1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

thực trạng và giải pháp cho các NHTM hiện nay - nhóm 1

51 389 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

NHÓM 1: 1. Nguyễn Việt Anh CQ530298 2. Nguyễn Văn Dũng CQ 3. Đinh Đức Hóa CQ 4. Lưu Thị Hường CQ531891 5. Lê Văn Kiểm CQ 6. Nguyễn Văn Lâm CQ521956 7. Vũ Thị Việt Linh CQ532297 8. Vũ Thùy Linh CQ532286 9. Bùi Thanh Mai CQ532436 (Nhóm trưởng) 10. Nguyễn Tuấn Tài CQ 11. Meng Li Hour CQ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Nội dung Thành viên Thực trạng huy động vốn của các NHTM hiện nay Nguyễn Việt Anh Nguyễn Văn Dũng Vũ Thùy Linh Giải pháp huy động vốn của các NHTM hiện nay Bùi Thanh Mai Đinh Đức Hóa Ví dụ cụ thể (ngân hàng Vietcombank) Vũ Thị Việt Linh Nguyễn Tuấn Tài Ví dụ củ thể (ngân hàng Maritimebank) Lê Văn Kiểm Nguyễn Văn Lâm Kĩ thuật Lưu Thị Hường Meng Li Hour I. Thực trạng huy động vốn của các NHTM 1. Tổng quan nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu về vốn luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trước khi bắt đầu một năm tài khóa mới. Đề cập tới vấn đề này để cho thấy việc phát triển kinh tế xã hội, việc phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn. Đặc biệt là các NHTM, một chế tài trong thị trường tài chính, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì vốn càng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động chính của NHTMcho vay, tức là cung cấp vốn thu lãi. Vì thế để đáp ứng đủ nhu cầu vốn của thị trường, NHTM phải huy động vốn từ bên ngoài. Nói cách khác, ngân hàng muốn tồn tại phát triển thì việc huy động vốn đống một vai trò then chốt. Mặt khác, các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các NHTM phát triển là tiền để cho thị trường vốn phát triển. Qua đó tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Nói như trên để chúng ta thấy rằng việc huy động vốn của các NHTM mang một tính chất quan trọng như thế nào trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn coi như không có hoạt động của NHTM. Khi thành lập, ngân hàng phải có 1 số vốn điều lệ. Nhưng số vốn này chỉ đủ để đầu tư cho các tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc, thiết bị chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng cấp các hoạt động ngân hàng khác. Để có vốn thực hiện các hoạt động này, ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủ nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động bốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTMcác biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững mở rộng quan hệ với khách hàng. Như thế nghiệp vụ huy động vốn đã giải quyết đầu vào cho ngân hàng. Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Theo quy định của pháp luật thì NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau đây: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức gửi tiền không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước ngoài nước khi được thống đốc NHNN cho phép - Vay từ NHNN các tổ chức tín dụng - Vay bằng các hình thức khác 2. Thực trạng huy động vốn của các NHTM 2.1. Tình hình huy động vốn chung a) Năm 2012 Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn ( ngoại trừ ở ngân hàng ACB sụt giảm do xảy ra “khủng hoảng” hồi quý 3) huy động vốn năm 2012 tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức tăng trên dưới 100% so với năm 2011. Dẫn đầu hệ thống là mức tăng huy động vốn tại ngân hàng SHB. Theo báo cáo hợp nhất