1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương

55 1,5K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 402,5 KB

Nội dung

Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương

Trang 1

Đề tài:

Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệptrên địa bàn khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hoạt động bảo vệ môi trường muốn triển khai tốt cần huy động được sựtham gia của mọi người trong xã hội Ở Việt Nam thì luật Bảo vệ môi trườngđã quy định rất cụ thể về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cá nhân tổchức trong công tác bảo vệ môi trường; điều này được Đảng và Nhà Nước tanhấn mạnh trong nhiều văn bản khác nhau Nghị quyết 41 của Bộ Chính Trịhọp tháng 11 năm 2004 cũng đã nêu rõ: “ Bảo vệ môi trường là quyền lợi vànghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân và mỗi người, là biểu hiện của nếp sốngvăn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếptruyền thống yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên của ông cha ta” Đối với đô thị mới như Hải Dương bên cạnh sự phát triển nhanh và mạnhmẽ đã và đang góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt của đất nước trên nhiềuphương diện khác nhau thì cũng đặt ra ra cho các nhà quản lý, các nhànghiên cứu về đô thị những khó khăn thách thức về môi trường, đặc biệt làvấn đề thu gom, vận chuyển rác thải.

Trong một thời gian dài, việc thu gom, vận chuyển rác thải ở nước ta làdo các cơ quan Nhà nước đảm nhiệm Quá trình hoạt động của các đơn vịnày có một số hạn chế, đặc biệt là từ khi các khu công nghiệp được mở ra.Sự tham gia của các công ty tư nhân vào việc thu gom vận chuyển rác thảitrong các khu công nghiệp đã góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, giảmkinh phí cho Nhà Nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương Với mục đích đánh giá hiệu quả của việc thu gom vận chuyển rác thảicông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tôi đã chọn đề tài:

Trang 4

“ Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công

nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương.”

2.Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu chung : Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội – môi trường

của công tác quản lý chất thải công nghiệp đã và đang được thực hiện ở TỉnhHải Dương.

Mục tiêu cụ thể :

Thu thập số liệu, tính toán và phân tích chi phí, lợi ích về mặt kinh tế xã hội – môi trường liên quan đến việc thu gom vận chuyển rác thải củaCông ty TNHH Sản xuất- Dịch vụ- Thương mại Môi Trường Xanh.

Trên cơ sở của việc đánh giá sẽ góp phần giúp các cơ quan có tráchnhiệm trong công tác quản lý chất thải công nghiẹp có hướng đi đúng, lựachọn phương án hiệu quả trong việc xử lý chất thải công nghiệp phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh của Tỉnh Hải Dương.

Thông qua viếc đánh giá đưa ra kiến nghị và đề suất giải pháp quản lývà xử lý chất thải công nghiệp.

3.Đối tượng nghiên cứu.

Việc quản lý chất thải công nghiệp phát sinh từ các khu công nghiệptrên địa bàn Tỉnh Hải Dương.

Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương.

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.

- Phương pháp thống kê, thu thập, liệt kế số liệu.- Phương pháp kế thừa so sánh.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích.

- Tham khảo các tài liệu về quản lý chất thải nguy hại.

Trang 5

5 Bố cục của đề tài : Phần I : Phần mở đầu.Phần II: Nội dung :

Chương I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Chương III : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Chương IV: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC

THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Phần III: Kết luận.

Phụ lục.

Tài liệu tham khảo.

Trang 6

Điều 2, Luật Bảo vệ môi trường đã quy định như sau:

“ Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuấthoặc trong các hoạt động khác Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặccác dạng khác”.

Như vậy, chất thải được hiểu là tất cả các sản phẩm vật chất hoặc phivật chất hoặc phi vật chất không còn giá trị hoặc còn quá ít giá trị sau quátrình sản xuất hoặc phục vụ cho đời sống của con người.

Khái niệm trên mới chỉ gắn liền với một quá trình công nghệ hoặc mộthoạt động kinh tế cụ thể, khi có sự thay đổi về công nghệ hoặc phương thứchoạt động thì cả số lượng và chất lượng chất thải đều thay đổi hoặc lượng

thải của dây chuyền này thành nguyên liệu của dây chuyền khác hứa hẹn tạo

ra một chu trình sản xuất khép kín sinh ra rất ít hoặc không có chất thải cuốicùng Đó chính là nguyện vọng và là mục đích của công nghệ ngày nay.

1.2 Phân loại chất thải

Trang 7

Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định thống nhất,tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩacủa nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân loạisau đây:

- Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh:

+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải hoặc chất thải sinh hoạtđược phát sinh từ các hộ gia đình.

