Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng Nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quantất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại, với mục tiêu làxác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhândân Ở nước ta, Đảng và Nhà nước coi việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiệnNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp đổi mới của đất nước vàlà một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang ngày càng phát triển cả bề rộnglẫn bề sâu, từ đó khẳng định vị thế của Việt Nam trên thế giới
Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấnđề cấp bách đặt ra là đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức Chính vìlẽ đó, nhận rõ vai trò của giáo dục, đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấtquán với quan điểm “ con người là nguồn lực quý báu nhất, là trung tâm củasự phát triển Phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sáchhàng đầu Cũng như nhiều nước, chúng ta đã tạo lập khung pháp lý và nhữngchính sách làm cơ sở cho việc đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, côngchức Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng mục tiêu đào tạo, xây dựng đội ngũcán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đang gặp nhiều khó khăn, nhữngkết quả đạt được chưa tương xứng với những yêu cầu đặt ra Đảng ta nhậnđịnh: “Công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu tăngcường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nướctrong thời kỳ mới” [13] Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức còn dựavào những định kiến chủ quan, chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc,tệ quan liêu, tham nhũng đang thực sự là vấn đề đáng lo ngại Do vậy chúngta chứ tích cực phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ, công chức cóđức, có tài Để khắc phục những tồn tại hiện nay và đáp ứng những yêu cầucủa công cuộc đổi mới, vấn đề cấp bách là phải có chiến lược về con người,
Trang 2trong đó đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chứcthực sự trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội.
Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nói chung thì việcđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thanh tra ngành Tư pháp là một vấn đềcấp bách vì nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ thanh tra là tai mắt củaquần chúng” [26, tr.269] Cán bộ thanh tra của ngành Tư pháp là một bộ phậnquan trọng của cán bộ Nhà nước ta nói chung
Trong điều kiện cải cách hành chính, xây dựng một Nhà nước phápquyền, hướng tới xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch và từng bướchiện đại hoá thì vai trò đào tạo đội ngũ công chức thanh tra càng có ý nghĩaquan trọng vì công tác thanh tra gắn liền với công tác quản lý nhà nước
Đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp được hình thành từ khi Bộ Tưpháp được tái lập năm 1982, cùng với sự nghiệp cách mạng của đất nước độingũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp đã làm tốt nhiệm vụ của mình Song donhiều nguyên nhân: đội ngũ cán bộ còn thiếu; pháp luật điều chỉnh về lĩnhvực này chưa cụ thể, thống nhất; nhận thức về cán bộ ngành thanh tra cònthiếu nhất quán; bản thân cán bộ ngành thanh tra có những đồng chí còn nonkém về nghiệp vụ, đạo đức, vì thế còn nhiều hạn chế trong công việc củamình.Vì vậy cần xây dựng được đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp đủvề số lượng và chất lượng; cần có cơ chế để bảo đảm cho đội ngũ cán bộ đóhoạt động có hiệu quả, hiệu lực.
Là một cán bộ thanh tra ngành Tư pháp, bản thân tôi hiểu rất rõ tầmquan trọng của chức năng, nhiệm vụ của ngành mình Thông qua hoạt độngthực tiễn, thông qua nhiều kênh thông tin, tôi thấy được những điểm mạnh,yếu của ngành Để ngành Tư pháp ngày càng phát triển tôi chọn đề tài:
“Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầucủa Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
ngành luật học.
Trang 32 Tình hình nghiên cứu
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã coi cán bộ là một vấn đề chiến lược, V.I.Lêninviết: Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị,nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị,những đại biểu tiên phong có đủ năng lực tổ chức và lãnh đạo phong trào VớiChủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm: sửa đổi lề lối làm việc, Bác viết: “cánbộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ tốt thì mọi công việc mới tốt” vàcòn nhiều những bài viết, nói chuyện của Bác về lĩnh vực cán bộ Đây lànhững quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhvề lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ thanh tra ngành Tưpháp nói riêng.
Tại nước ta trong những năm gần đây, chủ đề nghiên cứu về đào tạo, bồidưỡng đội ngũ công chức đã có nhiều sự quan tâm của nhiều nhà luật học Ởmức độ và phạm vi khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công
bố như: Đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước tại thành phốHồ Chí Minh theo yêu cầu cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay củaNguyễn Mạnh Bình, 2001; Cơ sở khoa học của việc đào tạo bồi dưỡng cánbộ chính quyền cơ sở cấp xã của TS Trần Quang Minh; Cơ sở lý luận và thựctiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của TS Thang Văn Phúc, TS.Nguyễn Minh Phương Nxb CTQG, 2005; Xây dựng nhà nước pháp quyềncủa dân, do dân, vì dân của TS Nguyễn Trọng Thóc Nxb CTQG, 2005; Tưtưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viênhiện nay của TS Hoàng Trang, TS Phạm Ngọc Anh, Nxb CTQG, 2004; Đổimới nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức,Nghiên cứu lý luận, số 9 của TS Nguyễn Hữu Thanh, 2000; Cơ sở lý luận vàthực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,vì nhân dân của TS Trần Hậu Thành, Nxb CTQG, 2005; Những vấn đề pháplý cơ bản của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước ở Việt
Trang 4Nam của Luận văn tiến sĩ luật học của Phạm Tuấn Khải; Thực trạng tổ chứcvà hoạt động thanh tra bộ, ngành, chuyên ngành ở nước ta của Luận văn tiến
sĩ Phạm Văn Khanh, 1997
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập trực tiếphoặc gián tiếp đến nhiều nội dung về đào tạo bồi dưỡng công chức theo yêucầu Nhà nước Pháp quyền ở những mức độ và phạm vi khác nhau, tương ứngvới những khoảng thời gian nhất định, giải quyết nhiều vấn đề bức xúc Tuynhiên, việc nghiên cứu có hệ thống và tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận vàthực tiễn của vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư phápđến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập.
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng côngchức thanh tra ngành Tư pháp trên toàn quốc từ năm 1982 tới nay, luận vănđề xuất một số quan điểm và giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng công chức thanhtra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ của công chức thanh tra ngànhTư pháp.
- Phân tích thực trạng năng lực, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chứcthanh tra Tư pháp trên toàn quốc; đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm, từ đórút ra những bài học kinh nghiệm.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng độingũ công chức ngành thanh tra trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa Việt Nam và tình hình đổi mới của đất nước ta hiện nay.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Lý luận về đào tạo công chức đã có nhiều công trình khoa học nghiêncứu, nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và đánh giá
Trang 5thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháptrên toàn quốc từ năm 1982 tới nay.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm,đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vềvấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và công tác thanh tra nóiriêng trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam.
-Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học duy vật biệnchứng và triết học duy vật lịch sử Bên cạnh việc sử dụng phương pháp duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiêncứu khác như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn
5 Những đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
- Làm rõ một số quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tracủa ngành Tư pháp.
- Chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác đào tạo, bồidưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp trên toàn quốc từ năm 1982 đến nay.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao công tácđào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp trong thời gian.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Với kết quả đạt được, luận văn góp phần làm phong phú thêm lý
luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và đào tạo, bồidưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp nói riêng, từ đó giúp chonhững công chức đang trực tiếp làm công tác thanh tra trong ngành Tưpháp và những người làm nhiệm vụ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡngrút ra nhận thức chung về vấn đề này để nâng cao chất lượng, hiệu quảtrong công tác thanh tra.
Trang 6- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiêncứu, giảng dạy về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Tư pháp.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văncó 3 chương, 6 tiết.
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP THEO YÊU CẦU CỦA NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CHỨC THANH TRA VÀ ĐÀOTẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công chức thanh tra ngànhTư pháp
1.1.1.1 Khái niệm công chức và công chức thanh tra ngành Tưpháp
Công chức là một khái niệm mang tính lịch sử, nội dung của nó phụthuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia Với những giai đoạn lịch sử nhất địnhthuật ngữ công chức cũng mang những nội dung khác nhau Theo kinhnhiệm của các quốc gia đã thực hiện chế độ công chức, thì công chức đượchiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụthường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địaphương, ở trong nước hay ngoài nước, được xếp vào một ngạch và hưởnglương từ ngân sách Nhà nước
Theo Luật Công chức Cộng hoà Liên bang Đức năm 1977 quy định:các công chức Cộng hoà Liên bang Đức đều là những nhân viên làm việctrong các cơ quan nhà nước, trong các cơ quan, tổ chức văn hoá, nghệ thuật,giáo dục và nghiên cứu khoa học quốc gia gồm nhân viên các tổ chức công,nhân viên công tác trong các xí nghiệp nhà nước, các công chức làm việc trongcác cơ quan Chính phủ, nhân viên lao động công, giáo viên đại học, giáo viêntrung học hay tiểu học, bác sĩ hộ lý bệnh viện, nhân viên lái xe lửa [2].
