MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU1PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI21. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG NƯỚC NGOÀI.21.1 Khái niệm.21.2. Các hình thức huy động vốn đầu tư nước ngoài22. THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ32.1. Khái niệm32.2. Đặc điểm32.3. Cấu trúc hoạt động43. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ.44. PHÂN LOẠI54.1. Thị trường trái phiếu quốc tế54.2. Thị trường cổ phiếu quốc tế9PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ.111. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ.111.1. Sự cần thiết phải phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế.111.2. Thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam giai đoạn 2005-2012.142. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ.212.1. Kết quả đạt được212.2. Hạn chế242.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế28PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM351. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI.352. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ.362.1. Ổn định nền kinh tế vĩ mô và hoàn thiện hệ thống luật pháp của Việt Nam362.2. Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia392.3. Công tác chuẩn bị trước những đợt phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn quốc tế402.4. Các vấn đề về kế toán và tài chính43KẾT LUẬN45TÀI LIỆU THAM KHẢO46
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Đối với mọi nền kinh tế, vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản vàquan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Đặc biệttrong thời đại ngày nay, nhu cầu về vốn lại ngày càng đa dạng Với các nước phát triển donguồn vốn khá dồi dào họ tìm kiếm thị trường nước ngoài để đầu tư và thực hiện xuấtkhẩu vốn tư bản sao cho vốn được sử dụng tối ưu Riêng đối với các nước đang phát triển
do nguồn vốn hạn hẹp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nênthường tìm cách tìm kiếm, thu hút nguồn vốn từ trong nước cũng như nước ngoài nhưnguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA,huy động từ thị trường vốn quốc tế, và từ các nguồn khác
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế nêu trên Hiện nay, nước ta đã và đangthực hiện những chính sách huy động và sử dụng vốn đầu tư trong nước và nước ngoàivới quy mô và tốc độ tăng ngày càng cao cho đầu tư phát triển Tuy nhiên, với tình hìnhhiện tại trong nước, khi mà tỷ lệ lạm phát gia tăng quá mức cùng với sự khủng hoảng vềtiền mặt tại các ngân hàng làm cho việc vay vốn đầu tư kinh doanh của khu vực cácdoanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn, nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài mà lâu naychúng ta phụ thuộc ngày càng bị thu hẹp, hoạt động thu hút vốn từ các nguồn truyền thốngtrở nên khó khăn hơn lúc nào hết Chính lúc này thì thị trường trái phiếu tỏ ra là một lựachọn thích hợp, đặc biệt là thị trường trái phiếu quốc tế do những ưu điểm của thị trườngnày đem lại cho nhà đầu tư và những tồ chức muốn huy động vốn Đây thực sự là mộtkênh huy động vốn hiệu quả mà Chính phủ và các doanh nghiệp nên tìm hiểu và tậndụng để phục vụ cho nhu cầu phát triển
Tuy Chính phủ Việt Nam đã phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên vào năm
2005 nhưng nhìn chung thì loại hình huy động vốn này vẫn còn khá mới mẻ Việc nghiêncứu để tiến tới phát hành thêm nhiều đợt trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc
tế tạo ra một kênh huy động vốn mới là rất cần thiết, có ý nghĩa chiến lược đối với pháttriển kinh tế và chuẩn bị từng bước tham gia vào thị trường vốn quốc tế Với mong muốn
đ ư a ra những khái niệm cơ bản và có cái nhìn cận cảnh hơn về quá trình cũng nhưnhững kết quả đạt được, những hạn chế trong quá trình phát hành trái phiếu quốc tế trong
bối cảnh Việt Nam, em xin phép được giới thiệu đề tài: “Huy động vốn từ phát hành trái
phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế”
Trang 2PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI
1 NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG NƯỚC NGOÀI.
1.1 Khái niệm.
1.1.1 Nguồn vốn đầu tư
Nguồn hình thành vốn đầu tư là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn dầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Đây là các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước
và xã hội (Giáo trình Kinh tế đầu tư, Trường đại học kinh tế quốc dân, xuất bản năm
2010)
1.1.2 Khái niệm nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Có nhiều tiêu thức để phân loại Nguồn vốn đầu tư, trên góc độ vĩ mô, nguồn vốn
đầu tư được chia thành nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Trong đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ tích lũy của cá nhân, các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình
đầu tư phát triển của nước sở tại (Giáo trình Kinh tế đầu tư, Trường đại học kinh tế quốc
dân, xuất bản năm 2010)
1.2 Các hình thức huy động vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể xem xét trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưuchuyển vốn quốc tế Thực chất, dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quátrình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới Dòng vốn này diễn radưới nhiều hình thức, mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng,không hoàn toàn giống nhau Theo tính chất luân chuyển vốn, Ta có các hình thức huyđộng vốn đầu tư nước ngoài như sau:
- Tài trợ phát triển chính thức (ODF): Nguồn này bao gồm viện trợ phát triển
chính thức (ODA) và các hình thức tài trợ khác Nguồn vốn ODA là nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức, bao gồm các khoản viện trợ hoàn lại và không hoàn lại hoặc tín dụng ưuđãi của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chứcthuộc hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát
Trang 3triển Nguồn vốn ODA được thực hiện theo một cam kết hay một hiệp định vay vốn được
ký giữa chính phủ các nước đi vay (nước nhận đầu tư) và tổ chức cho vay
- Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế: Là nguồn vốn mà
cac nước nhận vốn vay sau một thời gian phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho nước cho vay.Các nước cho vay vốn thu lợi nhuận thông qua lãi suất tiền vay
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức
vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư,thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và trực tiếp tham gia quản lý điều hành, tổ chức sảnxuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nhằm mục đíchthu lợi nhuận
- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế: Huy động thông qua phát hành trái
phiếu và cổ phiếu trên thị trường vốn quốc tế,
2 THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ
2.1 Khái niệm
Thị trường vốn quốc tế là nơi thực hiện chuyển giao hay mua bán vốn với thời hạn trên một năm giữa những người cư trú và không cư trú (chính phủ, các công ty nước ngoài).
2.2 Đặc điểm
- Mang đặc trưng của thị trường vốn với mục đích đầu tư phát triển dài hạn Thịtrường vốn quốc tế dành cho các khoản vốn dài hạn, và vì thời gian luân chuyển vốn trênthị trường vốn này dài nên công cụ trên thị trường vốn quốc tế có độ rủi ro cao hơn và tấtnhiên sẽ mang lại lợi tức cao hơn
- Lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc nhiều vào hoạt động của thị trường vốnquốc tế (thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu quốc tế)
- Đây là thị trường lớn với nhiều người vay và cho vay hơn, cũng như sự cạnh tranhgay gắt hơn thị trường nội địa.Thị trường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nên kinh tếlớn
- Trên thị trường này, chi phí vốn của khách hàng vay nhỏ hơn so với thị trường nộiđịa
Trang 4- Rủi ro hệ thống (là rủi ro ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu do ảnh hưởng của nhữngyếu tố trong nền kinh tế vĩ mô) trên thị trường vốn quốc tế thấp hơn so với thị trường nộiđịa.
- Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động đầu tư, hoạt động chủ yếucủa họ là mua trái phiếu, cổ phiếu để kiếm lời Bên cạnh đó, nhà đầu tư không kèm theocam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý
- Không giống các hoạt động đầu tư nước ngoài khác, vốn trên thị trường này (dặcbiệt là thịt trường cổ phiếu) nhanh chóng chuyển vào và cũng nhanh chóng rút ra khỏi thịtrường => rủi ro lớn
- Tham gia vào thị trường vốn quốc tế: Chính phủ các nước, các công ty đa quốcgia, các ngân hàng thương mại lớn và các tổ chức quốc tế
2.3 Cấu trúc hoạt động
- Bao gồm thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu quốc tế
- Hoạt động của thị trường vốn quốc tế bao gồm tại các trung tâm tài chính quốc tếlớn trên thế giới được hình thành từ việc quốc tế hoá thị trường vốn của một số nước cónền tài chính mạnh hoặc một số nước có vị thế kinh tế chính trị đặc biệt
3 VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ.
- Thị trường vốn quốc tế giúp cho nguồn vốn của mỗi quốc gia ngày càng đa dạng
và khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu ngày một gia tăng
- Giúp tăng mối liên kết của các quốc gia trên thế giới
- Là một kênh huy động vốn hiệu quả đối với cả các quốc gia phát triển lẫn đangphát triển, của cả doanh nghiệp và nhà nước
- Giúp thị trường chứng khoán hoạt động ngày càng hiệu quả
- Thị trường vốn quốc tế rất hữu ích cho việc giảm rủi ro của các công ty nhỏ, vìtrong thị trường quốc tế, các công ty này có thể mua trái phiếu, cổ phiếu từ các công ty củacác quốc gia khác nhau, vì vậy tránh được rủi ro trong trường hợp có quốc gia nào đó đốimặt với chiến tranh hay khủng hoảng tài chính thông qua việc phân tán rủi ro sang cácquốc gia khác
Trang 54 PHÂN LOẠI
4.1 Thị trường trái phiếu quốc tế
4.1.1.Trái phiếu và trái phiếu quốc tế
Trái phiếu (bond) là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của một tổ chức phát hành đối với nguời sở hữu (trái chủ) trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm theo tiền lãi
trong một thời hạn nhất định (Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, đại học Kinh tế
quốc dân, xuất bản năm 2009)
Trái phiếu quốc tế (international bond) là chứng chỉ ghi nợ do nhà phát hành baogồm chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế của một nước hay các tổ chứctài chính quốc tế phát hành trên thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn từ các nhà đầu
tư trên thế giới
4.1.2.Khái niệm, vai trò và hạn chế của thị trường trái phiếu quốc tế
a Khái niệm
Thị trường trái phiếu quốc tế là thị trường có kỳ hạn từ một năm trở lên, tại đó những người đi vay và cho vay từ nhiều nước gặp nhau để trao đổi vốn cho nhau Thị trường này
là nơi mua bán trái phiếu giữa các chủ thể cư trú và không cư trú
Thị trường trái phiếu quốc tế bao gồm:
- Thị trường trái phiếu nội địa: trái phiếu nội địa là trái phiếu được phát hành bằngđồng nội tệ, trong phạm vi lãnh thổ quốc gia do người cư trú phát hành Những nhà đầu tưtrái phiếu nội địa thường là người cư trú và người không cư trú
- Thị trường trái phiếu nước ngoài: trái phiếu nước ngoài là trái phiếu do người không
cư trú phát hành, ghi bằng đồng nội tệ, và được phát hành tại nước có đồng tiền ghi trêntrái phiếu
- Thị trường trái phiếu châu Âu: là trái phiếu được phát hành bới các chính phủ, các tổchức tài chính, các công ty bằng đồng tiền khác với đồng tiền tại nước phát hành
b Vai trò
- Góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn, góp phần thúc đẩy sự tăngtrưởng và ổn định kinh tế của các nước
Trang 6- Đáp ứng khả năng thanh toán của các chủ thể khác nhau khi tham gia vào các hoatđộng tài chính quốc tế.
- Nâng cao uy tín của tổ chức phát hành
- Các nước đi vay sẽ độc lập, tự chủ trong việc sử dụng vốn vay Ngoài ra hình thứcnày có chi phí nợ thấp Khả năng huy động vốn qua thijtruowngf lớn, thời gian thanh toándài
- Góp phần hình thành và phát triển hệ thống thị trường tài chính quốc tế
- Cung cấp một lượng ngoại tệ tạm thời cho các nước đang phát triển, đáp ứng nhu cầunhất định trong một thời kỳ
- Mang lại những vai trò nhất định của thị trường vốn như: giảm thiểu rủi ro của cáccông ty nhỏ khi phát hành và mua trái phiếu, tăng mối liên kết giữa các quốc gia, góp phầnthúc đẩy thị trường vốn trong nước,
- Không có cơ hội đàm phán để hoãn và giãn nợ
- Việc phát hành lần đầu thường phải chịu chi phí lớn
- Gây nên gánh năng nợ nần và rủi ro cho nhà phát hành nêu sử dụng vốn không hiệuquả
4.1.3.Các công cụ và chủ thể trên thị trường trái phiếu quốc tế
a Các công cụ
Căn cứ vào đặc điểm của trái phiếu
- Trái phiếu được đảm bảo
- Trái phiếu chuyển đổi
- Trái phiếu thả nổi, v.v…
Căn cứ vào thị trường (đồng tiền ghi trên trái phiếu)
- Trái phiếu nước ngoài (global bonds)
Trang 7- Trái phiếu châu Âu (Eurobond)
Căn cứ vào thu nhập
• Chính phủ và các cơ quan chức năng được uỷ quyền
• Chính quyền các địa phương hay tiểu bang
- Các tổ chức quốc tế
• Ngân hàng thế giới (WB)
• Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
• Ngân hàng châu Âu (EIB)
- Các doanh nghiệp lớn
• IBM,
• Deutsche bank, v.v
Các chủ thể đầu tư trái phiếu quốc tế
- Đầu tư trái phiếu quốc tế chủ yếu là khu vực tư nhân
Trang 8- Xác định hệ số tín nhiệm.
- Lựa chọn nhà quản lý chính
- Tiếp cận thị trường và duy trì thị trường
- Chuẩn bị kế hoạch quản lý và sử dụng vốn
- Trái phiếu được bán cho các nhóm trái phiếu để cho các nhà đầu tư
- Thanh toán trái phiếu (thanh toán cả gốc và lãi cho các nhà đầu tư
4.1.5 Sự tham gia vào thị trường trái phiếu của các nước
Đối với chính phủ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, các ngân hàng và cáccông ty đa quốc gia lớn:
- Chủ thể phát hành phải có hệ số tín nhiệm cao
- Có khả năng quản lý và sử dụng vốn hiệu quả
Trang 9=> Dễ gây ra gánh nặng nợ nước ngoài
4.2 Thị trường cổ phiếu quốc tế
4.2.1.Cổ phiếu
Cổ phiếu chính là là trái quyền về vốn đối với thu nhập ròng và tài sản của một công ty; tức là nó chứng thực quyền sở hữu một phần của công ty và quyền được chia cổ
tức (Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, đại học Kinh tế quốc dân, xuất bản năm 2009)
Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 2 dạng cổ phiếu: Cổphiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
4.2.2 Khái niệm,vai trò và hạn chế của thị trường cổ phiếu quốc tế
a Khái niệm
Thị trường cổ phiếu quốc tế là những nơi mua bán cổ phiếu được phát hành bởi các công ty nước ngoài Thị trường này được hình thành dựa trên cơ sở:
Công ty nước này niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán nước khác
Các công ty đa quốc gia có thể cùng lúc niêm yết tại nhiều sở giaodịch ở các nước khác nhau
Sự hợp tác hay quốc tế hoá sở giao dịch cổ phiếu của một số nước:Euronext, Singapore, NYSE, v.v…
b Vai trò
- Tăng khả năng gọi vốn đầu cho các công ty ở các nước khác nhau, do vậy tận dụng lợithế về cổ đông, quy mô đồng thời hạn chế rủi ro
- Đa dạng hoá quyền sở hữu, nâng cao vị thế và uy tín cho các công ty
- Đem lại lượng vốn cho thị trường nội địa, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, tái sảnxuất để phát triển kinh tế
- Có vai trò của thị trường vốn nói chung là giảm rủi ro cho các doanh nghiệp, tăng cườngliên kết giữa các quốc gia, thúc đẩy thị trường vốn trong nước,
- Với doanh nghiệp đây là hình thức huy động vốn rất hiệu quả, do cổ phiếu linh động hơn
và không có thời hạn
c Hạn chế
Trang 10- Các công ty đặc biệt các công ty vừa và nhỏ dễ đứng trước nguy cơ bị thôn tính.