+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại là những chấtthải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nôngnghiệp và dịch vụ.

- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: gồm có chất thải rắn, chất thảilỏng và chất thải khí.

- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: Theo cách phân loại này ngườita chia ra chất thải dạng hữu cơ và vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất nhưchất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy bìa….

- Phân loại chất thải theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật nhưchất thải độc hại, chất thải đặc biệt.

Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việcnghiên cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả.

1.3 Các thuộc tính của chất thải

- Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định

khối lượng rõ rang Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định nhưnhiệt, bức xạ, phóng xạ… Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễmcủa chất thải là do các thuộc tính về lý học, hóa học, sinh học của chúngtrong đó thuộc tính hóa học là quan trọng nhất Ta chú ý đến các thuộc tínhcơ bản của chất thải về mặt hóa học.

Trang 8

- Thuộc tính tích lũy dần do các hóa chất bền và sự bảo tồn vật chất nên từmột lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích lũy thành lượng đủ lớn gâytác hại nguy hiểm, đó là các kim loại nặng As, Hg, Zn.

- Các hóa chất có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợpvới nhau thành các chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn, chẳng hạnnước thải chứa Cl hóa hợp với các chất hữu cơ tạo ra hợp chất chứa Cl độcgấp 100 lần ban đầu Vì vậy người ta gọi đây là đặc điểm cộng hưởng củacác chất thải nguy hiểm.

- Một số chất thải rắn, lỏng và khí còn có đặc thù sinh học nên thong qua cácquá trình đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác màbiến đổi thành các sản phẩm tạo các ổ dịch bệnh nhất là ở các vùng có điềukiện khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp.

2 Chất thải rắn2.1 Khái niệm

Theo Thông tư lien tịch số 1590/1997/TTLT/BKHCNMT – BXD thì

“Chất thải rắn được hiểu là chất thải phát sinh từ các hoạt động ở các đô thịvà các khu công nghiệp bao gồm: Chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạtđộng thương mại, dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thảido hoạt động xây dựng” Chúng có đặc điểm chung nhất là không còn giá trịsử dụng hoặc còn rất ít giá trị sử dụng đối với con người.

2.2 Nguồn thải rắn

Chất thải rắn bao gồm chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và

chất thải sinh hoạt.

- Chất thải công nghiệp có thể có nguồn gốc khác nhau và do đó có bản chấtkhác nhau: chất thải của ngành khai thác mỏ, của ngành năng lượng, của nhà

Trang 9

máy nhiệt điện, công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, của côngnghiệp hóa học….

- Chất thải nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là phân vànước tiểu động vật Nếu áp dụng những biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lýthì các chất thải và sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp không nhữngkhông gây ô nhiễm môi trường, mà chúng còn là nguồn phân bón cho trồngtrọt và nguồn năng lượng bổ sung cho các vùng nông thôn Sự ô nhiễm đấttừ nông nghiệp chủ yếu và nguy hiểm nhất từ việc sử dụng hóa chất bảo vệthực vật ( thuốc trừ sâu và trừ cỏ).

- Chất thải sinh hoạt bao gồm tất cả các loại chất thải còn lại xuất phát từmọi khía cạnh của hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày.Trong các chất thải này có những chất hữu cơ có thể lên men, là môi trườngphát triển của vi sinh vật gây bệnh

3 Chất thải công nghiệp

Chất thải công nghiệp (CTCN) là phần dư của sản phẩm công nghiệpđược bỏ đi Chất thải công nghiệp được phân chia thành 2 loại: không nguyhại và nguy hại.

3.1 Nguồn gốc

Chất thải được hiểu là phần dư đa dạng theo thành phần và tính chất hóalí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất tự nhiên là tài nguyênthứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu một số công đoạnbổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các tính chất cần thiết.

Sự tích lũy khối lượng đáng kể phế thải trong nhiều ngành công nghiệp làdo trình độ công nghệ chế biến nguyên liệu hiện có và do không sử dụngtoàn bộ nó Việc vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn là một biện pháp tốn

Trang 10

kém Trong luyện kim, trạm nhiệt điện và máy tuyển than chi phí cho chúngkhoảng 8-30% giá thành sản xuất sản phẩm chính

Trong khi đó, phần lớn chất thải của các ngành công nghiệp có thể sửdụng hiệu quả trong nền kinh tế Công nghiệp xây dựng và công nghiệp vậtliệu xây dựng hàng năm khai thác và tiêu thụ gần 3,5 tỉ tấn nguyên liệu, màphần lớn có thể được thay thế bằng chất thải công nghiệp việc tận dụng chấtthải cho phép giảm chi phí 2-3 lần so với việc

Sự hình thành chất thải là quy luật tất yếu của sản xuất Chất thải có thểsinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào.Nguồn gốc chất thải được mô tả theo sơ đồ

Khai thác

Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải

Nguyên nhân cụ thể của sự phát triển chất thải rất đa dạng, nhưng ta cầnlưu ý rằng có những nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng

Nguyên liệu tinh

Sản phẩm

Trang 11

và nhanh chóng, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân mà để khắc phục nócần có thời gian và chi phí lớn.

