Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là một loại hình doanh nghiệp mới được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Với tính chất gọn nhẹ về cơ cấu tổ chức và quản lý về vốn, chế độ tài chính, hiện nay loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên đã và đang thu hút một lượng lớn nhà đầu tư. Mặc dù loại hình doanh nghiệp này chỉ ra đời 1999 đến nay nhưng nó đã chiếm được một vị trí quan trọng trên nền kinh tế thị trường, góp phần phát triển nền kinh tế.Ngày 12/06/1999 Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua. Một trong những nội dung mới của đạo luật này là lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam ghi nhận một loại hình doanh nghiệp mới, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Loại hình doanh nghiệp này ra đời đã đáp ứng lại sự kỳ vọng của các nhà kinh doanh cũng như các nhà nghiên cứu luật.....đó là yêu cầu cấp thiết trong thực tiển hoạt động kinh doanh. Sau hơn nhiều năm triển khai thực hiện công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên cùng với các loại hình doanh nghiệp khác quy định trong luật doanh nghiệp 1999 đã góp phần to lớn trong công cuộc giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế Đất nước, đẩy nhanh thời kỳ đổi mới từ cơ chế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường.Tuy nhiên loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trong Luật doanh nghiệp 1999 vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trước tình hình đó ngày 29/11/2005 Luật doanh nghiệp 2005 đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực ngày 01/07/2006. Luật doanh nghiệp 2005 có nhiều nội dung đổi mới mà trong đó đáng chú ý nhất là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là cá nhân đã cải thiện một bước to lớn môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Cải cách một bước quan trọng thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp yên tâm hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh.Mặc dù các quy định của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp 2005 đã có nhiều điểm mới. Song những quy định này cũng còn một số hạn chế nhất định cho nên cần phải được sửa đổi và hoàn thiện và đó là lý do mà chúng tôi đã chọn đề tài Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên những vấn đề về vốn và chế độ tài chính để nghiên cứu trong khoảng thời gian vừa qua.Để tìm hiểu và nghiên cứu tốt hơn về đề tài: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên những vấn đề về vốn và chế độ tài chính. Chúng tôi xin được trình bày những vấn đề cơ bản nhất về loại hình doanh nghiệp này, chính sự xuất hiện của loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nói riêng và tất cả các loại hình doanh nghiệp nói chung đã và đang mang lại những mục tiêu kinh doanh cao nhất và mô hình kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên rất thích hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là một loại hình doanhnghiệp mới được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm Vớitính chất gọn nhẹ về cơ cấu tổ chức và quản lý về vốn, chế độ tài chính, hiệnnay loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên đã và đang thu hútmột lượng lớn nhà đầu tư Mặc dù loại hình doanh nghiệp này chỉ ra đời 1999đến nay nhưng nó đã chiếm được một vị trí quan trọng trên nền kinh tế thịtrường, góp phần phát triển nền kinh tế
Ngày 12/06/1999 Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua Mộttrong những nội dung mới của đạo luật này là lần đầu tiên trong hệ thốngpháp luật Việt Nam ghi nhận một loại hình doanh nghiệp mới, công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên Loại hình doanh nghiệp này ra đời đã đáp ứnglại sự kỳ vọng của các nhà kinh doanh cũng như các nhà nghiên cứu luật đó
là yêu cầu cấp thiết trong thực tiển hoạt động kinh doanh Sau hơn nhiều nămtriển khai thực hiện công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên cùng với cácloại hình doanh nghiệp khác quy định trong luật doanh nghiệp 1999 đã gópphần to lớn trong công cuộc giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy nội lựcphục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế Đất nước, đẩy nhanh thời kỳ đổi mới từ cơchế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
Tuy nhiên loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trong Luậtdoanh nghiệp 1999 vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu điềuchỉnh hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn công nghiệphoá hiện đại hoá Trước tình hình đó ngày 29/11/2005 Luật doanh nghiệp
2005 đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực ngày 01/07/2006 Luật doanhnghiệp 2005 có nhiều nội dung đổi mới mà trong đó đáng chú ý nhất là loạihình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là cá nhân đã cải thiện mộtbước to lớn môi trường kinh doanh ở Việt Nam Cải cách một bước quan
Trang 2trọng thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp yên tâm hơn trong quá trình sảnxuất kinh doanh.
Mặc dù các quy định của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp 2005 đã có nhiều điểm mới.Song những quy định này cũng còn một số hạn chế nhất định cho nên cầnphải được sửa đổi và hoàn thiện và đó là lý do mà chúng tôi đã chọn đề tàiCông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên những vấn đề về vốn và chế
độ tài chính để nghiên cứu trong khoảng thời gian vừa qua
Để tìm hiểu và nghiên cứu tốt hơn về đề tài: Công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên những vấn đề v ề v ố n v à c h ế đ ộ t à i c h í n h Chúng
tôi xin được trình bày những vấn đề cơ bản nhất về loại hình doanh nghiệpnày, chính sự xuất hiện của loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên nói riêng và tất cả các loại hình doanh nghiệp nói chung đã
và đang mang lại những mục tiêu kinh doanh cao nhất và mô hình kinh doanhcông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên rất thích hợp với điều kiện của nềnkinh tế nước ta hiện nay
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về vốn và chế độ tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên đó là sự cần thiết nhằm mục
đích là vận dụng những quy định của pháp luật để vận dụng vào thực tế và từ
đó ta có thể phát hiện những điểm, điểm tích cực cũng như những mặt hạnchế những quy định của pháp luật để có thể đưa ra hướng hoàn thiện
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích luật viết để làm rỏ thêm các quy định của phápluật
- Phương pháp phân tích đánh giá thực trạng, thực tế của loại hình công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Chủ yếu là phân tích về các điềukhoản của luật nhằm đánh giá nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và đầy đủ
Trang 3- Phương pháp nghiên cứu so sánh và rút ra những điểm khác biệtmang tính chất vấn đề.
