Nguyên nhân thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu Huy động vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế (Trang 27 - 34)

2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ

2.3.Nguyên nhân thành công và hạn chế

Hai đợt phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn quốc tế có thể xem như rất thành công, mặc dù vậy vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân của những thành công và hạn chế này phần lớn xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trong việc phát hành trái phiếu của chính phủ Việt Nam ra thị trường quốc tế.

2.3.1. Thuận lợi

Việt Nam là nền kinh tế đang đi lên, khá hấp dẫn các nhà đầu tư

Có thể thấy Việt Nam là nền kinh tế mới nổi rất được chú ý, dược đánh giá là có cơ hội thành một 'con hổ' mới và được các tổ chức khác nhau xếp vào nhiều nhóm khác nhau. Những nhóm gồm những nền kinh tế mới nổi xếp sau nhóm BRICs như CIVETS (Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi), VISTA (Việt Nam, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina), MAVINS (Mexico, Australia, Việt Nam, Indonesia, Nigeria và Nam Phi)

Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1995, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Trong giai đoạn 2003-2007, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn đạt trên 7%, đặc biệt 3 năm liên tiếp từ 2005-2007 luôn đạt trên 8%. Từ năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm nhưng vẫn đạt mưc trên 5%, đây được coi là thành công của nền kinh tế mới nổi, trong khi nhiều nước phải chịu tốc độ phát triển rất thấp thậm chí âm. Năm 2010, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng GDP 6,78%, công nghiệp tăng trưởng 2 con số, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5%, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và giải ngân lần lượt tăng 11% và 9,5% so với năm 2009, và là một trong những nền kinh tế mới nổi đáng chú ý nhất bởi sở hữu những lợi thế to lớn như dân số trẻ, nền kinh tế năng động.

Hiện nay, Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn. Sự chuyển đổi của Việt Nam – từ một nền kinh tế

kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong vòng chưa đến 20 năm – đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát triển. Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam —để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại vào năm 2020—hầu như mới chỉ bắt đầu.

Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi hấp dẫn nhất về ngành sản xuất theo báo cáo PricewaterhouseCoopers 2007 EM20 Index20 và là một trong mười quốc gia hàng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong chương trình Khảo sát Triển vọng Đầu Tư Quốc tế mới nhất của Liên Hiệp Quốc. Sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007 đã mở đường cho sự tự do hóa thị trường lớn hơn và làm dấy lên làn sóng đầu tư nước ngoài.

Việt Nam được xếp vào một trong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khắp toàn cầu trong năm 2009 với mức tăng trưởng GDP 5.3% và Ngân hàng Thế giới báo cáo mức tăng trưởng GDP đạt 6.9% trong quý 4 năm 2009. Trong năm 2010, các kết quả ở quý 3 cho thấy mức tăng trưởng GDP trong năm 2010 cho đến nay là 6.52% với tổng GDP là 104,6 tỷ USD, tương đương với GDP danh nghĩa trên bình quân đầu người là 1.218 USD.

Theo như dự đoán của Golden Sachs vào tháng 12 năm 2005, nền kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên hàng thứ 17 trên thế giới về tiềm lực kinh tế với GDP danh nghĩa đạt 436 tỷ USD và GDP danh nghĩa tính trên đầu người là 4.357 USD vào năm 2025. Theo như dự đoán của PricewaterhouseCoopers năm 2008, Việt Nam có thể sẽ là nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025, với mức tăng trưởng tiềm năng gần 10% / năm (tính theo giá trị đồng đô la)có thể sẽ đẩy kinh tế Việt Nam tương đương 70% nền kinh tế Anh vào năm 2050.