Theo Điều lệ tạm thời về công chức nhà nước của nước Cộng hoà nhândân Trung Hoa công bố ngày 14/8/1993, có hiệu lực kể từ ngày 1/10/1993,
Trang 8công chức nhà nước bao gồm công chức lãnh đạo và không lãnh đạo Để trở
thành công chức mọi người đều phải thông qua một chế độ tuyển dụng hết
sức nghiêm ngặt.
Chức danh công chức không lãnh đạo gồm: Cán sự, chuyên viên,chuyên viên tổ trưởng, chuyên viên tổ phó, trợ lý chuyên viên nghiên cứu,chuyên viên nghiên cứu, trợ lý chuyên viên thanh tra, chuyên viên thanh tra.
Chức danh công chức lãnh đạo gồm: Thủ tướng Quốc vụ viện, Phó Thủtướng Quốc vụ viện, các thành viên quốc vụ viện; chức trưởng, phó cấp bộ,cấp tỉnh, chức trưởng phó cấp vụ, cấp sở; Trưởng, phó phòng (trong các vụ,sở, huyện); Tổ trưởng, tổ phó; Trưởng, phó cấp xã [40, tr.150].
Ở Pháp công chức gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làmviệc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổchức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địaphương nhưng không tính các công chức địa phương thuộc các hội đồng địaphương quản lý [15].
Những thông tin trên cho thấy, phạm vi công chức ở các nước rất khácnhau Tuy có những điểm khác nhau như vậy nhưng các nước đều có nhữngđiểm chung về quan niệm công chức đó là:
Thứ nhất, công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm thông qua
các hình thức thi tuyển.
Thứ hai, các nước đều giới hạn công chức trong phạm vi bộ máy hành
chính nhà nước, được xếp vào ngạch nhất định trong hệ thống thang bậc,ngạch công chức (thể hiện tính thứ bậc, khác biệt của từng vị trí công việc màcông chức thực thi).
Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành và phát triển liêntục theo tiến trình lịch sử, qua mỗi thời kỳ khác nhau có quan niệm khác nhauvề công chức Điều đáng quan tâm là ngay từ những ngày đầu của chínhquyền Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã quan tâm tới năng lực
Trang 9chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức Đây là tiêu chí cótính chính trị xã hội định hướng cho sự phát triển của nền công vụ và đồngthời là tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ, công chức Trên cơ sở những quanđiểm, tư tưởng, nguyên tắc về một nền công vụ, công chức kiểu mới thể hiệntrong Hiến pháp 1946, Quy chế công chức Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà được ban hành theo Sắc lệnh số 76/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày20.5.1950 Bản Quy chế này đặt ra những nguyên tắc cơ bản và tổng hợp cácvấn đề công chức Lần đầu tiên khái niệm công chức đã được đưa vào Quychế pháp lý của Nhà nước Tại Điều 1 Sắc lệnh số 76/SL ngày 20.5.1950 quy
định công chức là “những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dântuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở tronghay ngoài nước đều là công chức”, theo Quy chế này, trừ những trường hợp
Do hoàn cảnh lịch sử nên Quy chế công chức này được thực hiệnkhông lâu Nhưng các quy định của Quy chế vẫn là khuôn mẫu về sự điều
Trang 10chỉnh của pháp luật là cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc xây dựng một đội ngũcông chức chính quy, hiện đại, mà ngày nay chúng ta cần nghiên cứu vậndụng trong điều kiện mới, điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước.Những năm đầu thập kỷ 90, khái niệm công chức được xác định lại theo Nghịđịnh số 169/HĐBT ngày 25/5/1991, tại Điều 1 quy định như sau: “Là côngdân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyêntrong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nướchay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách Nhànước cấp” Hiện nay, chúng ta thường dùng Cán bộ và Công chức để chỉnhững người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, hưởng lương từ ngân sáchNhà nước.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII và Nghị quyết Hộinghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, từ giữa năm 1993 công việcxây dựng dự án Pháp lệnh cán bộ công chức được tiến hành khẩn trương Mộttrong những nội dung khó khăn và phức tạp nhất là xác định phạm vi khái niệmcông chức Việt Nam gồm những ai, họ phải hội tụ đủ những tiêu chí nào
Khi cho ý kiến chỉ đạo về dự án Pháp lệnh Công chức do Ban cán sựĐảng Chính phủ trình Bộ Chính trị ngày 25 tháng 8 năm 1995, Bộ Chính trịTrung ương Đảng đã chỉ rõ:
Ở nước ta, sự hình thành đội ngũ cán bộ, viên chức có đặcđiểm khác các nước Cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước,Đảng và đoàn thể là một khối thống nhất trong hệ thống chính trị doĐảng lãnh đạo Bởi vậy, cần có một pháp lệnh có phạm vi điềuchỉnh chung đối với cán bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị baogồm: các công chức nhà nước (trong đó có công chức làm việc ởcác cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh, ), cán bộ làm việc chuyêntrách trong các cơ quan Đảng, đoàn thể [15, tr.13].
Trang 11Tiếp thu tinh thần chỉ đạo trên của Bộ Chính trị, Điều 1 Pháp lệnh Cánbộ, công chức 1998 được sửa đổi năm 2003 không đưa ra định nghĩa riêngcho từng khái niệm "cán bộ", "công chức", cũng không đưa ra một định nghĩachung cho cả nhóm "cán bộ, công chức", mà chỉ quy định:
1 Cán bộ, công chức được quy định tại Pháp lệnh này là côngdân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệmkỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sauđây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giaonhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch côngchức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quannhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viênchức hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sựnghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;
đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sátnhân dân.
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giaonhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộcQuân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp;
Trang 12g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệmkỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân; Bí thư,Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã,phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danhchuyên môn nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã.
2 Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và hkhoản 1 điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ,công chức quy định tại điểm d khoản 1 điều này được hưởng lươngtừ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật [42]
Như vậy, Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức chưa đưa ra được căncứ để phân biệt được rõ đâu là công chức và đâu là cán bộ Mặt khác, thuậtngữ "cán bộ" vốn có nội hàm rất rộng, không xác định theo ý nghĩa thôngdụng từ ngôn từ tiếng Việt: Mọi người làm việc công, hoặc người có thẩmquyền, hoặc người lãnh đạo ở một cương vị cao, thấp bất kỳ, không chỉ trongbộ máy nhà nước, mà cả trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức xã hội khác đều có thể được gọi là "cán bộ" Tuy nhiên, quy định trêncũng là cơ sở pháp lý quan trọng tách viên chức sự nghiệp với công chứchành chính, nhưng dường như coi công chức bao hàm cả viên chức (xemkhoản 2).
Trên cơ sở quy định tại Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức, cũng nhưsuy ra từ quan niệm về viên chức trước đây, thì cán bộ, công chức, viên chứccó ba đặc điểm chung: là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lươngtừ ngân sách nhà nước Điều 1 Pháp lệnh cũng chỉ rõ mỗi cán bộ, công chức,viên chức có phương thức riêng để được vào làm việc trong cơ quan, tổ chứcnhà nước và xã hội
Trang 13Căn cứ Pháp lệnh năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnhcán bộ, công chức năm 1998, ngày 10/10/2003, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, côngchức trong các cơ quan nhà nước Theo đó, Điều 2 của Nghị định quy định vềcông chức như sau:
Công chức nói tại nghị định này là công dân Việt Nam, trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tại điểm b, điểm c,điểm e khoản 1, Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức, làm việc trong cáccơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội sau đây:
1 Văn phòng Quốc hội;2 Văn phòng Chủ tịch nước;
3 Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;4 Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;
5 Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ởnước ngoài;
6 Đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
7 Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hộiở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CPngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thịtrấn, lần đầu tiên trong pháp luật nước ta có quy định về công chức xã,phường, thị trấn Theo quy định của Nghị định này, công chức xã, phường, thịtrấn (gọi chung là cấp xã) được hiểu là những người được tuyển dụng, giaogiữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã (gọichung là công chức cấp xã), gồm các chức danh sau đây:
1 Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);2 Chỉ huy trưởng quân sự;
Trang 143 Văn phòng - Thống kê;4 Địa chính - Xây dựng;5 Tài chính - Kế toán;6 Tư pháp - Hộ tịch;7 Văn hóa - Xã hội.