4 BỐ CỤC TIỂU LUẬN
Đề tài gồm hai chương:
Phần mở đầu
- Chương 1: Khái quát về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
- Chương 2: Vốn và chế độ tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên, theo luật doanh nghiệp, thực tiển và hướng đề xuất
Phần kết luận
Trang 4LỜI CẢM ƠN
-Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Trà Vinh , cùng với sự nổlực, cố gắng học hỏi và sự giảng dạy tận tính của các giảng viên khoa kinh tế -luật - Ngoại ngữ, bộ môn luật, tôi đã tiếp thu và tích lũy nhiều kiến thức quý báo,
để củng cố kiến thức ở trường vào thực tế
Trong thời gian làm Tiểu luận tuy có ngắn, nhưng nhờ sự tận tình giúp đởcủa giáo viên hướng dẫn Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu và phân tíchLuật song chắc chắn đề tài của Tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếusót nhất định, rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên đểcho đề tài nghiên cứu được hoàn thiện tốt hơn Xin cảm ơn
Trang 5CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN
1.1 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HAI THÀNH VIÊN MỘT LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
1.1.1 Lịch sử hình thành công ty trách nhiệm hữu hạn
Khác với loại hình công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn là sản phẩmhoạt động lập pháp theo sáng kiến của nhà lập pháp Đức 1892 các nhà luậthọc của Đức đã đưa ra mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn với những lập luận
sau:
Thứ nhất: Mô hình công ty cổ phần đang tồn tại không thích hợp với
mô hình kinh tế nhỏ, các quy định quá phức tạp đối với công ty cổ phần thậtkhông cần thiết và không phù hợp với các loại công ty vừa và nhỏ, có rất ítthành viên
Thứ hai: Chế độ trách nhiệm vô hạn của công ty đối nhân không phù
hợp với tất cả các nhà đầu tư Nhiều nhà đầu tư muốn được hưởng chế độ tráchnhiệm hữu hạn để tránh được rủi ro, biết hạn chế rủi ro là một yếu tố quantrọng để thành đạt trong kinh doanh, do đó các nhà làm luật Đức đã sáng tạo
ra loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, vừa kết hợp được ưu điểm về chế độtrách nhiệm hữu hạn của công ty và ưu điểm về chế độ thành viên quen biếtnhau của công ty đối nhân, nhà đầu tư có thể kinh doanh vừa và nhỏ, nó khắcphục được nhược điểm về sự phức tạp khi thành lập và điều hành công ty cổphần, nhược điểm không phân chia được rủi ro của công ty đối nhân nhưng nóvẫn mang bản chất của công ty đối vốn đó là công ty có tư cách pháp nhânđộc lập, chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản của công ty, thànhviên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình vào công ty.Với những ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn, nên sau khi cóluật công ty trách nhiệm hữu hạn năm 1892 của Đức được ban hành thì loạihình công ty trách nhiệm hữu hạn đã được các nhà đầu tư lựa chọn, và từ đó
Trang 6số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn không ngừng tăng lên.
Ở Việt Nam từ năm 1986 Đảng ta đề ra đường lối xây dựng nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của NhàNước, cùng với chính sách kinh tế đó đã tạo điều kiện cho sự ra đời của cácloại hình công ty Ngày 21/12/1990 Quốc hội thông qua Luật công ty Tuynhiên sau một thời gian đi vào thực tế áp dụng thì luật công ty đã bộc lộ nhữngthiếu sót nhất định, chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Ngày12/06/1999, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp thay thế cho Luậtdoanh nghiệp Nhà Nước và Luật công ty Đây được xem là văn bản ghi nhậnchi tiết và khá đầy đủ về các loại hình doanh nghiệp trong đó có loại hìnhcông ty trách nhiệm hữu hạn một và hai thành viên cũng đã được đề cập kháchi tiết (được quy định tại mục 2 Chương 3 Luật doanh nghiệp 1999) Công tytrách nhiệm hữu hạn hai thành viên là một loại hình doanh nghiệp mới đượcquy định trong quá trình phất triển của pháp luật thương mại Việt Nam Tuynhiên Luật doanh nghiệp 1999 chỉ cho phép một tổ chức được quyền thành lậpcông ty trách nhiệm hữu hạn một- hai thành viên trở lên
Ngày 12/12/2005 Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp 2005 thaythế cho Luật doanh nghiệp 1999, Luật doanh nghiệp Nhà Nước và Luật đầu tưNước ngoài tại Việt nam Luật doanh nghiệp 2005 quy định việc thành lập, tổchức, quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế Luật doanh nghiệp 2005 có một điểm mới nổi bật so với Luậtdoanh nghiệp 1999: Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên Luật doanh nghiệp 2005 đã cho phép cá nhân có thể trở thành chủ sở hữucông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Cùng với sự ra đời của Luật doanhnghiệp 2005 ghi nhận cá nhân có thể trở thành chủ sở hữu công ty trách nhiệmhữu hạn hai thành viên đã và đang đóng vai trò quan trọng nhằm đa dạng hóa
cơ cấu chủ sở hữu công ty (trước đây chỉ có chủ sở hữu là tổ chức có tư cáchpháp nhân) của loại hình doanh nghiệp này Bên cạnh đó việc quy định Công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có chủ sở hữu là cá nhân sẽ tạo nên một
Trang 7bức tranh minh bạch về chủ sở hữu công ty trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại: Hiện nay hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn rất phổ biến ở
tất cả các nước trên thế giới Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là
mô hình lý tưởng để kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ, chúng có ưu điểm là tạođiều kiện cho các nhà kinh doanh mạnh dạn đầu tư vào các ngành và lĩnh vực
có khả năng rủi ro nhiều, thu hồi vốn chậm Ngoài ra loại hình công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên đã tạo điều kiện cho những người có số vốn vừa
và nhỏ có cơ hội làm chủ doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận từ đồng vốn củamình, hiện nay mô hình công ty này được các nhà kinh doanh ưa chuộng.Thực tế mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên đang rất phổ biến
ở Việt Nam
1.1.2 Khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2005 Công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quánăm mươi;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại cácđiều 43, 44 và 45 của Luật này
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyềnphát hành cổ phần
1.1.3 Những ưu thế của việc tổ chức kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là Hội đồngthành viên công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạtđộng của công ty
Việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên cho phép cá
Trang 8nhân được hưởng chế độ hữu hạn trong phần vốn họ bỏ vào công ty Điều nàykhuyến khích các cá nhân tham gia kinh doanh do giới hạn rủi ro kinh doanhcủa họ là phần vốn góp chứ không phải là tất cả tài sản của họ, đây thực sự làmột lợi thế cho những ai muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên.
