độc giả khi họ lướt xem tờ báo lần đầu tiên vì có những độc giả chỉ xem lướt qua tờ báo ấy trước khi quyết định mua Đầu đề phải nhấn mạnh cái mới, cái hay
đáng đọc để sau khi lướt nhanh qua một tờ báo, độc giả sẽ biết được ngày hôm nay có gì mới, thông tin nào quan trọng hơn và có thể lựa chọn thông tin một cách nhanh chóng nhất Đặt đầu đề hay là một cách quảng cáo hấp dẫn, sang trọng và hợp pháp cho tác phẩm và tờ báo
1.3 Yêu cầu đối với đầu đề tác phẩm báo chí
1.3.1 Nhóm các yêu cầu về nội dung
- Đầu đề phải có thông tin
- Đầu đề phải có tính thời sự
- Đầu đề phải phù hợp với nội dung của tác phẩm
- Đầu đề phải phù hợp với đặc điểm của từng loại báo in và đặc
điểm của từng thể loại
1.3.2 Nhóm các yêu cầu về ngôn ngữ
- Đầu đề phải đúng chuẩn ngôn ngữ
- Đầu đề phải ngắn gọn
- Đầu đề phải hấp dẫn
Trang 6- Đầu đề phải gợi mở
- Đầu đề phải tiêu biểu
Kết luận chương 1
Kế thừa và phát triển các hướng tiếp cận khác nhau của các tác
giả đi trước, chúng tôi nhận thấy, đầu đề tác phẩm báo chí mang
những đặc trưng rõ nét của phong cách ngôn ngữ báo chí Chúng thể
hiện tính thời sự, cập nhật và sự chính xác của thông tin sự kiện trong
một cấu trúc ngôn từ hàm súc, đan xen một cách linh hoạt giữa tính
khuôn mẫu và tính biểu cảm Với tư cách là yếu tố được độc giả quan
tâm đầu tiên, đầu đề thực hiện đồng thời cả ba chức năng định danh -
thông tin - quảng cáo cho tác phẩm và tờ báo Để hoàn thành các
chức năng quan trọng đó, theo chúng tôi, một đầu đề đúng và hay
phải thỏa mãn bốn yêu cầu cơ bản về nội dung và năm yêu cầu cơ bản
về ngôn ngữ Bốn yêu cầu cơ bản về nội dung là: đầu đề phải có
thông tin, có tính thời sự, phù hợp với nội dung tác phẩm, phù hợp với
đặc điểm của từng loại báo in và đặc điểm của từng thể loại báo chí
Năm yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ là: đầu đề phải đúng chuẩn ngôn
ngữ, ngắn gọn, hấp dẫn, gợi mở và tiêu biểu
Nghiên cứu đặc trưng và chức năng của đầu đề tác phẩm báo
chí, những yêu cầu cơ bản của một đầu đề báo chí đúng và hay chính
là xác lập cơ sở lý thuyết để nghiên cứu khảo sát diện mạo hệ thống
đầu đề trên báo in Việt Nam ngày nay trên cả ba bình diện: nội dung,
hình thức và ý nghĩa chức năng ở các chương sau của luận án Trên cơ
sở lý thuyết và những nghiên cứu khảo sát đó, chúng tôi có thể mạnh
dạn dự báo một số xu hướng vận động chính của đầu đề trong khoảng
thời gian 10 năm qua, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
và hiệu quả của đầu đề tác phẩm báo chí trên báo in ngày nay
* * *
Chương 2 Quan hệ nội dung giữa đầu đề vμ tác phẩm 2.1 Đầu đề phản ánh một phần tinh thần tác phẩm
2.1.1 Đặc điểm
Đây là sản phẩm của cách đặt đầu đề theo phương thức nêu một vấn đề hoặc rút một chi tiết không phải là chính yếu của tác phẩm: thời gian diễn ra sự kiện, nơi diễn ra sự kiện, tên đối tượng
2.1.2 Khả năng xuất hiện
Kiểu đầu đề này đơn giản, dễ đặt, tiện dụng và luôn cho một điểm giao thoa nhất định giữa giá trị nội dung của đầu đề với tác phẩm nên chúng xuất hiện trên báo với tần số cao: 29,56%