Đối chiếu Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP, khoản 2 Điều 2 Nghịđịnh số 114/2003/NĐ-CP chúng ta thấy rằng, phạm vi khái niệm công chức quyđịnh tại Điều 2 Nghị định số 117, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114 không baogồm những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp và bổ sung thêm nhữngngười làm việc trong bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, những người giữ các chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chínhphủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơquan nhà nước phân loại công chức cũng theo trình độ đào tạo, vị trí công tác.Điểm mới của Nghị định này còn phân công chức theo ngạch công chức:
Theo trình độ đào tạo, công chức được phân thành ba loại: 1) Côngchức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạochuyên môn giáo dục đại học và sau đại học; 2) Công chức loại B là ngườiđược bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục nghềnghiệp; 3) Công chức loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình
độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp Theo Thông tư số
09/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 2 năm 2004 hướng dẫn thực hiện một sốđiều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 củaChính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trongcác cơ quan nhà nước, công chức loại A được hiểu là những người được bổnhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục đại học vàsau đại học bao gồm: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Trang 15Theo vị trí công tác, công chức được phân ra làm hai loại: 1) Côngchức lãnh đạo, chỉ huy; 2) Công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo ngạch công chức, công chức được phân thành năm loại : 1) Côngchức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên; 2) Công chức ngạchchuyên viên chính và tương đương; 3) Công chức ngạch chuyên viên và tươngđương; 4) Công chức ngạch cán sự và tương đương; 5) Công chức ngạchnhân viên và tương đương.
Việc phân loại công chức theo Nghị định số 117 như đã trình bày, làviệc làm có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc cơ cấu,quy hoạch, quản lý công chức trong hoạt động công vụ Trên cơ sở cách phânloại này để có những tiêu chí khác nhau trong việc đánh giá, sử dụng, đề bạt,xử lý công chức vi phạm một cách thích hợp, đáp ứng yêu cầu của công cuộcđổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân.
Trên cơ sở những vấn đề đã nêu, kết hợp điểm b, c, e khoản 1 và 2Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức và khoản 1 Điều 2, Điều 4 Nghị định số117, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114, chúng ta có thể rút ra một định nghĩađầy đủ hơn về công chức "theo tinh thần" của Pháp lệnh hiện hành như sau:
Công chức Việt Nam là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch hoặc được giao giữ một công vụ (được giao nhiệm vụ thường xuyên),được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, vị trí công táctrong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, bộ máy giúp việc của tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên mônnghiệp vụ, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Qua định nghĩa trên, chúng ta rút ra ba yếu tố căn bản gắn liền với côngchức nước ta đó là:
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyêntrong công sở nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức
Trang 16chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dânlàm theo nhiệm kỳ, còn công chức có thể thực thi công vụ suốt đời.
- Được xếp vào ngạch của “tính nghề nghiệp” công chức, bậc hưởnglương do nhà nước quy định Điều đó thể hiện tính chất ổn định của côngchức Bởi vì, muốn xếp vào ngạch thì phải có tiêu chuẩn Đây là yếu tố quantrọng nhất để xác định công chức và không công chức - yếu tố chỉ phát sinh ởchế độ có bộ máy công quyền.
- Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nghĩa là được bao cấp.Đây là một tiêu chí quan trọng để phân biệt công chức với viên chức Vìlương của viên chức chỉ lấy một phần từ ngân sách nhà nước, còn lại là từnguồn thu sự nghiệp của đơn vị
Tóm lại, trên con đường hoàn thiện, phạm vi khái niệm công chức củanước ta trải qua nhiều bước phát triển, mỗi bước đều phải phù hợp với đòi hỏikhách quan của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hay nói cách khác, bịquy định bởi những điều kiện khách quan đó Đồng thời cũng bị chi phối bởinhận thức chủ quan của cơ quan lãnh đạo, nhà lập pháp trong từng thời kỳ,trong đó nhân tố chủ quan vẫn là cơ bản, có ý nghĩa quyết định
Khái niệm công chức thanh tra ngành Tư pháp:
Để hiểu rõ hơn về công chức thanh tra ngành Tư pháp trước tiên cầnhiểu rõ “khái niệm thanh tra Tư pháp” với ý nghĩa chung nhất Khái niệmthanh tra Tư pháp cũng được hiểu trong khái niệm chung về thanh tra Thanhtra (inspect) xuất phát từ gốc la tinh (Inspecture) có nghĩa là “nhìn vào bêntrong”, chỉ sự kiểm tra, xem xét từ bên trong vào họat động của một đối tượngnhất định; “ là sự kiểm soát, kiểm kê đối tượng bị thanh tra” Theo từ điểntiếng Việt năm 2008 thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ của địa phương,cơ quan, xí nghiệp Với nghĩa này, thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ củađịa phương, cơ quan, xí nghiệp Với nghĩa này, thanh tra là kiểm soát nhằmphát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định Thanh tra thường đi kèmvới chủ thể nhất định như đoàn thanh tra, người làm nhiệm vụ thanh tra, thanh
Trang 17tra viên và được đặt trong phạm vi hoạt động nhất định Trong các văn bảnpháp luật và thực tiễn quản lý của nước ta, cụm từ “ thanh tra kiểm tra” đượcsử dụng để chỉ hoạt động không thể thiếu của quản lý nhà nước nhằm hướngđối tượng quản lý theo mục tiêu nhất định.
Thanh tra Tư pháp vừa được dùng với ý nghĩa là hoạt động thanh tratrong lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đồng thời vừa là mộtkhái niệm gọi tên các cơ quan thanh tra trong ngành Tư pháp Ở Việt Nam,ngành Tư pháp là các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tưpháp và Sở Tư pháp Điều này hoàn toàn khác với khái niệm “ tư pháp” để chỉđến hệ thống các cơ quan toà án và các hoạt động liên quan đến xét xử, tranhtụng tại toà án Thanh tra Tư pháp được tổ chức và hoạt động thuộc lĩnh vựcchuyên ngành Tư pháp Thanh tra Tư pháp cũng có nhiệm vụ, quyền hạnchung của các cơ quan thanh tra Nhà nước, bên cạnh đó có nhiệm vụ, quyềnhạn và đặc thù riêng của nganh Tư pháp Nghị định số 74/2007/NĐ – CP ngày01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ đã quy định chức năng, nhiệm vụ và tổchức hoạt động của thanh tra Tư pháp trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạncủa thanh tra Bộ Tư pháp, nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra Sở Tư pháp
Công chức thanh tra xác định rõ vị trí chức danh các ngạch công chức.Trong tổ chức thanh tra có chức danh thanh tra viên và các chức danh côngchức hành chính khác Chức danh thanh tra viên đã được khẳng định trong hệthống chức danh công chức nhà nước, đã được xây dựng tiêu chuẩn nghiệpvụ chung cho từng cấp thanh tra viên
Theo quy định của Điều 31 Luật Thanh tra năm 2004 thì tiêu chuẩnchung của Thanh tra viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết,trung thực, công minh, khách quan;
Trang 18b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức phápluật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên mônvề chuyên ngành đó;
c) Có nghiệp vụ thanh tra;
d) Có ít nhất hai năm làm công tác thanh tra đối với người mới đượctuyển dụng vào ngành thanh tra (không kể thời gian tập sự); nếu là cán bộ,công chức công tác ở cơ quan, tổ chức khác chuyển sang cơ quan thanh tranhà nước thì phải có ít nhất một năm làm công tác thanh tra
Thanh tra viên Tư pháp ngoài việc tuân thủ các quy định chung theotiêu chuẩn của luật Thanh tra còn có tiêu chuẩn riêng được quy định theoNghị định số 74/2007/NĐ – CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính Phủđược quy định như sau:
a) Thanh tra viên Tư pháp (sau đây gọi tắt là Thanh tra viên) là côngchức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra
b) Thanh tra viên phải là cử nhân luật hoặc tốt nghiệp đại học chuyênngành khác và có kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyềnquản lý nhà nước của Bộ Tư pháp và đáp ứng tiêu chuẩn chung của Thanh traviên theo quy định tại Điều 31 của Luật Thanh tra.
c) Thanh tra viên được hưởng chế độ, chính sách và được bảo đảm cácđiều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công chức thanh tra Tư pháp làm việc trong cơ quan thanhtra ngành Tư pháp theo chức danh, công việc phù hợp với những tiêu chuẩncụ thể mà pháp luật quy định
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra viên Tư pháp có các quyền được sửdụng theo pháp luật quy định như NĐ số 76/2006/NĐ - CP ngày 02/8/2006,Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp vàNghị định số 74/2007/NĐ - CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quyđịnh về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp
Trang 191.1.1.2 Đặc điểm công chức Thanh tra ngành Tư pháp
Đối với cán bộ công chức thanh tra trước hết phải có đầy đủ tiêu chuẩnchung của một cán bộ, công chức và tiêu chuẩn riêng do đặc thù của hoạtđộng thanh tra Tư pháp.