của nhà băng này, huy động vốn đã tăng 123% đạt 77.598 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn tiền gửi tăng mạnh sau khi hợp nhất với Habubank. Đứng thứ hai là ngân hàng VPBank. Theo số liệu mà ngân hàng này công bố tại buổi tổng kết hoạt động năm 2012, huy động vốn đã tăng tới 88% trong năm qua, lên 60.000 tỷ đồng. Sacombank cũng là ngân hàng có tốc độ tăng huy động cao, tới 43,5% đạt 107.746 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đạt tốc độ tăng trưởng huy động vốn 31,5% trong khi tại Eximbank là 30%. Nhiều ngân hàng khác cũng đạt mức tăng huy động vốn trên 20% như BIDV với 26%; Agribank 21,5%; Techcombank 25,7%; Vietcombank 25,3%. Ngân hàng Vietinbank trong khi đó chỉ đạt mức tăng 12,1%. b) Năm 2013 Theo số liệu của NH Nhà nước, tính đến cuối tháng 8-2013, huy động vốn của toàn hệ thống NH tăng 9,5%/năm, trong khi dư nợ cho vay chỉ tăng 5,4%. Trong đó, dư nợ cho vay của 4 NH: Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Ðầu tư Phát triển, Công Thương NH Phát triển nhà ÐBSCL chiếm tới 44% toàn hệ thống nhưng gần như không tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2013, NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tăng trưởng tín dụng 13,4%, LienVietPostBank tăng 43%, NH Nam Á tăng 12% 2.2. Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi của các NHTM : a) Năm 2012 Tại thời điểm cuối tháng 9/2012, lãi suất huy động VNDkỳ hạn dưới 12 tháng tương đối ổn định, lãi suất tiền gửi trên 12 tháng tăng nhẹ. Một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Á Châu, Sài gòn Thương tín, Eximbank, Phương Tây… có lãi suất huy động cao nhất là 12,5-13%/năm ở kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng. Lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức 1-2%/năm; kỳ hạn dưới 01 tháng 2%/năm; từ 1 tháng đến dưới 12 tháng 8,8-9%/năm, từ 12 tháng trở lên 10- 13%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư 0,5% - 1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế. Trước đó, các báo cáo về tình hình tài chính, tiền tệ trong nước thế giới hàng tháng Trung tâm thông tin công nghiệp thương mại thuộc Bộ Công Thương cũng ghi nhận sự ổn định của mặt bằng lãi suất, bất chấp các sự kiện tiêu cực trong ngành ngân hàng. Đây là một yếu tố có tác động tích cực đến nền kinh tế vốn đang rất khó khăn hiện nay. Về cơ bản, trong nhiều tháng qua huy động vốn tại các NHTM vẫn tương đối ổn định, tiền gửi tiết kiệm chủ yếu được gửi bằng VND do VND vẫn được lợi thế nhờ chênh lệch lãi suất lớn so với gửi bằng USD, bên cạnh đó, lạm phát mặc dù tăng trở lại trong tháng 8/2012 những dự báo cả năm 2012 chỉ ở mức 8% giúp củng cố sức mua của VND. Ở thời điểm cuối tháng 8/2012, mặc dù sự việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt đã khiến một bộ phận người gửi tiền rút khỏi ngân hàng ACB, tuy nhiên, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác vẫn kém hấp dẫn nhiều rủi ro, tiền gửi tiết kiệm được rút ra chuyển sang gửi tại các NHTM khác chứ không bị chảy ra các kênh đầu tư khác. Ngoài ra, sau khi NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường thì việc huy động vốn tại ACB đã trở lại hoạt động bình thường. Lãi suất huy động cho vay USD trong tháng 8/2012 không thay đổi so với tháng 7/2012. Lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư 0,5% - 1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế. Lãi suất cho vay USD ổn định so với tuần trước phổ biến ở mức 