Thêm vào đó, Việt Nam lại có lợi thế về quy mô dân số. Với 85 triệu dân, Việt Nam xếp thứ 13 trong gần 200 nước trên thế giới. Quy mô này cho phép phát triển đồng loạt nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ.Nhiều công ty đa quốc gia đánh giá lao động của Việt Nam là rất khéo tay, cầu tiến và có khả năng hấp thụ nhanh tri thức về công nghệ và quản lý. Liên quan đến đội ngũ lao động trí thức, một tiềm năng rất lớn là số lượng khá đông người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng lãnh đạo về công nghệ, quản lý, và kinh doanh, nếu được tạo điều kiện để họ đóng góp vào việc xây dựng đất nước thì sẽ tạo ra một lực lượng sản xuất lớn. Ước tính, có tới 500.000 người có trình độ đại học hoặc trên đại học trong số hơn 3 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài.

Việt Nam có nhiều tài nguyên nông sản, thủy sản, khoáng sản, có vị trí địa lý thuận lợi. Thêm vào đó, sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam cũng được đánh giá là một tiềm năng lớn. Văn hóa Việt Nam rất dễ hòa đồng với các văn hóa khác. Việt Nam có dân số đông nhưng giữa người Việt Nam không có khác biệt lớn về tôn giáo, ngôn ngữ.

Một nguyên nhân của đợt phát hành thành công chính là Việt Nam đưa ra mức lợi tức trái phiếu hợp lý, phù hợp với thị trường cũng như lỳ vọng của các nhà đầu tư.

Lợi tức phát hành cần phù hợp với thực tế thị trường quốc tế và tiềm năng phát triển của tổ chức phát hành, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Trên thực tế, các nhà đầu tư quốc tế sẽ có rất nhiều lựa chọn các danh mục đầu tư. Nếu lợi tức của trái phiếu của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn lợi tức trái phiếu của một doanh nghiệp khác có cùng mức xếp hạng tín nhiệm, các nhà đầu tư quốc tế sẽ lựa chọn trái phiếu kia.

Hiện nay tại thị trường trong nước, dù nguồn vốn huy động USD ngắn hạn là có thể thấp hơn, song việc huy động nguồn vốn USD trung, dài hạn là hầu như không khả thi, đặc biệt là tại các kỳ hạn ba năm trở lên. Tại thị trường quốc tế, đặt trong bối cảnh thị trường đầy bất ổn dẫn đến nhiều nhà đầu tư quốc tế bắt đầu giảm việc đầu tư vào trái phiếu xếp hạng ở mức dưới đầu tư cũng như khá quan ngại về Việt Nam, mức lợi tức phát hành trên dứoi 7% của Việt Nam được coi là hợp lý vì là một nước đang phát triển, dù được xếp hạng ngang ngửa với các nước trong khu vực, tình hình về kinh tế vĩ mô của chúng ta cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro.

Phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn dài hạn mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện tín dụng cũng như sức ép từ bên cho vay: Bản thân hình thức phát hành trái phiếu chính phủ cũng đem lại những thuận lợi đó là chũng ta có thể huy động vốn dài hạn mà không bị ràng buộc như những nguồn vốn khác. Vì vậy nên chúng ta khá chủ động trong thực hiện các khâu để tiến hành huy động vốn nên có thể kiểm soát được tình hình tốt hơn rất nhiều, đây cũng là một lý do đem lại thành công cho 2 đợt phát hành trái phiếu

Phát hành trái phiếu vốn không phải chịu ràng buộc về mặt kinh tế hay chính trị như ODA, chúng ta có quyền sử dụng vào những mục đích mong muốn như đầu tư phát triển hạ tầng chứ không như nguồn vốn FDI, hơn thế nữa những điều kiện tín dụng không quá khắt khe và lãi suất phải chịu thấp hơn vay thương mại. Không những thế, Việt Nam có quyền lựa chọn khi nào phát hành trái phiếu, phát trên thị trường nào kêu gọi sự bảo lãnh từ tổ chức nào, thuê tư vấn ra sao, ... tóm lại ta tự chủ động mọi thứ nên ít bị ảnh hưởng hoặc có thế khổng chế tình hình để giảm bớt các tác động từ phía thị trường.