Trong các tổ chức Thanh tra nhà nước, các chức danh cán bộ, côngchức khác như chuyên viên, cán sự áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ củacông chức đó Xét về mặt lý luận và quá trình hình thành và phát triển côngchức thanh tra ở nước ta và một số nước trên thế giới, do tổ chức và hoạt độngthanh tra nên hình thành những nét đặc thù của công chức thanh tra, côngchức thanh tra ngành Tư pháp cũng không nằm ngoài những đặc trưng này.Cụ thể những đặc trưng đó là: tính quyền lực, tính độc lập, tính tổng hợpchuyên sâu
a) Đội ngũ công chức thanh tra ngành Tư pháp mang tính quyền lực
Nói chung công chức nhà nước đều thực thi quyền lực nhà nước trongphạm vi chức danh được giao Riêng công chức được giao nhiệm vụ xem xét,kiểm soát việc thi hành pháp luật của đối tượng quản lý, kết luận đúng sai,quy trách nhiệm, có biện pháp ngăn ngừa, xử lý, kiến nghị cấp có thẩm quyềnxử lý có vi phạm Như vậy, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viênkhác với công chức hành chính khác, nó kiểm soát việc thực thi công vụ củacông chức hành chính và không làm thay chức trách của công chức chuyên môn.Trong khi thi hành công vụ, công chức thanh tra Tư pháp được nhà nước giaomột số quyền và chịu trách nhiệm cá nhân về sử dụng các quyền đó.
b) Đội ngũ công chức thanh tra Tư pháp được nhà nước đảm bảo cácđiều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng để có khả năng và yên tâm thực thicông vụ
Để thực hiện công vụ, người công chức nói chung và công chức thanhtra tư pháp nói riêng được nhà nước cung cấp các điều kiện cần thiết để tiếnhành thực thi công vụ, các điều kiện về cơ sở vật chất như: trụ sở, phươngtiện, điều kiện làm việc Họ được sử dụng các quyền lợi vật chất và tinh thần
Trang 20như hưởng lương từ ngân sách nhà nước tương xứng với chức trách và côngviệc, nhận các loại trợ cấp, phụ cấp bằng tiền hoặc hiện vật và có lương hưukhi đủ thời gian cống hiến cho nền công vụ, được khen thưởng khi có cônglao xứng đáng Sự bảo đảm quyền lợi cho nguồn nhân lực này có tính ổn định,lâu dài Trong thực tế là suốt đời nếu như công chức thanh tra Tư pháp khôngvi phạm kỷ luật hoặc bị thải hồi hoặc bị truy tố trước pháp luật
c) Là lực lượng mang tính độc lập
Do chức trách, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, kiểm tra, không chỉxem xét, đánh giá sự việc đúng hay sai để kiến nghị, đề xuất cách giải quyết,mà còn đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp phápcủa các tổ chức và công dân Cần kiên quyết bảo vệ lợi ích của nhà nước, cácquyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân Cần kiênquyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng, gây tổn hại tài sản xã hộichủ nghĩa và xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của công dân nên đòi hỏi thanhtra viên phải chủ động quyết đoán, tự chịu trách nhiệm và lựa chọn hành độngcủa mình một cách đúng đắn, không vi phạm pháp luật; trong hoạt động thanhtra công chức thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm tính khách quan,trung thực trong việc đánh giá hoạt động của đối tượng thanh tra, từ đó hoạt
động thanh tra và công chức thanh tra Tư pháp đòi hỏi phải có tính độc lập d) Đội ngũ công chức thanh tra Tư pháp mang tính tổng hợp và chuyênngành sâu
Hoạt động thanh tra gắn liền với hoạt động của chủ thể quản lý, thanhtra đánh giá hiệu quả lao động của đối tượng quản lý Nó được tổ chức theonguyên tắc quản lý theo ngành, lĩnh vực kết hợp theo địa phương Do vậy, đểthực hiện được chức trách, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi công chức thanh tranói chung và công chức thanh tra Tư pháp nói riêng phải có kiến thức tổnghợp, đồng thời hiểu sâu về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành và lĩnh vực;chức năng, nhiệm vụ của cấp hành chính và chức trách, nhiệm vụ của công
Trang 21chức hành chính.
Những đặc tính trên đây cũng là mực chính để phân biệt hoạt động củacông chức thanh tra với hoạt động của các công chức hành chính khác Đồngthời, đó chính là yếu tố quan trọng khi nghiên cứu đổi mới tổ chức, hoạt độngthanh tra cũng như việc nghiên cứu xây dựng đội ngũ công chức, quy chế côngvụ ngành Tư pháp phù hợp yêu cầu đổi mới chung của Đảng và nhà nước.
1.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra Tư pháp.Nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo
1.1.2.1 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra Tư pháp
Khái niệm đào tạo:
Theo từ điển Tiếng Việt năm 2008 trang 369 - Nhà xuất bản Đà Nẵng“đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhấtđịnh” Do vậy, có thể hiểu rằng, đào tạo là một quá trình truyền thụ kiến thứcmới để cán bộ thông qua đào tạo có văn bằng cao hơn trình độ trước đó Đào tạocó quan hệ mật thiết với giáo dục Giáo dục là sự dạy dỗ đối với con người,nhằm cung cấp và chuyển giao một khối lượng kiến thức nhất định, các giá trịvăn hoá, chuẩn mực xã hội để làm cho người trở thành thành viên hợp cách củaxã hội Đào tạo là giáo dục chuyên sâu, là quá trình học tập của con người để cókiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc trong lĩnh vực nhất định, ở một trìnhđộ nhất định.
Đào tạo có những đặc điểm sau:
- Là quá trình tổ chức học tập có hệ thống Đào tạo được tổ chức theo mộtquy trình cụ thể, với những bước đi, thời gian thích hợp, có nội dung, chươngtrình đào tạo và yêu cầu đặt ra đối với giảng viên, học viên theo từng giai đoạn,được đánh giá qua các bài giảng, sự tiếp thu, các bài kiểm tra, thi tốt nghiệp cácyếu tố trong quá trình đào tạo nói trên tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một chỉnhthể thống nhất Tính thống nhất là đặc điểm không thể thiếu được của đào tạo;
- Tạo sự biến đổi về chất sau quá trình học tập Đào tạo cán bộ, công chức
Trang 22không những giúp cho cán bộ, công chức phát triển năng lực đáp ứng yêu cầunhiệm vụ đặt ra mà còn trang bị những phương pháp, kỹ năng tạo nền móng chocán bộ, công chức tiếp thu những kiến thức mới, trí tuệ nhân loại, đáp ứng yêucầu ngày càng tăng của xã hội Một cách cụ thể hơn, đào tạo được xem như mộtquá trình làm cho người ta “trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩnnhất định” [41, tr.29].