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6-8%/năm đối với trung dài hạn. Tuy nhiên, trong khi lãi suất đang khá ổn định hiện nay, lãi suất huy động đang vượt trần trở lại. 2012 là năm đánh dấu lượng tiền gửi tiết kiệm tăng cao Tăng trưởng huy động tiền gửi của 10 ngân hàng tốp đầu trong năm 2012 Về con số tuyệt đối trong huy động vốn, Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với 540.000 tỷ đồng của khách hàng gửi trong năm vừa qua. Đứng thứ hai là BIDV với 360.167 tỷ. Vị trí thứ 3 thứ 4 thuộc về Vietinbank Vietcombank với lần lượt 288.271 tỷ đồng 284.514 tỷ đồng. Trong số các ngân hàng lớn thì ACB chứng kiến luồng tiền rút ra khá mạnh sau sự cố hồi tháng 8 (bắt một số nguyên lãnh đạo của ngân hàng). So với cuối năm 2011, lượng tiền của khách hàng gửi tại ACB giảm 11,9%. Dù lượng tiền khách gửi giảm song xét về tổng huy động vốn thì ACB lại đứng thứ 5 trong số các ngân hàng hút khách gửi tiền nhất. Ngân hàng Quân đội đã huy động được 117.747 tỷ đồng từ khách hàng trong năm 2012 trong khi Techcombank là 111.462 tỷ đồng Sacombank là 107.746 tỷ đồng. Ngân hàng Eximbank lại nằm ở tốp dưới so với các ngân hàng khác về huy động vốn khách hàng. Năm 2012, ngân hàng dự kiến sẽ hợp nhất với Sacombank trong vòng 3-5 năm tới này chỉ huy động được 70.458 tỷ đồng. Theo nhận định của các lãnh đạo ngân hàng, huy động vốn tại các ngân hàng đều tăng từ mạnh đến rất mạnh. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý. c) Năm 2013: Lãi thấp nhưng tiền gửi vẫn tăng Theo số liệu mới nhất của NHNN, tính đến 12/12/2013, mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng huy động vốn tăng 15,61% so với 2012, trong đó huy động vốn VND tăng 11,63% ngoại tệ tăng 12,43%. Thanh khoản VND của toàn hệ thống được cải thiện hơn. Nhận xét: Lãi suất hành vi của người gửi tiền tác động đến nhau trên nguyên tắc “bất thành văn” mà có lẽ đúng với mọi nền kinh tế: lãi suất cao hơn thì người gửi tiền sẽ gửi tiết kiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng của lãi suất đến phản ứng của người gửi tiền không phải lúc nào cũng theo chiều thuận có thể không giống nhau giữa các thời kỳ. Điều này xem ra khá đúng ở Việt Nam trong 2 năm trở lại đây trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục giảm (7 lần) nhưng huy động tiền gửi vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng khá tốt. Chỉ hơn một rưỡi năm về trước, nếu một NHTM đưa ra lãi suất huy động 8%/năm trên thị trường thì chắc chắn sẽ bế tắc trong khâu huy động, bởi trần lãi suất kỳ hạn 12 tháng khi đó là 14%/năm nếu muốn huy động dưới mức đó thì chẳng có ai gửi tiền. Thế nhưng đến nay, “nghịch cảnh” kỳ hạn càng ngắn lại được hưởng lãi suất càng cao không còn, nhiều ngân hàng thậm chí còn đủng đỉnh với việc huy động dưới trần 7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng trở xuống. Nguồn: WorldBank, Tổng cục Thống kê tổng hợp của cơ quan BHTG Quan sát phản ứng của người gửi tiền trên toàn hệ thống từ đầu năm 2012 đến nay, chúng ta rút ra hai nhận định: - Một là, biến động lãi suất huy động có tác động đến hành vi người gửi tiền, tăng trưởng cấu trúc tiền gửi bằng đồng VND; - Hai là, việc hạ lãi suất tác động tới người gửi tiền nhưng không đến mức quá mạnh khiến dòng tiền chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng, dù rằng người gửi tiền vẫn có những lựa chọn khác nhau khi gửi tiền vào. Để chứng minh cho các nhận định này, ta xét đến phản ứng tức thời của người dân khi ngân