Sự phân loại chất thải có thể theo ngành sản xuất như chất thải ngành hóachất, luyện kim, nhiên liệu…, hoặc theo nhóm sản xuất cụ thể như chất thảicủa ngành sản xuất axit sunphuaric, soda, axit foctoric) Tuy nhiên do tínhđa dạng của chất thải và thành phần rất khác nhau ngay cả với chất thải cócùng tên nên chưa thể có sự phân loại chính xác và trong trường hợp cụ thểphải tìm phương án xử lý riêng biệt Mặc dù các phương pháp được ứngdụng là chung trong công nghệ chế biến vật liệu.

3.2 Đặc điểm

Chất thải công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợitrong việc quản lý chất thải là

- Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy

- Cơ sở sàn xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy.- Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư.

- Chi phí cho xử lý, quản lý chất thải nằm trong hạch toán giá thành sảnphẩm

- Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại.

Tuy nhiên, chất thải công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơnrác sinh hoạt do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.

3.3 Quy trình quản lý rác thải công nghiệp

Quản lý rác thải bao gồm các công đoạn: thu gom, vận chuyển và xử lý

rác Trong đó công việc tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải đóng một

Trang 12

vai trò khá quan trọng Chi phí cho các công đoạn này tăng đáng kể ở hầuhết các nước, chiếm tỷ lệ từ 70 – 90% chi phí quản lý.

Quá trình thu gom chủ yếu bao gồm việc vận chuyển rác thải từ chỗ lưugiữ tới chỗ chon lấp.

Các trạm vận chuyển không chỉ là nơi chuyên chở chất thải từ hình thứcnày sang hình thức khác có năng suất tối ưu mà còn là nơi xử lý nén chặt,phân loại và tái sinh chất thải Khối lượng chất thải cần xử lý có thể giảmđáng kể ở trạm vận chuyển bằng cách cho phép tư nhân hoạt động thu gomtại trạm vận chuyển.

Như vậy, việc thu gom, vận chuyển tạo ra một thách thức lớn về tổ chứcvà gánh nặng tài chính trong hệ thống quản lý chất thải công nghiệp Hơnnữa, hiệu quả của các công đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả xửlý rác thải, vì vậy nếu làm tốt công việc này sẽ càng làm nâng cao hơn nữacông tác quản lý rác thải.

Hầu hết các phương pháp xử lý chất thải ở các nước đang phát triển làchon lấp hợp vệ sinh, làm phân ủ, thiêu đốt và hủy kỵ khí:

- Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát ô phân hủy chất thảitrong đất bằng cách chôn nén và phủ lấp bề mặt Chất thải rắn đọng lại trongchon lấp bị tan rữa về mặt hóa học và sinh học rồi tạo ra các chất rắn, lỏngvà khí.

Chôn lấp hợp vệ sinh, nói chung là biện pháp chon lấp rác thải tương đốirẻ, có thể chấp nhận được về khía cạnh môi trường Bởi vậy, tổ chức và hoạtđộng của các bãi chon lấp có thể kiểm soát và thiết kế chuẩn mực sẽ tạo racơ sở cho chiến lược quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển và tạora tiền lệ đối với các pháp xử lý hoặc thu hồi chất thải.

Trang 13

- Ủ thành phân hữu cơ

Ủ là một quá trình mà trong đó các chất thải thối rữa chuyển hóa về mặtsinh học trong chất thải rắn, biến chúng thành phân hưu cơ gọi là compost Chất thải ở các nước đang phát triển chứa tới 70 – 80% chất thực vật dễthối rữa, lại có một tiềm năng thị trường đáng kể đối với Compost nhờ cóphương pháp canh tác nông nghiệp phong phú và giá cả phân bón hưu cơcao, có sức lao động rẻ, thuận tiện và tiết kiệm trong việc ủ phân Bởi vậy,biện pháp chon lấp và sử dụng chất thải giữ vai trò hữu ích đối với việc quảnlý chất thải rắn ở các nước đang phát triển.

