1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn quận 12

36 2,2K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 271,69 KB

Nội dung

Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòi hỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên q

Trang 1

Chương II : Mục tiêu, đối tượng, nội dung, hình thức

Chương III: Công tác đào tạo – bồi dưỡng

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND : Ủy ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân

Trang 3

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũ những người cốt cán, cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng Vai trò to lớn đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” Thực vậy, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, của hệ thống các tổ chức nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ

Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòi hỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để họ thực thi tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức thì nơi đó công việc vận hành rất trôi chảy, thông suốt

Chương trình tổng thể Cái cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 –

2010 đề ra mục tiêu “đến năm 2010 đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệ, hiện đại Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân” Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ nay đến 2010 là phải đảm bảo đội ngũ cán

bộ, công chức Nhà nước đạt trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học, ngoại ngữ phù hợp với chuẩn chức danh và ngạch bậc công tác; có năng lực thực thi các nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính vì những lý do đó, để tìm hiểu rõ hơn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhân đợt thực tập tại Phòng Nội vụ quận 12, tôi chọn

đề tài thực tập “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn quận 12 – Thực trạng và giải pháp”

PHẦN MỘT : QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Trang 4

I Mục đích thực tập

Trong chương trình đào tạo cử nhân Hành chính hệ chính quy của Học viện Hành chính, bên cạnh những kiến thức lý luận đã được học tại trường, Sinh viên phải tham gia đợt thực tập do Học viện tổ chức Mục đích của đợt thực tập

là nhằm:

- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hành chính nhà nước, chức năng, nhiệm vụ cũng như nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức tại nơi thực tập

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, bước đầu rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước

- Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học thông qua sự giúp đỡ, trao đổi với cán bộ nơi thực tập

II Phương pháp thực tập

Trong quá trình thực tập, sinh viên nghiên cứu văn bản pháp luật, các tài liệu có liên quan đến nơi thực

Thu thập thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá số liệu

Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, của cán bộ nơi thực tập kết hợp với quá trình quan sát, thử việc tại cơ quan để bổ sung và nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo thực tập

III Tên đề tài

“ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn quận 12 – Thực trạng và giải pháp ”

I Thời gian, địa điểm thực tập

1 Thời gian thực tập :

Thời gian thực tập 02 tháng

Trang 5

- Học tập Quy chế của cơ quan

- Tìm hiểu tổng quan về bộ máy hoạt động của UBND Quận 12

- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Phòng Nội

vụ

Tuần 2

Tuần 3

- Xác định và xây dựng đề cương chuyên đề thực tập

- Tập hợp, phân loại, sắp xếp và lưu trữ văn bản

- Nghiên cứu những văn bản về công tác cán bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức

- Trao đổi với cán bộ chuyên môn để nâng cao kiến thực lý luận và thực tiễn về công tác cán bộ

Tuần 4

Tuần 5

- Cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý cán bộ công chức

- Tìm hiểu về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ công chức tại quận 12

- Thu thập tài liệu, số liệu chuẩn bị viết báo cáo thực tập

- Viết báo cáo thực tập Tuần 8

- Hoàn chỉnh báo cáo thực tập

- Xin ý kiến lãnh đạo Phòng Nội vụ về quá trình thực tập

- Nộp báo cáo thực tập

PHẦN HAI : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Chương I: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12

I Vị trí địa lý

Quận 12 được thành lập ngày 01/4/1997 theo Nghị định số 03/CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ Là một trong năm quận mới được thành lập trên cơ

Trang 6

sở tách ra từ huyện Hóc Môn cũ, với tổng diện tích 5.274,89 ha và hơn 307.499 dân (theo số liệu thống kê tháng 3/2006)

Nằm về phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh một phần Quốc lộ 1A và hệ thống giao thông dày đặc và cũng là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm, Quận 12 có vị trí và cửa ngõ giao thông khá quan trọng của thành phố nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có nhiều tuyến đường quan trọng đi qua địa bàn quận như quốc lộ 1A nối miền Tây, miền Đông Nam

Bộ và quốc lộ 22 đi Tây Ninh Ngoài ra, trên địa bàn Quận có một số dự án về công nghiệp, đô thị đã và đang hình thành sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quận

Địa giới hành chính quận như sau:

