“Ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa thuần vụ xuân 2010 tại Thanh Hóa” 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, chiếm 70% lực lượng lao động, 40% GDP quốc gia và trên 50% giá trị xuất khẩu. Nông nghiệp là nguồn sống và thu nhập của đại đa số bộ phận dân cư và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới nông nghiệp Việt Nam liên tục đạt tốc độ phát triển khá cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Một số ngành bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như lúa gạo, cà phê, cao su, rau, quả. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (1989 - 1998) đạt gần 15 tỷ USD, riêng năm 1998 đạt 2,8 tỷ USD. Đạt được những thành tựu trên là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trước hết là tác động của hệ thống cơ chế chính sách mới trong nông nghiệp và nông thôn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn nhưng không thể không nói đến 1 yếu tố rất quan trọng đó là việc áp dụng thành công nhiều thành tựu khoa học và công nghệ mới trong công nghiệp nhất là việc sử dụng các giống mới trong sản xuất. Thực tiễn đã chứng minh giống lúa một trong những động lực quan trọng tạo nên sự tăng trưởng trong nông nghiệp mấy chục năm qua. Hàng năm nhiều giống cây trồng vật nuôi mới đã được chọn tạo công nhận và áp dụng rộng rãi vào sản xuất, tạo nên sức bật mới trong tăng trưởng nông nghiệp. Nhờ có giống mới mà năng suất cây trồng tăng, cơ cấu mùa vụ thay đổi dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, phát huy thế mạnh của các vùng sinh thái nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Đã từ lâu chúng ta đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của giống cây trồng trong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các giống lúa bởi vì lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam là cây trồng sống còn đối với đại đa số nông dân. Năm 1977 diện tích gieo trồng lúa cả nước đạt 14,4 triệu tấn/ năm. Năm 1980 tăng lên đến 3,4 tấn/ha, tổng sản lượng lúa đạt 14,4 triệu tấn/năm. Năm 1980 tăng lên đến 27,6 triệu tấn. Năm 1997 đến nay được xếp hàng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới điều đó khẳng định chúng ta không những đảm bảo được an toàn lương thực trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn. Tình hình thực tế trên giúp chúng ta nhận thấy vị trí của các giống lúa năng suất, chất lượng cao ngày càng quan trọng; nhu cầu sử dụng ngày một gia tăng và tất nhiên nó góp phần làm tăng giá trị hàng hoá của nông sản dẫn đến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển. Để giữ vững và phát huy hơn nữa thành quả đã đạt được cần phải bố trí sắp xếp hệ thống giống mới thích hợp với từng điều kiện sinh thái khác nhau, nhằm tận dụng tối đa tài nguyên sẵn có như đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ... Mỗi một giống đều có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường rất khác nhau vì vậy vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu lựa chọn những giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng thích hợp với từng địa phương, đảm bảo một đặc tính quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đó là tính khu vực nghiêm ngặt của các giống cây trồng. Đây không phải là vấn đề của riêng bất cứ địa phương nào mà là vấn đề chung của toàn ngành nông nghiệp. Vì vậy tuyển chọn các giống lúa thuần có năng suất chất lượng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận . Trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học: "Ảnh hưởng của mật đố cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa thuần HD9 vụ xuân năm 2010 " tại Thanh Hoá.
Trang 1MỤC LỤC
1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.3 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
2.1 Mục đích – yêu cầu của đề tài
2.2 Nội dung nghiên cứu
3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước và trên thế giới
3.2 Tình hình nghiên cứu:
3.3 Một vài nét về nghiên cứu mật độ cấy lúa ở Việt Nam:
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
4.2 Vật liệu nghiên cứu:
4.3 Bố trí thí nghiệm và sơ đồ thí nghiệm:
4.4 Thi công thí nghiệm:
4.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
Trang 25 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN :
5.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển thời kỳ mạ của giống lúa HD9:
5.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy đên thời gian sinh trưởng của giống lúa HD9.5.3 Ảnh hưởng của mật độ cấy đên động thái đẻ nhánh của giống lúa HD9:5.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy đên động thái ra lá của giống lúa HD9:
5.5 Ảnh hưởng của mật độ cấy đên động thái tăng trưởng chiều cao:
5.6 Ảnh hưởng của mật độ cấy đên tình hình và khả năng sinh trưởng của lá đòng:
Trang 3Tên đề tài:
“Ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa thuần Trung Quốc ( HD9) vụ xuân 2010 tại Đông Sơn – Thanh Hóa”
1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, chiếm 70% lực lượng lao động, 40% GDP quốc gia và trên 50% giá trị xuất khẩu
Nông nghiệp là nguồn sống và thu nhập của đại đa số bộ phận dân cư và
là nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước
Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới nông nghiệp Việt Nam liên tục đạt tốc độ phát triển khá cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp ổn định
và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Một số ngành bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như lúa gạo, cà phê, cao su, rau, quả Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (1989
- 1998) đạt gần 15 tỷ USD, riêng năm 1998 đạt 2,8 tỷ USD Đạt được những thành tựu trên là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trước hết là tác động của
hệ thống cơ chế chính sách mới trong nông nghiệp và nông thôn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn nhưng không thể không nói đến
1 yếu tố rất quan trọng đó là việc áp dụng thành công nhiều thành tựu khoa học
và công nghệ mới trong công nghiệp nhất là việc sử dụng các giống mới trong sản xuất
Thực tiễn đã chứng minh giống lúa một trong những động lực quan trọng tạo nên sự tăng trưởng trong nông nghiệp mấy chục năm qua Hàng năm nhiều
Trang 4giống cây trồng vật nuôi mới đã được chọn tạo công nhận và áp dụng rộng rãi vào sản xuất, tạo nên sức bật mới trong tăng trưởng nông nghiệp.