- Ủ tạo khí ga

Làm tiêu hủy bằng kỵ khí, quá trình chuyển hóa sinh học của chất hưu cơthành hỗn hợp mêtan và cacbon dioxit gọi là sinh khí, cùng với các chất cặnbã thể lỏng và rắn khác Chất khí cung cấp nhiên liệu có lượng calo thấp,trong khi đó các chất rắn ổn định sẽ giữ lại giá trị phân bón của chất nềnnguyên thủy.

Tiêu hủy kỵ khí không được áp dụng ở mức độ rộng rãi để hủy chất thảirắn Biện pháp hủy chất thải phối hợp nay, cả về nhiên liệu và sản phẩmphân bón có tiềm năng áp dụng ở các nước đang phát triển, chủ yếu về khíacạnh giảm nhập khẩu nhiên liệu và phân bón đáng kể nhất là ở vùng nôngthôn.

- Thiêu đốt

Thiêu đốt là quá trình chất thải dễ cháy bị chuyển hóa thành cặn bã chứacác chất hầu như không cháy được và các chất khí phát tán vào khí quyển.

Trang 14

Chất cặn bã còn lại và khí thải ra thường phải được tiếp tục xử lý Nhiệt phátsinh trong quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khácnhau Thiêu đốt không phải là một giải pháp quan trọng về kinh tế và phùhợp về kỹ thuật đối với các thành phố ở các nước đang phát triển, xét vềkhía cạnh giá trị calo thấp và nồng độ hơi nước cao trong chất thải Trongnhiều trường hợp, công đoạn cuối của quá trình đốt cần phải them nhiên liệubổ sung Hơn nữa, thiêu đốt là quá trình cần phải có vốn cũng như chi phívận hành dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các nước đangphát triển.

- Thu hồi tài nguyên

Tất cả các dạng xử lý và chôn lấp chất thải tạo ra các cơ hội để chiết và táichế chất thải Tái chế có thể được thực hiện tại nguồn phát sinh chất thải, tạiđiểm thu gom và trên các xe thu gom và chuyên chở, tại các trạm chuyểnhoặc tại nơi chôn lấp cuối cùng.

Trang 15

II MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ THU GOM RÁCTRÊN THẾ GIỚI

Một đặc ddiemr chung ở rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là xu

hướng áp dụng cách tiếp cận tổng hợp trong việc quản lý rác thải: giảm thiểurác thải tại nguồn và tối đa hóa tái sử dụng và tái chế rác thải, tất cả đềutránh việc tiêu hủy chất thải Giảm thải tại nguồn có thể bao gồm việc tái sửdụng sản phẩm, tăng vòng đời của sản phẩm và giảm tiêu dùng Việc giatăng tái chế vật liệu đang được khuyến khích ở nhiều nước trên thế giới Cácloại

Hiện nay các nước đang áp dụng các phương thức thu gom sau:- Thu gom ở lề đường, lối đi.

- Thu gom tại các điểm công cộng ( hay thu gom tập trung ) - Thu gom thường xuyên

- Thu gom vào một thời điểm trong ngày

- Thu gom những vào một thời điểm trong ngày- Thu gom những loại rác đặc biệt

1.Các tác nhân tham gia vào quá trình thu gom

1.1 Chính phủ là tác nhân chính trong việc thu gom rác.

Quản lý rác nói chung và thu gom rác nói riêng nằm trong số các dịch vụcông cộng Những dịch vụ nay Do những đặc tính của chúng như tốn kémvè chi phí đầu tư ban đầu, thời gian thu hồi vốn lâu, tính tiết kiệm tho quymô, tính không bị loại trừ trong tiêu dung nên thường được khu vực nhànước cung cấp hơn là khu vực tư nhân Trên thực tiễn, dịch vụ thu gom rác ởnhiều nước hiện nay vẫn do nhà nước cung cấp dưới dạng đầu tư vào xây

Trang 16

dựng hệ thống thu gom, phương tiện thu gom và trả lương cho đội ngũ côngnhân thu gom Tuy nhiên, khi lượng rác thải tăng lên trong khi nguồn lựcnhà nước dành cho quản lý rác thải hạn chế thì việc mở rộng quyền thựchiện dịch vụ thu gom cho những đối tượng khác là cần thiết.