Một lợi điểm rất lớn về mặt thực tế và tâm lý, người Việt Nam chưa
có kinh nghiệm quản lý chung với nhiều người, trong khi vốn ít, thích kinhdoanh một mình nhưng ngại chịu trách nhiệm vô hạn Vì vậy mô hình công tytrách nhiệm hữu hạn hai thành viên là cá nhân sẽ rất thích hợp với những nhàđầu tư vừa và nhỏ, đáp ứng được nhu cầu phân tán rủi ro trong đầu tư của ngườiViệt Nam
Công ty trách nhiệm hai thành viên tạo điều kiện cho các cá nhân, tổchức có quyền tự tổ chức và hoạt động ở lĩnh vực mà mọi người có chung một
ý muốn là cùng nhau hoạt động trong kinh doanh
Đây là mô hình lý tưởng kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ Do có cơcấu và tổ chức đơn giản và phù hợp với các đối tượng có ít vốn và quy mô kinh
tế vừa phải Đặc biệt là phù hợp với các đối tượng cá nhân muốn kinh doanhđộc lập nhưng lại muốn hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn
Bên cạnh đó mô hình kinh tế công ty trách nhiệm hai thành viên cònmang lại lợi ích thiết thực khác là giải quyết được số lượng lớn về việc làm chongười lao động ở từng lĩnh vực khác nhau Tạo ra một môi trường cạnh trạnhlành mạnh thúc đẩy các loại hình thành phần kinh tế khác nhau ngày càng pháttriển hơn
1.1.4 Những đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Công ty trách nhiệm hai thành viên có những đặc điểm sau đây:
+ Đặc điểm về tư cách pháp lý : Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách phápnhân Tư cách pháp nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn được xác định kể từngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Việc thực hiện tất cả quyền
Trang 9và nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn do những giao dịch trước thời điểmđược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuộc nghĩa vụ công ty.
+ Đặc điểm về vốn: Công ty trách nhiệm hữu hạn có tài sản riêng Tài sản
riêng của công ty là một khối thống nhất tách biệt khỏi tài sản riêng của các thànhviên và được thể hiện bằng tiền thông qua khái niệm vốn
+ Đặc điểm về giới hạn trách nhiệm: Giới hạn trách nhiệm của công ty về mọi
hoạt động của mình là tài sản riêng của công ty Các thành viên của công ty phảichịu trách nhiệm về hoạt động của công ty và cũng được giới hạn trong phạm vivốn mà họ đã cam kết góp vào công ty Điều này có nghĩa là ngay cả khi, thànhviên đó chưa thực sự góp vốn vào công ty mà mới chỉ đăng ký thì vẫn phải chịutrách nhiệm về hoạt động của công ty
1.1.5 Vai trò kinh tế của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên là yếu tố quan trọng của nền kinh tế quốc dân Trong nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất lớn tácđộng đến sự phát triển kinh tế- xã hội Cùng với vai trò đó đã và đang gópphần tăng trưởng cho nền kinh tế nói chung và góp phần vào tăng thu nhậpquốc dân, doanh nghiệp vừa thực hiện nghĩa vụ xã hội đồng thời tổ chức cáchoạt động kinh tế tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các chính sách của NhàNước xã hội được giao Dù biết rằng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chỉmới xuất hiện trong một khoảng thời gian gần đây, được ghi nhận từ Luậtdoanh nghiệp 1999 và tiếp tục được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp 2005.Song trong mỗi giai đoạn khác nhau, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên cho thấy vai trò khác nhau đối với nền kinh tế cũng như xã hội
Luật doanh nghiệp 2005 ghi nhận cá nhân có quyền thành lập công ty
và trở thành chủ sở hữu công ty có vai trò quan trọng nhằm đa dạng hóa cơcấu chủ sở hữu (trước đây chỉ có chủ sở hữu là tổ chức) của loại hình doanhnghiệp này Bên cạnh đó việc quy định công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên là cá nhân sẽ tạo nên bức tranh minh bạch về chủ sở hữu trong công ty
Trang 10hiện nay, tránh tình trạng đứng hộ tên, số phần góp mà chủ sở hữu công ty ghicho người khác đứng tên (trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên).Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có vai trò quan trọng trong sự tăngtrưởng nền kinh tế, trong giai đoạn hiện nay thì mô hình công ty trách nhiệmhữu hạn hai thành viên rất phù hợp để cá nhân, tổ chức lựa chọn để phát triểnkinh tế đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Đất Nước Nếu xét từ trước năm
1986, nền kinh tế nước ta có đặc điểm là nền kinh tế tập trung quan liêu baocấp, với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể vàhầu như thành phần kinh tế tư nhân không phát triển trong giai đoạn này Thời kỳ
ấy, kinh tế tư nhân không những không được thừa nhận mà còn bị xem xét làđối tượng cần được tập thể hóa Do đó ở thời kỳ này các doanh nghiệp nóichung và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nói riêng không được phổbiến ở Nước ta Từ khi Đảng và Nhà nước ta đổi mới, cộng thêm với sự ra đời củaluật doanh nghiệp đã tạo điều kiện rất to lớn cho sự phát triển của doanh nghiệpnói chung, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nói riêng Công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã góp phần sản xuất cho xã hội của cải vậtchất không ngừng được tăng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu của đờisống nhân dân
Tác động lớn của công ty trách nhiệm hữu hạn là giải quyết một sốlượng lớn việc làm cho tầng lớp dân cư, góp phần vào việc làm tăng thunhập cho người lao động Xét về luận điểm này thì loại hình công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thunhập cho người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên đã vàđang đóng góp vai trò to lớn, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội
và những vấn đề cấp bách về việc giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng trong giai đoạn hiện nay
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên đã đóng góp vai trò to lớnđối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm cho công nghiệpphát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ cùng phát
Trang 11triển, thúc đẩy nền kinh tế Đất Nước ngày cành phát triển có thể cạnh tranhvới các nước trong khu vực và thế giới Loại hình này hoạt động trong cáclĩnh vực khác nhau, nhưng đa số hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, thươngmại, dịch vụ những lĩnh vực hoạt động trên của công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên đã góp phần chuyển cơ cấu nền kinh tế Đất nước Nếu nhưtrước đây kinh tế nước ta phụ thuộc lớn vào nông nghiệp thì ngày nay với tốc
độ phát triển kinh tế Đất nước thì các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch
ký theo những trình tự nhất định
Như vậy Luật doanh nghiệp 2005 phân chia 2 đối tượng về chủ thể: Đốitượng được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, đối tượng được quyềngóp vốn vào doanh nghiệp Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai
Trang 12thành viên chủ sở hữu công ty chính là người góp vốn để thành lập công tytrách nhiệm hữu hạn hai thành viên (hội đồng thành viên) với điều kiện chủ