Khái niệm bồi dưỡng:
Bồi dưỡng theo từ điển tiếng Việt năm 2008 trang 107 “Bồi dưỡng là tăngthêm năng lực hoặc phẩm chất” Như vậy, bồi dưỡng là quá trình làm tăng thêmvề trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị của con người Bồidưỡng nhằm mục đích bổ sung kiến thức, thông qua quá trình bồi dưỡng sẽ giúpcho đối tượng được bồi dưỡng nâng dần trình độ, chất lượng công tác đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, bồi dưỡng chưa tạo bước ngoặt căn bảntrong trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cán bộ Như vậy, khái niệm đào tạo và bồidưỡng rất gần nhau, trong đào tạo đã bao hàm nghĩa bồi dưỡng, nó khác với bồidưỡng ở chỗ đào tạo chỉ quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng mới màtrước đó người công chức chưa được đào tạo Một cách cụ thể hơn, người ta chorằng, bồi dưỡng là quá trình nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năngnghề nghiệp một cách thường xuyên, quá trình tăng cường năng lực nói chungtrên cơ sở kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo Thông thường, hoạt động côngvụ, bồi dưỡng có nhiệm vụ cập nhật trang bị thêm, trang bị mới kiến thức, kỹnăng thái độ cho cán bộ, công chức để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụđược giao.
Việc tách bạch khái niệm đào tạo và bồi dưỡng riêng rẽ chỉ để tiện choviệc phân tích sự giống và khác nhau giữa đào tạo và bồi dưỡng Thực tế xéttheo khung cảnh đào tạo, bồi dưỡng công chức thì trong đào tạo đã bao hàm việcbồi dưỡng
Xét về mặt thời gian, đào tạo thường có thời gian dài hơn, thường là từ
Trang 23một năm học trở lên Về bằng cấp thì đào tạo có bằng cấp hoặc chứng chỉ chứngnhận trình độ đã được đào tạo, còn bồi dưỡng thường chỉ có chứng chỉ chứngnhận đã học qua khoá bồi dưỡng.
Như vậy vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không chỉ được hiểu qua mộtkhoá hay một vài khoá khác nhau của trường lớp nào đó, mà là cả một quá trìnhbồi dưỡng của từng cán bộ, giữa những kiến thức được bổ sung từ cả lý luận vàthực tiễn Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải chú ý cả các mặt chính trị và tư cách,kiến thức và khả năng sáng tạo vận dụng vào thực tiễn.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và công chức thanh tra Tư phápnói riêng được xác định là một quá trình có kế hoạch làm biến đổi thái độ, kiếnthức hoặc kỹ năng thông qua việc học tập rèn luyện để làm việc có hiệu quảtrong một hoạt động hay trong trong một loạt các hoạt động nào đó.
Như vậy đào tạo, bồi dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho ngườita học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cườngnăng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng nhất là con người,là cán bộ, công chức làm việc trong tổ chức Với quan niệm như vậy thì đào tạo,bồi dưỡng công chức thanh tra Tư pháp nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Phát triển năng lực công chức và nâng cao khả năng làm việc thực tiễncủa họ;
- Giúp công chức phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lựctrong tương lai của tổ chức.
1.1.2.2 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp
Là những dự kiến về kết quả của quá trình đào tạo trong một thời giannhất định Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa chỉ đạo, định hướng choquá trình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phụthuộc vào mục tiêu Theo Quyết định 40/2006/QĐ - TTg ngày 15/02/2006 vềphê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 –2010, mục tiêu là: trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành
Trang 24và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức hành chính nhằm xây dựng độingũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thihành công vụ, tận tụy phục vụ đất nước và phục vụ nhân dân Đó là mục tiêuchung của Đảng và Nhà nước đã đề ra đối với công chức nói chung Tuynhiên, do đặc thù của Thanh tra Tư pháp ngoài việc tuân thủ mục tiêu chungcòn có mục tiêu đào tạo riêng căn cứ vào những tiêu chí sau:
- Thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất chocán bộ, công chức thanh tra viên để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, trungthành với nhà nước xã hội chủ nghĩa, tận tâm phục vụ nhân dân, bảo vệ lợi íchchính đáng của nhân dân, lợi ích quốc gia.
- Phấn đấu đến năm 2015, 100% công chức thanh tra ngành Tư phápđược trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ và có khả năng hoànthành có chất lượng nhiệm vụ được giao; trang bị kiến thức về văn hoá côngsở; trách nhiệm và đạo đức công chức thanh tra cho công chức các ngạchthanh tra.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ, điều chỉnh cán bộ sao cho hợp lý, từngbước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, thanh tra viên bảo đảm tính kế thừa, tính liêntục, đổi mới công tác quản lý cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Coi trọng và khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thanh tra viênđương chức và kế cận; kết hợp việc học tập ở trường với việc rèn luyện, họctập công tác thực tế theo quy trình chặt chẽ, mạnh dạn bố trí cán bộ vàonhững cương vị đòi hởi sự phấn đấu cao hơn trên cơ sở thường xuyên kiểmtra, tạo điều kiện thuận lợi cho họ cống hiến và trưởng thành ngang tầmnhiệm vụ được giao.
Như vậy, căn cứ vào mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcthanh tra Tư pháp phải đạt mục tiêu sau:
Thứ nhất, trang bị cho đội ngũ công chức thanh tra có năng lực để thực
hiện công việc của họ
Trang 25Thứ hai, đảm bảo trang bị đủ kiến thức theo quy định theo tiêu chuẩn
cho thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp Tạo điều kiệncho công chức thanh tra có khả năng triển khai và thực hiện công tác điềuhành quản lý
Thứ ba, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ năng trong quá trình thực
thi pháp luật Ngày nay, đào tạo, bồi dưỡng không còn được coi như là hoạtđộng giáo dục thuần tuý Mà đào tạo được sử dụng như một công cụ chủ yếuđể thực hiện triển khai trên thực tế cải cách nền hành chính, nhằm đáp ứngcác yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa.
Có thể nói rằng, xác định đúng đắn mục tiêu đào tạo công chức thanhtra ngành Tư pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng cả lý luận và thực tiễn Vì cóđặt ra được mục tiêu đúng đắn mới đào tạo ra những công chức thanh tra tinhthông về chuyên môn, nghiệp vụ, giúp cơ quan lãnh đạo và quản lý vừa kiểmtra được công tác chấp hành pháp luật của các cơ quan thuộc quyền quản lýcủa Bộ Tư pháp
Dó đó, việc đặt ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở cho việc đặt racác nguyên tắc, phạm trù, nội dung, phương tiện của quá trình đào tạo, bồidưỡng hướng tới tương lai Việc xác định không chính xác hay phiến diện, sailầm về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đều ảnh hưởng, tác động tới chất lượngtốt hay xấu của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra Tư pháp.