hàng giảm lãi suất là hạn chế gửi tiền ngân hàng. Tuy nhiên, các phản ứng này thường chỉ ngắn hạn mang tính thời điểm. Cụ thể: sau khi tốc độ tăng trưởng tiền gửi giảm ở một số thời điểm đầu năm 2012 khi các quyết định hạ trần lãi suất huy động được đưa ra, số lượng tiền gửi lại có chiều hướng gia tăng trở lại khi lãi suất ổn định ở mức mới. Sau khi người gửi tiền quen với việc lãi suất giảm, thì từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2012, tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ mức 1,33% lên mức 6,25%; hay từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2013, con số này tăng từ mức 0,85% lên mức 3,49% Diễn biến này là do người gửi tiền thường có tâm lý phản ứng ngay lập tức với các thông tin về lãi suất. Chẳng hạn rút tiền gửi ra hay nghe ngóng chưa gửi thêm nữa… Nhưng sau một thời gian ngắn, người gửi tiền thích ứng chấp nhận điều kiện lãi suất mới nên họ lại có nhu cầu gửi tiền trở lại. Một lý do quan trọng khác là nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng hoặc èo uột, bấp bênh hoặc rất khó sinh lời như trước trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng - một trong những cách đầu tư mang lại nhu nhập ổn định “đỡ đau đầu” nhất. Hiện nay hệ thống đang dần ổn định Với chính sách sử dụng trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn ngắn (6 tháng trở xuống) lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng do NHTM tự quyết định, tiền gửi đã được dịch chuyển sang kỳ hạn dài hơn. Vòng quay vốn huy động thị trường 1 năm 2012 đã giảm từ 21,97 lần (năm 2011) xuống mức 19,16 lần. Điều này cho thấy kỳ hạn tiền gửi năm 2012 dài hơn năm 2011 – đây là tín hiệu tích cực đối với thanh khoản của hệ thống, đồng thời cho thấy cấu trúc tiền gửi đã biến động theo hướng ổn định hơn. Khi nguồn vốn huy động ổn định dài hạn hơn, cũng giúp các ngân hàng có cơ sở để chủ động hơn trong sử dụng vốn. Quan trọng hơn, việc hạ lãi suất liên tục nhưng với các bước đi nhỏ, linh hoạt phù hợp của NHNN, dù có tác động nhất định đến người gửi tiền nhưng không quá mạnh khiến dòng tiền ra khỏi hệ thống. Theo NHNN, tính đến giữa tháng 9/2013, tiền gửi VND từ dân cư tăng 13,78% so với cuối năm 2012. Điều đó cho thấy, kênh tiền gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn của đa số người dân. Một trong những nguyên nhân chính là vì người dân đã có một thời gian “làm quen” với xu hướng giảm liên tục của lãi suất đi cùng với lạm phát tăng thấp không có dấu hiệu bùng phát như mấy năm về trước. “Việc người gửi tiền đón nhận thông tin hạ lãi suất một cách chủ động, cùng với kỳ vọng về lạm phát sẽ ổn định đã khiến lãi suất huy động tuy hạ nhưng tác động không quá lớn để nguồn vốn chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng”. Những phân tích ở trên cho thấy chính sách lãi suất linh hoạt giai đoạn 2012 – 2013 đã tác động tích cực trực tiếp tới hành vi người gửi tiền lượng tiền gửi trên 2 phương diện: Một mặt, lãi suất giảm góp phần giảm chi phí tín dụng qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, đối với ngân hàng, việc lãi suất giảm nhưng hệ thống vẫn duy trì được nguồn vốn ổn định từ dân cư với cấu trúc tiền gửi thay đổi theo hướng ổn định tích cực hơn là điều đáng mừng, giúp rút ngắn khoảng cách kỳ hạn giữa tài sản có tài sản nợ, đồng thời giúp tăng khả năng thanh khoản cho các ngân hàng. Người gửi tiền với vai trò là đối tượng chính cung cấp nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng vẫn luôn được xem là nhân tố quan trọng góp phần cho việc duy trì ổn định hệ thống ngân hàng. Để hiệu quả chính sách tiếp tục được tăng cường, nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh giảm lãi suất cần tiến hành theo các bước trên cơ sở một lộ trình thông điệp rõ ràng, bám sát thị trường các diễn biến kinh tế vĩ mô như đã làm trong thời gian vừa qua để giúp người gửi tiền chủ động thích ứng với sự thay đổi lãi suất. Bởi vậy, việc làm sao để mối quan hệ giữa điều hành chính sách lãi suất hành vi của người gửi tiền luôn gắn chặt với nhau theo hướng tích cực, đồng thời phấn đấu đạt tới sự hài hòa cao nhất về lợi ích giữa người gửi tiền, ngân hàng khách hàng vay – dù đã làm tốt trong thời gian qua vẫn là bài toán luôn song hành cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng nền kinh tế. 2.3. Thực trạng huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá các công cụ nợ. Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường. Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá Có thể thấy với tính chuyên nghiệp cao với uy tín lớn trên thị trường tài chính các mối quan hệ rộng rãi của NHTMm hoạt động phát hành chứng khoán của các NHTM có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp thông thường khác, bên cạnh đó [...]... chuyên dung Tiền gửi ký quỹ 2 010 48.693.603 31. 450. 313 17 .243.290 2 011 55.075 .18 4 34.647.030 20.428 .15 4 2 012 67 .11 9.454 44.977.923 22 .14 1.5 31 1 51. 132.566 10 4 .16 1. 018 46.9 71. 548 16 5.959.270 11 8.329.628 47.629.642 214 .12 1.778 16 4.554.989 49.566.789 3.578.543 4.7 81. 649 2.252.3 01 1.3 51. 237 1. 200.7 51 9 21. 035 ... đóng 28 /12 ngày 1/ 7 HOSE 5.900 6.800 HOSE 12 .300 13 .000 HOSE 26.200 27.400 HOSE 14 .000 14 .900 HNX 15 .600 16 .10 0 HOSE 17 .000 17 .500 HOSE 20.700 19 .500 HNX 7.200 6.700 cửa Thay đổi 15 ,25% 5,64% 4,47% 3,6% 3 ,11 % 3% -5 ,7% -6 ,94% Những cổ phiếu ngân hàng thanh khoản cao nhất sàn Mã CK SHB EIB STB CTG MBB ACB NVB VCB Sàn HOSE HOSE HOSE HOSE HOSE HNX HNX HOSE Khối lượng giao dịch 1. 2 71 2 41 169,8 16 5 13 6,8 67,3... 2 011 Chỉ tiêu Huy động vốn Mức tăng trưởng 2 010 268.652 2 011 284.363 5,85% 2 012 319 .883 12 ,49% Theo hình thức huy động vốn trong tổng vốn huy động của ngân hàng Vietcombank Chỉ tiêu Tiền gửi khách hàng Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng Phát hành giấy tờ có giá Nguồn vốn vay Tổng 2 010 204.755.949 53.950.694 2 011 227. 016 .854 22.725.480 2 012 284. 414 .568 15 .963.858 3.563.985 2.0 71. 383 2.027.567 6.3 81. 9 91. .. động tỷ trọng so với tổng nguồn vốn Đơn vị ( tỷ đồng) Chỉ tiêu 2 010 Huy động 268.652 vốn Tổng 307.6 21 nguồn vốn Tỷ trọng 87,33% 2 011 284.363 Tỷ trọng 77,54% 2 012 319 .883 Tỷ trọng 77 ,18 % 10 0% 366.723 10 0% 414 .475 10 0% Nguồn vốn huy động vốn từ nền kinh tế của ngân hàng này cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2 011 đạt 284,363 tỷ đồng tăng 5,85% so với năm 2 010 Năm 2 012 đạt 319 ,883 tỷ đồng, tăng 12 ,49%... toàn 1. 2.2 .1 Tiền gửi khách hàng Tiền gửi được chia theo hình thức huy động gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng tiền gửi ký quỹ Chỉ tiêu Tiền gửi không kỳ hạn - Bằng VND - Bằng vàng, ngoại tệ Tiền gửi có kỳ hạn - Bằng VND - Bằng vàng, ngoại tệ Tiền gửi vốn chuyên dung Tiền gửi ký quỹ 2 010 48.693.603 31. 450. 