2.2 Đầu đề phản ánh toàn bộ tinh thần tác phẩm
2.2.1 Nêu sự kiện, vấn đề trung tâm của tác phẩm
Thông tin ở đầu đề nêu bật được nội dung tác phẩm Người đọc chỉ cần đọc đầu đề cũng có thể nắm bắt được thông tin cơ bản Đây là dạng đầu đề dễ chiếm được cảm tình của người đọc, gây ấn tượng, thể hiện được tinh thần tác phẩm ở mức độ cao
Các phóng viên, biên tập viên thường chọn những chi tiết tiêu biểu, gây tác động mạnh, có khả năng bộc lộ được vấn đề trọng tâm cũng như bản chất của sự kiện cho đầu đề dạng này
Các đầu đề này được sử dụng phổ biến trên tất cả các báo và có tần số xuất hiện cao: 31,73%
2.2.2 Khái quát nội dung tác phẩm
Đầu đề dạng này là những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát của phóng viên, biên tập viên Sức hấp dẫn của kiểu đầu đề này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực ngôn ngữ, vốn sống, kinh nghiệm, tâm huyết của phóng viên, biên tập viên Đôi khi những nghịch lý phóng viên, biên tập viên rút ra được từ sự quan sát tinh tế, sắc sảo hay sự đồng cảm, thái độ và tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề bức xúc, nhạy
Trang 7cảm của đời sống xã hội thể hiện trong nhận xét đánh giá của họ đã
mang đến cho độc giả những đầu đề đầy sức thuyết phục
Trên các tờ báo nói chung, đây là dạng đầu đề có tần số xuất
hiện không cao lắm: 16,62%
2.2.3 Sử dụng các phụ đề
Phụ đề thường được trình bày thành các mục nhỏ, nằm trên hoặc
dưới đầu đề, xen vào từng đoạn của tác phẩm tùy theo tính chất hoặc
dung lượng của sự kiện Căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày
của phụ đề, có thể chia thành ba dạng: thượng đề, hạ đề và trung đề
Phương thức dùng phụ đề để hỗ trợ thông tin cho đầu đề đặc biệt
phù hợp với các tác phẩm có dung lượng dài, nội dung phức tạp, nhiều
vấn đề Trên các báo, chúng xuất hiện với tần số 20,06%
2.3 Đầu đề nâng cao tinh thần tác phẩm
Kiểu đầu đề này đòi hỏi đầu đề vừa khái quát được nội dung tác
phẩm, vừa có những thủ pháp ngôn ngữ để tạo ra một giá trị biểu cảm
nhất định Giá trị biểu cảm ấy đưa sự hiểu biết, sự cảm nhận của
người đọc đi xa hơn chính nội dung tác phẩm
Đầu đề nâng cao tinh thần tác phẩm có tần số xuất hiện thấp:
2,03% Chúng đòi hỏi sự đầu tư nhiều về tư duy và vốn ngôn ngữ,
trong khi đó phóng viên, biên tập viên lại bị câu thúc bởi định kỳ ra
báo, mật độ và số lượng công việc
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu các kiểu đầu đề trên báo, có thể khẳng định một
điều: không có cách đặt đầu đề nào là tối ưu và chiếm tỉ lệ tuyệt đối Sự
hơn kém nhau về tần số giữa các kiểu đầu đề không phải là quá lớn Điều
đó cho thấy việc sử dụng khá cân đối, hài hoà và đồng thời của nhiều
cách đặt khác nhau để tạo sự đa dạng, phong phú cho tác phẩm là điều
các báo đều quan tâm đến Nhờ vậy, người đọc luôn được “đổi món” khi
tiếp nhận tác phẩm Đó không chỉ là nhu cầu của người đọc mà còn là