1.1.2.3 Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức thanhtra ngành Tư pháp
Nội dung đào tạo là một yếu tố quan trọng của công tác đào tạo, bồidưỡng trên cơ sở mục tiêu và đồng thời xuất phát từ nhu cầu đặc điểm của đốitượng Xác định, phân loại đối tượng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức thanh tra Tư pháp là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việcnâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng Nó sẽ khắc
Trang 26phục tình trạng bồi dưỡng tràn lan, làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cánbộ phù hợp với địa chỉ cần sử dụng Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặcđiểm tình hình của ngành Kiến thức cần đào tạo bồi dưỡng không phải lànhững nội dung đã được đào tạo đối với công chức khi được tuyển dụng Dođó phạm vi nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra thanh tra ngànhTư pháp nói riêng phải có quan điểm chung bao gồm:
- Về chính trị: đào tạo kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh và đường lối chính sách của Đảng Những nội dung này bảo đảmcho công chức thanh tra Tư pháp trở thành những người trung thành với Tổquốc, với chủ nghĩa xã hội
- Về nghiệp vụ công tác thanh tra: đây là nội dung quan trọng trongchương trình Phần này chiếm tỷ lệ lớn, tập trung vào các vấn đề nảy sinhthường xuyên trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồmnhững vấn đề sau:
+ Quy trình tổ chức, triển khai một cuộc thanh tra giải quyết khiếu nại,tố cáo;
+ Công tác Trưởng đoàn thanh tra;
+ Quy trình tổ chức cuộc thanh tra trong phạm vi rộng, liên quan đếnnhiều ngành, nhiều địa phương;
+ Thu thập, thẩm tra, xác minh chứng cứ trong thanh tra kinh tế - xã hội;+ Tiếp dân, nhận các khiếu nại, tố cáo trong giải quyết, tố cáo của công dân;+ Kỹ thuật xây dựng các văn bản trong quá trình thanh tra (lập các loạibiên bản, yêu cầu kết luận, kiến nghị, quyết định);
+ Sử dụng quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên;+ Kinh nghiệm xử lý các tình huống trong thanh tra;
+ Tâm lý đối tượng thanh tra;
+ Các khoa học kinh tế vận dụng công tác thanh tra;
+ Các biện pháp bảo đảm thi hành kết luận, kiến nghị, quyết định của
Trang 27Đoàn thanh tra;
- Về pháp luật: xuất phát từ yêu cầu thực hiện trách nhiệm của mình,
trong điều kiện hiện nay để có thể hoàn thành trách nhiệm phát hiện những sailệch trong quá trình tổ chức thực hiện và chấp hành chính sách, pháp luật.Công chức thanh tra nói chung và công chức thanh tra ngành Tư pháp nóiriêng không thể không trang bị những kiến thức của khoa học pháp luật Đâylà nội dung cơ bản nhất, bắt buộc phải có và chiếm tỷ lệ đáng kể trong chươngtrình Tuy nhiên, nội dung cần chọn, tập trung vào những vấn đề pháp lý cơbản nhất, bao gồm:
+ Khái quát những vấn đề chung về Nhà nước và pháp luật: lịch sử rađời của Nhà nước, bản chất, đặc điểm của Nhà nước, bản chất pháp luật, cáckiểu nhà nước và các hệ thống pháp luật;
+ Khái quát những vấn đề chung về các ngành Luật ở nước ta như luậthành chính, luật hình sự, luật quốc tế, luật dân sự (khái niệm, đối tượng,phạm vi điều chỉnh, nội dung cơ bản);
+ Nội dung cơ bản một số văn bản pháp luật hành chính: bộ luật hìnhsự, Luật dân sự, luật hành chính, Bộ luật tổ tụng hình sự, Bộ luật lao động,luật đất đai, luật ngân sách, Pháp lệnh kế toán thống kế, pháp lệnh xử lý viphạm hành chính;
- Hệ thống những văn bản pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại,tố cáo, văn bản về chuyên ngành Tư pháp
+ Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành, một số quy định vềthanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực;
+ Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Một số quyđịnh về quản lý khiếu nại, tố cáo;
+ Pháp lệnh chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành;+ Có thể giới thiệu thêm một số nét về tố cáo và hoạt động của các tổchức thanh tra, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại hành chính ở một sốnước trên thế giới;
Trang 28+ Giới thiệu Nghị định số 76/2006/NĐ - CP ngày 02/8/200 quy định về
“xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp”; Nghị định số 74/2007/NĐ - CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định về “tổ chức vàhoạt động của Thanh tra Tư pháp”.
- Về quản lý nhà nước và kinh tế: nội dung bao gồm những vấn đề cơ
bản về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, vai trò và mộtsố chính sách trong quản lý kinh tế của nhà nước ta; vị trí vai trò của các đoànthể quần chúng, tổ chức, hoạt động của hệ thống thanh tra Nhà nước
+ Khái quát cơ cấu tổ chức, đặc điểm, tính chất và nguyên tắc của bộmáy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta;+ Khái quát tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội,Hội đồng nhân dân các cấp;
+ Tính chất, chức năng, quyền hạn của Chính phủ và những cơ quanhành chính các cấp;
+ Khái quát vị trí, vai trò và tổ chức của các đoàn thể quần chúng;+ Khái quát vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trườngnhiều thành phần;
+ Vai trò của Nhà nước và những vấn đề điều chỉnh bằng pháp luậttrong hoạt động kinh tế, xã hội Khái quát một số nội dung văn bản pháp luật:luật ngân sách, luật công ty, luật doanh nghiệp, luật phá sản, luật khuyếnkhích đầu tư nước ngoài, pháp lệnh kế toán thống kê và một số vấn đề cụ thểkhác trong quản lý.
- Một số vấn đề khác: chương trình cũng chú trọng tâm lý trong công
tác thanh tra, kỹ thuật xây dựng văn bản trong công tác thanh tra Ngoài ra,cần xây dựng những nội dung về quản lý và hoạt động của các loại hình thanhtra chuyên ngành.
- Về đạo đức của công chức thanh tra ngành Tư pháp Tư pháp
Trang 29Xây dựng nền giáo dục đạo đức (đạo đức cách mạng) không chỉ địnhra nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực cơ bản nói chung của xã hội mà đối vớitừng ngành cũng cần có những chuẩn mực đạo đức cơ bản của ngành đó, nhấtlà những ngành rất gần gũi với pháp luật như ngành thanh tra Bởi vậy cán bộ,công chức thanh tra cần có những phẩm chất đạo đức xã hội vừa phù hợp vớiyêu cầu của ngành thanh tra Tư pháp, thanh tra viên cần có những phẩm chấtđạo đức cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu chung của nền đạo đức, xã hội, vừa phùhợp với yêu cầu của ngành trong tình hình mới Công chức thanh tra phải cótính tổ chức kỷ luật, độc lập nghiêm túc thực hiện công việc vì lợi ích chung,kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí;
- Yêu cầu về tính trung thực, tính khiêm tốn của công chức thanh tra.Giáo dục cho công chức thanh tra về phẩm chất, đạo đức như Chủ tịch Hồ ChíMinh đã dạy đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Thuấn nhuần lờidạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hòi người làm công tác thanh tra phải đạtđến sự hài hoà giữa năng lực và phẩm chất, thấm nhuần những nội dung đạođức cách mạng, hiểu rõ những giá trị cao đẹp như lời Bác Hồ căn dặn trướclúc đi xa “Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thậtsự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công,vô tư” Tri thức là sức mạnh, nhưng nếu được sử dụng phục vụ cho chủ nghĩacá nhân thì sức mạnh ấy càng lớn, tác dụng phá hoại càng lớn Đó là lẽ vì saoChủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức Và người gọiđạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng Đối với người cán bộthanh tra cũng không nằm ngoài cái chung đó Công tác giáo dục, bồi dưỡngđạo đức cách mạng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựngphẩm chất đạo đức cho người cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụcách mạng đòi hòi hiện nay.
1.1.2.4 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp
* Hiện nay có các hình thức đào tạo bồi dưỡng công chức thanh tra
Trang 30như sau:
- Đào tạo tại chức: là hình thức đào tạo cho công chức thanh tra vừa
học, vừa công tác nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn cơ bản do điềukiện công việc mà công chức thanh tra không đi học tập trung được Mục đíchcủa việc đào tạo tại chức là nâng cao bằng trình độ chuyên môn, áp dụng chonhững công chức thanh tra chưa có trình độ chuyên môn theo yêu cầu đặt ra.
- Đào tạo tiền công vụ: đây là giai đoạn huấn luyện dự bị những công
chức được tuyển dụng, vừa bước vào hệ thống công chức, nhưng chưa đượcbổ nhiệm chính thức Mục đích của việc đào tạo nhằm giúp cho người đó hiểuđược nền hành chính, kỹ năng hoạt động công vụ, công việc và trách nhiệmcủa bản thân, có tinh thần thái độ công tác, làm quen với môi trường công tácvà trình tự công việc, nắm sơ bộ các phương pháp làm việc nói chung, đểbước vào nhậm chức chính thức những người sau khi trúng tuyển qua các kỳthi tuyển công chức phải được bồi dưỡng kiến thức về nền hành chính Nhànước, pháp luật, kỹ năng hoạt động công vụ và đạo đức công chức trước khibổ nhiệm vào ngạch [39].
1.1.2.5 Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức Thanh tra Tư pháp
Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng là hệ thống gồm một hay nhiều quytắc được áp dụng có tác dụng hướng dẫn một loạt hành động cụ thể nào đó đểđạt được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đượcxác định trên cơ sở đặc điểm của đối tượng đào tạo bồi dưỡng và nội dung baogồm dung luợng, thời gian giảng dạy Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chủ yếudựa trên phương pháp thuyết trình, truyền đạt các kiến thức lý luận từ giáo trìnhcủa các chương trình đã được quy định Cách tiếp cận vấn đề, giải thích và làmrõ các khái niệm, phạm trù, các quan điểm nguyên tắc của Đảng và nhà nước, vềbộ máy nhà nước, các ngành luật, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế
Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng khác như trao đổi, thảo luận thông quacác hội thảo, toạ đàm, hội nghị, tổng kết Ngoài phương pháp truyền thống
Trang 31như “dùng lời nói và chữ”, giảng viên còn áp dụng các phương pháp giảngdạy khác như sử dụng đèn chiếu, băng ghi âm, ghi hình, thảo luật, tình huốngcũng đã được áp dụng ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra vàthu được kết quả tốt Tuy nhiên, do điều kiện nguồn kinh phí còn hạn chế nênviệc tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng theo phương pháp này còn gặp khó khănchưa được phổ biến rộng rãi.
Chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra nóichung và công chức thanh tra ngành Tư pháp nói riêng không chỉ phụ thuộcvào nội dung chương trình, hình thức, phương pháp giảng dạy mà còn phụthuộc vào những yếu tố sau:
- Đội ngũ giảng viên (chủ thể đào tạo, bồi dưỡng):
Là người vận dụng các hình thức, phương pháp đào tạo bồi dưỡng đểtruyền tải các nội dung đào tạo, bồi dưỡng đến các đối tượng đào tạo, bồidưỡng nhằm đạt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng Đội ngũ giảng viên (các thầycô) là chủ thể trực tiếp truyền đạt những kiến thức trong nội dung chươngtrình đến người học Các chủ thể đào tạo, bồi dưỡng phải xác định đúng đắncác chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, phương pháp sư phạm
Bởi vì đào tạo, bồi dưỡng không chỉ đơn thuần là truyền tải kiến thứcmà là nâng cao năng lực, có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, công tácchỉ đạo, hướng dẫn thanh tra các chuyên đề diện rộng nhằm làm cho ngườicông chức thanh tra Tư pháp nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng phân tíchvà giải quyết vấn đề.
- Học viên (đối tượng đào tạo, bồi dưỡng) :
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là công chức thanh tra Tư pháp (Công chứchành chính trong tổ chức thanh tra, thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh traviên cao cấp) là những nhân tố có ý nghĩa quyết định kết quả công tác thanh tra.Có thể nói cán bộ thanh tra nói chung và cán bộ thanh tra ngành Tư pháp nóiriêng là trọng tài, người cầm cân nảy mực trong việc đưa ra sự đánh giá chính
Trang 32xác về hoạt động của bộ máy nhà nước ngành Tư pháp Khi theo học là đốitượng đào tạo bồi dưỡng, khi ra trường họ là những công chức thanh tra mangtrọng trách nặng nề
Theo Điều 13, Nghị định số 74/2006/NĐ- CP ngày 01/8/2006 về tổ chứcvà hoạt động của Thanh tra Tư pháp thì thanh tra viên Thanh tra Tư pháp chịutrách nhiệm như sau:
Thanh tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và người raquyết định thanh tra về các quyết định và biện pháp xử lý của mình.Thanh tra viên có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất,mức độ mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định
của pháp luật [5]
Họ đóng vai trò chủ thể trong việc giải thích, hướng dẫn nội dung thựchiện chính sách pháp luật của Nhà nước Do tổ chức đặc thù đó nên mục tiêu,nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đòi hỏi phải có nhữngnét đặc riêng biệt, đặc thù so với đối tượng đào tạo khác
1.1.3 Tính đặc thù của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chứcthanh tra ngành Tư pháp
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức thanhtra Tư pháp nói riêng là một loại giáo dục những người trưởng thành,không giống với việc giáo dục chính quy phổ thông, lấy phát triển toàndiện làm nội dung chính, khác với giáo dục đại học, cao đẳng, lấy giáo dụcchuyên ngành làm nôi dung chủ yếu Bởi vậy, nội dung, phương thức, hệthống chế độ cụ thể của việc đào tạo công chức đều khác.
Thứ nhất, đào tạo công chức thanh tra nói chung và đào tạo công chứcThanh tra Tư pháp nói riêng là loại đào tạo về cương vị Việc phân loại cương
vị, chức danh đòi hòi mỗi vị trí, chức vụ cần có một công chức phù hợp vớiquy định về cương vị, đào tạo công chức thanh tra Tư pháp là căn cứ vào yêu
Trang 33cầu quy phạm về cương vị của các công chức thanh tra để tiến hành, nó nhằmvào yêu cầu cụ thể của chức vụ và công việc của công chức thanh tra để giúpcho mỗi công chức thanh tra đều có tính chuyên môn hoá.
Thứ hai, đào tạo công chức thanh tra thực hiện tính chuẩn xác, kỹ năng
nghề nghiệp, nghiệp vụ trong công tác thanh tra Vì đặc thù của công tácthanh tra là một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động thanh tragắn liền với quá trình quản lý Trong hoạt động thanh tra, công chức thanh tranói chung và công chức thanh tra ngành Tư pháp nói riêng có nhiệm vụ trựctiếp thực hiện quyền thanh tra, tác động hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế,xã hội các cấp hành chính, đơn vị sự nghiệp, các thành phần kinh tế và cá nhâncó trách nhiệm Do đó phải thông qua đào tạo, bồi dưỡng giúp cho công chứcthanh tra và công chức thanh tra ngành Tư pháp có đủ kiến thức, năng lực hiểubiết vừa chuyên sâu, vừa tổng hợp để thực hiện quyền lực nhà nước giao.
Thứ ba, đào tạo công chức thanh tra là một loại giáo dục để nâng cao
trình độ giúp họ có trình độ nhận thức đúng đắn, để sử dụng đúng quyền, lợiích, thực hiện nghĩa vụ của mình, có trách nhiệm tận tuỵ với chức trách, côngbằng, liêm khiết khi thi hành công vụ
Thứ tư, quan điểm của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được
thực hiện trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: “đánh giá, lựachọn, bố trí cán bộ phải đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng để có một đội ngũ cóđủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản lý ngang tầm nhiệm vụ.Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ rõ: “phải xúc tiến đào tạo đội ngũcông chức nhà nước thành thạo nghề nghiệp, trong sạch và được đãi ngộ thíchđáng quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ công chức là một nội dung quan trọng nhất để đổi mới công tácđào tạo, bồi dưỡng công chức trong giai đoạn hiện nay Hệ thống tổ chứcthanh tra Nhà nước và thanh tra các Bộ nằm trong hệ thống các cơ quan quảnlý nhà nước có nhiệm vụ đặc biệt là xem xét, đánh giá việc thực hiện quyền
Trang 34quản lý nhà nước bằng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp,các ngành trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy nội dung,hình thức đào tạo công chức thanh tra phải tổng hợp, chuyên sâu, đa dạng phùhợp với sự phát triển của kinh tế xã hội.
Ngày nay, sự phát triển của Cách mạng khao học công nghệ bùng nổ.Ngoài việc xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng thanh tra giúp họthường xuyên nắm bắt được những quan điểm của Đảng và Nhà nước, nhữngchủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận dụng vàocông tác thanh tra
Chính vì vậy mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trungương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “phải đào tạo đồng bộ đội ngũ các bộ cácngành, các cấp các lĩnh vực có đầy đủ phẩm chất và năng lực ngang tầmnhiệm vụ to lớn và phức tạp hiện nay”.
Thứ năm, công chức hành chính nói chung và công chức thanh tra Tư
pháp nói riêng là những người thực hiện chức năng quản lý trực tiếp với nhândân vì vậy giáo dục văn hóa quản lý là nội dung cơ bản trong đào tạo, bồidưỡng công chức
Văn hóa quản lý trong hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đòi hỏi mỗi quá trình quản lý của các cơquan, công chức đều phải nhằm vào phục vụ dân - một nền hành chính vì dân- tức là phải hướng tới sự tiến bộ, hạnh phúc cho cộng đồng và cho xã hội Đóchính là sức mạnh của văn hóa quản lý nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quảquản lý của các cơ quan nhà nước Nó tạo ra sự đồng thuận giữa quản lý và bịquản lý, tức là sự đồng thuận trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhànước với nhau và sự đồng thuận giữa cơ quan nhà nước với xã hội Do vậymà các cơ quan, công chức nhà nước nói chung không những phải có văn hóaquản lý mà còn phải không ngừng sáng tạo các giá trị văn hóa mới, trước hết
Trang 35là các giá trị nhân bản của tất cả các bên tham gia vào quá trình quản lý: côngchức lãnh đạo và chuyên viên, nhân viên hành chính; công chức hành chínhvà nhân dân Đó là lý tưởng quản lý dựa trên nền tảng quan điểm lấy dân làmgốc Muốn đạt được những yêu cầu đó phải coi giáo dục, rèn luyện văn hóaquản lý là một trong những nội dung của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rènluyện cán bộ công chức.