- Với doanh nghiệp: bị loãng quyền sở hữu với cổ đông hiện hành
- Phải tuân thủ các thủ tục pháp lý phức tạp
- Rủi ro tỷ giá, rủi ro từ các nước khác,Chi phí cao
4.2.3.Các nghiệp vụ đầu tư cổ phiếu quốc tế
- Các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường OTC
- Các nghiệp vụ đầu tư tại sở giao dịch chứng khoán
4.2.4 Chủ thể trên thị trường cổ phiếu
Khác với trường hợp thị trường trái phiếu, tham gia thị trường cổ phiếu chỉ có cácdoanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên có một điều cần lưu ý trên thịtrường này là:
- Cổ phiếu của cùng một công ty nhưng được mua bán tại các sở giao dịch khác nhau cóthể khác nhau bởi các yếu tố xác định giá trị và tỷ giá
- Việc mua bán cổ phiếu tại các sở giao dịch tại các múi giờ khác nhau, do vậy giá của thịtrường này có thể là tham chiếu cho thị trường khác
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ.
1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ.
1.1 Sự cần thiết phải phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường
Trang 11không đáp ứng được nhu cầu này, nhiều nguồn huy động từ nước ngoài có xu hướng giảmdần trong tương lai, nhiều nguồn khác lại khó khăn trong huy động Vì thế, việc phát hànhtrái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế làđiều tất yếu
Trước hết, vốn đầu tư có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam: Tỷ trọng
vốn đầu tư trên GDP của Việt Nam liên tục gia tăng, năm 1990 đạt 17,3%, hiện naykhoảng 40-45%, Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là39.7% Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, năm 2010 khoảng 41% Đóng góp củavốn vào tăng trưởng GDP tuy giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn ở vị trí chủ đạo.Nếu tính theo tỷ lệ, giai đoạn 2003 đến nay nhân tố vốn đóng góp trung bình khoảng52,73% vào tăng trưởng GDP
Có thể thấy trong những năm qua, vốn đầu tư đã đóng góp một phần rất lớn vào sựtăng trưởng, và trong tương lai, để có thể bước nhanh hơn trong tiến trình hội nhập
và đạt được tố độ tăng trưởng cao hơn thì nhu cầu vốn của Viêt Nam là rất lớn, đặc biệt
là vốn để phát triển cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, Việt Nam cũng như hầu hết các nước đangphát triển khác, không nằm ngoài vòng luẩn quẩn của các nước nghèo, khả năng tích lũyvốn từ trong nước còn rất thấp, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài và thườngkhông thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này
Nguồn vốn trong nước hoàn toàn không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, cụthể là:
- Ngân sách nhà nước thường xuyên thâm hụt, nguồn vốn nhà nước không đủ đápứng cho đầu tư phát triển
- Tiết kiệm trong dân chúng còn thấp
- Các thị trường huy động vốn đang còn sơ khai nên số lượng vốn huy động khôngnhiều
- Các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, lượng tiết kiệm không lớn
Với các nguồn huy động vốn từ nước ngoài:
- Nguồn vốn ODA có xu hướng giảm dần trong tương lai: trong bối cảnh hiện nay,khi mà chúng ta đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình,theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới; những viện trợ từ bên ngoài đặc biệt là ODA đaphương sẽ giảm đi rất nhiều trong thời gian tới
Trang 12- Vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế: : sự khắt khe của thủ tục vay,thời gian trả nợ nghiêm ngặt và lãi suất cao cũng như nguy cơ dẫn đến tình trạng mất khảnăng chi trả, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ mà đối với các nước đang phát triển như Việt Namviệc tiếp cận được với nguồn vốn này còn khá hạn chế.
- Nguồn vốn FDI: là vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài, với mục tiêu lợi nhuận nênkhông thuộc kiểm soát của chính phủ cũng như không thể sử dụng cho những mục tiêunhư phát triển cơ sở hạ tầng cũng như đáp ứng các mục tiêu xã hội
Trên thực tế, theo Bộ Tài chính, để bảo đảo mức tăng trưởngGDP 7,0 - 7,5% trong giaiđoạn 2001 - 2005 thì nhu cầu đầu tư vốn tối thiểucủa toàn xã hội phải là 60 tỷ USD Trongkhoản tiền khổng lồ này, nếu huyđộng tối đa thì nguồn vốn trong nước, vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài, vốnhỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn đầu tư gián tiếp của tổ chức, cánhânnước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài cũng chỉ đạt được 30 - 40 tỷUSD Nhưvậy, số tiền còn lại 20 - 30 tỷ USD sẽ phải trông cậy vào nguồnvốn vay tín dụng thươngmại hoặc vay dưới dạng được Chính phủ bảo lãnh.Song trên thực tế, việc vay tín dụngthương mại nhiều năm qua đã cho thấy,khi tiếp cận với nguồn vốn này, người đi vay bịràng buộc vào nhiều điềukiện mà không phải lúc nào Chính phủ cũng có thể đáp ứng được.Bên cạnhđó, đối với việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng thương mại, người đi vay hoàntoànthụ động và không phải lúc nào cũng vay được Vì vậy, nếu huy động vốn quốc tế thôngqua pháthành tái phiếu chính phủ thì không những tiếp cận được với nguồn vốn mới,
mà còn khắc phục được những hạn chế trên, đây là nguồn vốn không bị nhiều ràng buộc,
có thể huy động lượng tương đối lớn và lãi s./uất thấp Đó cũng là lý do vì sao giai đoạn2005-2012, chính phủ Việt Nam đã phát hành 3 đợt trái phiếu chính phủ trên thị trườngvốn quốc tế nhằm mục đích huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội
Năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến cần phải huy động cho đầu tư phát triểnkhoảng 554.000 tỷ đồng, tương đương 41,5% GDP (tăng 19,6% so với ước thực hiện năm2007) nhằm mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 9% Thế nhưng vấn đề này đanggặp phải khó khăn khi mà ngân sách chỉ có khả năng đáp ứng được 17,5% tổng nguồn vốn.Việc huy động từ các nguồn khác, đặc biệt huy động qua phát hành trái phiếu ngoài nướcđang được tính đến
Dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2020 là 3.900 - 4.100 nghìn
tỷ đồng theo giá thực tế (tương đương 180 - 190 tỷ USD) và thời kỳ 2012-2030 là 6.500 –7.000 tỷ đồng (tương đương 300- 320 tỷ USD) Với nhu cầu vốn lớn như thế, trong tìnhhình huy động nguồn vốn trong nước và một số nguồn vốn nước ngoài không đủ đáp ứng,cũng như khó khăn trong huy động, việc phát hành thêm nhiều đợt trái phiếu chính phủtrên thị trường vốn quốc tế là xu hướng tất yếu trong tương lai
Thêm vào đó, nhu cầu nhập khẩu các máy móc thiết bị đáp ứng cho sản xuất cũng nhưtiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi một lượng ngoại tệ rất lớn mà những kênh
Trang 13huy động vốn nước ngoài khác, kiều hối cũng như xuất khẩu không đủ đáp ứng, vì vậyviệc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế đã bổ sung một lượng ngoại tệ chohoạt động nhập khẩu, đáp ứng là nhu cầu tất yếu của Việt Nam hiện nay.