Nhờ có giống mới mà năng suất cây trồng tăng, cơ cấu mùa vụ thay đổi dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, phát huy thế mạnh của các vùng sinh thái nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc
Đã từ lâu chúng ta đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của giống cây trồng trong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các giống lúa bởi
vì lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam là cây trồng sống còn đối với đại đa số nông dân Năm 1977 diện tích gieo trồng lúa cả nước đạt 14,4 triệu tấn/ năm Năm 1980 tăng lên đến 3,4 tấn/ha, tổng sản lượng lúa đạt 14,4 triệu tấn/năm Năm 1980 tăng lên đến 27,6 triệu tấn Năm 1997 đến nay được xếp hàng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới điều đó khẳng định chúng ta không những đảm bảo được an toàn lương thực trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn
Tình hình thực tế trên giúp chúng ta nhận thấy vị trí của các giống lúa năng suất, chất lượng cao ngày càng quan trọng; nhu cầu sử dụng ngày một gia tăng và tất nhiên nó góp phần làm tăng giá trị hàng hoá của nông sản dẫn đến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển
Để giữ vững và phát huy hơn nữa thành quả đã đạt được cần phải bố trí sắp xếp hệ thống giống mới thích hợp với từng điều kiện sinh thái khác nhau, nhằm tận dụng tối đa tài nguyên sẵn có như đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ Mỗi một giống đều có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường rất khác nhau vì vậy vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu lựa chọn những giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng thích hợp với từng địa phương, đảm bảo một đặc tính quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đó là tính khu vực nghiêm ngặt
Trang 5của các giống cây trồng Đây không phải là vấn đề của riêng bất cứ địa phương nào mà là vấn đề chung của toàn ngành nông nghiệp.
Vì vậy tuyển chọn các giống lúa thuần có năng suất chất lượng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận Trước yêu cầu cấp
bách của thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học: "Ảnh
hưởng của mật đố cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa thuần Trung Quốc HD9 vụ xuân năm 2010 " tại Đông Sơn - Thanh Hoá.
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Giống là một yếu tố quan trọng quyết định tiềm năng năng suất và còn
là một chủ thể để sắp xếp các cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu của các vùng sinh thái Bố trí giống vào một hệ canh tác hợp lý sẽ làm tăng tổng thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người sản xuất
- Giống chỉ được sản xuất chấp nhận khi có năng suất ổn định phẩm chất tốt, thích hợp với nền thâm canh cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh Trên quan điểm sinh thái thì giống tốt cần có khả năng thích ứng cao trong những vùng sinh thái nhất định
- Để tăng hệ số sử dụng đất trong một năm trên một vùng nào đó mỗi mùa vụ cần có những giống có thời gian sinh trưởng phù hợp để có thể bố trí một cơ cấu cây trồng thích hợp
Đông Sơn - Thanh Hoá là một xã thuần nông, diện tích trồng lúa lớn Thu nhập của người dân ở đây chủ yếu là ngành trồng trọt đặc biệt là cây lúa
- Xuất phát từ tình hình thực tế đó hàng năm ban nông nghiệp của xã cùng với HĐND, UBND xã thường có hội nghị tổng kết, đánh giá chung về cơ cấu giống cây trồng làm cơ sở để sắp xếp hệ thống giống cây trồng cho các mùa vụ tiếp theo
Trang 6- Cùng với quá trình nông nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn vấn đề đặt
ra không những là chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà còn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp với mục tiêu giảm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ sản xuất công nghiệp, tăng giá trị hàng hoá của nông sản, thực phẩm
- Trong những vụ vừa qua UBND xã đã đề ra định hướng về vấn đề tổ chức thử nghiệm một số giống lúa tại địa phương Nhưng kết quả thường không cao vì còn nhiều hạn chế trong lý luận cũng như thực tế sản xuất
- Mỗi một giống lúa có tiềm năng năng suất và khả năng thích ứng khác nhau Nếu bố trí không phù hợp giống sẽ không phát huy hết đặc trưng đặc tính tốt Những vùng đất có điều kiện sinh thái khó khăn như khô hạn, úng lụt thường xuyên khi được gieo cấy các giống đòi hỏi đầu tư thâm canh cao thường không mang lại kết quả như mong muốn
Mặt khác mỗi giống lúa trên mỗi vùng canh tác khác nhau lại yêu cầu quy trình sản xuất khác nhau, đặc biệt là yêu cầu bố trí mật độ khác nhau Việc bố trí mật độ cấy thích hợp cho mỗi giống sẽ tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng, năng suất của giống Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất các giống lúa là việc làm hết sức cần thiết
1.3 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
1.3.1 Cơ sở khoa học
Năng suất lúa được cấu thành bởi 4 yếu tố: Số bông/m2; số hạt chắc/bông, tỷ
lệ hạt chắc(%) và khối lượng 1000 hạt Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có những quy luật khác nhau, chịu sự tác động của các điều kiện khác nhau Song chúng lại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau Để đạt năng suất cao cần có cơ cấu các yếu ttố năng suất hợp lý Cơ cấu này thay đổi tuỳ theo những điều kiện cụ thể Để điều chỉnh nhằm tăng năng suất của cây lúa nhất thiết phải
Trang 7điều chỉnh các yếu tố năng suất hợp lý Trong đó việc bố trí mật độ hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất Các yếu tố như tăng số nhánh hữu hiệu
sẽ dẫn đến tăng số bông, tăng số hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt cũng sẽ tăng, nhờ đó mà năng suất lúa cũng sẽ tăng Như vậy việc nghiên cứu xác định được mật độ cấy thích hợp đối với một giống lúa mới đặc biệt là giống nhập nội là một điều hết sức có ý nghĩa và khoa học trong việc tăng năng suất cây lúa
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu sau này nhằm góp phần nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất một số giống luá thuần Trung Quốc nhập nội vào nước ta