một trong những mục tiêu cần đạt được trong phương pháp hoạt động thông tin báo chí Đầu đề là điểm tiếp xúc đầu tiên của bạn đọc với tác phẩm Đầu đề không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ “trang điểm”, làm tác phẩm thêm “bắt mắt”, chúng thực hiện nhiệm vụ chuyển tải thông tin của tác phẩm, tạo sự thích thú và thu hút họ vào vấn đề tác phẩm thể hiện Nhìn chung, đặt đầu đề là khâu quan trọng trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí Ngoài tri thức, kinh nghiệm và vốn thực tiễn người viết phải có một khả năng mẫn cảm thực sự về ngôn ngữ Việc đặt
đầu đề cũng cần thiết như viết tác phẩm Một tác phẩm hay nhưng đầu đề
dở có thể phá vỡ hoàn toàn kênh thông tin tác phẩm - người đọc Làm thế nào để có một đầu đề ngắn gọn và hấp dẫn, sử dụng các phương thức tác
động như thế nào để tạo nên giá trị biểu cảm và sức thuyết phục cho đầu
đề ? Chương 3 của luận án sẽ tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề đó
* * * Chương 3 Cấu trúc ngữ pháp vμ nghệ thuật ngôn từ
của đầu đề tác phẩm báo chí 3.1 Cấu trúc ngữ pháp của đầu đề
3.1.1 Đầu đề có cấu trúc là một câu
- Đầu đề có cấu trúc kiểu câu đơn
Đầu đề câu đơn có mô hình một cụm chủ vị, có hai phần đề - thuyết rõ ràng, và thường tương hợp với kết cấu chủ ngữ - vị ngữ hay kết cấu chủ thể - hành động
Đầu đề câu đơn xuất hiện với tần số cao: 26,67% Chúng phù hợp với các tờ nhật báo, báo dày kỳ và có phong cách thể hiện hiện
đại Tuy có tần số xuất hiện cao và khả năng chuyển tải một thông báo hoàn chỉnh song đầu đề câu đơn không hấp dẫn và gợi trí tò mò của độc giả bằng các đầu đề có dạng ngữ trực thuộc Chính vì vậy,
Trang 8đầu đề câu đơn nếu không sử dụng các yếu tố mới lạ, hay nghệ thuật
ngôn từ để tạo ra giá trị biểu cảm thì dễ bị đơn điệu, nhàm chán
- Đầu đề có cấu trúc kiểu câu ghép
Đầu đề câu ghép có mô hình cấu trúc hai cụm chủ vị trở lên Chúng
biểu hiện sự nhận thức tư duy nhiều mặt và tính phức tạp bên trong của
các hiện tượng khách quan nên có thể chứa đựng lượng thông tin lớn
Đầu đề câu ghép thường thích hợp với các tác phẩm có dung
lượng dài, nhiều vấn đề phức tạp, nhưng có tần số thấp: 2,33%
- Đầu đề có cấu trúc kiểu A : B
Cấu trúc đầu đề có mô hình A : B có tác dụng nhấn mạnh và nêu
bật những thông tin có quan hệ với nhau nhưng lại có thể phân lập với
nhau nhằm làm cho độc giả chú ý hơn A và B có thể được phân lập
dưới dạng A : B hay A, B hoặc A - B, trong đó dạng A : B là chủ yếu
Tuy hình thức phân lập có khác nhau song về bản chất đều là sự phân
lập giữa phần đề (A) và phần thuyết (B) của phát ngôn Các đầu đề này
có tần số xuất hiện không cao lắm: 12,18% mặc dù chúng dễ đặt, dễ
trình bày để nhấn mạnh chi tiết quan trọng gây sự chú ý của người đọc
3.1.2 Đầu đề có cấu trúc một ngữ trực thuộc
- Kiểu đầu đề danh ngữ
Đây là kiểu đầu đề một ngữ có danh từ làm trung tâm, rất phù hợp
với các kiểu đầu đề nêu vấn đề, gọi tên sự vật, hiện tượng, đáp ứng chức