sở hữu phải không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 thì tổchức cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập vàquản lý doanh nghiệp tại Việt Nam Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 được quy định như sau:
- Cơ quan Nhà Nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sửdụng tài sản Nhà Nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơquan đơn vị mình
+ Cán bộ công chức theo quy định của cán bộ công chức
+ Cán bộ lãnh đạo quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp có 100%vốn sở hữu Nhà Nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền
để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác
+ Sĩ quan hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòngtrong các đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênnghiệp trong các cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam
+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghềkinh doanh
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản
- Ngoài ra quy định thờI hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực cótrách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức viên sau khi thôigiữ chức vụ, quy định thời hạn không được kinh doanh đối với cán bộ côngchức, viên chức Nhà Nước sau khi thôi giữ chức vụ trong cơ quan đơn vị sựnghiệp của Nhà Nước; quy định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trong việcquản lý, cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh chứngchỉ hành nghề (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và xử
Trang 13lý vi phạm.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ được cơ quan tổchức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết chế độ thôi việc, bị kỹ luật bằng hìnhthức buộc thôi việc, nghĩ hưu hoặc chuyển ra khỏi cơ quan Nhà Nước, đơn vị sựnghiệp bao gồm:
+ Cán bộ công chức, viên chức quy định tại khoản 1 Điều 1 của Pháplệnh sửa đổi bổ sung một số Điều của pháp lệnh cán bộ công chức ngày 29 tháng 4năm 2003
+ Cán bộ, công chức, viên chức biệt phái sang làm việc các tổ chức kinh
tế Nhà Nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp
Mục tiêu quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực cótrách nhiệm quản lý đối với người thôi giữ chức vụ nhằm ngăn chặn, phòngngừa người thôi giữ chức vụ lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn thuộc lĩnh vựctrước đây được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giao quản lý để vụ lợicho bản thân và gia đình, làm thất thoát tài sản của Nhà Nước, gây thiệt hạiđến lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác
- Người thôi giữ chức vụ là người khi đang là cán bộ công chức đuợcgiao nghiên cứu, xây dựng, thẩm tra, thẩm định hoặc là người ký, ban hành cácquyết định phê duyệt, quản lý, quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh về một trong các lĩnh vực quy định tại Nghị định số 102/2007/NĐ-CP(14/06/2007) được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết chế độthôi việc, nghĩ hưu hoặc chuyển ra khỏi cơ quan Nhà Nước, đơn vị sự nghiệpcủa Nhà Nước
- Thời hạn không được kinh doanh là thời gian kể từ khi người thôi giữchức vụ có quyết định của cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền giải quyếtchế độ thôi việc, kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, nghĩ hưu hoặc chuyển
ra khỏi cơ quan Nhà Nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà Nước đến thời hạn đốivới từng lĩnh vực của Nghị định 102/2007/NĐ-CP (14/6/2007) được quy định
cụ thể như sau:
Trang 14Nhóm 1: Đối với các lĩnh vực thuộc các bộ, ngành như: Bộ kế hoạch và
đầu tư, Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ tư pháp, Ngân hàng nhà nước ViệtNam Thời hạn là từ 12 đến 24 tháng
Nhóm 2: Đối với các lĩnh vực thuộc các bộ ngành: Bộ công nghiệp,
Bộ giao thông vận tải, Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Bộ nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ thuỷ sản, Bộ xâydựng, Tổng cục du lịch
Thời hạn là từ 12 đến 18 tháng
Nhóm 3: Đối với các lĩnh vực thuộc các bộ ngành: Bộ giáo dục và
Đào tạo, Khoa học công nghệ, Bộ văn hoá thông tin, Uỷ ban thể dục thể thao,bảo hiểm xã hội Việt Nam Thời hạn từ 6 đến 12 tháng
Nhóm 4: Gồm các chương trình, dự án doanh nghiệp, người thôi giữ
chức vụ khi đang là cán bộ công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xâydựng hoặc thẩm định phê duyệt
- Thời hạn thực hiện xong chương trình dự án Đối với các chương trình
có thời hạn thực hiện trên năm năm thì thời hạn không được kinh doanh kể từkhi người thôi giữ chức vụ có quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyếtchế độ thôi việc hoặc thực hiện chế độ hưu trí hoặc chuyển công tác ra khởi cơquan Nhà Nước, đơn vị sự nghiệp Nhà Nước đến thời điểm chương trình, dự án
đó đã thực hiện tối thiểu là 36 tháng
Tóm lại: So với Luật doanh nghiệp năm 1999 thì đối tượng có quyền
thành lập quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bắt buộcphải là tổ chức, còn đối với Luật doanh nghiệp 2005 thì có điểm mới là: Luậtdoanh nghiệp 2005 có điểm mở rộng hơn so với Luật doanh nghiệp 1999 tức
là không những tổ chức có quyền thành lập, quản lý mà kể cả cá nhân có đủđiều kiện thì có quyền thành lập và quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn mộthoặc hai thành viên trở lên
1.2.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Trang 15Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có thể đăng ký hoạt độngtrong một hoặc một số nghề, ngành nghề kinh doanh cụ thể nào đó cụ thểĐiều 7 của Luật doanh nghiệp quy định doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm Đối vớingành nghề pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điềukiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề khi có đủ các điều kiệntheo quy định của pháp luật.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phảithực hiện khi kinh doanh ngành nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phépkinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,chứng nhận trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặcyêu cầu khác
Đối với các hoạt động gây thương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự
an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tụcViệt Nam và sức khỏe nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môitrường Luật doanh nghiệp quy định chính phủ định kỳ rà sót đánh giá lại toàn
bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bải bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ cácđiều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị các điều kiện bất hợplý; ban hành hoặc kiến nghị các điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lýNhà nước
Nhằm mục đích thực hiện thống nhất các quy định về quản lý ngànhnghề kinh doanh trong cả nước, Luật doanh nghiệp còn quy định: Bộ, cơ quanngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quyđịnh về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh
1.2.2.1 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện và đủ điều kiện kinhdoanh
