PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ
2.1. Kết quả đạt được
2.1.1. Đợt thứ nhất vào ngày 27/10/2005:
Trong đợt phát hành này chính phủ đã huy động được 750 triệu USD và toàn bộ số tiên này được Chính phủ phê duyệt cho Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vay lại với lãi suất 7,125%/năm với thời gian ân hạn tới 10 năm để đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, tăng cường đầu tư cho các cơ sở chế tạo, các nhà máy và nâng cao năng lực đóng tàu Việt Nam.
Thời điểm đó, Vinashin sử dụng một phần số tiền huy động được từ phát hành trái phiếu của chính phủ để đầu tư mở rộng sản xuất, đáp ứng các hợp đồng đóng mới tàu xuất khẩu. Một phần Vinashin sẽ dành để đầu tư mở rộng một loạt các nhà máy và công ty đóng tàu Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng..., đồng thời đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ (sản xuất động cơ diezen, thép). Theo thời giá năm 2005, 750 triệu USD tương đương 12.085 tỷ đồng VN nhưng sau khi thanh toán phí phát hành trái phiếu, Vinashin thực nhận có 731,45 triệu USD. Vinashin lên kế hoạch phân bổ vốn vay này cho 189 dự án
thuộc giai đoạn 2006-2010 với tỷ lệ 50% để nâng cấp, mở rộng đầu tư xây dựng mới các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, 30% đầu tư vào các dự án nhằm nội địa hóa các sản phẩm tàu thủy, sản xuất thép tấm, sản xuất động cơ, sản xuất container... Trong các dự án đầu tư có dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vỏ container tại Cụm công nghiệp tàu thủy Lai Vu với công suất 30.000 TEU/năm, đi vào hoạt động trong năm 2007. Và 20% còn lại dành để phát triển đội tàu gồm tàu container, tàu hàng rời, tàu hàng tổng hợp, tàu chở dầu thô... với tổng trọng tải khoảng 300.000 DWT.
Tính đến 30-4-2007, số tiền đã giải ngân cho các dự án là 7.400 tỷ đồng (khoảng hơn 462 triệu USD), trong đó số tiền đã thu hồi từ nguồn khấu hao cơ bản của các dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả là trên 650 tỉ đồng. Số tiền này đã được Vinashin tái đầu tư cho các dự án đang cần vốn. Riêng số tiền chờ giải ngân cho các dự án được phân bổ vốn được giao cho Công ty tài chính Vinashin quản lý, chủ yếu sử dụng để cho các đơn vị thành viên vay vốn lưu động phục vụ sản xuất (số dư nợ tính đến 30-4-2007 là 3.700 tỷ), số còn lại được gửi tại các ngân hàng. “Gộp chung lại, thu nhập từ hoạt động bảo toàn và phát triển nguồn vốn chờ thanh toán năm 2006 đạt trên 8%/năm, lớn hơn lãi suất trái phiếu quốc tế phải trả cho các nhà đầu tư”
Tại thời điểm này, chúng ta có thể nhận định rằng vốn từ trái phiếu chính phủ Việt Nam cho Vinashin vay lại không hoàn toàn sử dụng được vào đúng mục đích, việc sử dụng vốn lãng phí, không hiệu quả, gây thất thoát dẫn đến tính trạng phá sản sau này, không thể đem lại tác dụng như kỳ vọng, đưa Việt Namtrở thành nước đóng tàu thứ 5 thế giới. Tuy nhiên, không thể hoàn toàn phủ nhận vai trò của nguồn vốn từ trái phiếu quốc tế mang lại, đó là động lực không nhỏ để tổng công ty này phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất trong một thời gian.
2.1.2. Đợt thứ hai vào ngày 26/01/2010
Số tiền huy động được vào đợt phát hành trái phiếu thứ hai được sử dụng vào nhiều mục đích, nhiều công trình đến thời điểm này mới chỉ đưa vào hoạt động được thời gian ngắn, nhiều công trình đầu tư vẫn chưa phát huy được tác dụng, nhưng không thể phủ nhận vai trò của nguồn hỗ trợ vốn này trong việc giúp dự án được thực hiện suôn sẻ, đưa vào sử dụng đúng thời gian dự kiến
- Khoảng 700 triệu USD trong số vốn 1 tỷ USD huy động được rót vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Với số tiền này, xem như khoản vốn đầu tư 3 tỷUSD dành cho Dung Quất đã được Chính phủ cân đối đủ. Đây được xem như là một trong những khoản tiền cuối cùng rót cho dự án trọng điểm quốc gia này, với số tiền này, dự án sẽ được hoàn thành, đưa vào sử dụng, và dự kiến sẽ thu hồi lại vốn trong khoảng 15-20 năm. Và khi hoàn thành Dung Quất có khả năng lọc 65 triệu tấn dầu mỗi năm. Đáp ứng được chừng 33% nhu cầu dùng trong nước.
- Riêng khoản vay 240 triệu USD cho Tổng Công ty Hàng hải VN (Vinalines),số tiền này sẽ được Vinalines dùng để sắm đội tàu vận tải, đáp ứng nhu cầu sản xuất, dự án này được đánh giá khả thi và có khả năng hoàn vốn trong vòng5-7 năm.
- Phần còn lại 60 triệu USD dự kiến được giao cho Tổng Công ty Sông Đà để thực hiện dự án Nhà máy thủy điện Xê Ca Mản 3 tại Lào (dự án này khởi công tháng 4/2006 và chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 3/2012 do Việt Nam và Lào hợp tác thực hiện).