năng định danh - thông tin của đầu đề, đồng thời rất dễ đặt Vì thế, chúng
có tần số xuất hiện cao nhất trên các tờ báo khảo sát: 34,81%
- Kiểu đầu đề động ngữ:
Cấu trúc đầu đề động ngữ có thành tố trung tâm là động từ Cấu
trúc đầu đề này có khả năng biểu thị sự vận động, quá trình diễn ra
của sự kiện, hiện tượng Chúng có tần số xuất hiện là 18,5%, rất thích
hợp với các kiểu đầu đề nêu vấn đề, sự kiện trung tâm của tác phẩm
- Kiểu đầu đề tính ngữ
Đầu đề tính ngữ có tính từ làm thành tố trung tâm, có khả năng biểu hiện những tính chất, phẩm chất, thích hợp với các đầu đề mang tính biểu cảm Chúng có tần số thấp: 1,53%
- Kiểu đầu đề trạng ngữ
Các đầu đề trạng ngữ thường bắt đầu bằng giới từ Trong cấu trúc phát ngôn, trạng ngữ luôn thuộc phần đề và thường nằm ngoài cấu trúc nòng cốt Vì thế cấu trúc đầu đề trạng ngữ là cấu trúc để ngỏ thông tin Phần thuyết của phát ngôn, tức thông báo chính đối với người đọc đã bị lược bỏ Người đọc chỉ có thể lĩnh hội thông báo đó sau khi đọc xong tác phẩm Đầu đề kiểu này ít hấp dẫn nên có tần số thấp: 2,58%
3.1.3 Đầu đề có cấu trúc đặc biệt
Đây là các đầu đề có cấu trúc một từ hoặc sử dụng các công thức toán học như “Thiệt hại = thiên tai + nhân tai” Chúng có tác động biểu cảm, độc đáo, hấp dẫn nhưng dễ bị nhàm khi lặp lại đúng như tính chất
đặc biệt của nó Do vậy, chúng có tần số xuất hiện rất thấp: 0,36%
3.2 Nghệ thuật ngôn từ của đầu đề tác phẩm báo chí
3.2.1 Tác dụng của nghệ thuật ngôn từ đối với đầu đề
Nghệ thuật ngôn từ làm tăng thêm tính hấp dẫn cho đầu đề, khêu gợi được tính tò mò và hứng thú của độc giả, lôi cuốn họ lựa chọn và
đọc tác phẩm
3.2.2 Các phương thức sử dụng nghệ thuật ngôn từ của đầu đề
Trong phần này, chúng tôi tập trung nghiên cứu phân tích 15 phương thức sử dụng nghệ thuật ngôn từ trong đầu đề và tác dụng biểu cảm của chúng Đó là các phương thức: điệp từ; điệp ngữ; tạo vế đối lập; đảo trật
tự từ; chơi chữ; sử dụng thành ngữ, tục ngữ và thơ ca; trích dẫn; sử dụng các yếu tố tình thái; dùng khẩu ngữ; dùng mối liên hệ âm - âm; dùng lối nói nghịch thường; dùng lối nói thái quá; so ánh, ẩn dụ, nhân hóa; dùng các con số “biết nói”, nghệ thuật trình bày
Trang 9Kết luận chương 3
Nghiên cứu cấu trúc đầu đề tác phẩm báo chí từ cấu trúc thông
thường đến cấu trúc đặc biệt, có thể thấy mỗi kết cấu đều có yêu cầu và
tác dụng tải nghĩa ngôn ngữ riêng Các tác giả đã tận dụng hết khả năng
của mỗi kiểu cấu trúc để phục vụ mục đích đặt đầu đề Các số liệu về tần
số xuất hiện phù hợp với tính chất khả năng của từng kiểu cấu trúc đã chỉ
rõ khuynh hướng phát triển của quy luật ngôn ngữ học trong việc đặt đầu
đề tác phẩm báo chí Trong mối tương quan so sánh giữa các tờ báo tiêu
biểu, các khuynh hướng này càng được khẳng định
Trước hết, đó là sự sử dụng phong phú, đa dạng, có tần số cao các
kiểu cấu trúc câu đơn, cấu trúc A:B, danh ngữ, động ngữ mang lượng
thông tin cao, dễ nhớ, dễ hiểu Sau đó là việc sử dụng ở mức thấp các