1.3.2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay việc nhập nội giống lúa thuần Trung Quốc đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước nói chung và Thanh Hoá nói riêng Việc sản xuất lúa thuần không những mang lại hiệu quả ở những vùng mà lúa lai không thể hiện được năng suất mà nó còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong điều kiện sản xuất gặp bất lợi như: Mưa lớn kéo dài, bão, ngập úng kéo dài…Trong những điều kiện như vậy thì chỉ có thể tiến hành hoạt động sản xuất lúa bằng cây lúa thuần thì mới đem lại hiệu quả
Việc hoàn thiện quy trình sản xuất cho một giống lúa là một việc làm cần được nghiên cứu lâu dài và trong nhiều điều kiện khác nhau
1.3.3 Giới hạn của đề tài
Đề tài xác định ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất của giống lúa thuần Trung Quốc (Giống HD9) trên đất chuyên lúa tại Đông Sơn - Thanh Hoá trong vụ xuân 2010
2 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI:
2.1.1 Mục đích của đề tài:
Xác định được mật độ cấy thích hợp nhất cho giống lúa thuần Trung Quốc (HD9) mới nhập nội trên vùng đất trồng lúa thuộc huyện Đông Sơn - Thanh Hoá
Trang 82.1.2 Yêu cầu của đề tài:
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất của giống lúa thuần Trung Quốc HD9 mới nhập nội trên vùng đất trồng lúa thuộc huyện Đông Sơn- Thanh Hoá
2.2 Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng phát triển của giống lúa HD9
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến đặc điểm nông sinh học của giống lúa HD9
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận của giống lúa HD9
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HD9
3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
Lúa là cây lương thực quan trọng và giống là yếu tố tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, do đó từ trước tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về giống, chiếm số lượng lớn trong các công trình khoa học đã công bố về lúa Các nhà khoa học nông nghiệp nói chung và các nhà khoa học Việt Nam nói riêng đang đi sâu nghiên cứu từng mặt, từng vấn đề của cây lúa, nhằm chọn tạo ra được những giống lúa tốt trên từng vùng sinh thái cũng như trong từng điều kiện canh tác kỹ thuật thâm canh để đem lại hiệu quả cao nhất Để có những hiểu biết cơ bản về cây lúa một cách có hệ thống chúng ta điểm qua một vài nét như sau
3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước và trên thế giới
3.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Trang 9Lúa là cây lương thực quan trọng trên thế giới Theo thống kê của FAO (1995), lúa được trồng ở 112 nước trên thế giới với tổng diện tích gieo trồng trên
148 triệu ha và sản lượng đạt khoảng 542,1 triệu tấn thóc Tuy nhiên diện tích trồng lúa trên thế giới phân bố không đều, gần 90% tổng diện tích tập trung ở Châu
Á, 4,6% ở châu Phi và 4,7% ở Châu Mỹ
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới:
Tên châu lục DT(1000ha) NS (tạ/ha) SL (1000tấn)
(Nguồn: Số liệu của FAO năm 1996)
Tại Châu Á lúa được trồng ở 26 nước trong tổng số 45 quốc gia của Châu lục ở Châu Mỹ lúa được trồng ở 28 nước trong tổng số 41 quốc gia, ở Châu Phi lúa được trồng ở 41 trong số 53 Quốc gia, Châu Âu lúa được trồng ở 11 nước trong tổng số 28 nước Còn ở Châu Úc và Châu Đại Dương có 5 trong số 11 Quốc gia có trồng lúa
Những nước sản xuất lúa gạo lớn nhất trên thế giới đều tập trung ở châu Á
và châu Á sản xuất khoảng 90% lượng thóc của thế giới nhưng cũng tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo thế giới Những nước trồng nhiều lúa ở châu Á là Trung Quốc với 33 triệu ha, Ấn Độ 43 triệu ha Các nước Nam Á, Đông Nam Á kể cả Đông Bắc Á đều có trồng lúa Ở Tây Á và Iran cũng trồng lúa tuy không nhiều
Riêng hai nước Ấn Độ và Trung Quốc sản xuất 67% tổng sản lượng lúa gạo của Châu Á và khoảng 57% tổng sản lượng của thế giới Trong khi Châu Mỹ là
Trang 104,7%, Châu Phi 2,7%, Châu Úc và Châu Đại Dương sản xuất được khoảng 0,2% tổng sản lượng lúa gạo của thế giới.
Năng suất lúa ở các nước rất khác nhau, châu Úc và Châu Đại Dương có năng suất bình quân cao nhất: 82 tạ/ha, Bắc Mỹ: 63 tạ/ha, Châu Phi: 20 tạ/ha Riêng ở Châu Á có vùng trồng lúa ôn đới bao gồm: Bắc Trung Quốc, Nhật Bản,
CH DCND Triều Tiên và Hàn Quốc Đây là vùng trồng lúa có năng suất cao nhất
do có điều kiện sinh thái thuận lợi Bên cạnh đó châu Á còn có vùng trồng lúa nhiệt đới (Nam Á và Đông Nam Á), đây được coi là khởi nguồn của cây lúa O.Sativa và nghề trồng lúa Tuy nhiên vùng này có năng suất trồng lúa thấp, có thể nói là thấp nhất của địa bàn trồng lúa Châu Á, năng suất chỉ dừng lại khoảng 20 -30 tạ/ha Ngoài ra Châu Á còn có vùng trồng lúa gần xích đạo (Indonexia) có năng suất lúa khá hơn khoảng 47 tạ/ha Sự khác nhau về năng suất lúa ở các nước
là do trình độ thâm canh, điều kiện khí hậu, đất đai, giống lúa và điều kiện canh tác quyết định
Theo số liệu của FAO, (1995) mức tiêu thụ gạo của các nước Đông Nam Á khoảng 100kg/người/năm, châu Phi 40 – 70 kg, ở Mỹ La Tinh 50 -80 kg, còn ở Châu Âu khoảng 60 kg/người/năm Mặc dù mức cung cấp gạo tăng lên theo từng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng Theo các số liệu thống kê thì mức buôn bán gạo trên thị trường thế giới khoảng 16 -18 triệu tấn /năm và Thái Lan vẫn là nước độc chiếm thị trường xuất khẩu gạo phẩm cấp cao nhưng lại không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường
3.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và Thanh Hoá.
Việt Nam là một trong 10 nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới Tuy nhiên vài chục năm trở lại đây diện tích đất lúa ở nước ta giảm dần theo tốc độ đô thị hoá, hình thành khu công nghiệp và các công trình giao thông công cộng Theo Nguyễn Văn Hoan, 1999 bình quân diện tích canh tác lúa theo đầu người giảm rất mạnh từ 2457 m2/ người năm 1930 xuống còn 608 m2/ người năm 1993
Trang 11Mặc dù diện tích đất lúa giảm nhưng do hệ số tăng vụ cao nên diện tích gieo trồng lúa ở nước ta tăng từ 5,6 triệu ha năm 1980 lên 7 triệu ha năm 1996
( Theo số liệu của Tổng cục thống kê Địa chính năm 1997).