1.2 Sự tham gia của khu vực tư nhân

Tư nhân hóa trong việc thu gom rác nhìn chung lien quan đến việc chính

phủ ký hợp đồng thực hiện dịch vụ thu gom rác với một hoặc nhiều doanhnghiệp tư nhân và những doanh nghiệp này nhận được sự độc quyền thugom có quản lý từ phía chính phủ Khi những thỏa thuận này được quản lýtốt và không có tham nhũng, chúng có thể đem lại một dịch vụ thu gom tiếtkiệm chi phí hơn so với việc chính phủ tự thực hiện dịch vụ này Ngược lại,trong một số trường hợp những nỗ lực tư nhân hóa đã gây ra sự rút lui hoàntoàn của chính quyền khỏi việc quản lý rác thải Trong trường hợp này,không có sự quản lý của chính phủ, các doanh nghiệp thu gom rác thải phảilàm việc trực tiếp với những người sản sinh ra rác và làm hợp đồng thu gomvới họ Điều này có xu hướng tạo ra các hệ thống thu gom dư thừa, tức làcác xe rác cùng đến thu gom rác ở một số khu vực gần kề nhau Phí thu gomcó xu hướng cao, một số doanh nghiệp nhỏ hơn có thể thất bại hoặc trởthành mục tiêu để các doanh nghiệp khác mua lại Điều nay có thể nhahchóng dẫn đến tình trạng độc quyền thu gom không được quản lý và chi phíthu gom rác có thể lên rất cao Do đó, tư nhân hóa cần có sự hỗ trợ và quảnlý của nhà nước và xu hướng này đang được áp dụng thành công ở nhiềunước công nghiệp phát triển.

1.3 Các tác nhân khác

Ở nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, tình trạng dư thừ laođộng là khá phổ biến và những người này đang được thu hút vào khư vực

Trang 17

phi chính thức để làm các công việc đơn giản với mức thu nhập thấp Tậndụng lực lượng lao động này để thực hiện các dịch vụ thu gom rác đangđược áp dụng chủ yếu ở các nước đang phát triển.

Chính quyền địa phương có thể ký hợp đồng với các doanh nghiệp thugom rác quy mô nhỏ và hỗ trợ những người nhặt rác, những người thu gomrác lưu động, đưa hoạt động thu gom của họ vào hệ thống quản lý rác thải.Những ví dụ minh họa cho trường hợp này là những hợp tác xã tái chế rác ởmột số vùng ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh Những hợp tác xã này thuênhân công để phân loại rác tại nguồn, thu nhặt những vật liệu có thể tái chếvà chuyển chúng tới những trung tâm thu gom để chế biến và bán.

2 Kinh nghiệm trong quản lý và thu gom rác thải ở một số nước trênthế giới.

2.1 Kinh nghiệm của Singapore

Singapore là một quốc gia có tỷ lệ đô thị hóa 100% và cũng là quốc gia

được coi là cố môi trường sạch và xanh nhất thế giới Điều này đạt được làdo Singapore đã có một hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rácthải hợp lý và hiện đại

Tại Singapor, rác thải được phân loại ngay tại nguồn và được thu gombằng túi nilon Trung bình tại Singapore lượng rác thải thu gom hằng ngàykhoảng 6200 tấn Các tổ chức thuộc Bộ môi trường chịu trách nhiệm thugom rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư và các công ty với khối lượngkhoảng 3300 tấn/ ngày ( chiếm 53% tổng số rác) Các công ty tư nhân(Singapore có hơn 300 công ty) chịu trách nhiệm thu gom 2100 tấn rác/ ngày

( chiếm 34% tổng lượng rác), chủ yếu là rác thải công nghiệp và thương mại.

Các công ty tư nhân này được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sátcủa Bộ Môi Trường theo các quy định về môi trường và sưc khỏe cộng

Trang 18

đồng Các cơ quan nhà nước, công trường, nhà máy tự thu gom 800 tấn rác/

ngày (chiếm 13% tổng lượng rác) Rác thải thu gom được vận chuyển đếntrạm trung chuyển, tại đây rác được máy ép vào các container và được cácxe tải 20 tấn chở đến nhà máy xử lý.

Như vậy, nhà nước và tư nhân là hai tác nhân lớn đóng góp vai trò quantrọng trong hoạt động thu gom rác thải ở Singapore.

2.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ

Điểm chính trong chính sách quản lý rác thải ở Ấn Độ là phân loại rácthải ngay tại nguồn Các chất thải có thể tái chế dạng “khô” được để riêng.Các chất thải thực phẩm dạng “ướt” được đổ thẳng vào thùng x chở rác từ hệthống thùng chở rác 4-6 khoang để tránh phải tiếp xúc với rác hai lần Chấtthải có thể phân hủy về mặt sinh học này sx được ủ làm phân compost và chỉchôn lấp loại chất thải không ủ làm phân được.

Phân loại rác tại nguồn rất quan trọng nhưng cũng rất khó Toàn bộ lựclượng công nhân vệ sinh được đào tạo và các xe rác đẩy tay có 4 thùng docác công ty tư nhân tài trợ đã hoạt động bao trùm 50% diện tích thành phốdo chính công nhân vẹ sinh của thành phố tự phục vụ.