- Phía Đông giáp: Huyện Thuận An -Tỉnh Bình Dương, quận Thủ TP.HCM

Đức Phía Tây giáp: Huyện Hóc Môn và quận Bình Tân Đức TP.HCM

- Phía Nam giáp: Quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Tân Phú và quận Bình Tân - TP.HCM

- Phía Bắc giáp: Huyện Hóc Môn - TP.HCM

Hiện nay quận 12 gồm có 11 phường, bao gồm:

- Phường Đông Hưng Thuận

- Phường Tân Chánh Hiệp

- Phường Tân Thới Hiệp

- Phường Tân Thới Nhất

- Phường Tân Hưng Thuận

II Tình hình kinh tế - xã hội

- Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, kinh tế quận đã có bước phát triển mạnh mẽ, đời sống của người dân được nâng lên một cách rõ rệt Tốc độ phát triển bình quân 10 năm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là

Trang 7

19,68%; thương mại dịch vụ là 19,59% Tốc độ phát triển các ngành được đảm bảo năm sau cao hơn năm trước

- Công tác xã hội hóa giao thông được thực hiện có hiệu quả Người dân tích cực tham gia hiến đất làm đường góp phần đẩy mạnh việc nhựa hóa các tuyến đường trên địa bàn quận

- Công tác quản lý đô thị ngày càng được chấn chỉnh, vai trò quản lý nhà nước trong quản lý đô thị được nâng cao, bộ mặt đô thị quận dần được hình thành Quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt khoảng 95% tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn quận, 5% diện tích đất nông nghiệp còn lại theo bản đồ quy hoạch chung của quận thuộc đất công viên cây xanh Nhìn chung quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 của quận đã phủ kín

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư được quận quan tâm đẩy mạnh từng bước đi vào nề nếp Cơ bản đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

- Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đã đạt được những kết quả khả quan góp phần chăm lo đời sống vật chất tinh thần trong nhân dân Việc xã hội hóa các lĩnh vực trên ngày càng được quan tâm

Công tác xóa đói giảm nghèo được các ngành các cấp đặc biệt quan tâm, xác định là nhiệm vụ quan trọng và được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận từng nhiệm kỳ và triển khai thực hiện hơn 19 năm qua

- Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, ổn định, không để xảy ra điểm nóng về an ninhc hính trị trên địa bàn Tình hình phạm pháp hình sự được kéo giảm, công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm ma túy đạt mục tiêu giữ vững địa bàn không còn điểm phức tạp về ma túy Tích cực đấu tranh phát hiện kịp thời các đối tượng nghiện trên địa bàn để xử lý

- Công tác điều hành của Thường trực UBND quận đã có những chuyển biến mạnh mẽ đem lại diện mạo mới cho UBND quận Xây dựng chương trình công tác từng lĩnh vực, bộ máy phòng ban được chấn chỉnh nề nếp, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong hoạt động của bộ máy

- Công tác cải cách hành chính được quan tâm thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan Quy trình thủ tục hành chính được rà soát và điều chỉnh theo hướng thuận tiện cho người dân

III Khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của UBND quận 12

1 Cơ cấu tổ chức của UBND Quận 12

Hiện nay Ủy ban nhân dân quận 12 có 09 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch UBND

- Phó Chủ tịch UBND phụ trách kinh tế

- Phó Chủ tịch UBND phụ trách quản lý đô thị

Trang 8

- Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn hóa – xã hội

- Ủy viên UBND phụ trách Công an là trưởng Công an quận

- Ủy viên UBND phụ trách Quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân

sự quận

- Ủy viên UBND phụ trách Thanh tra là Chánh Thanh tra

- Ủy viên UBND phụ trách Nội vụ là Trưởng phòng Nội vụ

- Ủy viên UBND phụ trách Văn phòng là Chánh Văn phòng HĐND và UBND

Cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận 12:

- Phòng Văn hóa – Thông tin và Thể thao

- Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

- Ban Tôn giáo

- Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em

Ngoài ra, quận 12 đã thành lập Thanh tra Xây dựng quận (thực hiện theo Quyết định số 133/2007/QĐ-UBND ngày 23/11/2007 của UBND thành phố về thành lập Thanh tra Xây dựng cấp quận, phường.)