Trong những năm gần đây do diện tích gieo trồng lúa tăng và do sử dụng những giống mới năng suất cao, nên tổng sản lượng thóc liên tục tăng lên Từ 19,2 triệu tấn năm 1990 lên 27,6 triệu tấn năm 1997 và 34,6 triệu tấn năm 2003 Với các giống lúa mới, các giống lúa lai có năng suất cao, đồng ruộng Việt Nam đã tạo ra năng suất 6 -7 tấn/ha Nhiều địa phương ở Thái Bình, Hà Tây, Nam Định, Hải Phòng đạt 10 tấn/ha Một số nơi ở miền núi phía Bắc: Điện Biên (Lai Châu), Hoà
An (Cao Bằng) Văn Quan (Lạng Sơn) năng suất lúa đạt 12 -14 tấn/ha Tuy nhiên vẫn còn 30 % diện tích trồng lúa do tính chất đất xấu (chua, mặn, phèn), điều kiện canh tác không thuận lợi nên năng suất lúa không vượt quá giới hạn 2,5 tấn/ha
Việt Nam cũng là một trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, từ năm
1989 nước ta đã bắt đầu xuất khẩu gạo và số lượng gạo xuất khẩu tăng dần từng năm
Bảng 2: Sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam:
( Nguồn: Tổng cục thống kê năm 1997)
Năm 1996 chỉ tính riêng các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đã làm ra sản lượng thóc hàng hoá khoảng 8 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 6 triệu tấn với kim ngạch 861 triệu USD Từ năm 1989 - 1997 có khoảng 15 triệu tấn gạo của Việt Nam có mặt trên thị trường quốc tế, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt trên 3 tỷ USD
Đồng thời trong thời gian qua nước ta cũng đã khắc phục được nhược điểm
về phẩm chất gạo Do đó chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không còn mấy thua kém các nước khác Số lượng gạo xuất khẩu tăng dần qua các năm Năm 1996 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn gạo đạt 150% so với năm 1995 Năm
Trang 122003 xuất khẩu 4 triệu tấn, trong đó riêng Đồng bằng Sông Cửu Long có sản lượng lúa 17,6 triệu tấn, năng suất 4,61 tấn/ha Đây là một con số lạc quan cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam.
Thanh Hoá là một tỉnh có diện tích 11,160 ngàn km2 và có điều kiện sinh thái thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực liên tục tăng, từ 1,1 triệu tấn năm 1998 lên 1,23 triệu tấn năm 2000 và 1,5 triệu tấn năm 2005, bình quân hằng năm tăng từ 5 đến 6 vạn tấn lương thực Trong đó riêng lúa năm 2000
đã đạt sản lượng thóc gần 1,1 triệu tấn, chiếm tỷ trọng trên 90% tổng sản lượng lương thực cả năm Đặc biệt vụ chiêm xuân năm 2000 năng suất lúa tỉnh ta đạt 53,1 tạ/ha/vụ, tăng hơn các vụ chiêm xuân thời kỳ 1990 -1995 gần 10 tạ/ha/vụ
Diện tích gieo trồng lúa hàng năm ở Thanh Hoá là 255 nghìn ha (vụ chiêm xuân 116 -117 nghìn ha, vụ mùa 137 – 238 nghìn ha) Năm 2005 tỉnh đã đạt 1,25 triệu tấn thóc với năng suất bình quân 48 tạ/ha Đồng thời tỉnh đã đạt được được thành công nhảy vọt về năng suất lúa vụ chiêm xuân với 59 – 60 tạ thóc/ ha gieo trồng
Đạt được những thành tựu đó là nhờ trong những năm qua, tỉnh ta đã chú trọng đến vấn đề giống và cơ cấu giống hợp lý Tỉnh đã chủ động hoàn toàn về giống lúa thuần mới, giống tiến bộ kỹ thuật của Vịêt Nam Với diện tích vùng giống nhân dân ổn định 1.500 ha/năm, đã sản xuất được 10.000 tấn giống xác nhận
và nguyên chủng, đủ cung cấp cho 127– 130 nghìn ha gieo trồng/ năm, các giống chủ lực của tỉnh là: Khang Dân, Q5, X21, X23
Cơ cấu giống lúa trong tỉnh đã được điều chỉnh hợp lý Vụ chiêm xuân giảm các giống dài ngày, chịu rét kém như IR17494 (13/2), giảm các giống ngắn ngày
dễ nhiễm bệnh đạo ôn, năng suất thấp như: CR203, tập đoàn giống Ải Vụ mùa loại
bỏ dần các giống dài ngày, giống địa phương thoái hoá năng suất thấp (dưới 35 tạ/ha) như: Bao thai, Mộc tuyền Đồng thời tăng nhanh diện tích gieo cấy các giống lúa ngắn ngày, giống nhập nội đã qua tuyển chọn hoặc chọn tạo trong nước
Trang 13như : lúa thuần: Khang Dân 18, Q5, lúa nguyên chủng: X23, C70, C71 để thu hoạch trước 5/10 tạo quỹ đất mở rộng vụ đông kế tiếp.
