Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Eximbank Hà Nội (Trang 60 - 61)

3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trờng pháp lý

3.1. Đối với Chính phủ

Một là : Vấn đề thế chấp cầm cố tài sản

- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định qui định chi tiết thi hành luật DNNN, trong đó có việc quy định danh mục các tài sản mà doanh nghiệp đợc quyền thế chấp, cầm cố, và tài sản mà doanh nghiệp phải đợc phép của cơ quan quản lý cho thế chấp, cầm cố. Quy định rõ việc xử lý tài sản thế chấp của DNNN. Nghiên cứu quy định khi giao vốn, thì đồng thời phải cấp giấy tờ về quyền quản lý tài sản cho DNNN để làm cơ sở cho việc quản lý và dùng thế chấp để cầm cố.

- Đề nghị Chính phủ sửa đổi nghị định 18/CP về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nớc đợc giao đất, thuê đất đợc thế chấp tài sản trên đất cùng với thế chấp quyền sử dụng đất đợc giao hoặc đợc thuê, để phản ánh đúng giá trị thực của tài sản, cũng nh tạo điều kiện thuận lợi cho phát mại tài sản thế chấp, khi ngời vay không trả đợc nợ, tránh bế tắc cho hoạt động tín dụng Ngân hàng.

- Đề nghị Chính phủ ban hành nghị định về đấu giá tài sản, nh quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời hạn bán đấu giá tài sản thế chấp. Xác định và thể chế hoá quá trình kiện tụng cho việc xét xử và tịch thu tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho Ngân hàng có thể thu đợc nợ tới mức cao nhất trên cơ sở giải chấp các tài sản nhận thế chấp, cầm cố.

Hai là: Tăng cờng sự quản lý nhà nớc đối với Doanh nghiệp quốc doanh.

- Nhà nớc đảm bảo cung cấp đủ vốn cho các DNQD, cần có biện pháp giải quyết những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, yếu kém kéo dài, để tạo môi trờng cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài

quốc doanh. Đối với những doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế bị lỗ, cần có cơ chế cấp bù lỗ kịp thời để đảm bảo cho các doanh nghiệp này có đủ vốn để hoạt động.

- Các cấp cần tiến hành và rà soát lại các doanh nghiệp đã đợc thành lập để cân đối giữa vốn và ngành nghề kinh doanh, đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh phù hợp với thực lực của doanh nghiệp trên các mặt : Vốn, công nghệ mới, đảm bảo tính đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao.

- Cần có biện pháp kinh tế buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện tốt công tác duyệt quyết toán và kiểm tra theo chế độ qui định để đảm bảo tính pháp lý và nguồn số liệu cung cấp.

- Đề nghị Chính phủ, các ngành pháp luật và chính quyền địa phơng có biện pháp ngăn chặn để xoá bỏ các tổ chức cá nhân kinh doanh tiền tệ, tín dụng trái phép dới mọi hình thức. Mọi tổ chức và cá nhân chỉ đợc vay vốn và đợc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức. Mọi hình thức vay vốn và huy động vốn từ các tổ chức cá nhân không đợc Nhà nớc cấp giấy phép đều vi phạm pháp luật, cần đợc xử lý nghiêm minh nh các hành vi buôn lậu và kinh doanh trái phép.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Eximbank Hà Nội (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w