1.1.2 Đa dạng hóa hình thức huy động vốn
Như đã nói ở trên, nhu cầu vốn của Việt Nam hiện tại và trong tương lai là rất lớn,
để huy động lượng vốn lớn như vậy cần huy động từ rất nhiều kênh Bên cạnh việc khaithác nguồn vốn đầu tư trong nước, cần phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài bằng cáchình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước Trong đó phải kể đến cáckênh huy động vốn nước ngoài đó là: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếpnước ngoài (ODA), vay vốn các ngân hàng thương mại quốc tế, phát hành trái phiếu trênthị trường vốn quốc tế
Trước đây, Việt Nam chủ yếu chỉ tiếp cận được với 2 nguồn vốn cơ bản là FDI vàODA, và phụ thuộc vào 2 nguồn vốn này trong suốt nhiều năm, trong 10 năm gần đây đây(1997-2008), riêng vốn FDI đóng góp khoảng 17-25% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xãhội, vốn ODA đóng góp một lượng đáng kể vào ngân sách nhà nước Tuy nhiên, theo đàphát triển của xã hội, chúng ta cần giảm sự phụ thuộc vào các nguồn vốn cho vay ưu đãi
mà cần chủ động hơn trong huy động vốn nước ngoài, chuyển vì “xin vay” sang “đi vay”
Để thỏa mãn điều này vay vốn các ngân hàng thương mại quốc tế, phát hành trái phiếu trênthị trường vốn quốc tế có lẽ là 2 lựa chọn hợp lý Tuy nhiên, vay vốn tín dụng thương mạithường có những yêu cầu khắt khe về thủ tục cũng như lãi suất cao, nên không phù hợpvới điều kiện hiện tại của Việt Nam Do vậy, việc nghiên cứu để tiến tới phát hành tráiphiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế tạo ra một kênh huy động vốn mới là rấtcần thiết có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế và chuẩn bị từng bước tham giavào thị trường vốn quốc tế
Xu hướng tất yếu trong tương lai để đáp ứng nhu cầu vốn lớn của xã hội là huyđộng linh hoạt vốn từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy nên việc phát hành trái phiếu chínhphủ trên thị trường vốn quốc tế là vô cùng cần thiết
1.1.3 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu Thamgia vào quá trình toàn cầu hóa, cả các nước phát triển và các nước đang phát triển cần tíchcực gia tăng mối liên kết, trao đổi với các quốc gia khác Toàn cầu hóa và phát triển nềnkinh tế thị trường theo xu hướng mở đã thúc đẩy các hoạt động giao lưu quốc tế, góp phầnhình thành nên hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế đa dạng
Trang 14Việt Nam không nằm ngoài xu thế toàn cầu hóa của thế giới, Trong những năm gầnđây Việt Nam tích cực tăng cường quan hệ giao lưu và hợp tác với nhiều nước trên thếgiới Tuy nhiên đa dạng hóa quan hệ giao lưu dưới nhiều hình thức khác nhau là một yêucầu đạt ra cho nước ta Bởi vì một trong những xu hướng toàn cầu hóa thời đại ngày naychính là xu hướng gia tăng luồng tư bản quốc tế Sự đa dạng trong hoạt động thương mạiquốc tế và đầu tư quốc tế, tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển thị trường tài chínhquốc tế, thị trường vốn quốc tế với số vốn luân chuyển ngày càng lớn Đối với Việt Nam,tham gia vào thị trường vốn quốc tế là hoạt động có ý nghĩa trong việc tăng cường mốiquan hệ quốc tế với các quốc gia trên thế giới, tạo đà cho Việt nam thuận lợi hơn trong tiếntrình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.Sự kiện Việt Nam phát hành trái phiếu quốc
tế chứng tỏ cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc gia nhập nền kinh tế thế giới, chứngminh đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam có hiệu quả và là lộ trình để Việt Nam tiếngần đến Tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy nên phát hành trái phiếu trên thị trườngvốn là điều cần thiết trong lộ trình phát triển của Việt Nam
1.2 Thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam giai đoạn
2005-2012.
Trong giai đoạn 2005-2012, chính phủ tiến hànhphát hành trái phiếu chính phủ trênthị trường vốn quốc tế thành 2 đợt lớn: Đợt thứ nhất vào ngày 27/10/2005, Đợt thứ haivào ngày 26/01/2010
1.2.1 Đợt thứ nhất vào ngày 27/10/2005
Mục đích huy động : Việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế nhằm huy
động một lượng vốn lớn từ bên ngoàivới lãi suất thấp, không gây áp lực lớn về nợ nướcngoài,bổ sung những thiếu hụt về vốn trong nước, đáp ứng nhu cầu đầu tư để tái sản xuất.Mặt khác, việc huy động vốn ra bên ngoài lần đầu tiên của Chính phủ Việt Nam mở ra mộtkênh huy động vốn mới đầy tiềm năng cho các DN khác trong chiến lược đâu tư mở rộngsản xuất, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác như tổng công ty Điện lực Việt Nam,tổng công ty Dầu khí Việt Nam sẽ gặp thuận lợi hơn rất nhiều Bên cạnh đó, các DNkhác không đủ điều kiện phát hành trái phiếu quốc tế cũng có thêm cơ hội để vay vốntrong nước Đặc biệt, khi mà nguồn vốn ODA đang có nhiều khả năng giảm sút trongnhững năm tới - theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế
Bên cạnh việc huy động vốn bổ sung, phát hành trái phiếu trên thị trường vốn còn làcon đường giúp Việt Nam tiếp cận được với thị trường vốn Quốc tế Sự kiện Việt Namphát hành trái phiếu quốc tếchứng tỏ cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc gia nhậpnền kinh tế thế giới, chứng minh đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam có hiệu quả và là
lộ trình để Việt Nam tiến gần đến Tổ chức thương mại thế giới WTO
Trang 15Thêm vào đó, mong muốn của chính phủ khi tiến hành phát hành trái phiếu là nângcao hệ số tín nhiệm cho trái phiếu Chính phủ Việt Nam trên thị trường quốc tế, mở ra mộtkênh huy động vốn dài hạn cho các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam trongthời gian tới.