2.3 Mô hình ở Châu Mỹ La Tinh : phối kết hợp các doanh nghiệp thugom rác quy mô nhỏ với hệ thống thu gom rác chính thức.

Các doanh nghiệp thu gom được chính quyền thành phố hoặc tổ chức dân

cư trả tiền để làm dịch vụ thu gom sử dụng các loại xe kéo tay hoặc bán cơgiói Những doanh nghiệp này thu gom ở những khu vực cận biên hoặcnhững khu vực hiện không được thu gom và khu vực xe tải thùng to khôngvào được.

Trang 19

Do chi phí về thiết bị sủ dụng thấp nên chi phí thu gom theo cách này chỉbằng 2/3 so với chi phí của các phương pháp thu gom được cơ giới hóa theotiêu chuẩn Chi phí hành chính rất ít do các thành viên trong doanh nghiệpvừa tham gia thu gom, vừa làm công việc hành chính Đồng thời, việc vậnhành và bảo dưỡng thiết bị khá đơn giản và không tốn kém, thường xuyênđược một thành viên của doanh nghiệp thực hiện.

Kết quả là: nhiều khu vực trên thành phố được thu gom và chi phí thugom chi bằng 65% so với chi phí thong thường và do đó đã đáp ứng đượcyêu cầu của thành phố về vấn đề vệ sinh công cộng.

Như vậy, từ kinh nghiệm quản lý và tổ chức thu gom rác thải của một sốnước trên thế giới, ta có thể thấy một đặc điểm chung trong các mô hình đólà sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân kết hợp với nhà nước Nhờ cócác tác nhân này mà hiệu quả của công tác thu gom rác thải đã được tăng lênrất nhiều, giảm tỷ lệ rá cần xử lý và khuyến khich người dân tham gia vàocông tác bảo vệ môi trường Đây là một hướng đi mới mà Việt Nam cần ápdụng để có thể nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắnhiện nay.

III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU VẬNCHUYỂN RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP.

1 Khái quát chung về các phương pháp đánh giá hiệu quả

Để thực hiện đánh giá hiệu quả một phương pháp hoạt động, ta có thể sửdụng các phương pháp sau:

1.1 Phương pháp phân tích, so sánh hiệu quả dựa vào các tiêu chí đánhgiá

Trang 20

Phương pháp này đánh giá dựa trên sự so sánh tương quan về các tiêu chí kỹthuật, môi trường, xã hội và kinh tế - tài chính của phương án hoạt động.Qua đó ta có thể thấy được mức độ hiệu quả của phương pháp so với các môhình hoạt động khác như thế nào và đề xuất được những giải pháp hợp lý đểnâng cao hiệu quả của phương án.

2 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA)2.1 Giới thiệu về CBA.

Trong thực tế cuộc sống, là bản thân mỗi chúng ta không ít lần đứng

trước nhiều sự lựa chọn đó có thể là nên mua một chiếc xe máy hay nên muachiếc điện thoại.Với những nhà quản lý thì sự lựa chọn càng phức tạp và khókhăn hơn rất nhiều như việc có nên đầu tư một bệnh viện hay không, xây

dựng một sân bay mới hay xây dựng thêm một đường băng vào sân bay

cũ.Những lựa chọn như vậy luôn đặt ra đối với mỗi chúng ta, đó là điềukhông thể tránh khỏi vì xã hội không bao giờ có đủ nguồn lực để thực hiệntất cả các phương án sẵn có.

Do đó để quyết định lựa chọn phương án này loại bỏ phương án kia thìchúng ta cần xem xét phân tích xem giữa lợi ích mà chúng ta thu được vớichi phí mà chúng ta phải bỏ ra Đó là nền tảng của việc phân tích chi phí -lợi ích.Tuy nhiên CBA là một phương pháp đánh giá giá trị kinh tế và giúplựa chọn các phương án.Nó đánh giá sự mong muốn tương đối giữa cácphương án cạnh tranh nhau, khi lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tếtạo ra cho toàn xã hội.Nó tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hộicó được từ một phương án cụ thể với các tài nguyên thực mà xã hội phải từbỏ để đạt được lợi ích đó.

Trang 21

CBA có mục đích hỗ trợ những quyết định mang tính chất xã hội, trên

cơ sở có sự phân bổ nguồn lực nhằm đảm bảo tính hiệu quả.Kinh nghiệmcủa các nước đi trước cho thấy khi tiến hành CBA, để có hiệu quả và tránhnhững thất bại mang tính thị trường, thông thường trong bối cảnh cạnh tranhlà thích hợp nhất ( vì có giá trị thị trường làm căn cứ tính toàn ), chúng tathường gặp 3 kiểu phân tích chi phí lợi ích đó là :

- Phân tích Exante.- Phân tích Expost.