Hiện nay vị thế của cây lúa ở Thanh Hoá không những giữ vai trò số một trong an toàn an ninh lương thực mà còn hướng tới góp phần quan trọng vào mục tiêu hàng hoá - xuất khẩu của tỉnh và cụm các tỉnh phía bắc của cả nước
Giống mới có tiềm năng năng suất cao chỉ có thể phát huy được nếu được gieo cấy trong điều kiện thuận lợi nhất Vì vậy xác định các biện pháp canh tác thích hợp trong đó có mật độ cấy là giải quyết tốt mốt quan hệ giữa cá thể và quần thể, giữa cây lúa và môi trường nhằm tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao, tăng cường khả năng chômgs chịu sâu bệnh hại
3.2 Tình hình nghiên cứu:
3.2.1 Nghiên cứu trong nước:
* Nghiên cứu về thời gian sinh trưởng cũng như đặc tính phản ứng với
ánh sáng của cây lúa Bùi Huy Đáp (2) đã kết luận: Một trong những đặc tính chủ yếu của giống lúa là phản ứng với độ dài ngày và đặc tính này ở mức độ khác nhau tuỳ vào giống khác nhau Có những giống mẫn cảm yếu, mẫn cảm trung bình và có những giống mẫn cảm rất mạnh Qua việc nghiên cứu vấn đề này tác giả đã nhận định do sự mẫn cảm với độ dài ngày đã chi phối thời gian sinh trưởng các giống lúa Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau hay cùng một giống lúa nếu gieo cấy trong thời vụ khác nhau thì thời gian sinh trưởng cũng sẽ dài ngắn khác nhau Qua nhiều công trình nghiên cứu ông kết luận rằng thời gian sinh trưởng thích hợp cho cây lúa là 100 - 120 ngày
Bùi Huy Đáp chia đời sống cây lúa ra 4 giai đoạn tương ứng tới thời gian
và chức năng như sau:
- Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng mạnh từ sau khi cây đến lúc dẻ rộ, lúc này số nhánh, chiều cao và trọng lượng thân tăng nhanh
Trang 14- Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng chậm mạ từ sau khi đẻ rộ đến phân hoá đòng, lúc này số lượng nhánh giảm, trọng lượng thân tiếp tục tăng nhưng chậm hơn.
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực từ lúc phân hoá đòng đến lúc trổ, đòng phát triển, chiều cao và khối lượng thân tăng
- Thời kỳ chín (Từ lúc trổ dến lúc chín) khối lượng bông tăng nhanh và khối lượng thân giảm
Các công bố gần đây nhất chia giai đoạn sinh trưởng của cây lúa ra làm các giai đoạn như sau:
- Sinh trưởng dinh dưỡng cơ bản
- Sinh trưởng dinh dưỡng mạnh
- Thời kỳ chuyển hoá và phân hoá dòng
- Thời kỳ trổ và chín
Mỗi một cách phân chia các giai đoạn sinh của cây lúa tương ứng với những biện pháp kỹ thuật riêng Tuy nhiên với từng giống khác nhau nên có cách phân chia khác nhau để tác động đúng nhằm đạt năng suất cao
* Nghiên cứu về bộ lá và mối liên quan tới năng suất Đào Thế Tuấn(6)
kết luận một giống có năng suất cao phải hội tụ đủ 2 điều kiện:
- Phải có diện tích lá lớn hơn trước trổ để tạo nên một sức chứa lớn
- Hiệu suất quang hợp sau trổ cao cơ thể tạo ra được bông lúa được tích luỹ nguồn chất dinh dưỡng lớn
Thời gian hoạt động của lá dài hay ngắn có quan hệ rất lớn đến việc tích luỹ dinh dưỡng cho cây và bông hạt Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Trâm (5) cho rằng lá đòng và 2 lá giáp lá đòng có thời gian hoạt dộng dài nhất 45 -
50 ngày tuỳ theo giống, các lá xuất hiện trước có thời gian hoạt động ngắn dần
Lá thứ nhất có thời gian hoạt động 7 ngày, lá thứ 2 là 12 ngày
Trang 15* Nghiên cứu về nhánh là quá trình đẻ nhánh: Bùi Huy Đáp kết luận các
giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau thì thời gian đẻ nhánh cũng khác nhau Theo tác giả ở những giống có thời gian sinh trưởng trung bình và dài thường có số nhánh tối đa nhiều hơn nên số nhánh hữu hiệu cũng nhiều hơn Tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hay thấp phụ thuộc vào đặc tính đẻ nhánh Những giống đẻ nhánh sớm, gọn, tập trung nhánh phát triển đều, có khả năng cho tỷ lệ bông hữu hiệu cao
Đinh Văn Lữ [4] cho rằng giống lúa đẻ kéo dài thì trổ sẽ không tập trung, bông lúa không đều, chín không đều dẫn đến không có lợi cho quá trình thu hoạch, năng suất giảm
* Nghiên cứu về thân lúa Nguyễn Thị Trâm cho biết lúa lùn Châu Âu chỉ
vươn 5 lóng độ dài ngắn của lóng khác nhau do các đặc tính của giống quy định Các giống châu Âu có chiều cao cây nhỏ hơn 60cm, có 3 kiểu cấu trúc:
- Kiểu 1: Lóng trên cùng, sát bông chiếm 30% chiều dài, lóng tiếp theo giảm đi 1/2 và tuần tự cho đến sát mặt đất
- Kiểu 2: Lóng trên cùng, sát bông chiếm 60% chiều dài thân, lóng tiếp theo có chiều dài rất nhỏ chiếm 1-3% chiều dài thân
- Kiểu 3: Lóng sát bông dài nhất, các lóng tiếp theo ngắn dần tới lóng sát đất
Khả năng chống đổ cây lúa là nhờ cấu trúc của thân vững và được quy định bằng độ cứng của lóng Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như
Vũ Tuyên Hoàng, Trần Như Nguyện, Luyện Hữu Chỉ (3) thì những giống có khả năng chống đổ tốt thường có những đặc điểm như thấp cây, lóng 2,3 ngắn, lóng dầy, tổ chức xenlulô trong cây phát triển
* Nghiên cứu về bông và hạt: Vũ Tuyên Hoàng và Luyện Hữu Chỉ(3) có
ý kiến: giống lúa cho bông to, hạt nhiều dễ cho năng suất cao Vật liệu chọn giống có năng suất cá thể cao thường có khả năng cho năng suất cao trong sản
Trang 16xuất Chiều dài hạt là một tính trạng đa gen, những nghiên cứu của viện lúa Trung ương cho thấy rằng chiều dài hạt là một tính trạng số lượng và được quy định bởi 3 gen Bùi Huy Đáp (2) nghiên cứu về sự lép của hạt lúa cho biết: Trong một bông thường có một số lép, tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo ruộng tốt hay xấu và tuỳ thuộc vào điều kiện bên ngoài khi lúa phân hoá đòng, phơi màu.