Công tác tổ chức thực hiện: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và
các tổ chức liên quan để tổ chức phát hành trái phiếu theo đúng đề án đã được Chính phủphê duyệt và phát hành trái phiếu theo trình tự cơ bản như sau:
- Lựa chọn các tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành: lựa chọn một hoặc một số
tổ chức tài chính, tín dụng đầu tư quốc tế hàng đầu trên thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnhvực phát hành trái phiếu để bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành trên cơ sở chào thầucạnh tranh theo các tiêu chí cụ thể và danh sách các tổ chức do các tạp chí uy tín quốc tếbình chọn;
- Lựa chọn các tư vấn pháp lý: chủ trì, phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnhphát hành lựa chọn các tổ chức, công ty luật có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nướclàm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Bộ Tài chính và tổ chức hoặc tổhợp bảo lãnh phát hành;
- Hoàn thiện hồ sơ phát hành: chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nước hoặc
tư vấn pháp lý quốc tế đàm phán, ký kết các hợp đồng với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnhphát hành, các đại lý có liên quan và chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ phát hành phù hợpvới thông lệ quốc tế và luật pháp của Việt Nam;
- Đánh giá hệ số tín nhiệm: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc vớicác tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm cho quốc gia;
- Tổ chức quảng bá: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu do Bộ Tài chính thựchiện tùy thuộc yêu cầu của từng phương thức phát hành trái phiếu Bộ Tài chính phối hợpvới tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành tổ chức quảng bá trái phiếu tại các trung tâmtài chính lớn trên thế giới để tiếp xúc với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế trước khi thựchiện việc định giá để phát hành trái phiếu;
- Tổ chức phát hành: Bộ Tài chính quyết định các điều kiện, điều khoản phát hànhtrái phiếu trong quá trình định giá trái phiếu trên cơ sở tư vấn của tổ chức hoặc tổ hợp bảolãnh phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và các nguyên tắc nêu tại đề án phát hànhtrái phiếu đã được Chính phủ phê duyệt;
- Tiếp nhận vốn: Bộ Tài chính tổ chức tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu đã phát hànhtheo đúng các thỏa thuận đã ký;
- Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu, Bộ Tài chính hoàntất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế, đồngthời báo cáo kết quả phát hành theo các quy định hiện hành
Nội dung hoạt động huy động vốn:
- Giá trị trái phiếu phát hành dự kiến: Lượng phát hành trái phiếu ban đầu dự định
là 500 triệu USD sau tăng lên 750 triệu USD.Với mức lãi suất dự kiến là 7,25% sau đóđược điều chỉnh giảm xuống còn 7,125% Trái phiếu được chào bán có mệnh giá 100 USD
Trang 16với tổng giá trị chào bán là 750 triệu USD với lãi suất 7,125%/năm và có thời hạn là 10năm(lãi suất cố định, đáo hạn tháng 1/2016)
Trái phiếu của Chính phủ lần đầu tiên phát hành ra thị trường vốn quốc tế được địnhgiá ở mức 98,223% mệnh giá với mức lãi suất (coupon) là 6,875%, tương đương mức lãisuất Trái phiếu Kho bạc Mỹ loại 10 năm + 256,4 điểm cơ bản
- Thời gian huy động: Đợt phát hành trái phiếu đầu tiên ra thị trường vốn quốc tế
của Viêt Nam là vào ngày 27/10/2005
- Thị trường phát hành chính thức: thị trường chứng khoán New York và sau đó
được đem đi giao dịch trên nhiều thị trường thứ cấp lớn như Hồng Công, Xingapo, LuânĐôn
- Quá trình huy động và kết quả đạt được:Lượng phát hành trái phiếu ban đầu dự
định là 500 triệu USD sau tăng lên 750 triệu USD Và mặc dù hơn 750 triệu USD pháthành trái phiếu quốc tế đã được bán hết, nhưng theo thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị BăngTâm vẫn còn trên dưới 4 tỷ USD trên thị trường vốn quốc tế sẵn sàng đầu tư vào trái phiếunếu Việt Nam tiếp tục phát hành Lượng đặt mua đạt tới 1 tỷ USD trước khi công bố địnhhướng về giá trái phiếu Tổng số lượng nhu cầu các nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD,gấp 6 lần lượng trái phiếu Chính phủ VN phát hành Ngày 03/11/2005 giờ Mỹ, tức ngày04/11/2005 (sau 12 tiếng giờ Việt Nam) số tiền trái phiếu Chính phủ 750 triệu USD chínhthức chuyển về VN.Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính LêThị Băng Tâm, chúng ta phải chia rabán cho các nhà đầu tư và phần lớn chỉ đáp ứng 20% nhu cầu đặt mua, thậm chí có nhàđầu tư đặt mua nhưng không có để bán Ngay ngày đầu tiên tại Hồng Kông (19/10/2005),
số lượng các nhà đầu tư đặt mua khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu Chínhphủ VN định phát hành Đến ngày 26/10/2005, sau khi Chính phủ quyết định tăng khốilượng phát hành thêm 250 triệu USD (tổng phát hành 750 triệu USD), số lượng các nhàđầu tư đặt mua đã tăng lên hơn gấp 3 lần từ mức 1 tỷ USD lên mức khoảng 3 tỷ USD.Ngày 29/10/2005 là ngày định giá trái phiếu Chính phủ VN trên thị trường tài chính thếgiới thì số lượng các nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD
Kết quả, toàn bộ trái phiếu này được bán hết ngay trong ngày phát hành, hoạt độngphát hành trái phiếu đã thành công mỹ mãn khi có trên 255 nhà đầu tư đặt mua với số tiềnđặt mua lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào bán
Tất cả các nhà đầu tư quan trọng, có uy tín lớn trên thị trường tài chính thế giới từChâu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đều quan tâm tham gia đặt mua trái phiếu của Chính phủ
VN với số lượng lớn trong đó các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38%, châu Âu 32% và Mỹ
là 30% Trong số các nhà đầu tư này, các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiềunhất đến trái phiếu của Việt Nam (chiếm tới 52%), còn lại là ngân hàng (25%), các công tybảo hiểm (17%) và các tổ chức tài chính khác (7%).Đặc biệt lần này một số Ngân hàngtrung ương và các tổ chức đầu tư của Chính phủ các nước trong khu vực Châu Á đặt mua
Trang 17tới 50 - 100 triệu USD Trong đó có Ngân hàng dự trữ quốc gia Malaysia tính đến naychưa từng mua trái phiếu Chính phủ của quốc gia nào thì nay đã đặt mua trái phiếu củaChính phủ VN Đợt trái phiếu này sẽ được mua bán lại trên tất cả các trung tâm chứngkhoán (thị trường thứ cấp) lớn như Hongkong, Singapore, London, New York, Boston liên tục đến năm 2016.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ trong đợt phát hành này là 7,125%, mức lãi suất nàyđược coi là rất hiệu quả, thấp hơn suất trái trái phiếu của các nước trong khu vực có cùng