Hiện nay, Ủy ban nhân dân quận 12 đang tổ chúc thực hiện việc sắp xếp

cơ cấu tổ chức UBND quận theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/208

về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2 Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ

2.1- Chức năng

Trang 9

Phòng Nội vụ quận 12 là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 12, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, tòan diện của ủy ban nhân dân quận đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong các mặt công tác thuộc phạm vi, trách nhiệm Sở Nội vụ thành phố

Phòng Nội vụ có chức năng giúp Ủy ban nhân dân quận thống nhất quàn lý Nhà nước về các hoạt động thuộc lĩnh vực Nội vụ theo các qui định của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân thành phố

Ngày 04 tháng 02 năm 2008, Chính Phủ đã ban hành nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Theo đó phòng Nội vụ có vị trí và chức năng là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng

2.2- Nhiệm vụ

a/ Nhiệm vụ chung:

- Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý công tác, biên chế và tiền lương theo quy định của pháp luật, phân cấp của thành phố và phân công của Ủy ban nhân dân quận

- Tham mưu việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân quận quản lý

- Thực hiện các công tác chuyên môn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận và Sở nội vụ thành phố

b/ Nhiệm vụ cụ thể:

- Giúp Ủy ban nhân dân quận xây dựng kế hoạch, tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bầu cử Đại biểu Quốc Hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu thành viên Ủy ban nhân dân quận và phường theo phân công của Ủy ban nhân dân quận và hướng dẫn của Sở Nội vụ thành phố

- Giúp Ủy ban nhân dân quận cụ thể hóa các quy định về chế độ hoạt động, nội quy làm việc, phân công, phân nhiệm đối với thành viên Ủy ban nhân dân quận và phường

- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận việc xử lý kỷ lậut đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quận quản lý Hướng dẫn và giám sát về qui trình, thủ tục thi hành kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật

Trang 10

- Phối hợp cơ quan chức năng giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý công tác địa giới hành chính phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ về mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của quận

- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận đề án thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính đối với tổ dân phố, khu phố và phường để trình Hội đồng nhânh dân quận thông qua trước khi trình cấp trên xem xét, quyết định

- Theo dõi, tổng hợp và đề xuất Ủy ban nhân dân quận về tổ chức bộ máy

và nhân sự các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc quận theo phấn cấp của Ủy ban nhân dân thành phố và quy định của pháp luật Giúp Ủy ban nhân dân quận hướng dẫn và giám sát việc thực hiện bố trí, tổ chức hoạt động

bộ máy nhân sự của Ủy ban nhân dân các phường

- Hướng dẫn, thẩm định việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc quận theo hướng dẫn của sở ngành thành phố trình Ủy ban nhân dân quận ban hành Tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định về quy chế ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận đối với thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuôc quận Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các phường xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động

- Nghiên cứu, thẩm định và đề xuất phê duyệt các đề án về tổ chức đối với các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân quận hoặc tham mưu xây dựng đề án theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận trong thành lập mới, sáp nhập, giải thể, thay đổi chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động hoặc tiếp nhận, chuyển giao tổ chức với các sở ngành thành phố

- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng quyết định và cơ cấu thành viên trong các Ban Chỉ đạo theo yêu cầu nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm, sau đó thẩm định và trình Ủy ban nhân dân quận xem xét thành lập

- Theo dõi tổng hợp tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của quận và phường giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện công tác cán bộ trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được phân cấp

- Tham mưu quy trình, thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, nâng lương niên hạn, đề bạt, bổ nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, kỷ luật, phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân các phường… trong phạm vi trách nhiệm được giao và theo các quy định pháp luật khác

- Hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc quận

và Ủy ban nhân dân các phường thực hiện việc bố trí cán bộ, công chức, viên

Trang 11

chức theo quy định Tham mưu việc đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu công tác, theo chủ trưởng của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức quận và phường Kịp thời đề xuất biện pháp hoặc xin ý kiến giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện

- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về công tác nội vụ trên địa bàn

- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận thực hiện công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; công tác quy hoạch, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc quận quản lý

2.3- Quyền hạn:

Phòng Nội vụ có các quyền hạn như sau:

- Được quyền yêu cầu các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuôc quận, Ủy ban nhân dân các phường báo cáo, cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện tốt việc quản lý hành chính Nhà nước đối với công tác nội

vụ trên địa bàn

- Triệu tập các cuộc họp để hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc triển khai, phổ biến các quy định Nhà nước liên quan đến lĩnh vực phòng phụ trách

