III. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY
2.2.1. Phân tích về các yếu tố khách quan tác động tới quy mô, cơ cấu, và hiệu quả huy động vốn của MSB
quả huy động vốn của MSB
Sau năm 2009 đầy hứng khởi, bước sang 2010, Maritime bank được đánh giá là một trong những ngân hàng có diện mạo tươi trẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp và hiện đại nhất Việt Nam.
Mục tiêu của NH đó là sẽ lọt vào top 5 Ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp và uy tín nhất thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2013.
Về cơ cấu huy động vốn qua từng năm :
Theo hình thức :
Năm 2010 2011 2012
( tỷ đồng ) % lệ % lệ % Các khoản nợ của CP và NHNN 11.833,17 11,02 10116,221 9,84 5329,623 6,79 Tiền gửi và vay các
TCTD khác 33.358,86
31,0
7 22830,507 22,2 30234,98 38,5
Tiền gửi của khách
hàng 48626,708 45,2 9 62294,523 60, 6 39586,52 50,4 Các công cụ tài chính phái sinh và các công nợ tài chính khác 78,869 0,07 3 0 0 0 0 Tiền ủy thác 1271,144 1,184 394,048 0,3 8 145,363 0,19 Phát hành GTCG 12195,32 11,36 7178,5 6,98 3241,854 4,13 Tổng vốn huy động 107.364,08 100 102813,8 100 78538,34 100
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy như sau :
- Nguồn tiền gửi khách hàng và tiền gửi/vay từ các TCTD khác liên tục chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động. Giai đoạn 2010 – 2012 : tỷ trọng của tiền gửi khách hàng trong tổng vốn huy động tăng trưởng từ 45,29% năm 2010 lên 60,6% năm 2011 và giảm xuống 50,4% ở năm 2012.
- Việc phát hành các giấy tờ có giá để thu hút vốn cũng giảm dần : với 12195 tỷ huy động được ở năm 2010 thì đến năm 2012 con số này đã giảm xuống còn 3241.854 tỷ đồng. Điều này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến cho niềm tin đầu tư sụt giảm, dẫn tới hiện tượng dư cung giấy tờ có giá của các NHTM.
- Các khoản vay nợ từ NHNN liên tục giảm, do MSB đã tìm được nguồn thay thế từ việc đi vay các TCTD khác.
- Năm 2011 cũng là năm mà NHNN yêu cầu cấm các NHTM không được gửi tiền lẫn nhau dẫn đến sự sụt giảm chỉ tiêu tiền gửi/vay của các TCTD khác từ 33099 tỷ đồng xuống còn 20350 tỷ đồng tức là giảm 12749 tỷ đồng.
Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng gửi tiền :
Năm 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Dân cư 20226 41,6 24257 38,9 33432 56,1 Tổ chức kinh tế 28400 58,4 38037 61,1 26154 43,9 Tổng huy động từ nền kinh tế 48626 100 62294 100 59586 100
Năm 2011, mặc dù NH này đã có bước nhảy vượt bậc khi tăng thêm được 136% số lượng khách hàng so với năm 2010, tuy nhiên lượng tăng về tổng HĐ tiền gửi lại không tương xứng với số khách hàng mới, chỉ là 21% tương đương 4299 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2010 số khách hàng tăng thêm so với 2009 là 50% nhưng số tiền huy động được cũng tăng 3249 tỷ đồng.
Điều này là do nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát cao, nguồn vốn huy động của khu vực dân cư chịu sức ép lớn của lãi suất danh nghĩa, nên sụt giảm mạnh. Tình cảnh cạnh tranh lãi suất để giữ thanh khoản tạo nên một làn sóng huy động điên rồ, lãi suất liên tục tăng, đối với các loại tiền gửi tiết kiệm, khiến cho tốc độ tăng doanh số huy động từ dân cư của MSB bị sụt giảm .
Sang năm 2012, lạm phát giảm xuống, thị trường vàng bị siết chặt, các kênh ngoại hối và đầu tư bất động sản không còn khả thi, trước tình hình đó, người dân lại chuyển hướng sang gửi tiền vào ngân hàng và coi như đó là một khoản đầu tư an toàn. Bằng chứng là, năm 2012 số KHCN mới tăng 52% và đồng thời lượng vốn huy động được từ nguồn này tăng 36% so với 2011 ước tính đạt 8871 tỷ đồng. Hiệu quả tăng lên rõ rệt so với giai đoạn 2010 – 2011.
Kinh tế tiếp tục lâm vào tình trạng trì trệ, các doanh nghiệp liên tục phá sản khiến cho nguồn thu từ các tổ chức kinh tế bị sụt giảm 11833 tỷ đồng.
2.2.2. Phân tích về các yếu tố chủ quan đã tác động tới quy mô, cơ cấu, và hiệu