hệ số tín nhiệm như Philippines (8,09%) và Indonesia (7,75%) là 90 và 60 điểm
Trái phiếu được giao dịch tốt sau khi phát hành và được bán ở mức 98,5 và 99,5 sovới giá giao dịch 98,22 Điều quan trọng nhất và hiếm có nhất là việc một trái phiếu pháthành từ châu Á có mức lãi suất thấp (lãi suất coupon trả hàng năm là 6,875% tương đươngvới lãi suất thực trả là 7,125%) đã thực sự được phân bổ toàn cầu mà không bị dồn vào cácnhà đầu tư châu Á
Sau gần 2 tháng giao dịch trên thị trường thứ cấp, giới đầu tư quốc tế đánh giá rấtcao trái phiếu quốc tế của Việt Nam
Hoạt động sử dụng và quản lý số tiền đã huy động được:
Ở đợt phát hành lần này, Toàn bộ số tiền vay qua trái phiếu quốc tế đã được Chính phủphê duyệt cho Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vay lại với lãisuất 7,125%/nămvới thời gian ân hạn tới 10 nămđể đầu tư phát triển ngành công nghiệpđóng tàu, tăng cường đầu tư cho các cơ sở chế tạo, các nhà máy và nâng cao năng lực đóngtàu Việt Nam Theo kế hoạch, Vinashin sẽ cần khoảng 3 tỷ USD để đầu tư mở rộng sảnxuất, đáp ứng các hợp đồng đóng mới tàu xuất khẩu Với nguồn vốn vay trái phiếu, mộtphần Vinashin sẽ dành để đầu tư mở rộng một loạt các nhà máy và công ty đóng tàu BạchĐằng, Nam Triệu, Phà Rừng , đồng thời đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ (sảnxuất động cơ diezen, thép) Tổng Giám đốc tổng công ty Vinashin cho biết, tổng công ty
đã có đề án phát triển khá cụ thể đến năm 2010 và những năm tiếp theo Tổng công ty đã
ký chính thức khoảng 1 tỷ USD sản phẩm xuất khẩu và đã thoả thuận khoảng 500 triệuUSD nữa Đây là những hợp đồng tàu xuất khẩu sẽ được thực hiện trước năm 2009 Vì vậy
số liền huy động được sẽ được sử dụng để đầu tư cho các dự án phát triển sản xuất củaVinashin
Ngoài ra những quy định về vay vốn và trả nợ của Vinashin cũng được quy định cụthể trong Quyết định Số: 36/2006/QĐ-BTC, Vinashin sẽ vay lại với lãi suất trái phiếu(coupon) là 6,875%/năm tính trên giá trị danh nghĩa của trái phiếu Lãi trái phiếu được trả
6 tháng một lần theo đúng kỳ hạn thanh toán lãi trái phiếu vào 15/1 và 15/7 hàng năm, kỳtrả lãi đầu tiên vào ngày 15/01/2006 Gốc trái phiếu trả một lần vào ngày đáo hạn trái
Trang 18phiếu là ngày 15/01/2016 Hàng năm, VINASHIN phải chịu các khoản chi phí thanh toántrả cho Đại lý thanh toán theo thông báo chính thức của Bộ Tài chính cho từng kỳ hạncùng với kỳ hạn thanh toán lãi trái phiếu VINASHIN không phải trả khoản phí cho vay lạitrong nước cho Bộ Tài chính và thực hiện trả nợ bằng đồng đô la Mỹ (USD) Bên cạnh đó,Ngay sau khi nhận được tiền, Bộ Tài chính sẽ chuyển ngay toàn bộ số tiền trên vào tàikhoản của VINASHIN để VINASHIN sử dụng và VINASHIN cần xác nhận bằng văn bản
về việc đã nhận đủ số tiền và gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất sau 1 ngày kể từ ngày tiền
đã vào tài khoản Số tiền trả nợ gốc, lãi trái phiếu và các khoản phí phát sinh doVINASHIN trực tiếp thanh toán cho Đại lý thanh toán trên cơ sở công văn thông báo của
Bộ Tài chính kèm theo các chứng từ do Đại lý thanh toán cung cấp
Đây là đợt phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn quốc tế đầu tiên và cũngđược coi là thành công nhất của Việt Nam cho đến nay Năm 2005, Trái phiếu Chính phủViệt Nam được Tạp chí Tài chính quốc tế trao giải thưởng: "Trái phiếu quốc tế phát hànhxuất sắc nhất trong năm" Một năm sau khi phát hành, trái phiếu quốc tế phát hành lần đầutiên của Việt Nam đã được Tạp chí Tài chính quốc tế và các nhà đầu tư khu vực châu Áđánh giá là trái phiếu phát hành thành công nhất của năm 2005 Có thể nói đợt phát hànhtrái phiếu quốc tế này đã tạo bước ngoặc đặc biệt và tạo nền tảng quan trọng cho các đợtphát hành sau vì sự thành công của đợt phát hành này đã có ý nghĩa tác động đến các nhàđầu tư quốc tế để họ xây dựng các hạn mức tín dụng đầu tư vào Việt Nam trong tương laiđồng thời đã nâng cao hệ số tín nhiệm cho trái phiếu Chính phủ Việt Nam trên thị trườngtrái phiếu quốc tế, mở ra kênh huy động vốn dài hạn cho các doanh nghiệp cũng nhưChính phủ Việt Nam trong thời gian sau này
1.2.2 Đợt thứ hai vào ngày 26/01/2010
Mục đích huy động:
- Huy động thêm nguồn lực để phát triển vốn trong nước, huy động lượng vốn lớn đểhoàn trả vốn ngân sách nhà nước và tài trợ vốn cho các dự án lớn, trọng điểm như thủyđiện, bưu chính viễn thông, dự án hạ tầng,… có hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triểnkinh tế - xã hội và góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế giữa các vùng miền
- Tạo ra hình ảnh của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế, Tăng cường quan hệ vớicộng đồng đầu tư quốc tế, hình thành kênh thu hút vốn và hội nhập với thị trường quốc tế
- Hai là, trong điều kiện doanh nghiệp chưa trực tiếp tham gia được thị trường vốnquốc tế, hoạt động này của chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp làm quen và tiến tới tự huyđộng được vốn quốc tế Vì việc phát hành trái phiếu ngoại tệ là giải pháp nhanh chóngnhằm giúp các doanh nghiệp bổ sung các nguồn vốn dài hạn với lão suất thấp hơn lãi suất
đi vay thẳng, tính thanh khoản cao(vì các ngân hàng dễ chuyển nhượng lại hơn so với cáckhoản cho vay) để đầu tư mở rộng kinh doanh trong bối cảnh thị trường trong nước khôngthể đáp ứng được do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất
là sự khan hiếm các nguồn vốn dài hạn
Trang 19 Công tác tổ chức thực hiện: Về cơ bản, trình tự phát hành trái phiếu cũng giống
như đợt phát hành thứ nhất Ba ngày trước khi chính thức chào bán đợt đầu trong số 1 tỉ
đô la trái phiếu ra thị trường vốn Hồng Kông (18-1), Bộ Tài chính phát đi một thông cáobáo chí về hệ số tín nhiệm của Việt Nam
Đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ
Tư pháp cùng các tổ chức tư vấn do Lãnh đạo Bộ Tài chính làm trưởng đoàn đã thực hiệnđợt quảng bá và phát hành trái phiếu tại các thị trường châu Á (Hong Kong), thị trườngchâu Âu (London) và thị trường châu Mỹ (Boston, New York) từ ngày 18/1 đến25/1/2010 Trong thời gian quảng bá, đoàn đã thực hiện nhiều cuộc gặp gỡ để cung cấp,cập nhật thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam với đông đảo cácnhà đầu tư quốc tế là các thể chế tài chính lớn, có uy tín Đợt quảng bá đã thu hút được sựquan tâm đáng kể của giới đầu tư đối với Việt Nam