Năm 2007, chính phủ vốn có chủ trương phát hành một đợt phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn quốc tế sau sự thành công rực rỡ của đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2005. Thậm chí, chính phủ đã đưa ra một vài văn bản chấp thuận việc phát hành trái phiếu như Nghị quyết số 07/NĐ-CP. Nhưng sau đó, do tình hình nền kinh tế thế giới không ổn định và đang có nguy cơ khủng hoảng nên đợt phát hành này được chỉ định dừng lại, nhờ đó hạn chế được tổn thất đáng kể. Trong 2 đợt phát hành, chúng ta chuẩn bị công tác tổ chức rất cẩn thận, đặc biệt là việc lựa chọn nhà tư vấn và đơn vị bảo lãnh, bản thân các nhà đâu tư nước ngoài rất coi trọng sự minh bạch và trung thực trong việc công bố thông tin. Tổ chức phát hành và lựa chọn được nhà tư vấn có thực lực sức mạnh và kinh nghiệm là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của giao dịch, đem lại thành công cho các đợt phát hành trái phiếu.

2.3.2. Khó khăn

Việt Nam còn quá ít kinh nghiệm trong hình thức này:

Trong sự so sánh với các nguồn vốn nước ngoài được huy động khác ta có thể thấy Việt Nam không có nhiều kinh nghiệm trong phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Trong khi chúng ta bắt đầu được nhận vốn FDI từ năm 1988, nhận vốn ODA từ năm 1993 thì tới tận năm 2005 chúng ta mới lần đầu tiên tham gia vào thị trường vốn quốc tế. Mặt khác, xét về tính chất, huy động vốn qua hình thức này phức tạp hơn so với nhận ODA hay FDI rất nhiều, nghĩa là thay vì bị động ngồi nhận vốn, Việt Nam phải chủ động đi tìm vốn, phải có sự chuẩn bị cặn kẽ qua nhiều khâu, với nhiều thủ tục.

Trong sự so sánh với các nước khác về kinh nghiệm hoạt động trong thị trường vốn quốc tế, Việt Nam còn quá ít kinh nghiệm. Thị trường vốn quốc tế ra đời từ những năm 1980 và đã hoạt động mạnh mẽ trong rất nhiều năm. Việt Nam tham gia lần đầu vào năm 2005, và tính tới thời điểm này mới chỉ tham gia 2 đợt. Chưa có nhiều kinh nghiệm tích lũy nên Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn, khó tránh khỏi những sai lầm do không lường trước được những hậu quả do quản lý vốn không chặt chẽ.

Trái phiếu của Việt Nam sẽ phải chịu lãi suất ở mức cao do hệ số tín nhiệm của Việt Nam còn rất thấp

Theo thông cáo của Bộ Tài chính về hệ số tín nhiệm quốc gia (thường được các tổ chức tài chính quốc tế xem như một căn cứ để đánh giá khả năng trả nợ), năm 2009, tổ chức xếp hạng Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ở mức Ba3 như hai năm trước đó. Mức xếp hạng này cao hơn 1 bậc so với một số quốc gia trong khu vực (Philippines có mức hệ số tín nhiệm là (Ba3/BB); Indonesia là (Ba2/BB); nhưng thấp hơn 3 bậc so với mức chuẩn của đầu tư trái phiếu.

Tháng 12/2010, Moody's đã hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu Việt Nam, từ Ba3 xuống B1, đồng thời hạ định mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ từ mức B1 xuống B2 đối với 6 ngân hàng của Việt Nam. Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) vừa tuyên bố cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam. Triển vọng của điểm số tín nhiệm mới này cũng bị S&P đặt ở mức “tiêu cực”; Theo đó, chỉ riêng xếp hạng đối với các khoản vay ngắn hạn của Việt Nam được giữ nguyên ở mức B. Trong khi đó, xếp hạng tín nhiệm dài hạn đối với các khoản vay dài hạn (bao gồm cả nội và ngoại tệ) đều bị hạ một bậc, xuống BB và BB-, với triển vọng tiêu cực. Theo Bloomberg, điểm số tín nhiệm nợ quốc gia hiện nay của Việt Nam đang “đồng hạng” với Bangladesh và Mông Cổ, thua cả Philippines và Indonesia.