Là những ngành, nghề doanh nghiệp được quyền lựa chọn để dăng kýkinh doanh nhưng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệpphải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định
Trang 16Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
- Giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền cấp
- Các tiêu chuẩn về vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, các quy định vềphòng cháy chửa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông.v v
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như: ngành, nghề kinh doanhkhông thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh, tên của doanh nghiệp đặt đúng theo quyđịnh, có trụ sở chính là địa điểm liên lạc, giao dịch phải ở trên lãnh thổ ViệtNam, có địa chỉ được xác định gồm nhà, tên phố, xã, phường, thị trấn, quận,huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số điệnthoại, số fax, thư điện tư, và có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ
- Giấy kinh doanh là sự thoả thuận chính thức về mặt pháp lý về sự tồntại của doanh nghiệp và có tư cách chủ thể để tiến hành các hoạt động kinhdoanh Nó là bảo đảm pháp lý quan trọng để các đối tác của doanh nghiệp biết
là người cũng giao dịch với mình có đủ tư cách pháp lý để tham gia giao dịchhay không
- Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và đủ điều kiện kinh doanhđược áp dụng theo các quy định của pháp luật, pháp lệnh, nghị định chuyênngành hoặc có quyết định có liên quan của Thủ tướng
Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề:
- Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà Nước có thẩmquyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà Nước uỷ quyền cấpcho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một
ngành nghề nhất định được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật doanh nghiệp.
Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tạiViệt Nam, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước của Việt Nam có thẩmquyền cho phép hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy địnhkhác
- Ngành nghề kinh doanh phải có đủ chứng chỉ hành nghề và điều kiệncấp chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật
Trang 17chuyên ngành có liên quan.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉngành nghề theo quy định của pháp luật thì việc đăng lý kinh doanh hoặc đăng
ký bổ sung ngành nghề đó phải được thực hiện theo những quy định sau:
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầugiám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứngchỉ hành nghề
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà pháp luật yêu cầuGiám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc củadoanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của phápluật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không yêu cầuGiám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.Chứng chỉ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Xác nhận vốn pháp định
Chấp nhận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới thìđược quyền đăng ký kinh doanh ngành nghề đó mà không cần chấp nhận, dướibất kỳ hình thức nào của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền
Những doanh nghiệp xin kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghềthì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề
1.2.2.2 Các ngành nghề cấm kinh doanh
Luật doanh nghiệp cấm kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến
an ninh, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống, lịch sử, vănhóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân Với quyđịnh này thì chính phủ là cơ quan có thẩm quyền công bố danh mục cụ thểngành, nghề cấm kinh doanh
Danh mục các ngành nghề cấm kinh doanh được quy định theo luậtdoanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan cụ thể là:
Trang 18- Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật tài khí chuyêndụng quân sự, công an quân trang (bao gồm cả huy hiệu cấp hồ sơ, quân hiệucủa quân đội, công an) quân dụng cho lực lượng vũ trang, linh kiện, bộ phận,phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạochúng;
- Kinh doanh chất ma tuý các loại
- Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động đòi trụy, mê tính dịđoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách
- Kinh doanh các loại pháo
- Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, trò chơi có hại đếngiáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh an toàn xã hội
- Kinh doanh các loại động vật thực vật hoang dã, gồm cả vật sống vàcác bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc danh mục Điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại động thực vật quý hiếm thuộcdanh mục cấm khai thác sử dụng
- Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em
- Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức
- Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân
- Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài, kinhdoanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây tác hại ô nhiễm môi trường
- Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hoá, và thiết bị cấm lưu hành,cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phéplưu hành hoặc sử dụng tại Việt Nam
Các ngành nghề cấm kinh doanh khác được quy định trong Luật, Pháplệnh, và các Nghị Định chuyên ngành
1.2.3 Thủ tục đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Trang 191.2.3.1 Lập hồ sơ đăng ký kinh doanh
Luật doanh nghiệp 2005 tiếp tục quán triệt tinh thần Luật doanhnghiệp 1999 “Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật là quyền của công dân và tổ chức được Nhà Nước bảo hộ” đãquy định đơn giản hơn về hồ sơ đăng ký kinh doanh Hồ sơ đăng ký kinh doanhchỉ bao gồm giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty Chỉ có nhữngngành nghề xác định mới đòi hỏi vốn pháp định (như kinh doanh vàng, bảohiểm )
Theo quy định tại Điều 18 Luật doanh nghiệp 2005 và Điều 16 Nghịđịnh 88/2006/NĐ-CP(29/08/2006 và theo Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày19/10/2006 của bộ Kế hoạch và Đầu tư thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, lập theo mẫu Bộ kế hoạch và Đầu tưquy định
Nội dung của giấy đề nghị đăng ký kinh doanh:
+ Tên Công ty (chũ in hoa)
+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
+ Ngành, nghề kinh doanh.( tên ngành, mã ngành phân theo ngành kinh
+ Thông tin đăng ký thuế
+ Thông tin về các doanh nghiệp bị chia, bị tách, bị hợp nhất, được chuyểnđổi, (Chỉ kê khai trong trường hợp Cty vừa được mới liệt kê trên)
+ Tên địa chỉ chi nhánh (nếu có)
+ Tên địa chỉ văn phòng đại diện (nếu có)
+ Tên địa chỉ, địa điểm kinh doanh
Trang 20* Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, ngườiđại diện theo pháp luật của công ty Người đại diện theo pháp luật của chủ sởhữu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Điều lệ công ty là bản cam kếtcủa chủ sở hữu về thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty Điều lệcông ty phải có nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp2005.