Theo kế hoạch, việc chào bán trái phiếu của Việt Nam được thực hiện vào ngày22/1/2010 song đã gặp phải thời điểm không thuận lợi khi tổng thống Obama công bố kếhoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng khiến phố Wall chao đảo Những tác động tiêucực của thị trường tài chính ngày 22/1 đã khiến Việt Nam chuyển tổ chức đợt mở thầusang ngày 25/1 theo giờ New York
Nội dung hoạt động huy động vốn:
- Giá trị trái phiếu phát hành dự kiến:1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ với lợi tức phát
hành là 6,95%, Đáo hạn vào ngày 29/1/2020., trong ngày giao dịch đầu tiên, trái phiếuđược giao dịch ở mức 99,5 USD, tăng 1 điểm so với mức giá phát hành 98,576USD
- Thời gian huy động : trái phiếu được chào bántừ ngày 18/1/2010 đến 25/1/2010
- Thị trường chào bán: các thị trường tại Hồng Kông hôm 18-1, tại London (Anh) hôm
19-1, Boston (Mỹ) hôm 20-1, New York (Mỹ) hôm 25-1 (giờ New York)
- Thị trường phát hành chính thức: thị trường New York
- Quá trình huy động và kết quả đạt được: Trong đợt này, Việt Nam đã chào bán thành
công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên với lãi suất danh nghĩa (coupon)6,75%/năm; theo đó lợi tức phát hành là 6,95%, Đáo hạn vào ngày 29/1/2020
Lượng đăng ký mua trái phiếu đến ngày 21/1 đạt 2 tỷ USD và khi giao dịch chính thức
có 2,4 tỷ USD đăng ký mua Trong tổng số trái phiếu phát hành, 56% từ các nhà đầu tư
Mỹ, 28% từ các nhà đầu tư châu Á và 16% từ các nhà đầu tư Châu Âu Về cơ cấu nhà đầu
tư, các quỹ đầu tư và công ty quản lý tài sản mua 73%, các quỹ bảo hiểm và hưu trí mua10%, ngân hàng 7% và các nhà đầu tư khác
Hoạt động sử dụng : số tiền huy động được sử dụng
Trang 20- Khoảng 700 triệu USD trong số vốn 1 tỷ USD huy động sẽ được rót vào Nhà máy lọcdầu Dung Quất Vốn cho vay đối Dự án Nhà máy Lọc dầu số một Dung Quất được Bộ Tàichính xác định là 16 năm với lãi suất 3,6% một năm Kết thúc thời hạn nói trên, chủ dự án
sẽ phải trả nợ gốc và lãi bằng đồng đôla Mỹ
- Riêng khoản vay 240 triệu USD cho Tổng Công ty Hàng hải VN (Vinalines),số tiềnnày sẽ được Vinalines dùng để sắm đội tàu vận tải Phương án đầu tư khai thác đội tàu này
có khả năng hoàn vốn trong vòng 5-7 năm
- Phần còn lại 60 triệu USD được giao cho Tổng Công ty Sông Đà để thực hiện dự ánNhà máy thủy điện Xê Ca Mản 3 tại Lào Khoản tiền cho vay lại của Chính phủ chủ yếu sẽđược dùng cho việc mua sắm thiết bị Nhà máy này khi đi vào hoạt động sẽ chủ yếu bánđiện về VN, một phần sẽ cung cấp cho thị trường Lào
=>Có thể nói đợt phát hành thứ hai này cũng đã thành công tốt đẹp, đạt được mục tiêu
mà Chính phủ đề ra Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tiếp tục mở ra kênh huy động vốntrên thị trường quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tớicho đầu tư phát triển
2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ
và nâng cao năng lực đóng tàu Việt Nam
Thời điểm đó, Vinashin sử dụng một phần số tiền huy động được từ phát hành tráiphiếu của chính phủ để đầu tư mở rộng sản xuất, đáp ứng các hợp đồng đóng mới tàu xuấtkhẩu Một phần Vinashin sẽ dành để đầu tư mở rộng một loạt các nhà máy và công ty đóngtàu Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng , đồng thời đầu tư phát triển ngành công nghiệpphụ trợ (sản xuất động cơ diezen, thép) Theo thời giá năm 2005, 750 triệu USD tươngđương 12.085 tỷ đồng VN nhưng sau khi thanh toán phí phát hành trái phiếu, Vinashinthực nhận có 731,45 triệu USD Vinashin lên kế hoạch phân bổ vốn vay này cho 189 dự án
Trang 21thuộc giai đoạn 2006-2010 với tỷ lệ 50% để nâng cấp, mở rộng đầu tư xây dựng mới cácnhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, 30% đầu tư vào các dự án nhằm nội địa hóa các sản phẩmtàu thủy, sản xuất thép tấm, sản xuất động cơ, sản xuất container Trong các dự án đầu tư
có dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vỏ container tại Cụm công nghiệp tàu thủy Lai
Vu với công suất 30.000 TEU/năm, đi vào hoạt động trong năm 2007 Và 20% còn lạidành để phát triển đội tàu gồm tàu container, tàu hàng rời, tàu hàng tổng hợp, tàu chở dầuthô với tổng trọng tải khoảng 300.000 DWT
Tính đến 30-4-2007, số tiền đã giải ngân cho các dự án là 7.400 tỷ đồng (khoảng hơn
462 triệu USD), trong đó số tiền đã thu hồi từ nguồn khấu hao cơ bản của các dự án đã đivào hoạt động có hiệu quả là trên 650 tỉ đồng Số tiền này đã được Vinashin tái đầu tư chocác dự án đang cần vốn Riêng số tiền chờ giải ngân cho các dự án được phân bổ vốn đượcgiao cho Công ty tài chính Vinashin quản lý, chủ yếu sử dụng để cho các đơn vị thành viênvay vốn lưu động phục vụ sản xuất (số dư nợ tính đến 30-4-2007 là 3.700 tỷ), số còn lạiđược gửi tại các ngân hàng “Gộp chung lại, thu nhập từ hoạt động bảo toàn và phát triểnnguồn vốn chờ thanh toán năm 2006 đạt trên 8%/năm, lớn hơn lãi suất trái phiếu quốc tếphải trả cho các nhà đầu tư”
Tại thời điểm này, chúng ta có thể nhận định rằng vốn từ trái phiếu chính phủ ViệtNam cho Vinashin vay lại không hoàn toàn sử dụng được vào đúng mục đích, việc sửdụng vốn lãng phí, không hiệu quả, gây thất thoát dẫn đến tính trạng phá sản sau này,không thể đem lại tác dụng như kỳ vọng, đưa Việt Namtrở thành nước đóng tàu thứ 5 thếgiới Tuy nhiên, không thể hoàn toàn phủ nhận vai trò của nguồn vốn từ trái phiếu quốc tếmang lại, đó là động lực không nhỏ để tổng công ty này phát triển sản xuất kinh doanh, mởrộng sản xuất trong một thời gian
2.1.2 Đợt thứ hai vào ngày 26/01/2010
Số tiền huy động được vào đợt phát hành trái phiếu thứ hai được sử dụng vào nhiềumục đích, nhiều công trình đến thời điểm này mới chỉ đưa vào hoạt động được thời gianngắn, nhiều công trình đầu tư vẫn chưa phát huy được tác dụng, nhưng không thể phủ nhậnvai trò của nguồn hỗ trợ vốn này trong việc giúp dự án được thực hiện suôn sẻ, đưa vào sửdụng đúng thời gian dự kiến
- Khoảng 700 triệu USD trong số vốn 1 tỷ USD huy động được rót vào Nhà máylọc dầu Dung Quất: Với số tiền này, xem như khoản vốn đầu tư 3 tỷUSD dành cho DungQuất đã được Chính phủ cân đối đủ Đây được xem như là một trong những khoản tiềncuối cùng rót cho dự án trọng điểm quốc gia này, với số tiền này, dự án sẽ được hoànthành, đưa vào sử dụng, và dự kiến sẽ thu hồi lại vốn trong khoảng 15-20 năm Và khihoàn thành Dung Quất có khả năng lọc 65 triệu tấn dầu mỗi năm Đáp ứng được chừng33% nhu cầu dùng trong nước
Trang 22- Riêng khoản vay 240 triệu USD cho Tổng Công ty Hàng hải VN (Vinalines),sốtiền này sẽ được Vinalines dùng để sắm đội tàu vận tải, đáp ứng nhu cầu sản xuất, dự ánnày được đánh giá khả thi và có khả năng hoàn vốn trong vòng5-7 năm.
