QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu Huy động vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế (Trang 34 - 35)

NƯỚC NGOÀI.

Đất nước ta đang thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới là: tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội,.... Trong đó một trong những mục tiêu trước mắt là đạt được tăng trưởng về mặt kinh tế nhằm cải thiện đời sống cho người dân. Để đạt được điều đó đòi hỏi nước ta phải đầu tư một lượng vốn rất lớn, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong quá trình huy động vốn, phải đảm bảo đúng nguyên tắc: nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn trong nước là quan trọng.

Đối với nguồn vốn từ nước ngoài chúng ta chủ yếu huy động vốn từ các nguồn vốn chủ yếu sau: nguồn vốn ODA, FDI, vốn vay từ ngân hàng thương mại quốc tế và nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Việc huy động vốn phải thực hiện được các mục tiêu chủ yếu:

- Tính đồng bộ của chính sách huy động vốn với chính sách kinh tế và chính sách tài chính để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

- Đa dạng hóa các hình thức và công cụ huy động vốn, nhằm thu hút và khơi dậy tiềm năng về vốn để đầu tư phát triển kinh tế, và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn nhằm bảo toàn và phát triển nguồn nội lực.

- Thực hiện chiến lược huy động vốn của Đảng trong giai đoạn hiện nay: “Huy động vốn trong nước là quyết định, huy động vốn nước ngoài là quan trọng” đòi hỏi chúng ta phải xử lý một cách linh hoạt các tình huống với điều kiện của đất nước trong từng giai đoạn phát triển.

Đối với nguồn vốn nước ngoài có thể nói là rất hấp dẫn và đa dạng, tuy nhiên những phương thức huy động vốn này luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn bên trong, đặc biệt sự đe dọa về gánh nặng nợ nần, vì vậy nên, đối với hoạt động huy động vốn từ nước ngoài phải có định hướng cụ thể và rõ ràng. Đó là:

- Cân phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Phát triển huy động vốn cả ở 4 hình thức, trong đó đặc biệt chú trọng mở rộng các hình thức còn đang mới mẻ với Việt Nam như phát hành trái phiếu quốc tế và vay vốn thương mại.

- Bên cạnh việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài phải quan tâm sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như quan tâm kết hợp với những nguồn lực khác (lao động, công nghệ,..) trong công cuộc đầu tư.

- Trong tương lai, do nhu cầu ngày càng cao về vốn đầu tư, Việt Nam lại không thể tiếp tục phụ thuộc qúa nhiều vào ODA, FDI vì vậy cần triển khai các hình thức huy động vốn khác để có thể chủ động hơn trong sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu phát triển.

Trong thời gian tới, tuy chính phủ Việt Nam chưa có kế họach cụ thể về đợt phát hành trái phiếu tiếp theo ra thị trường vốn quốc tế, nhưng nhà nước luôn đưa ra những hỗ trợ cho các doanh nghiệp có mong muốn huy động vốn thông qua nguồn này,với mong muốn các doanh nghiệp có thể tự chủ hơn trong huy động và sử dụng nguồn vốn, hạn chế những ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước, và giảm nhẹ gánh nặng nợ công.

Một phần của tài liệu Huy động vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế (Trang 34 - 35)