Một số thông tin về Maritime Bank

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cho các NHTM hiện nay - nhóm 1 (Trang 40 - 42)

III. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

2.1.Một số thông tin về Maritime Bank

Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu công cuộc cải tổ mạnh mẽ ngành ngân hàng, với một loạt dự định sát nhập, nhằm tái cấu trúc toàn bộ hệ thống tài chính vốn dĩ đã gặp rối loạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Năm 2010, là năm đánh dấu của sự cải tổ mạnh mẽ, một bước chuyển mình đáng kinh ngạc của Maritime bank. Năm 2009, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu trở nên mạnh hơn bao giờ hết, cả nền kinh tế lâm vào tình trạng đình trệ. Trước tình hình đó, BQT của Maritime bank đã mạnh dạn thực hiện cải tổ dựa trên sự tư vấn của tập đoàn McKinseys.

Bất cứ NHTM nào cũng muốn có vốn dồi dào và ổn định, và để thực hiện được điều đó, cần phải có chính sách huy động vốn phù hợp, tận dụng được tối đa nguồn thu nhập nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Có thể chia nguồn vốn huy động của NHTM ra làm 4 phần:

 Tiền gửi: tiền gửi cá nhân và các TCKT.

 Tiền vay: vay từ các TCTD, vay từ NHNN.

 Tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá: trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…

 Tiền ủy thác: ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay.

Có thể thấy, nguồn tiền vay và huy động mang tính chủ động cao, còn tiền gửi là nguồn rất bấp bênh khi khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào kể cả trước hạn, NH vẫn phải thanh toán. Tiền ủy thác mang chi phí rẻ tuy nhiên lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM.

Tuy nhiên, nguồn tiền gửi lại là khoản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của các NHTM với khoảng 70%. Thực lực của một ngân hàng, thể hiện ở chỗ, họ huy động được bao nhiêu tiền gửi.

Như vậy, trọng tâm của phân tích này, là nhằm chỉ ra cách mà Maritime bank đã thực hiện việc huy động vốn tiền gửi của mình trong suốt ba năm 2010 – 2012. Có 5 yếu tố chủ quan tác động tới khả năng huy động vốn của ngân hàng bao gồm :

 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng :

Mỗi ngân hàng đều có chiến lược kinh doanh khác nhau, phụ thuộc vào các điểm mạnh và điểm yếu của nó, và tầm nhìn chiến lược của HĐQT. Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi, về tỷ lệ, nguồn và chi phí. Năm 2010 : HĐQT của NH Maritime bank đã quyết tâm đưa NH này trở thành NH bán lẻ số 1 Việt Nam.

 Năng lực, trình độ của cán bộ ngân hàng :

Tại bất cứ tổ chức dù là tín dụng hay kinh tế, thì yếu tố cốt lõi quyết định thành công, luôn luôn phải là con người, bởi sự quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý dựa trên tình hình thực tế thì không một máy móc nào có thể thay thế.

Ngân hàng xây dựng uy tín dựa trên cung cách làm việc, quá trình hoạt động và những chỉ số an toàn. Sẽ chẳng ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng có thái độ làm việc tồi tệ và có quá nhiều điều phàn nàn về chất lượng dịch vụ.

 Hạ tầng cơ sở và trình độ công nghệ ngân hàng :

Khi Internet và sóng 3G phủ rộng khắp trên đất nước này, thì việc chậm chân thay đổi hạ tầng công nghệ thông tin, sẽ là một hòn đá cản đường NH tiến bước tới thành công. Bởi Internet banking và Mobile banking đem lại sự tiện lợi vô cùng lớn đối với người dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí cho ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình. Đó là yêu cầu của thời đại. Bảo mật NH cũng là điều cần thực hiện song song với việc phổ cập các dịch vụ trên, khi mà ngày càng nhiều vụ đột nhập CSDL NH được phát hiện.

 Chiến lược marketing của NH:

Khi mà mặt bằng lãi suất huy động là ngang nhau, thì độ phủ thương hiệu của ngân hàng là một trong những yếu tố then chốt để người gửi tiền lựa chọn. Maritime Bank năm 2009 đã từ vị trí 13/14 xếp theo thứ hạng giá trị truyền thông leo lên vị trí số 4/14. Và họ thực hiện điều đó chỉ trong 5 tháng. Không thể phủ nhận rằng, uy tín của một NH được xây dựng dựa trên giá trị truyền thông của nó. Xuất hiện càng ít trước truyền thông, NH sẽ càng thu hẹp khả năng huy động vốn của mình.

Năm 2010 : “ Mục tiêu của chúng tôi là trở thành NH bán lẻ số 1 của Việt Nam“ đó là câu nói của ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT NHTMCP Maritime Bank. Và chúng ta sẽ tập trung phân tích xem, với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam, Maritime Bank đã làm những gì để hiện thực hóa mong ước đó.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cho các NHTM hiện nay - nhóm 1 (Trang 40 - 42)