313 17 .243.290 2 011 55.075 .18 4 34.647.030 20.428 .15 4 2 012 ... với uy tín thương hiệu của Vietcombank Đồng thời từ sau khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, gửi tiền vào ngân hàng được coi là hình thức đầu tư an toàn hơn cả đối với dân cư Huy động vốn từ nền kinh tế theo đối tượng Chỉ tiêu 2 010 Số vốn Dân cư 98.880 Tổ chức 10 8 .17 2 kinh tế Tổng vốn 208.320 huy động Đơn vị ( tỷ đồng) Tỷ trọng 48.07% 51, 93% 2 011 Số vốn 12 1.587 12 0 .11 3 10 0% 2 41. 700 Tỷ trọng... tiếp bằng visa II GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM đang gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn: - Theo nhận định của một số chuyên gia thì có khoảng trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, điều này gây khó khăn cho các ngân 1 hàng thương mại... Sau 4 tháng thực hiện thông tư 21, theo đánh giá thị trường LNH đã trở lại quỹ đạo nằm trong tầm kiểm soát của NHNN, NHNN đã nhanh chóng ban hành TT 01/ 2 013 cho phép các TCTD , chi nhánh NH nước ngoài được thực hiện các hoạt động gửi tiền nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa 3 tháng tại các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài khác nhờ đó các TCTD có them một nguồn để tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản ngân... 6.3 81. 9 91 268.652. 619 32.549.374 284.363.0 91 17.477.723 319 .883. 716 Đơn vị: triệu đồng Theo bảng số liệu trên ta thấy trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì phần tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ( trên 90%) Tổng lượng tiền gửi của khách hàng tăng dần qua các năm Số dư cuối năm 2 011 là 227. 016 .854 triệu đồng tăng 10 ,87% so với cùng kỳ năm 2 010 Tính đến ngày 31/ 12/2 012 số dư cuối năm... Ngân hàng phải làm sao cho mọi người biết đến các loại hình dịch vụ của ngân hàng các lợi ích được hưởng từ việc giao dịch với ngân hàng Vì hiện nay, không phải tất cả mọi người dân đều biết cách lựa chọn giao dịch với các ngân hàng, chính vì vậy nhiều người dân muốn gửi tiền vào ngân hàng nhưng lại ngại các thủ tục rườm rà, khó hiểu…Do đó các NHTM nên đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động quảng bá . Bùi Thanh Mai CQ532436 (Nhóm trưởng) 10 . Nguyễn Tuấn Tài CQ 11 . Meng Li Hour CQ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Nội dung Thành viên Thực trạng huy động vốn của các NHTM hiện nay Nguyễn Việt Anh Nguyễn. cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc NHNN cho phép - Vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng - Vay bằng các hình thức khác 2. Thực trạng huy động vốn của các NHTM 2 .1. Tình hình huy. 13 .000 5,64% VCB HOSE 26.200 27.400 4,47% EIB HOSE 14 .000 14 .900 3,6% ACB HNX 15 .600 16 .10 0 3 ,11 % STB HOSE 17 .000 17 .500 3% CTG HOSE 20.700 19 .500 -5,7% NVB HNX 7.200 6.700 -6,94% Những cổ phiếu

Ngày đăng: 15/04/2014, 00:01

Xem thêm: thực trạng và giải pháp cho các NHTM hiện nay - nhóm 1

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    2.2. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

    2.5.Mở rộng mạng lưới giao dịch, dịch vụ ngân hàng

    2.6. Đầu tư đổi mới, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ thông tin và trang bị tốt cơ sở vật chất của hoạt động ngân hàng

    2.7.Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ và đổi mới phương thức phục vụ khách hàng

    2.8. Công tác tuyên truyền quảng cáo Marketing ngân hàng

    3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

    3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

    3.2.Kiến nghị với Nhà nước

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w