Theo Trọng An (1) chiều dài bông là tính trạng di truyền của giống Dựa vào kiểu bông chia giống lúa thành 2 kiểu
- Kiểu nhiều bông thân nhỏ, phiến lá hẹp, trọng lượng 1000 hạt nhỏ với
số lượng bông 300 - 350 bông/m2 có thể đạt 4 - 7 tấn/ha/vụ
- Kiểu bông tổ chức thân cao, phiếu lá rộng và dài, hạt to, trọng lượng
1000 hạt lớn 25 - 30g Năng suất do số bông trên đơn vị diện tích quyết định với mật độ bông là 300 bông/m2 có thể cho năng suất là 5 - 8 tấn/ha/vụ
Nghiên cứu về bộ lá tác giả Cao Lương Chi (1964) đã kết luận: ở ruộng lúa
có năng suất cao thì trước hết phải có chỉ số diện tích lá cao Muốn có chất khô tích luỹ được nhiều, không chỉ tạo ra cho ruộng lúa có chỉ số diện tích lá cao, thích hợp nhất, mà phải làm cho ruộng lúa giữ được diện tích lá cao trong thời gian dài Tác giả cũng cho biết: lúc diện tích lá tăng, quang hợp cũng tăng, nhưng quang hợp chỉ tăng đến một giới hạn nào đó thì không tăng nữa Trong khi đó hô hấp vẫn tăng tỷ
lệ thuận với diện tích lá, vì vậy lượng chất khô tích luỹ đến một mức nào đó sau đó bắt đầu giảm dần
Theo số liệu của Cao Lương Chi (1964) ở ruộng lúa có năng suất cao chỉ số diện tích lá thường lớn hơn 4
Nghiên cứu của Đào Thế Tuấn (1974) [6] cho thấy ở các ruộng lúa năng suất cao ở nước ta chỉ số diện tích lá lớn nhất vào giai đoạn trước hoặc trong khi trỗ bông Chỉ số diện tích là thay đổi phụ thuộc vào giống lúa và mùa vụ Các giống cao cây và các giống tương đối thấp cây thì khi chỉ số diện tích lá nằm trong phạm
vi từ 5 -6 sẽ không làm giảm năng suất, khi chỉ số diện tích lá vượt khỏi giới hạn
Trang 17này nay suất sẽ giảm Ngược lại, đối với những giống lúa thấp cây, lá thẳng, đẻ nhánh mạnh, bông nhiều thì chỉ số diện tích lá vượt khỏi 5 – 6 năng suất vẫn không giảm Cũng theo tác giả khi diện tích lá tăng lên, sản lượng sinh vật tăng lên nhưng năng suất kinh tế không tăng tỷ lệ với năng suất sinh vật, nguyên nhân của hiện tượng này là lúc chỉ số diện tích lá vượt quá một mức độ nào đấy thì lượng chất khô tuy vẫn được tích luỹ tốt nhưng không chuyển về bông và hạt.
* Đối với cây lúa vấn đề phòng trừ sâu bệnh hiện nay đang là vấn đề cấp
- Loại có tính chống chịu dọc chỉ chống được một loại bệnh hay 1 kiểu sâu nhất định
- Tính chống chịu ngang, chống chịu được nhiều loại bệnh, nhiều kiểu sâu
Qua nhiều công trình nghiên cứu các nhà khoa học trong nước đã đi sâu tìm hiểu khả năng mẫm cảm của từng giống lúa với từng loại sâu bệnh Kết quả là đã tìm ra những giống lúa chống chịu được sâu bệnh như CR203
* Nghiên cứu về vấn đề năng suất và các yếu tố tạo nên năng suất Đinh Văn Lữ (4) cho rằng hệ số kinh tế giảm có thể do tích luỹ vào cây bị tiêu hao nhiều và khả năng vận chuyển về cơ quan kinh tế là bông và hạt kém, từ đó nêu ra hướng tăng hệ số kinh tế là "chọn các giống lúa cao trung bình có bộ lá đứng thẳng ít bị che cớm lẫn nhau khi tăng mật độ, dinh dưỡng và quang hợp mạnh, quá trình vận chuyển các chất về bông và hạt tốt làm cho bông to, hạt mẩy”
Trang 18Tương quan và năng suất và số bông trên khóm ở những giống có chiều cao cây khác nhau là khác nhau Nguyễn Thị Trâm (5) có rằng ở nhóm lúa lùn thì r = 0,85; nhóm cao r = 0,54; mà liên quan giữa năng suất và số hạt trên bông ở nhóm bán lùn r = 0,65; nhóm lùn r = 0,62; nhóm cao r = 0,96 Tương quan giữa năng suất và chiều cao cây ở nhóm lúa bán lùn là r = 0,49 nhóm lùn
r = 0,6 nhóm cao r = 0,37
* Đánh giá chất lượng gạo, căn cứ vào thực tế những loại gạo được
người tiêu dùng trong nước ưa chuộng đồng thời có giá trị xuất khẩu cao đó là những loại gạo thân dài, trắng trong, cơm thơm, dẻo, ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác như hàm lượng Prôtêin, Amolize …
3.2.2 Nghiên cứu ngoài nước:
Theo Sasato (10) cây lúa có nguồn phát sinh sơ cấp ở ấn Độ, Việt Nam
và Miến Điện sau đó đến các nước xung quanh như Trung Quốc, Thái Lan
Các tác giả Trung Quốc lại coi miền Nam Trung Quốc vùng Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam là cái nôi phát sinh lúa nước, ở đó người ta tìm thấy rất nhiều dạng lúa dại, các dạng trung gian giữa lúa trồng và lúa dại, các kiểu hình lúa trồng rất đa dạng và phong phú
Ý kiến của tác giả tuy chưa thống nhất nhưng nhiều tài liệu và di tích lịch sử chứng minh cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ lâu đời ở Việt Nam Nguồn gốc cây lúa là vùng đầm lầy Đông Nam Á, có thể thuộc nhiều nước khác nhau rồi từ đó lan truyền đi khắp mọi nơi
* Các giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau dẫn đến
các giai đoạn sinh trưởng cũng khác nhau
Matsushima cho rằng lúa có thời gian sinh trưởng từ 120 - 180 ngày Cùng một giống nếu gieo cấy ở những mùa vụ khác nhau thời gian sinh trưởng khác nhau
Trang 19Takano Tanaka (14) cho rằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn không thể cho năng suất cao vì quá trình tích luỹ đồng hoá tổng hợp các chất trong thời gian quá ngắn không đủ để cung cấp cho việc hình thành vật chất trong hạt dẫn đến số hạt chắc trên bông không cao Các giống có thời gian sinh trưởng dài với các điều kiện thời tiết, chăm sóc thuận lợi thường cho năng suất cao hơn vì quá trình tích luỹ chuyển hoá chất dinh dưỡng được nhiều hơn Tuy nhiên, nếu thời gian sinh trưởng quá dài cũng không có lợi.