Nội dung của Điều lệ công ty:
Tên, địa chỉ, trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diên (nếu có)
Mục tiêu ngành, nghề kinh doanh
Vốn Điều lệ
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
Cơ cấu tổ chức, quản lý
Quyền, nghĩa vụ và thể thức thông qua quyết định của từng cơ quantrong cơ cấu và tổ chức công ty
Người đại diện theo pháp luật của công ty
Thể thức sửa đổi Điều lệ công ty
* Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tạiĐiều 18 của Nghị định 88/2006/NĐ-CP, chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặcquyết định thành lập Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tươngđương khác đều hợp lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sơ hữu công ty là
tổ chức; cá nhân
* Danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 67của Luật doanh nghiệp 2005 lập theo mẫu do Bộ kế hoạch và Đầu tư quy định.Kèm theo danh sách phải có bản sao hợp lệ một trong giấy tờ chứng thực cánhân quy định tại Điều 18 của từng đại diện theo uỷ quyền
Bản sao hợp lệ trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều
18 của Nghị định 88/2006/NĐ-CP người đại diện theo uỷ quyền đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên được tổ chức và quản lý theo quy định
Trang 21tại Điều 67 khoản 4 của Luật Doanh Nghiệp 2005.
* Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với công
ty là tổ chức
* Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền đốivới công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốnpháp định
* Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,các cá nhân khác quy định tại Khoản 13 Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2005.Đối với công ty kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luậtphải có chứng chỉ hành nghề, các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng
ký kinh doanh bao gồm:
* Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đốivới công dân Việt Nam ở trong nước
* Một trong giấy tờ có hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nướcngoài sau đây:
+ Hộ chiếu Việt Nam
+ Hộ chiếu Nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu Nướcngoài:
Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt nam
Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt nam
Giấy xác nhận đăng ký công dân
Giấy xác nhận gốc Việt nam
Giấy xác nhận có gốc Việt nam
Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt nam
Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật
Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộchiếu còn hiệu lực đối với nguời nước ngoài thường trú tại Việt Nam, ngườinước ngoài không thường trú tại Việt Nam Nói một cách cụ thể tại Điều 13Luật doanh nghiệp 2005 đối với thành viên là cá nhân khi lập hồ sơ đăng ký
Trang 22kinh doanh phải có bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực
cá nhân hợp pháp khác, đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản saogiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực nơi tổ chức đã đăng
ký kinh doanh, đây là một điểm khác so với Luật doanh nghiệp năm 1999,Luật doanh nghiệp 1999 chỉ đề cập đến một thành viên duy nhất là tổ chức chứkhông phải là cá nhân Trong đó Luật doanh nghiệp 2005 lại quy định rất cụthể đối với thành viên là tổ chức kể cả cá nhân và thành viên của tổ chứcNước ngoài Nhìn chung, các quy định của Luật doanh nghiệp 1999 còn hạn chếrất nhiều so với Luật doanh nghiệp 2005 dược quy định một cách rất cụ thể vàchi tiết
Như ta đã biết, việc đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận về mặt pháp lýcho sự ra đời của một doanh nghiệp Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh thì doanh nghiệp mới có được tư cách chủ thể để tiến hànhhoạt động kinh doanh một cách hợp pháp theo các quy định của pháp luật.Việc doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nói chung và công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên nói riêng có ý nghĩa trong việc sự thừa nhận chính thức vềmặt pháp lý của sự tồn tại của một doanh nghiệp có tư cách chủ thể để tiến hànhcác hoạt động kinh doanh Việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa trong việc cungcấp thông tin về doanh nghiệp Khi đăng ký kinh doanh các thông tin cần thiết
về doanh nghiệp được ghi trong sổ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng kýkinh doanh Những đối tác muốn có quan hệ với doanh nghiệp có thể tìm hiểuthông tin ban đầu về doanh nghiệp bằng cách xem sổ đăng ký kinh doanh
1.2.3.2 Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan
đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định
+ Dự thảo Điều lệ công ty được tất cả các thành viên sáng lập.
+ Danh sách thành viên và có chữ ký của các thành viên và người đại diện
Trang 23theo pháp luật.