- Phần còn lại 60 triệu USD dự kiến được giao cho Tổng Công ty Sông Đà để thựchiện dự án Nhà máy thủy điện Xê Ca Mản 3 tại Lào (dự án này khởi công tháng 4/2006 vàchính thức đưa vào hoạt động vào tháng 3/2012 do Việt Nam và Lào hợp tác thực hiện)
Số tiền 60 triệu USD này bổ sung vào lượng vốn mà Việt Nam cam kết góp với Lào là 272triệu USD (trong tổng vốn góp 320 triệu USD) Nhà máy này vào thời điểm ấy đã sắp xâydựng xong, khoản tiền cho vay lại cuối cùng của Chính phủ chủ yếu sẽ được dùng cho việcmua sắm thiết bị Khi nhà máy này khi đi vào hoạt động, tổng công suất phát điện của 2 tổmáy khaongr 250 MW sẽ chủ yếu bán điện về VN, một phần sẽ cung cấp cho thị trườngLào
2.1.3 Định mức tín nhiệm của Việt Nam tăng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư
nước ngoài
Trên đây đề cập đến những kết quả thu được từ việc sử dụng nguồn vốn huy độngđược, ngoài những kết quả đó, những lần phát hành trái phiếu này còn có ý nghĩa động đếncác nhà đầu tư quốc tế để họ xây dựng các hạn mức tín dụng đầu tư vào Việt Nam trongtương lai Vì lẽ đó, một trong những thành quả quan trọng của 2 đợt phát hành trái phiếu,đặc biệt là đợt thứ nhất chính là tăng hạn mức tín dụng của Việt Nam, đó có thể xem làbước ngoặt lớn trong công cuộc đưa Việt Nam vươn ra quốc tế Hạn mức tín dụng tăngthêm phản ánh môi trường đầu tư của Việt Nam thuậ lợi hơn, sẽ hấp dẫn các nhà đầu tưquốc tế trong tương lai
Đầu tháng 9 năm 2006 (khoảng 1 năm sau khi phát hành tría phiếu đợt 1), thông tintrên kênh tài chính Blooberg của Mỹ cho thấy định mức tín nhiệm của Việt Nam đượcnâng lên Tập đoàn Standard & Poor (S&P) nâng tín nhiệm của Việt Nam từ BB- lên BB(cao hơn nữa là BB+) Tổ chức Standar & Poor's (S&P) đã nâng chỉ số xếp hạng tín dụngngoại tệ dài hạn của Việt Nam thêm một bậc lên hạng BB, cao hơn một bậc so vớiIndonesia và Philippines, và nâng mức xếp hạng tín dụng đồng nội tệ của Việt Nam từ BBlên BB+ Ngày 15/3/2007, tập đoàn định mức tín nhiệm Moody’s của Mỹ đã nâng mức tínnhiệm đối với trái phiếu chính phủ Việt Nam từ ổn định lên tích cực trong bậc xếp hạngBa3 hiện có Theo của Moody's, mức trần đánh giá của trái phiếu giao dịch bằng ngoại tệvẫn đứng ở mức Ba2, với triển vọng "ổn định" Mức trần đánh giá của tiền gửi chính phủbằng ngoại tệ tăng từ "ổn định" lên "tích cực" trong bậc xếp hạng B1 hiện có Mức trầnđánh giá của trái phiếu Chính phủ giao dịch bằng nội tệ vẫn đứng ở mức Ba1
Trang 23Nhờ những thành công này mà những nhà đầu tư nước ngoài cũng có niểm tin vàđầu tư rất nhiều vào thị trường vốn trong nươc Ở thị trường vốn trong nước, Chính phủViệt Nam cũng đã phát hành thành công nhiều đợt trái phiếu theo phương thức đấu giá lãisuất Trung tuần tháng 3/2007, 300 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên được pháthành đấu thầu theo lô lớn (lô 100, 200, 300 tỷ đồng) đã được các nhà đầu tư nước ngoàimua hết với mức lãi suất thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây 6,8%/năm Từ sau lầnnày, những đợt phát hành tiếp theo lãi suất trái phiếu sẽ cố định, nhưng mệnh giá sẽ thayđổi Giá trái phiếu sẽ không là 100.000 đồng nữa, mà có thể xuống 99.000-98.000 đồnghay lên 101.000-102.000 đồng Sức hấp dẫn của trái phiếu càng cao, thì giá trúng thầu sẽcàng thấp hơn mệnh giá và ngược lại.
2.1.4 Tạo được tiền đề cho các doanh nghiệp lớn trong nước phát hành trái
phiếu trên thị trường quốc tế:
Ở các nước trên thế giới, việc các doanh nghiệp tư nhân phát hành trái phiếu trên thịtrường vốn quốc tế không còn là điều xa lạ thì ở Việt Nam,trướn năm 2005, chưa có mộtdoanh nghiệp nào thử nghiệm hình thức thức huy động vốn này Có thể thấy so với việcvay vốn trong nước với lạm phát và lãi suất cao, cộng với tỷ giá không ổn định và thắt chặtcho vay và hạn mức tín dụng quá khắt khe của các ngân hàng đang là những yếu tố ảnhhưởng lớn nhất tới khả năng huy động vốn của DN, thì việc phát hành trái phiếu trên thịtrường vốn quốc tế với mức lãi suất 7-8%/ năm là kênh huy động vốn khá hấp dẫn
Trước đây, do chưa có kinh nghiệm về hình thức huy động vốn này, các doanhnghiệp còn khá rụt rè chưa dám thử nghiệm, nhưng sau khi Nhà nước phát hành 2 đợt tráiphiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế, các doanh nghiệp bắt đầu thử nghiệm hình thứchuy động vốn này Cụ thể là:
- Tháng 12 năm 2009, Công ty cổ phần Vincom (VIC) cũng đã phát hành thànhcông 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế với mức lãi suất 6% trong thời hạn 5năm Đến năm 2012, Công ty cổ phần Vincom cũng tiếp tục phát hành thành công tráiphiếu chuyển đổi quốc tê với khối lượng 185 triệu USD, kỳ hạn 5 năm, phát hành bằngUSD với lãi suất coupon 5%/năm
- Đầu năm 2011, Hoàng Anh gia Lai huy động thành công 90 triệu USD trái phiếuquốc tế có thời hạn 5 năm với lãi suất coupon được cố định ở mức 9,875%
- Đầu năm 2012 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam(VietinBank) đã phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế lãi suất 8% không
có tài sản bảo đảm theo quy chế S/144A, đáo hạn vào năm 2017