* Nghiên cứu về bộ lá: Về hình dạng và ảnh hưởng đến sự sắp xếp trên
cây Stumosa (12) đã nhận xét không thể tạo được dạng sắp xếp lá ngọn tốt nếu không có lá dày và khả năng hoặc nghiên hẳn khả năng quang hợp cũng như tích luỹ chất khô giữa các giống khác nhau thì khác nhau thậm chí ở từng thời
kỳ sinh trưởng khác nhau cũng mang những chức năng khác nhau
Theo tác giả từ lá thứ 8 trở lên đến lá đòng sẽ tích luỹ dinh dưỡng về bông và hạt từ lá thứ 8 trở xuống Tích luỹ dinh dưỡng cho rễ số lá còn lại trên cây sau khi trổ giữa vai trò rất quan trọng nhất là lá đòng Lá đòng cùng với lá sát lá đòng cung cấp 2/3 chất dinh dưỡng cho bông
Bộ lá có quan hệ chặt chữ với năng suất, muốn đạt năng suất cao thì hiệu xuất quang hợp phải cao Đã có nhiều ý kiến cho rằng "bộ lá có mầu xanh đậm, dày, thẳng, đủ số diện tích là vừa phải là lý tưởng nhất"
* Đẻ nhánh là một chức năng sinh lý của cây đóng góp quan trọng đến
năng suất cây lúa đẻ nhánh tuân theo quy luật chung Tuy nhiên mỗi giống lại
có khả năng đẻ nhánh khác nhau Theo Katyama (13) quá trình đẻ nhánh có liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá Ví dụ trong điều kiện thuận lợi khi lá thứ nhất xuất hiện thì mầm nách ở mặt đó bắt đầu phân hoá Khi lá thứ hai xuất thì mầm đó chuyển sang giai đoạn hình thành nhánh, khi lá thứ 3 xuất hiện nhánh
ở giai đoạn dài ra trong bẹ lá và khi lá thứ 4 xuất hiện thì nhánh thứ nhất cũng bắt đầu xuất hiện, tương tự như vậy khi xuất hiện lá thứ 5 thì có thể đẻ nhánh
Trang 20thứ 2 Hiện tượng này thường gặp trong trường hợp gieo mạ thưa, mạ quanh bờ hay ở ruộng gieo thẳng, sau đó nếu điều kiện thuận lợi khi cây mạ ra thêm được 1 lá thì cũng có thể đẻ thêm 1 nhánh mới Đó là quy luật cùng ra lá cùng
đẻ nhánh Tuy nhiên trong điều kiện đồng ruộng do gieo dày nên cây lúa nói chung chưa đẻ nhánh ở thời kỳ mạ, phải chờ sau thời kỳ cấy, khi mật độ cấy thưa ra có điều kiện phù hợp cây lúa mới chính thức bước vào thời kỳ đẻ nhánh
* Thân lá được cấu tạo bởi nhiều lóng và đốt Thân giữ vai trò quan
trọng trong quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng độ dài của thân và độ lớn của lóng gốc liên quan chặt chẽ tới khả năng chống đổ và khả năng chịu phân theo Wiuson (7) có hai nguyên nhân dẫn đến lúa bị đỏ:
- Đổ do thân: Là do cây cao, đường kính lóng gốc nhỏ, cấu trúc mô lỏng lẻo
- Đổ do rễ: Là do cây lúa có rễ nhỏ, ăn nông trên mặt đất, ít rễ chân kiềng
Theo kết quả nghiên cứu của Viện lúa IRRI những giống lúa thấp cây có chiều hướng đẻ nhánh nhiều hơn những giống cao cây, trái lại những giống cao cây thân yếu còn làm giảm năng suất nghiêm trọng
* Bông và hạt là bộ phận trực tiếp tạo nên năng suất của cây quyết định
khả năng cho năng suất cao hay thấp Theo Winsion (7) chiều dài bông có ý nghĩa quyết định đến năng suất, bông càng dài, càng tổ thì số hạt trên bông càng nhiều có giống lúa khác nhau thì chiều dài bông khác nhau, nó thường biến động từ 10 - 30cm
F.N Brigg - P.F.Kowier (8) cho rằng mật độ hạt trên bông và trọng lượng hạt có sự đối lập nhau, bông có mật độ hạt dày thì kích thước hạt nhỏ và ngược lại
Trang 21* Nghiên cứu về khả năng chống chịu Manakata viahinoto (1976) cho
biết có một số chất như axit benzoic, axit dicilic và một số axít béo phân lập được từ một số giống lúa có tác dụng kìm hãm sự phát triển của sâu đục thân Ông đã phát hiện đựơc tính chống chịu sâu đục thân là do cấu tạo giải phẩu của thân ra có mô dày, bó mạch chắc và khoảng rỗng trong thân rạ hẹp
Tuy nhiên trong thực tế sản xuất thấy rằng năng suất lúa ở vùng nhiệt đới thường thấp hơn vùng ôn đới Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu của viện lúa Quốc tế IRRI xác nhận vùng lúa nhiệt đới có năng suất thấp hơn vùng
ôn đới là do kết quả trực tiếp của nhiều yếu tố bao gồm nhiệt độ cao cả ban ngày lẫn đêm, độ ẩm không khí cao, cường độ ánh sáng thấp và giống lúa trồng ở địa phương thuộc loại hình cao cây, đẻ khoẻ, chín muộn, mẫn cảm với chu kỳ chiếu sáng, các giống này ít có triển vọng cho năng suất cao
Theo kết luận của Viện lúa Quốc tế IRRI nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất cao chính là vấn đề giống
Năng suất lúa trên đồng ruộng tuỳ thuộc vào nguồn (chất khô mà cây lúa tổng hợp được), nơi chứa (số lượng và kích thước hoa) và chỉ số thu hoạch (tỷ lệ thóc/rơm rạ) Trong điều kiện thuận lợi thì nơi chứa là yếu tố hạn chế chính Do đó tạo điều kiện để cây lúa tạo ra nhiều hoa và hoa to sẽ thu được năng suất cao, không chỉ tăng được chỉ số thu hoạch mà còn làm cho chất khô dành cho thóc nhiều hơn cho rơm rạ Theo Yoshida (1981) thân rạ có khả năng chuyển chất khô vào hạt từ 2 – 2,5 tấn/ha