- Phân tích Inmedias Res.

2.2 Các bước cơ bản khi thực hiện CBA.

Có 9 bước cơ bản khi tiến hành CBA :

Bước 1 : Xem xét xác định lợi ích thuộc về ai và chi phí là của ai.Tức là

phân định được chi phí và lợi ích để là rõ quyền được hưởng lợi ích và phảibỏ ra chi phí thuộc về cá nhân nào, đối tượng điều chỉnh nào.Tại đây phảitrình bày tất cả các quan điểm nhìn nhận ( chú ý quan điểm toàn diện ) vàđưa ra mọi yếu tố tác động đến quan điểm nhìn nhận đó.

Bước 2 : Lựa chọn danh mục các dự án thay thế.

Khi có bất kỳ dự án nào đưa vào làm CBA thì đều có nhiều giải pháp thaythế khác nhau, đó là cơ hội lựa chọn các phương án thay thế tốt nhất.Muốnvậy phải trải qua nhiều kỹ thuật phân tích, đòi hỏi phải có sự lựa chọn, sosánh và dự đoán.

Bước 3 : Lựa chọn các ảnh hưởng tiềm năng và các chỉ số đo lường.Ta

phải phân tích các ảnh hưởng và ảnh hưởng tiềm năng sẽ xảy ra khi thựchiện dự án đó Đặc biệt đối với các dự án về môi trường thì ảnh hưởng tiềm

Trang 22

năng về lâu dài là rất lớn và đa chiều Đó là những ảnh hưởng có tính nhânquả.

Bước 4 : Dự đoán các ảnh hưởng về lượng suốt quá trình dự án.Chúng

ta phải đưa ra những nhận định về khả năng có thể xảy ra và cố gắng lượnghoá các kết quả đó Điều này có thể đạt được thông qua các phương pháptrực tiếp, gián tiếp hay kinh nghiệm đã có từ các dự án tương tự.

Bước 5 : Lượng hoá bằng tiền tất cả các tác động.Người làm phân tích

cố gắng quy đổi các chỉ tiêu ra giá trị tiền tệ, sử dụng giá trị thịtrường.Trường hợp không có giá trị thị trường thì xây dựng “ giá trị thamkhảo “ trên sơ sở có tính khoa học và được thừa nhận bởi các nhà khoa học,nhà hoạch định chính sách hay xã hội.Cũng có khi không thể lượng hoábằng tiền được thì dùng cách giải thích định tính để bổ sung cho kết quả đãtính toán được.

Bước 6 : Quy đổi về giá trị hiện tại.Trong CBA chúng ta gặp phải trở

ngại về thời gian.Vì vậy, trong quá trình tiến hành CBA chúng ta cần quyđổi giá trị tiền tệ về cùng thời điểm để tiến hành phân tích chính xác.Chúngta phải sử dụng tỷ lệ chiết khấu hợp lý, thông thường là tỷ lệ chiết khấu xãhội.

Bước 7 : Tổng hợp các chi phí và lợi ích.Những giá trị chi phí cộng gộp

lại với nhau, những giá trị lợi ích cộng gộp lại với nhau Để tránh nhầm lẫngiữa lợi ích và chi phí thì người ta phải xác định tính sở hữu và quyền tàisản.

Trang 23

Bước 8 : Phân tích độ nhạy ( thực chất là những phép thử để kiểm tra

kết quả).Trên thực tế ta thường gặp những yếu tố nhạy cảm, sự thay đổi hệsố chiết khấu.Vì vậy, việc thực hiện phép thử giúp ta có cách nhìn toàn diệnhơn về kết quả phân tích, từ đó đam bảo độ chính xác cao.

Bước 9 : Tiến cử các phương án có lợi ích xã hội lớn nhất.Sau khi có

kết quả phân tích, người ta sắp xếp thứ tự ưu tiên các phương án có NPV lớnnhất lên trước.Bên cạnh đó, mỗi phương án cần có sự giải thích để giúp talựa chọn phương án tối ưu về mặt xã hội.

2.3 Một số mặt hạn chế của CBA

CBA trong thực tế đã được áp dụng ở rất nhiều dự án, tuy nhiên trong

quá trình triển khai CBA cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần khắc phục.- Đó là hạn chế về mặt kỹ thuật Điều này dẫn đến việc không lượnghoá được thành tiền tệ dù vẫn nhận dạng được lợi ích và chi phí.Ta có thểkhắc phục được mặt hạn chế này qua sử dụng CBA định tính hay phươngpháp chi phí hiệu quả.