1.2 ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNGCHỨC THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP
1.2.1 Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thuật ngữ “ nhà nước pháp quyền” do các chuyên gia về Hiến pháp và luậtngười Đức và người Áo nêu ra lần đầu tiên vào thế kỷ XIX Từ đấy, thuật ngữ“pháp quyền” được áp dụng tại nhiều nước theo một tiêu chí như một chế độ củanhà nước và nó có thể so sánh được với quá trình phát triển khái niệm “ nhânquyền” Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy những tưtưởng, tinh hoa của Văn hoá nhân loại và những thành quả về Nhà nước phápquyền của nhiều quốc gia tiên tiến, từ đó Người vận dụng sáng tạo những kinhnghiệm và lý luận đó vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vìdân ở Việt Nam
Sau khi đất nước giành được độc lập, tư tưởng về Nhà nước phápquyền của Hồ Chủ tịch đã được Đảng và Nhà nước nghiên cứu, vận dụng mộtcách sáng tạo và sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam của dân, do dân, vì dân.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết phải xây dựng, kiện toàn bộ máy nhànước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, bài trừ quan liêu, thamnhũng, Đảng ta đã hình thành hệ thống các quan điểm về xây dựng nhà nước,Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khoá VII) cũng như Đại hộilần thứ IX của Đảng đã xác định:
Trang 36- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc vềnhân dân.
Nhà nước pháp quyền xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảothực hiện quyền lực của nhân dân Trong khuôn khổ của một chế độ chính trị,quyền lực nhà nước phải xác lập và thực hiện trên cơ sở ý chí đích thực củangười chủ quyền lực, tôn trọng những quyết định chính trị của nhân dân, sựlựa chọn chính trị của nhân dân Nhân dân với tư cách là người chủ quyềnlực, không chỉ lập nên nhà nước của mình, trực tiếp và thông qua các cơ quanđại diện cho mình thực thi quyền lực, mà còn thông qua các hình thức khác đểtham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước.
Bản chất dân chủ của Nhà nước xét đến cùng thể hiện ở chỗ nhà nướcđó đem lại lợi ích gì cho nhân dân Từ đó, tiêu chí của việc đánh giá hiệu quảhoạt động của Nhà nước là khả năng phục vụ nhân dân, là công cụ để nhândân làm chủ quyền lực của mình.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sảnViệt Nam lãnh đạo.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ở nước ta được nhìnnhận là một tất yếu lịch sử khách quan, là bảo đảm vững chắc nhất quyền làmchủ của nhân dân làm cho Nhà nước luôn luôn nằm trong quỹ đạo phục vụnhân dân, do nhân dân Đảng lãnh đạo tức là Đảng cầm quyền Với tư cách làmột Đảng cầm quyền, Đảng được tổ chức và hoạt động với tính chất là mộtnhân tố quan trọng của cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước Sự lãnh đạo củaĐảng đối với Nhà nước được thể hiện trên những nội dung trọng yếu sau đây:
+ Lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương,chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện thông qua bộ máy nhà nước,bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trở thành hiện thựcsinh động trong đời sống toàn xã hội.
Trang 37+ Lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêucầu ngày càng cao của một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+ Lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơquan nhà nước Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra các tổ chức đảng vàcán bộ, đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các cơquan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước thực hiện đúng đường lối,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện mối liên hệdân chủ giữa Nhà nước với công dân, giữa Nhà nước và xã hội, tôn trọng,bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Đảm bảo quyền con người, quyền công dân, thực hành dân chủ, nângcao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhànước luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt Phát huy dân chủnhằm bảo đảm trên thực tế nguyên tắc “công dân có thể làm tất cả những gìpháp luật không cấm, còn cán bộ, công chức nhà nước và các cơ quan nhànước chỉ được làm những gì pháp luật quy định”.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm tính tốithượng của Hiến pháp và các đạo luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội,tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật.
Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chínhtrị được xác lập một cách tập trung nhất đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp.Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, cóhiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyêntắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Sự hiện diện của Hiếnpháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm cho sự ổn định xã hội và sự antoàn của người dân Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật là cơ sở cho hoạtđộng của các thiết chế quyền lực, còn các thiết chế quyền lực phải thực sự trở
Trang 38thành đảm bảo để cho pháp luật có được những thuộc tính công bằng, bìnhđẳng và dân chủ.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước mà ở đóquyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhấttrên cơ sở có sự phân công và phối hợp trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp,hành pháp, tư pháp
Với bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước củadân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nên quyềnlực nhà nước là một thể thống nhất không bị phân chia Tính giai cấp và tínhnhân dân của quyền lực nhà nước quyết định tính thống nhất của quyền lựcNhà nước Quyền lực thống nhất đó về cơ cấu bao gồm các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp Mỗi nhánh quyền lực được trao cho những cơ quan khácnhau thực hiện Nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhànước cao nhất Do đó, Quốc hội là cơ quan duy nhất trực tiếp nhận quyền lựctừ nhà nước, còn quyền lực của các cơ quan khác chỉ là quyền lực phái sinh,các cơ quan đó nhận quyền lực từ Quốc hội do Quốc hội quy định bằng cơchế lập pháp.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo đảm thực hiện nghiêmchỉnh và có thiện chí các cam kết quốc tế.
Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tácvới tất cả các nước trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trongnhững năm qua Nhà nước ta đã ký kết nhiều điều ước và gia nhập các tổchức quốc tế Điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam ký kết hoặc tham giađã và đang trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luậtquốc gia, trong trường hợp điều ước quốc tế mà nhà nước ta ký kết hoặc thamgia có quy định khác với các luật chuyên ngành của Việt Nam thì được ưutiên áp dụng điều ước quốc tế.
Trang 39Từ thực tiễn này, các nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyềnViệt Nam của dân, do dân và vì dân ngày càng được định hình:
Một là: Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Hai là: Xác định quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công
rành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tụcthực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước.
Ba là: Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh
các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bốn là: Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dânchủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
Năm là: Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Sáu là: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xãhội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Trước những yêu cầu đổi mới của Nhà nước Pháp quyền xã hội chủnghĩa Đảng ta đã có nhiều Nghị quyết, văn bản của Nhà nước đề cập đến vaitrò, sứ mệnh và mục tiêu giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới Đặc biệt quantrọng là quan điểm chỉ đạo đã được nêu lên từ Hội nghị Trung ương 4 (khóaVII): "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sáchhàng đầu Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảmviệc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước".Đây là cách đặt vấn đề hoàn toàn chính xác và đúng đắn Tuy nhiên để làm tốtnhững yêu cầu này đòi hỏi sự tham gia đóng góp của toàn xã hội nhất là các
Trang 40cơ quan Trung ương và sự phấn đấu nỗ lực của mỗi cán bộ công chức trongxã hội.
Muốn đào tạo được công chức vừa hồng vừa chuyên để phục vụ nềncông vụ nước nhà, đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa đặt ra, chúng ta cần làm tốt những công tác sau:
- Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ, côngchức; thông qua việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, xác định rõnhững người đủ và không đủ tiêu chuẩn Có chính sách thích hợp đối vớinhững người không đủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi bộ máy.
- Đổi mới chế độ tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức Tuyển dụngcán bộ, công chức phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chứcdanh cán bộ, công chức Thông qua việc thi tuyển, sát hạch, kiểm tra để tuyểndụng cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực vào làm việc trong bộ máy.Khắc phục tình trạng vào cơ quan rồi mới đưa đi đào tạo và chủ yếu là đào tạochức Việc đánh giá, phân loại cán bọ, công chức phải căn cứ vào kết quảnhiệm vụ được giao
- Thực hiện việc thi tuyển đối với một số chức danh lãnh đạo gắn với chuyênmôn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp.
- Đổi mới công tác quản lý biên chế Đối với các cơ quan nhà nước:trên cơ sở xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu côngchức, từng cơ quan nhà nước rà soát lại đội ngũ công chức, đối chiếu với tiêuchuẩn để bố trí lại cho phù hợp Tiếp tục thực hiện mạnh chế độ hợp đồng đểthực hiện một số loại việc trong cơ quan nhà nước.
- Thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối vớiđội ngũ cán bộ, công chức Nghiên cứu để có chính sách, chế độ thích hợp vềnhà ở cho cán bộ, công chức Nhà nước có chính sách xây dựng và sử dụngnhà công vụ, quy định rõ chế độ, tiêu chuẩn sử dụng nhà công vụ để áp dụngtrong cả hệ thống chính trị Xây dựng chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công