Phần lớn các nghiên cứu cải tiến sức chứa được thực hiện thông qua tăng số bông trên khóm và số hạt trên bông Nhưng trong thời gian qua một số nhà chọn giống đã đề xuất gia tăng kích thước hạt nhằm cải tiến sức chứa Theo Rao và ctv (1985) hạt có trọng lượng riêng cao (>1,20) góp phần làm tăng năng suất hạt và làm tăng tỷ lệ gạo nguyên khi xay xát Hạt có trọng lượng riêng cao thường ở đầu bông, kế đến là giữa bông theo thứ tự
Trang 22Trong thời gian qua vị trí của hạt lúa trên các nhánh của bông cũng được quan tâm nghiên cứu Thông thường các hạt vào chắc no tròn đều nằm trên nhánh
sơ cấp, do đó người ta có khuynh hướng tạo ra giống lúa có nhánh sơ cấp nhiều hơn (Mallik, 1988)
* Nghiên cứu về chất lượng gạo một số tác giả cho rằng các giống gạo
hạt dài, trong và nhỏ chứa hàm lượng Protêin cao hơn những giống có kiểu hạt bầu, những giống gạo thon trung bình có tỷ lệ gạo lật và gạo giã cao hơn
Vậy các công trình nghiên cứu về cây lúa được tiến hành từ rất lâu Các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã dành nhiều công sức và trí tuệ đẻ chọn lọc, lai tạo nhằm cung cấp cho nhân loại những giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao, đặc biệt Viện lúa quốc tế IRRI đã
có những đóng góp rất lớn tạo ra hàng loạt các giống lúa mới góp phần tổ chức lớn hơn trong sản xuất nông nghiệp
Những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã thu thập trên đây cho thấy khoa học đã khám phá ra nhiều vấn đề thuộc về cở sở giúp cho việc chọn tạo
và nghiên cứu giống lúa có kết quả cao Khi đã có giống tốt cần có những biện pháp kỹ thuật gieo trồng hợp lý nhằm thúc đẩy mọi yếu tố tác động đến năng suất
3.3 Một số kết quả nghiên cứu về mật độ cấy lúa ở Việt Nam:
Nền kinh tế của nước ta chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, việc gia tăng năng suất và sản lượng cây lúa nói riêng trong những năm qua là do có sự chuyển đổi về cơ chế sản xuất cũng như cuộc cách mạng xanh, cuộc cách mạng
về giống
Ngày nay, việc nghiên cứu và chọn tạo giống lúa đã được từng bước hiện đại hoá và nhà nước đã có sự quan tâm đúng mức, thể chế hoá các chế độ cũng như chính sách trong công tác tạo giống cho sản xuất nông nghiệp Từ khâu chọn giống nguyên chủng, công nhận giống mới, sản xuất hạt giống, kiểm tra
Trang 23chất lượng hạt cũng như được hợp lý hoá từng bước trong sản xuất nông nghiệp.
Tác giả Nguyễn Thị Lang (2000) [20] cho biết: Công tác cải tiến giống lúa theo quan điểm mới được bắt đầu ở Việt Nam từ năm 1989 Trong những năm gần đây các giống lúa thấp cây, lá thẳng, đẻ nhánh mạnh, có nhiều bông đang được đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất Đây là những giống có tiềm năng năng suất cao Căn cứ vào điều kiện khí hậu, đất đai, mỗi địa phương để chọn ra những giống phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương mình
Mỗi một giống lúa đều có kiểu hình riêng biệt về chều cao, kết cấu bộ lá, góc độ lá, khả năng đẻ nhánh Các giống lúa khác nhau do có kiểu gen và kiểu hình khác nhau nên mức độ phản ứng với môi trường cũng rất khác nhau, nghĩa là mỗi một giống đều đòi hỏi về ánh sáng, dinh dưỡng, điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau Bố trí mật độ cấy hợp lý chính là điều chỉnh môi trường sống của giống lúa sao cho phù hợp, hay nói cách khác là điều chỉnh mối quan
hệ giữa cá thể và quần thể trong ruộng lúa sao cho các cá thể có điều kiện sống thích hợp nhất
Xác định mật độ gieo cấy lúa hợp lý là biện pháp kỹ thuật làm tăng đáng
kế năng suất, phẩm chất lúa Xác định mật độ gieo cấy hợp lý sẽ làm cho cây lúa tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tạo cho quần thể thông thoáng, khỏe mạnh, có số bông trên đơn vị diện tích cao nhưng khối lượng bông chưa giảm thấp
Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc đặc điểm của giống Giống lúa chịu thâm canh cao, tiềm năng năng suất lớn cấy càng dày và ngược lại Những giống có
bộ lá gọn, thế lá đứng gieo cấy mật độ cao hơn những giống lúa có phiến lá to, góc độ lá lớn Giống Dưu 527 có phiến lá nhỏ, thế lá đứng gieo cấy dày hơn giống lá TH3-3 do giống này có phiến lá to, mềm, góc lá lớn hay bị lướt