kiểu cấu trúc tính ngữ, trạng ngữ, cấu trúc câu ghép, cấu trúc đặc biệt,
phù hợp với quy luật ngôn ngữ, quy luật giao tiếp và thông tin báo chí
Có thể nói rằng, đầu đề tác phẩm báo chí trên các báo khảo sát đã
thể hiện được tính chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí nói chung, phản ánh
ở một mức độ nào đó sự phong phú của tiếng Việt và nghệ thuật ngôn từ
của báo chí ngày nay
Các phương thức miêu tả ở trên có thể chưa đầy đủ nhưng là
những phương thức tác động thường gặp nhất trong cấu trúc đầu đề
Một đầu đề có thể sử dụng một hoặc một số phương thức tác động
cùng một lúc để tạo nên ý nghĩa hàm ẩn và tính biểu cảm Vì thế việc
định danh và miêu tả cho mỗi phương thức ở trên đều chỉ có ý nghĩa
tương đối Không hiếm trường hợp vừa có thể xếp đầu đề ở phương
thức này vừa có thể xếp ở phương thức khác Vấn đề là ở chỗ phương
thức nào nổi bật và dễ nhận diện hơn
Khi thể hiện ngôn ngữ đầu đề cũng như ngôn ngữ báo chí, nói
chung người viết cần tận dụng tối đa tính phong phú, đa dạng của các
phương thức tác động tạo biểu cảm của tiếng Việt Đây là một trong
những vấn đề của nghệ thuật làm báo Nhà báo biết dùng nghệ thuật ngôn ngữ hình ảnh để chuyển tải thông tin và giáo dục nhận thức thì
đồng thời họ cũng là nghệ sỹ
* * * Chương 4 Tác động của các loại báo in vμ các thể loại
đối với việc sử dụng đầu đề tác phẩm báo chí 4.1 Tác động của các loại báo in đối với đầu đề tác phẩm
4.1.1 Tiêu chí phân loại báo in
Hiện nay có nhiều cách phân loại báo in dựa trên các tiêu chí khác nhau Luận án sử dụng tiêu chí tính chất và phương pháp thông tin làm cơ sở phân loại, từ đó chúng tôi có sự phân biệt giữa: nhật báo, tuần báo
và tạp chí
4.1.2 Những khác biệt có khả năng tác động đến đầu đề tác phẩm của các loại báo in
Trong mục này, chúng tôi tập trung phân tích những khác biệt giữa các loại báo in dẫn đến sự khác biệt của đầu đề trên nhật báo, tuần báo và tạp chí Đó là những khác biệt về yêu cầu thông tin, về công chúng tiếp nhận thông tin, về nội dung thông tin, về phát hành,
về việc sử dụng các thể loại báo chí, về dây chuyền và công nghệ sản xuất, về mô hình tòa soạn Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát 12.000
đầu đề nhật báo, 12.000 đầu đề tuần báo và 12.000 đầu đề tạp chí để làm cơ sở cho những đánh giá kết luận
4.2 Tác động của đặc điểm thể loại đối với đầu đề tác phẩm
4.2.1 Tiêu chí phân loại
Vấn đề phân chia hệ thống thể loại hiện nay rất phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất Kế thừa các quan điểm phân loại cơ bản, tác giả đề xuất quan điểm phân loại của luận án: Dựa trên các tiêu chí về nội dung thông tin, mục đích thông tin, phương pháp phản
Trang 10ánh hiện thực và ngôn ngữ thể hiện, có thể phân chia các thể loại báo
chí thành ba loại thể: loại thể thông tấn, loại thể chính luận và loại thể
thông tấn nghệ thuật
4.2.2 Những đặc điểm thể loại có khả năng tác động đến việc sử dụng
đầu đề tác phẩm
Trong phần này, chúng tôi phân tích các đặc điểm của từng thể