+ Giấy chứng thực của thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật:
- Đối với thành viên cá nhân là công dân có quốc tịch việt nam: Bảnsao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợppháp khác
- Đối với thành viên góp vốn là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập,chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức,văn bản ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cánhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền
- Đối với thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấychứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan tổ chức đó đãđăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyềnđối với công ty kinh doanh ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có vốnpháp định
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhânkhác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề theo quy định của pháp luậtphải có chứng chỉ hành nghề, theo quy định tại khoản 3 điều 6 , Nghị định139/2007/NĐ-CP, ngày 05/09/2007 của Chính phủ
+ Bảng kê khai thông tin đăng ký thuế
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp
đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 88/2006/NĐ-CP (29/08/2006) tạiphòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc huyện nơi đặt trụ sở chính củadoanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tính chính xác cũng như tính trung thựcvới nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh Điều này nhằm mục đích tạo nêntính trung thực trong kinh doanh của người kinh doanh nhằm tránh trường hợplập công ty “ma” để thực hiện công việc lừa đảo, chiếm đoạt, xảy ra nhữnghậu quả rất khó lường, đây là một điều cần đáng lưu tâm đối với những đốitượng đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp
Trang 24Phòng đăng ký kinh doanh không được quyền yêu cầu người thành lậpdoanh nghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác với quy định nêu trên khi tiếpnhận hồ sơ, việc quy định này nhằm làm tránh tình trạng những người cóquyền gây ra những yêu sách đối với người thành lập doanh nghiệp nhằmkiếm lợi lộc quan liêu, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc huyện phảitrao giấy biên nhận cho người lập hồ sơ, tuy nhiên không chịu trách nhiệm vềhành vi vi phạm pháp luật xảy ra khi đăng ký kinh doanh Như vậy vấn đềcòn đang tồn tại ở Luật doanh nghiệp 2005 và Nghị định88/2006/NDD-CP là: Ngoài các giấy tờ theo quy định của cơ quan đăng kýkinh doanh, không được yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nàokhác.Vậy trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi Giám đốc hoặc Tổng giámđốc thì sao? Liệu Giám đốc hoặc Tổng giám đốc mới có phải nộp tất cả chứngchỉ của những ngành nghề mà công ty đã đăng ký hay không Vấn đề nàyngay cả trong luật và nghị định vẫn đang bỏ ngõ chưa được đề cập đến Kiếnnghị các cơ quan chức năng Nhà Nước cần xem xét lại vấn đề này sao choviệc quy định của pháp luật được thông thoáng, rành mạch không chồng chéolên nhau Cụ thể là khi doanh nghiệp thay đổi Giám đốc hoặc Tổng giám đốcthì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc mới vào làm cho doanh nghiệp thì khôngcần phải nộp tấc cả các chứng chỉ hành nghề của mình Vì trước đó doanhnghiệp đã nộp chứng chỉ tại cơ quan đăng ký kinh doanh rồi trước đó, khôngcần phải nộp thêm nửa tránh trường hợp thủ tục gồ ghề, gờm rà, kém minhbạch Nước ta đang trong giai đoạn cải cách thủ tục hành chính cho nên việcgiảm bớt thủ tục hồ sơ là công việc hết sức thiết thực và cần thiết.
1.2.3.3 Cơ quan đăng ký kinh doanh
Theo quy định tại Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 Điều 6của Nghị định quy định: Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh baogồm:
Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, thị xã, thành phố thuộc
Trang 25tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) bao gồm:
- Cấp Tỉnh: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư
(sau đây gọi chung là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh)
Riêng ở Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lậpthêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh được đánh số lần lượttheo thứ tự Việc thành lập thêm cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh do Uỷban nhân dân thành phố quyết định
- Cấp Huyện: Thành lập Phòng đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng
ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất
Trường hợp không thành lập Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện thìphòng Tài chính- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh có condấu riêng và nhiệm vụ của Phòng đăng ký kinh doanh huyện được quy địnhtại Điều 8 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 cụ thể là:
+ Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; xemxét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và sau đó cấp hoặc từ chối cấpGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh Trường hợp từ chốikhông cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinhdoanh phải nêu rỏ lý do để cho doanh nghiệp biết, đây là vấn đề hết sức lưutâm đối với cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm tránh sự hiểu lầm giữa doanhnghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh
+ Phối hợp xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thông tin về hộ kinhdoanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo cho Uỷ Ban nhân dâncấp huyện, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, Cơ quan thuế cấp huyện về hộkinh doanh và doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểmkinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn
+ Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng kýkinh doanh trên phạm vi địa bàn Phối hợp với cơ quan Nhà Nước có thẩmquyền kiểm tra doanh nghiệp, xác minh nội dung đăng ký kinh doanh của
Trang 26doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện trên phạm vi địa bàn theo yêucầu của Phòng đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh.
+ Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết,+ Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinhdoanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không có đủ điều kiện kinhdoanh theo quy định của pháp luật
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh
bị thu hồi giấy phép được quy định tại Điều 47 Nghị định 88/2006/NĐ-CP
+ Đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.Như vậy đối với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Nhiệm vụ của cơquan này là trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, sau đó xem xét nếu đủ điều kiện chophép thì cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời trong quá trìnhdoanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh đi vào hoạt động thì các cơquan có chức năng này phải thực hiện chức năng giám sát doanh nghiệp đanghoạt động trên địa bàn, yêu cầu kiểm tra doanh nghiệp khi cần thiết đồng thờinếu xảy ra vi phạm đi ngược lại với việc đăng ký kinh doanh ban đầu củadoanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có quyền đình chỉcho ngừng hoạt động vì đã không đủ điều kiện hoạt động theo những quy định
đã thoả thuận ban đầu và đi ngược lại với lợi ích của hai bên Ở việc làm này ta
có thể thấy rằng nó rất cần thiết nhằm tránh những doanh nghiệp đi vào hoạtđộng được một thời gian và sau đó hoạt động không đúng với mục đích ban đầulàm tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp cũng như lợi ích của Nhà Nước
- Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Phòng đăng ký kinh doanh cấphuyện có con dấu và tài khoản riêng
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Ban quản lý các khu kinh tế
do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là khukinh tế) thành lập Phòng đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế
Việc thành lập các cơ quan đăng ký kinh doanh được rải đều từTrung ương xuống địa phương Cụ thể từ thành phố trực thuộc Trung ương
Trang 27xuống tỉnh rồi huyện (chú ý không có phòng đăng ký kinh doanh cấp xã) cho
đến Phòng đăng ký kinh doanh tại các khu chế xuất Riêng ở Thủ đô Hà nội vàThành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập một hoặc hai cơ quan đăng ký kinhdoanh riêng Điều này cho thấy việc đăng ký kinh doanh hiện nay ở Nước tađược thực hiện một cách rất đồng bộ, rất thuận tiện cho những đối tượng muốnđăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, đây là một sự tiến bộ rất đáng ghinhận Cùng với việc các cơ quan đăng ký kinh doanh được lập ra trên khắp cácđịa bàn trên cả nước là do chính sách của Đảng và Nhà Nước ta thực hiệnđảm bảo cho doanh nghiệp có cơ hội làm ăn, đồng thời tạo ra khuôn khổ pháp lýthông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tưkinh doanh ở Việt Nam trong thời gian tới
1.2.4 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xét hồ sơ đăng ký kinhdoanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngàylàm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập biết, thông báo phảinêu rỏ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung Cơ quan đăng ký kinh doanh xemxét hồ sơ, chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh Không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộpthêm bất kỳ các giấy tờ khác không được luật doanh nghiệp quy định
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủcác điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc đối tượng, lĩnh vực cấm kinh doanh + Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định tại các điều
31,32,33,34 của Luật doanh nghiệp và Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày
29/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp Tức là tên củacông ty phải đặt phù hợp với quy định của pháp luật Tên của doanh nghiệp làđặc điểm đầu tiên để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.Việc
Trang 28sử dụng tên giống nhau hoặc gần giống nhau của các doanh nghiệp không cùngkinh doanh là một trong những lĩnh vực có thể làm cho khách hàng nhầm lẫn
về sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp sản xuất cung ứng Điều này đãgây thiệt hại, làm mất lòng tin cho khách hàng, đồng thời gây thiệt hại chochính các doanh nghiệp sản xuất cung ứng dịch vụ sản phẩm bằng việc mấtdần khách hàng và thị phần do sự nhầm lẫn về thương hiệu, dịch vụ của mình.Thực tế thời gian qua cho thấy, cùng với những tên tuổi lớn trên thế giới nhưTập đoàn phần mềm Microsoft, Tập đoàn điện tử Intel ,nhiều doanh nghiệpViệt Nam đã đang khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường thế giớibằng những sản phẩm được thế giới công nhận như Tổng công ty tàu thuỷ ViệtNam (Vinashin), Công ty cà phê trung nguyên v.v
Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề này, tạo cơ sở pháp lýcho các doanh nghiệp gây dựng thương hiệu cho mình, đồng thời bảo vệ quyền
và lợi ích tối đa của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng
+ Có địa chỉ trụ sở chính và con dấu của doanh nghiệp.
Như ta đã biết trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giaodịch của doanh nghiệp, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xácđịnh gồm: số nhà, tên phố, tên xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số diện thoại, số faxhoặc thư điện tử Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa trụ sở chínhvới cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngàyđược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp phải có con dấu riêng Con dấu là tài sản của doanhnghiệp, phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp Hìnhthức con dấu và nội dung con dấu và chế độ sử dụng con dấu được thực hiệntheo quy định của chính phủ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpphải chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp cần thiết được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp
có thể có con dấu thứ hai
Trang 29+ Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật.
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Lệ phí
đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng kýkinh doanh mức nộp lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo nội dungGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơquan Nhà Nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Uỷ Ban nhân dân quận, huyện,thị xã thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn nơi doanhnghiệp đặt trụ sở chính
Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh Đối với những ngành, nghề kinh doanh cóđiều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành nghề đó kể từngày được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc
có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định
Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh văn phòng đại diện,mục tiêu ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thay đổi người đại diện theopháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng kýkinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanhtrong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi Trường hợpthay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đượccấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, bị rách, bịcháy hoặc bị thiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả lệ phí
Chú ý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh
doanh cấp tỉnh có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc
1.2.5 Thủ tục sau đăng ký kinh doanh
Thủ tục sau đăng ký kinh doanh là cách gọi cho việc công bố nội dung
Trang 30đăng ký kinh doanh Thực chất đây là hình thức công khai hóa hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp nhằm mục đích để cho các cộng đồng các doanhnghiệp khác và khách hàng biết được sự tồn tại của doanh nghiệp trên thịtrường.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn
ba mươi ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải đăng ký trên mạng thông tin doanhnghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh, hoặc trong các loại bài báo viết, côngbáo hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp hoặc báo hàng ngày của Trung ươngtrong ba tháng liên tiếp về các nội dung liên quan đến doanh nghiệp đăng kýkinh doanh
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có)
- Mục tiêu ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn Điều lệ;
- Họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứngthực cá nhân, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sởhữu công ty
- Họ tên địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếuchứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp
- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty,công ty phải kinh doanh đúng ngành nghề như đã cam kết trong chứng nhận.Nếu có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì phải tuân theo những quyđịnh do pháp luật quy định và tuỳ theo từng trường hợp thay đổi nội dung khácnhư đã đăng ký kinh doanh lúc đầu
- Nơi đăng ký kinh doanh
Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệpphải công bố nội dung đăng những thay đổi đó trong thời hạn ba mươi ngày làm