Năm 2010, Fitch cũng quyết định hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Việt Nam từ BB- xuống B+ Đây cũng là trường hợp hiếm hoi trong số các nền kinh tế mới nổi bị hạ xếp hạng tín dụng trong báo cáo này của Fitch (Indonesia, Ukraine và một số quốc gia khác

đều nhận được đánh giá lạc quan). Mức lãi suất trúng thầu bình quân của Việt Nam là 6,95% trong khi Indonesia và Philippines đều phát hành thành công với lãi suất dưới 6%.

Hạng mức tín dụng là hệ số đánh giá khả năng tài chính và khả năng thanh toán và khẳ năng tài chính của một tổ chức đối với các khoản tiêng nghĩa vụ-gốc và lãi- của các công cụ nợ mà nó phát hành. Hạn mưc tín dụng được đánh giá dựa vào nhiều yếu tố như: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường xã hội.... Đây là một trong những cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, đặc biệt đối với quyết định đầu tư trên thị trường vốn. Hạng mức tín dụng thấp là lý do khiến lãi suất của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng trên thị trường vốn cao so với các nước phát triển hơn.

Môi trường kinh tế vĩ mô cũng như môi trường luật pháp không ổn định.

Vẫn phải nói rằng, trong khi xếp hạng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhưng lãi suất trúng thầu lại cao hơn 2 quốc gia bạn là Indonesia vàPhilippines, vốn là 2 quốc gia có hệ số tín nhiệm ngang ngửa Việt Nam,cho thấy sự lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế về sự ổn định kinh tế vĩ mô trong tương lai của Việt Nam.

Đợt phát hành trái phiếu quốc tế vào năm 2010, mức lãi suất trúng thầu bình quâncủa Việt Nam là 6,95 trong khi trước đó cả Indonesia và Philippines đều phát hành thành công với lãi suất dưới 6% mặc dù 2 quốc gia này được đánh giá có hạng mức tín nhiệm ngang với Việt Nam, vậy mà mức lãi suất trúng thầu của Việt Nam lại cao hơn so với 2 quốc gia này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự bất lợi còn thể hiện ở mức độ đăng ký. Ngay trong tháng 1 năm 2010, Indonesia phát hành 2 tỷ USD trái phiếu 10 năm có lượng đăng ký lên tới 5 tỷ USD; Phillippines phát hành 1,5 tỷ USD trái phiếu 10 năm có lượng đăng ký lên tới 9 tỷ USD. Nhưng đến khi Việt Nam phát hành với khối lượng thấp hơn (1 tỷ USD) thì khối lượng đăng ký chỉ khoảng 2,4 tỷ USD. Mức độ đăng ký thấp cũng đồng nghĩa với lợi tức phát hành cao

Theo WorldBank, một trong các trở ngại của môi trường đầu tư là thủ tục quan liêu. Trong Báo cáo “Môi trường Kinh doanh 2008” của Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Tài chính Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 91 trong số 178 nền kinh tế về mức độ thuận lợi kinh doanh, trong khi Trung Quốc đứng thứ 83 và Thái Lan thứ 15

Xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các quốc gia được công bố tại diễn đàn kinh tế thế giới năm 2009 cũng ghi nhận sự tụt hạng sâu về môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Việt Nam tụt 5 bậc từ 70/134 xuống 75/133 nền kinh tế so với năm trước trong bảng xếp hạng chung, trong đó có đóng góp quan trọng của sự thay đổi trong chỉ tiêu về ổn định

kinh tế vĩ mô, tụt hạng sâu 42 bậc, từ 70 xuống 112.Ngoài ra môi trường kinh doanh năm

Một phần của tài liệu Huy động vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế (Trang 27 - 34)