Chương III : CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨCQUẬN 12 – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
B Trung cấp
Trung cấp
Nhận xét: Số cán bộ công chức chưa qua đào tạo về anh văn và vi tính còn cao. Đây phần lớn là các cán bộ sắp đền tuổi về hưu vì nhiều lý do không thể đi học nâng cao trình độ. Cũng qua số liệu và biểu đồ trên ta thấy trình độ vi tính, anh văn của cấp Phường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới.
II. Thực trạng công tác đào tạo – bồi dưỡng cán bộ công chức quận 12
1. Kết quả đào tạo
Công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC được xác định là rất quan trọng trong công cuộc CCHC cũng như xây dựng và phát triển quận nhằm định hướng xây dựng đội ngũ CBCC trẻ có năng lực, trình độ để nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và tổ chức triển khai thực hiên trong công tác, biết nhận định phân tích đánh giá tình hình trong công tác.
Hàng năm, UBND quận đều lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC của các cơ quan trên cơ sở rà soát, cập nhật trình độ hiện tại của đội ngũ CBCC quận, phường về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu trong thời gian tới. Kể từ khi thực hiện theo đề án khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính, UBND quận đã tiến hành sắp xếp lại đội ngũ CBCC phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo; xác định nhu cầu đào tạo và đào tạo lại đối với một số bộ phận công chức có thời gian công tác lâu năm, kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng không còn phù hợp với chuyên môn đảm nhiệm.
Trong giai đọan từ 2001 – 2005, kết quả đào tạo của quận thể hiện như sau:
- Lý luận chính trị : 543 người
- Quản lý nhà nước : 72 người
- Ngoại ngữ, tin học : 49 người
Trong năm 2004, UBND quận đã đưa đi đào tạo 11 cán bộ phường học lớp Trung cấp hành chính, 7 cán bộ Trung cấp xây dựng, 4 cán bộ Trung cấp pháp lý và một số cán bộ phường tham gia lớp Trung cấp địa chính.
Ngoài việc đưa CBCC đi học các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch chiêu sinh của thành phố, UBND quận còn chủ động mở các lớp đào tạo bồi dưỡng tại chỗ như lớp tin học trình độ A, ngoại ngữ trình độ A, B.
Trong năm 2007, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCC như sau:
- Về trình độ chuyên môn : đưa đi đào tạo 3 thạc sĩ, 30 đại học, 6 trung
cấp; bồi dưỡng các chuyên ngành 45 người.
- Về quản lý nhà nước : Đại học 8 người, Trung cấp 69 người, tham gia
lớp chuyên viên chính 1 người, lớp chuyên viên 7 người.
- Về trình độ tin học : đào tạo 4 người.
- Phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận tổ chức các lớp bồi
dưỡng kiến thức an ninh-quốc phòng với hơn 130 người tham dự, bồi dưỡng văn hóa ứng xử trong công sở với khoảng 500 người tham dự.
Nhận xét :
Nhìn chung trong những năm qua, công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC được quận ủy, UBND quận quan tâm. Đội ngũ CBCC được cử đi đào tạo bồi dưỡng đều ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc học tập nâng cao trình độ. Số CBCC sau khi được đào tạo đã áp dụng kiến thức đã học khá tốt trong thực hiện công việc chuyên môn của mình. Điều này cho thấy chất lượng đội ngũ CBCC ngày càng được nâng cao phù hợp với tiêu chuẩn của từng vị trí công tác, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ và tình hình phát triển tại địa phương.
2. Một số hạn chế trong công tác đào tạo bồi dưỡng
- Chương trình, giáo trình giảng dạy, học tập chậm được đổi mới, chưa theo kịp xu hướng phát triển của thời đại và chất lượng chưa cao. Chương trình đào tạo còn nhiều trùng lắp, đặc biệt là chương trình đào tạo về Quản lý nhà nước và lý luận chính trị, giáo trình phần lớn được biên soạn chung, do đó không phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương. Mục đích “học để làm việc”, nghĩa là học để vận dụng, thực hành thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, giỏi về thực hành quản lý vẫn chưa được cả cơ quan quản lý, cơ quan có chức năng đào tạo, bồi dưỡng và đa số học viên thật sự coi trọng.
- Nhận thức của cán bộ công chức về vai trò của hoạt động đào tạo bồi dưỡng chưa cao. Một số cán bộ công chức còn thiếu ý thức phấn đấu và ngần ngại trong học tập. Một bộ phận cán bộ có tâm lý chạy theo bằng cấp để “có
chổ” trong bộ máy nhà nước. Đội ngũ công chức (đặc biệt là ở cấp cơ sở) tuy được đào tạo lại nhưng còn nhiều yếu kém, đông về số lượng nhưng còn hạn chế về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiêp chưa cao nhất là kiến thức quản lý hiện đại. Mặt khác, trình độ cán bộ công chức còn chưa đồng đều, điều này gây khó khăn cho quá trình thực hiện công vụ, làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công việc do sự phối hợp kém. Trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ công chức còn nhiều hạn chế, đây là một trở ngại không nhỏ cho quá trình hội nhập quốc tế của nước ta.
- Sự kết hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong đào tạo bồi dưỡng còn chưa nhịp nhàng, việc theo dõi kiểm soát lớp học chưa thật sự được quan tâm nên khó nắm bắt được tình hình cán bộ công chức đi học cũng như đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của người học.