loại có khả năng tạo nên sự khác biệt trong cách đặt đầu đề Trên cơ
sở đó, chúng tôi phân tích sự phù hợp của từng thể loại đối với các
kiểu đầu đề được phân loại theo tiêu chí quan hệ nội dung giữa đầu đề
với tác phẩm và tiêu chí cấu trúc đã nghiên cứu khảo sát ở chương 2
và chương 3 Các thể loại được sắp xếp theo ba loại thể đã phân loại ở
mục 4.2.1 Cụ thể là:
- Loại thể thông tấn: gồm có tin, ghi nhanh, tường thuật, bài
phản ánh, phóng sự, điều tra, phỏng vấn
- Loại thể chính luận: gồm có xã luận, bình luận, chuyên luận và
phiếm luận
- Loại thể thông tấn nghệ thuật: gồm có ký chân dung, thư phóng
viên, nhật ký phóng viên, sổ tay phóng viên và tiểu phẩm
Kết luận chương 4
Tóm lại, nghiên cứu tác động của các loại báo in đến đầu đề tác phẩm
báo chí, có thể thấy sự nổi bật của các đầu đề thể hiện được nội dung thông
tin nhanh, trực tiếp, cập nhật, ngắn gọn, chính xác trên nhật báo; sự đồng
đều, phong phú về kiểu loại đầu đề và sự tìm tòi có chiều sâu về ngôn từ
trên tuần báo cũng như tính chất chuyên sâu, đôi lúc đến mức khuôn mẫu,
cần có thêm sự đột phá về kiểu loại đầu đề và nghệ thuật ngôn từ trên tạp
chí Nghiên cứu sự tác động của đặc điểm thể loại đến việc sử dụng đầu
đề, có thể thấy mỗi thể loại có sự phù hợp và có tần số xuất hiện cao đối
với một số kiểu loại đầu đề và thủ pháp ngôn từ nhất định
Nắm vững đặc điểm và khả năng xuất hiện của đầu đề dưới áp lực của
sự khác biệt giữa các loại báo in và thể loại báo chí là một yêu cầu quan trọng, rất cao và rất khó đối với phóng viên, biên tập viên Chúng giúp họ
có sự định hướng, lựa chọn nhanh khi đặt đầu đề cho tác phẩm, thẩm định
và lựa chọn chính xác khi biên tập, tổ chức nội dung cho số báo và tạp chí
* * * Chương 5 Một số dự báo vμ kiến nghị 5.1 Xu hướng vận động của đầu đề tác phẩm báo chí
5.1.1 Những xu hướng vận động tích cực
- Đầu đề trên báo ngày càng có xu hướng ngắn hơn: Nhịp điệu
của cuộc sống công nghiệp khiến độc giả ngày càng có ít thời gian hơn trong khi nhu cầu thông tin lại tăng cao Điều đó khiến các nhà báo phải tìm kiếm một cách thể hiện ngắn gọn, dồn nén
- Đầu đề có xu hướng đơn giản nhưng hàm lượng thông tin tăng lên:
Các nhà báo hiện đại chú ý đến thông tin nhiều hơn, họ thích đi thẳng vào sự kiện, chọn những thông tin chính yếu nhất, bớt đi những câu hỏi
và cảm thán không cần thiết vốn xuất hiện rất nhiều trên báo trước đây
- Đầu đề ngày càng thể hiện rõ nét tính khách quan và gần gũi với cuộc sống: Những đầu đề một chiều, nói lấy được, áp đặt quan điểm của
nhà báo sẽ ngày càng ít đi Quan điểm, sự đánh giá của nhà báo được bộc lộ từ chính thông tin về sự kiện
- Xu hướng tăng cường sự mới lạ, độc đáo trong đầu đề: Các tòa
soạn hiện đại luôn yêu cầu các phóng viên của mình tăng cường sự quan sát, óc phân tích, khả năng so sánh, liên tưởng, gợi mở để tìm tòi những chi tiết đắt, lạ, độc đáo, bộc lộ được nội dung chính của sự kiện hay bản chất của thông tin để đặt đầu đề