Số tiền 60 triệu USD này bổ sung vào lượng vốn mà Việt Nam cam kết góp với Lào là 272 triệu USD (trong tổng vốn góp 320 triệu USD). Nhà máy này vào thời điểm ấy đã sắp xây dựng xong, khoản tiền cho vay lại cuối cùng của Chính phủ chủ yếu sẽ được dùng cho việc mua sắm thiết bị. Khi nhà máy này khi đi vào hoạt động, tổng công suất phát điện của 2 tổ máy khaongr 250 MW sẽ chủ yếu bán điện về VN, một phần sẽ cung cấp cho thị trường Lào.
2.1.3. Định mức tín nhiệm của Việt Nam tăng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài
Trên đây đề cập đến những kết quả thu được từ việc sử dụng nguồn vốn huy động được, ngoài những kết quả đó, những lần phát hành trái phiếu này còn có ý nghĩa động đến các nhà đầu tư quốc tế để họ xây dựng các hạn mức tín dụng đầu tư vào Việt Nam trong tương lai. Vì lẽ đó, một trong những thành quả quan trọng của 2 đợt phát hành trái phiếu, đặc biệt là đợt thứ nhất chính là tăng hạn mức tín dụng của Việt Nam, đó có thể xem là bước ngoặt lớn trong công cuộc đưa Việt Nam vươn ra quốc tế. Hạn mức tín dụng tăng thêm phản ánh môi trường đầu tư của Việt Nam thuậ lợi hơn, sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế trong tương lai.
Đầu tháng 9 năm 2006 (khoảng 1 năm sau khi phát hành tría phiếu đợt 1), thông tin trên kênh tài chính Blooberg của Mỹ cho thấy định mức tín nhiệm của Việt Nam được nâng lên. Tập đoàn Standard & Poor (S&P) nâng tín nhiệm của Việt Nam từ BB- lên BB (cao hơn nữa là BB+). Tổ chức Standar & Poor's (S&P) đã nâng chỉ số xếp hạng tín dụng ngoại tệ dài hạn của Việt Nam thêm một bậc lên hạng BB, cao hơn một bậc so với Indonesia và Philippines, và nâng mức xếp hạng tín dụng đồng nội tệ của Việt Nam từ BB lên BB+. Ngày 15/3/2007, tập đoàn định mức tín nhiệm Moody’s của Mỹ đã nâng mức tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ Việt Nam từ ổn định lên tích cực trong bậc xếp hạng Ba3 hiện có. Theo của Moody's, mức trần đánh giá của trái phiếu giao dịch bằng ngoại tệ vẫn đứng ở mức Ba2, với triển vọng "ổn định". Mức trần đánh giá của tiền gửi chính phủ bằng ngoại tệ tăng từ "ổn định" lên "tích cực" trong bậc xếp hạng B1 hiện có. Mức trần đánh giá của trái phiếu Chính phủ giao dịch bằng nội tệ vẫn đứng ở mức Ba1.
Nhờ những thành công này mà những nhà đầu tư nước ngoài cũng có niểm tin và đầu tư rất nhiều vào thị trường vốn trong nươc. Ở thị trường vốn trong nước, Chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành thành công nhiều đợt trái phiếu theo phương thức đấu giá lãi suất. Trung tuần tháng 3/2007, 300 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên được phát hành đấu thầu theo lô lớn (lô 100, 200, 300... tỷ đồng) đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua hết với mức lãi suất thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây 6,8%/năm. Từ sau lần này, những đợt phát hành tiếp theo lãi suất trái phiếu sẽ cố định, nhưng mệnh giá sẽ thay đổi. Giá trái phiếu sẽ không là 100.000 đồng nữa, mà có thể xuống 99.000-98.000 đồng hay lên 101.000-102.000 đồng. Sức hấp dẫn của trái phiếu càng cao, thì giá trúng thầu sẽ càng thấp hơn mệnh giá và ngược lại.
2.1.4. Tạo được tiền đề cho các doanh nghiệp lớn trong nước phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế:
Ở các nước trên thế giới, việc các doanh nghiệp tư nhân phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế không còn là điều xa lạ thì ở Việt Nam,trướn năm 2005, chưa có một doanh nghiệp nào thử nghiệm hình thức thức huy động vốn này. Có thể thấy so với việc vay vốn trong nước với lạm phát và lãi suất cao, cộng với tỷ giá không ổn định và thắt chặt cho vay và hạn mức tín dụng quá khắt khe của các ngân hàng đang là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng huy động vốn của DN, thì việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế với mức lãi suất 7-8%/ năm là kênh huy động vốn khá hấp dẫn.
Trước đây, do chưa có kinh nghiệm về hình thức huy động vốn này, các doanh nghiệp còn khá rụt rè chưa dám thử nghiệm, nhưng sau khi Nhà nước phát hành 2 đợt trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế, các doanh nghiệp bắt đầu thử nghiệm hình thức huy động vốn này. Cụ thể là:
- Tháng 12 năm 2009, Công ty cổ phần Vincom (VIC) cũng đã phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế với mức lãi suất 6% trong thời hạn 5 năm. Đến năm 2012, Công ty cổ phần Vincom cũng tiếp tục phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi quốc tê với khối lượng 185 triệu USD, kỳ hạn 5 năm, phát hành bằng USD với lãi suất coupon 5%/năm.
- Đầu năm 2011, Hoàng Anh gia Lai huy động thành công 90 triệu USD trái phiếu quốc tế có thời hạn 5 năm với lãi suất coupon được cố định ở mức 9,875%.
- Đầu năm 2012 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế lãi suất 8% không có tài sản bảo đảm theo quy chế S/144A, đáo hạn vào năm 2017