- Việc đánh giá kết hiệu quả công tác của những người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.
- Do nguồn ngân sách còn nhiều hạn chế nên việc cấp kinh phí cho đào tạo đội ngũ cán bộ công chức mặc dù đã cao hơn trước nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu, nhất là việc đào tạo cán bộ trẻ, đưa cán bộ đi đào tạo sau đại học…
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo – bồi
dưỡng Cán bộ công chức trên địa bàn quận 12
Đào tạo bồi dưỡng cần phải được tiến hành trên cơ sở xác định nhu cầu phục vụ công việc và kế hoạch đào tạo của cơ quan. Vì vậy phải thường xuyên rà soát, đánh giá trình độ, chất lượng của đội ngũ CBCC trên địa bàn một cách toàn diện. Công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
a. Cần nâng cao hơn nữa nhận thức của lãnh đạo các cơ quan về tầm quan
trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC. Từ đó mà họ tạo điều kiện để cho nhân viên của mình được học tập nâng cao trình độ. Các nhà lãnh đạo cần phải dẹp bỏ tâm lý sợ nhân viên có trình độ hơn mình sẽ làm cho “chiếc ghế” của mình bị lung lay. Bên cạnh đó những CBCC được cơ quan cử đi học cũng phải ý thức được trách nhiệm của mình. Phải nhận thức rằng học tập là để nâng cao trình độ nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc, tránh tình trạng lợi dụng việc đi học để bỏ đi làm việc khác mà không đến cơ quan làm việc. Bên cạnh đó cũng tránh việc chạy theo bằng cấp để vươn lên vị trí lãnh đạo mà quên đi việc phải nỗ lực, rèn luyện của chính bản thân.
b. UBND quận cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tào bồi dưỡng
CBCC. Kết hợp với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy phù hợp với thình hình thực tế tại địa phương. Chú ý nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học bên cạnh những kiến thức chuyên môn, trình độ lý
luận chính trị cho đội ngũ CBCC để đáp ứng nhu cầu trong tình hình đất nước đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.
c. Nâng cao chất lượng cán bộ ngay từ khi tuyển dụng ở cơ sở. Khi tiến hành tuyển dụng phải xây dựng kế hoạch và thông báo công khai, rộng rãi để những người có nhu cầu có thể tham gia thi tuyển. Kế hoạch cần phải nêu cụ thể về số lượng, tiêu chuẩn, vị trí công tác… nhằm thu hút nhiều thành phần tham gia. trên cơ sở đó lựa chọn những người có khả năng, trình độ phù hợp với từng vị trí công việc, kể cả các vị trí lãnh đạo, quản lý.
d. Khi tiến hành cử CBCC đi đào tạo phải chú ý đảm bảo số lượng, chất
lượng cán bộ làm việc tại cơ quan nhằm tránh tình trạng giải quyết công việc cho nhân dân chậm trễ. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ. Quy hoạch phải đảm bảo đ1ung quy trình, tính khả thi, tính đồng bộ và hợp lý, đảm bảo mở rộng dân chủ. Gắn quy hoạch với nhận xét, đánh giá, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng để tuyển dụng những sinh viên đủ tiêu chuẩn sắp tốt nghiệp ra trường nhằm tạo một đội ngũ CBCC trong tương lai.
e. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác của những CBCC
được đào tạo bồi dưỡng.
f. Tăng dần kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC.
Khuyến khích CBCC tự học tập nâng cao trình độ ngoài giờ hành chính bằng kinh phí cá nhân. Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút những người có trình độ, chuyên môn về làm việc tại quận và phường.
KẾT LUẬN
Đảng ta khẳng định đất nước ta đang có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là kết quả của nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do sự yếu kém của nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ CBCC nói riêng. Nhìn ra thế giới chúng ta thấy rằng có nhiều nước nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng họ đã vươn lên thành những cường quốc kinh tế trên thế giới. Họ làm được điều đó bởi họ đã nhìn thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực và có những chính sách đầu tư thỏa đáng cho công tác giáo dục, đào tạo.
Bước vào nền kinh tế tri thức với sự xuất hiện ngày càng nhiều công nghệ hiện đại, nhiều vấn đề, mối quan hệ phức tạp mới nảy sinh. Điều này đòi hỏi đội ngũ CBCC phải năng động, sáng tạo và nhiệt tình trong công việc, hết mình phục vụ nhân dân, là người đầy tớ của nhân dân thì mới có thể đưa đất nước phát triển. Con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi mỗi CBCC phải dồc hết sức lực, tinh thần và trí tuệ, không ngừng học tập và
rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi phẩm chất đạo đức để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.
Nhận thức được năng lực, trình độ của đội ngũ CBCC có vai trò thúc đẩy xã hội rất lớn, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương, chính sách rất thiết thực nhằm đầu tư cho công tác giáo dục đào tạo nói chung, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC nói riêng.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của UBND Thành phố nói chung và UBND Quận nói riêng, phòng Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong những năm qua. Qua đó, đội ngũ cán bộ công chức Quận đã từng bước được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Công tác quản lý cán bộ công chức mà cụ thể là đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức đã góp phần vào thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục trong giai đọan sắp tới. Vì vậy các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để đưa ra những biện pháp thật hữu ích, thiết thực để xây dựng cho đơn vị mình một đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn, lý luận cao, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.