- Trong thực tiễn có những tác động có lợi hoặc gây thiệt hại mà ta cóthể biết được, cảm nhận được nhưng không thể tiền tệ hoá nó được.Nhữngtác động này, đặc biệt xét về mặt môi trường là rất lớn, rất quan trọng.Nếubỏ qua nó trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến những quyết định thiếu chínhxác.

Trang 24

- Mục tiêu ngoài tính hiệu quả có liên quan đến dự án buộc người làmCBA phải tính toán xem xét.Vì vậy người ta tiếp cận phương pháp phân tíchđa mục tiêu và phương pháp chú trọng tới phân phối.

2.4 Phân tích chi phí

Ta có công thức tính tổng chi phí quy về thời điểm ban đầu.

PVC = C0 + PVC1 + PVC2 +… + PVCn = C0 + CTrong đó :

PVC : Tổng chi phí quy về thời điểm ban đầu.C0 : Chi chi phí đầu tư ban đầu.

C : Chi phí hoạt động qua các năm quy về thời điểm ban đầu.

2.4.1 Chi phí đầu tư ban đầu.

C0 bao gồm có : C0 = FC1 + FC2 + FC3

Trong đó :

C0 : Chi phí đầu tư ban đầu.

FC1 :Chi phí cho mua sắm thiết bị.FC2 : Vốn xây lắp.

FC3 : Vốn đầu tu cơ bản khác.

2.4.2 Chi phí vận hành

Trang 25

Gọi C1, C2 ….Cnlà chi phí của năm 1,2, n

M1, M2 ….Mn là khối lượng được thu gom và vận chuyển năm 1,2 …n J : là tốc độ gia tăng chất thải hàng năm.

r : là tỷ lệ chiết khấu qua từng năm n :là tuổi thọ của dự án.

Lượng chất thải là Mn= Mn-1 ( 1+ j ) = M1 ( 1 + j )n – 1 tương đương vớichi phí

2.4.3 Chi phí về mặt xã hội và môi trường

EC = EC1 + EC2 + EC3

Trong đó :

- EC1 :Chi phí khám chữa bệnh tăng lên.

- EC2 : Thiệt hại về thu nhập do ảnh hưởng đến sức khoẻ

- EC3 :Thiệt hại về thu nhập do ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinhdoanh.

Trang 26

- EC : Chi phí về mặt Xã hội – Môi trường.

2.5 Phân tích lợi ích

Gọi B1, B2 …Bn là lợi ích của năm thứ nhất, thứ hai… thứ n

Tương ứng với lượng M1 thì lợi ích thu về là B1 .Với tốc độ tăng của chấtthải y tế nguy hại hang năm là j ( % ) thì lượng chất thải xử lý năm n là :Mn = M1 * ( 1 + j )n – 1 cũng có nghĩa lợi ích thu về là Bn = B1 * ( 1 + J )n – 1

Tổng lợi ích các năm quy về giá trị hiện tại là :- Với j # r thì

1 – ( 1 + j )n * ( 1 + j ) - n

PVB = B1 *

r- j- Với j = r thì :PVB = B1 * n * ( 1 + r ) – 1

Trang 27

EB : lợi ích về mặt xã hội và môi trường.EB = EB1 + EB2

Trong đó :

EB : Lợi ích về mặt xã hội – môi trường.

EB1 : Khoản thu nhập tăng thêm do tạo việc làm EB2 : Chi phí chữa bệnh tránh được.

Bên cạnh đó còn có nhiều mặt tích cực do hoạt động quản lý vậnchuyển thu gom và xử lý đem lại nhưng không thể lượng hoá hết được bằngtiền.

2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội2.6.1 Giá trị hiện tại ròng NPV

Công thức hay sử dụng nhất trong phân tích tính hiệu quả kinh tế của

một chương trình hay dự án đó là giá trị hiện tại ròng.Công thức được sửdụng :

NPV = PVB – PVC Trong đó :

PVB ; Gía trị hiện tại của các khoản thu ( lợi ích ).PVC : Gía trị hiện tại của các khoản chi ( chi phí )

Dự án được chấp nhận khí NPV >= 0 Khi đó các khoản thu về sẽ lớn

hơn các khoản chi ra sau khi đưa về giá trị hiện tại.

Ngày đăng: 06/12/2012, 17:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sự hình thành chất thải là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào - Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Đại An, Tỉnh Hải Dương
h ình thành chất thải là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w