- Được giám sát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị thuộc quận trong các lĩnh vực phòng phụ trách hoặc do Ủy ban nhân dân quận yêu cầu

- Được ký các văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hướn dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách theo Quyết định ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận

- Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn trên, phòng Nội vụ còn được Ủy ban nhân dân quận ủy quyên thực hiện thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn nếu thấy cần thiết và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quy định cụ thể bằng văn bản

2.4- Cơ cấu tổ chức

Phòng Nội vụ quận 12 hiện nay do Trưởng phòng là Ủy viên UBND quận phụ trách và có 01 Phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND quận quyết định bổ nhiệm

Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận về toàn bộ kết quả hoạt động của phòng mình, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ thành phố

Trang 12

Trưởng phòng có trách nhiệm xây dựng mô hình tổ chức, phương án họat động, quy trình giải quyết công việc trong nội bộ phòng Đề ra kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ và bố trí công việc đối với từng thành viên của phòng Phó trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách một số công việc cụ thể, liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được phân công phụ trách và được ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể khi Trưởng phòng đi vắng

Ngoài ra phòng Nội vụ còn có 04 chuyên viên phụ trách từng lĩnh vực theo

sự phân công của Trưởng phòng

Chuyên viên 1: Theo dõi công tác địa giới hành chính Tổ chức hoạt động

công đoàn, chăm lo đời sống cho CBCC Thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng phòng, phó phòng giao

Chuyên viên 2: Theo dõi quản lý biên chế lao động, tiền lương các đơn vị

thuộc UBND quận Theo dõi chất lượng và biến động đội ngũ CBCC,VC trực thuộc UBND quận Tham mưu công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác thi đua khen thưởng, nghỉ việc, nghỉ hưu Thực hiện chính sách tiền lương theo quy định, khoán biên chế kinh phí hành chính quận Đánh giá CBCC, VC hàng năm Thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng phòng, phó phòng giao

Chuyên viên 3: Theo dõi thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Tham mưu

lãnh đạo phòng quản lý theo dõi hoạt động về khoán biên chế, công tác thi đua, nghỉ việc, nghỉ hưu, xử lý kỷ luật khối phường Theo dõi CBCC phường được hưởng trợ cấp khuyến khích cải tiến phương pháp quản lý trên hệ thống máy tính và mạng nội bộ Thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng phòng, phó phòng giao

Chuyên viên 4: Thực hiện công tác văn phòng, văn thư lưu trữ, quản lý hồ

sơ cán bộ công chức, viên chức Tham mưu lãnh đạo phòng quản lý theo dõi hoạt động về khoán biên chế, công tác thi đua, nghỉ việc, nghỉ hưu, xử lý kỷ luật các đơn vị sự nghiệp Thực hiện những nhiệm vụ khác do Trưởng phòng, phó phòng giao

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ quận 12

TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Trang 13

Chương II : MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC

VÀ QUY TRÌNH ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG

I Khái niệm

1 Khái niệm Cán bộ, công chức

Khái niệm Cán bộ có nhiều cách hiểu với những phạm vi rộng hẹp và ở từng nước khác nhau Theo từ điển tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa là:

1.Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước

Bác Hồ trong suốt cuộc đời cách mạng của mình rất quan tâm đến cán bộ

và công tác cán bộ Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ là những người làm trong các cơ quan, đoàn thể, công sở, lực lượng vũ trang Họ

có thể là những đảng viên cộng sản hoặc chưa phải, không phải đảng viên Họ

có thể giữ chức vụ chỉ huy, phụ trách, quản lý, lãnh đạo hoặc làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn đơn thuần Họ là những người hoạt động trong thời kỳ cách mạng, kháng chiến, thoát ly, có hưởng lương để phân, họ là đầy tớ của nhân dân

Trang 14

Hiện nay ở nước ta, Pháp lệnh bộ công chức 1998 sửa đổi bổ sung năm

2003 gắn hai khái niệm cán bộ và công chức thành cụm từ đội ngũ cán bộ, công chức để phân biệt với nhân dân Điều 1 của Pháp lệng có quy định:

Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:

a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ

thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung

ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội;

đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân; e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,

hạ sỹ quan chuyên nghiệp;

g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã

Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật

Như vậy, ta có thề hiểu Cán bộ là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ… được quy định tại điểm a, điểm g Công chức là những người được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức

Trang 15

Nhà nước được quy định tại các điểm b,c,đ,e,h Riêng những người được quy định tại điểm d được gọi là viên chức

2 Khái niệm công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC

Đào tạo là hoạt động có mục đích nhằm xây dựng nguồn nhân lực có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đề hoạt động trong một lĩnh vực nhất định Bồi dưỡng là quá trình cập nhật những kiến thức mới, bổ sung những kiến thức còn thiếu, lạc hậu để nâng cao trình độ, năng lực hoặc phẩm chất, củng cố

kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp có sẵn để lao động nghề nghiệp có hiệu quả hơn

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thường được tiến hành tại các trường lớp, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng và được xác nhận bằng văn bàng, chứng chỉ Trong lĩnh vực hành chính, đào tạo bồi dưỡng là hoạt động của các cơ quan quản lý CBCC, của cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhằm trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc, phẩm chất đạo đức … cho CBCC theo tiêu chuẩn quy định của từng ngạch, từng chức vụ, chức danh

II Vai trò của đào tạo – bồi dưỡng

1 Sự cần thiết phải đào tạo – bồi dưỡng CBCC

1.1- Yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Sự nghiệp CNH-HĐH đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi đội ngũ CBCC phải đáp ứng để phù hợp với tình hình mới Với thực trạng đội ngũ CBCC nói chung và CBCC của quần nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu Vì vậy phải tạo ra được đội ngũ CBCC thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo để đáp ứng được yêu cầu của

sự nghiệp CNH-HĐH đất nước mà Đảng và Nhà nước và tòan dân đang thực hiện

1.2- Yêu cầu của công cuộc Cải cách hành chính Nhà nước

Công cuộc CCHC nhằm xây dựng một nền Hành chính trong sạch, vững mạnh, trong đó đội ngũ CBCC phải có đủ năng lực, phẩm chất để thực thi tốt các nhiệm vụ được giao Do đó đào tạo – bồi dưỡng CBCC là một đòi hỏi khách quan nhằm tạo ra được đội ngũ CBCC đáp ứng được yêu cầu

2 Vai trò của công tác đào tạo – bồi dưỡng CBCC

Công tác đào tạo – bồi dưỡng CBCC là một vấn đề quan trọng của công tác cán bộ Vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, nhất là khi Việt Nam đã trở thành viên của WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao thì nó càng trở nên cần thiết

Trang 16

Trong giai đọan hiện nay, công tác đào tạo – bồi dưỡng CBCC hiện nay có những vai trò sau đây:

Công tác đào tạo – bồi dưỡng CBCC nhằm phục vụ cho công tác chuẩn hóa cán bộ Đây có thể coi là vấn đề quan trong khi mà đội ngũ CBCC hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất còn bộc

lộ nhiều yếu kém Điều này đã làm giảm sút chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc, gây nhiều bức xúc trong dân nhân Vì vậy trong thời gian tới công tác đào tạo – bồi dưỡng CBCC cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CBCC

Đào tạo – bồi dưỡng CBCC nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đào tạo – bồi dưỡng CBCC có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

Đào tạo – bồi dưỡng CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc CCHC Đối với quận 12, công tác đào tạo – bồi dưỡng CBCC có vai trò đặc biệt quan trọng

Tạo ra một đội ngũ CBCC vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, say mê với công việc tận tụy phục vụ nhân dân, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Xây dựng một đội ngũ CBCC quận năng động, nhạy bén, linh hoạt, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hiện đại, khả năng giải quyết công việc nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của quận

III Mục tiêu, yêu cầu đào tạo – bồi dưỡng cán bộ công chức quận, phường

1 Mục tiêu

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức quận, phường là nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức quận và phường có bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn, có phẩm chất và đạo đức cách mạng trong sang, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả Đảm bảo có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị

và có kiến thức phù hợp với nhiệm vụ công tác

Đáp ứng việc kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước, chất lượn hoạt động của các đoàn thể

2 Yêu cầu

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đạt đủ các tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch công chức Nhà nước, từng chức danh cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý quận và cơ sở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước

Trang 17

Trong giai đọan hiện nay, phải hướng vào việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, nhận thức chính trị và khắc phục kịp thời tình trạng yếu kém về trình độ chuyên môn, hạn chế về năng lực quản lý để từ đó giúp mỗi cán bộ công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tập trung trang bị, bổ sung những kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhất là quản lý hành chính nhà nước, các yêu cầu công việc đang đảm trách

3 Đối tượng, nội dung và hình thức đào tạo

- Cán bộ dự bị các chức danh lãnh đạo, quản lý quận, phường

- Cán bộ trẻ diện quy hoạch của Thành ủy

3.2- Nội dung

Đào tạo, bồi dưỡng tại trường lớp:

- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức hành chính quận:

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đạt tiêu chuẩn ngạch về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học

+ Bồi dưỡng kiến thức Hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ lãnh đạo từ Trưởng phòng, phó phòng, ban, mặt trận, đòan thể quận theo chương trình dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý

- Đối với cán bộ, công chức phường:

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng tin học, ngoại ngữ cho 6 chức danh chủ chốt phường ( Bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND phường ), cán bộ công chức phường và cán bộ dự bị quy hoạch vào các chức danh chủ chốt phường

Đào tạo thực tiễn:

Trang 18

Cán bộ quy hoạch dự bị các chức danh diện Thành ủy, quận ủy quản lý nếu chưa được đào tạo hoạt động thực tiễn phải được phân công về cơ sở công tác

để được đào tạo và rèn luyện thử thách thông qua các hoạt động lãnh đạo toàn diện về xây dựng Đảng, đoàn thể, điều hành quản lý nhà nước

3.3- Hình thức

Tổ chức nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng thích hợp cho từng loại đối tượng: đào tạo, bồi dưỡng tập trung, tại chức; đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; đào tạo, bồi dưỡng lại; đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề theo kế hoạch đào tạo của Thành phố, quận

Ngoài ra, quận khuyến khích cán bộ, công chức tự học bổ sung kiến thức nhưng phải chấp hành về thời gian công tác, đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ công vụ và công tác được giao

IV Quy trình tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

1 Thông báo chiêu sinh

Ban tổ chức Quận ủy và Phòng Nội vụ được sự ủy nhiệm của Thường trực Quận ủy và Thường trực UBND quận, ban hành các văn bản chiêu sinh đối với các loại hình đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ công chức quận, phường đến lãnh đạo

cơ quan, cấp ủy chi bộ, đảng bộ cơ sở

Ban Tổ chức quận ủy thông báo chiêu sinh các lớp do Ban tổ chức Thành

ủy chiêu sinh; các lớp trung cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị…; Phòng Nội vụ thông báo chiêu sinh các lớp do Sở Nội vụ chiêu sinh theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước của UBND thành phố vào đầu năm

2 Quy trình tuyển chọn của đơn vị cơ sở

Sau khi có thông báo chiêu sinh của Ban Tổ chức Quận ủy và Phòng Nội

vụ gởi cho các đơn vị, cấp ủy và thủ trưởng đơn vị căn cứ vào nhu cầu đào tạo

và tình hình thực tế của đơn vị mà rà soát, xét chọn cử cán bộ công chức đi đào tạo, bồi dưỡng gởi danh sách về Ban Tổ chức Quận ủy và Phòng Nội vụ

Đối với các lớp bồi dưỡng ngắn hạn từ 6 tháng trở xuống do ngành chiêu sinh hoặc do nhu cầu tự đào tạo, bồi dưỡng, đơn vị cơ sở gửi thông báo chiêu sinh và danh sách cán bộ công chức dự học cho Ban Tổ chức quận ủy và Phòng Nội vụ ( kèm đơn xin dự học có xác nhận của lãnh đạo đơn vị ) Sau khi được duyệt, có thông báo đồng ý của Thường trực Quận ủy hoặc Thường trực UBND quận ( được sự ủy quyền cho Ban Tổ chức Quận ủy hoặc Phòng Nội vụ thông báo ) mới được đi học và giải quyết kinh phí học tập

3 Quy trình tuyển chọn của Quận

Ngày đăng: 21/12/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Chương II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ QUY TRÌNH ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG  - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn quận 12
h ương II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ QUY TRÌNH ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w