1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án đầu tư trà việt bản word nhóm gentleman

47 933 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Dự án đầu tư Trà Việt

Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG  Nội dung: Dự án đầu Trà Việt Danh sách nhóm: Gentleman - Bùi Văn Chiến (NT) - Viêm Quốc Tuân - Trần Đại Nghĩa - Vũ Thị Hồng Hạnh - Đặng Minh Tân - Trần Thị Tâm - Nguyễn Thị Thảo 1 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường Mục lục Mục lục 2 I. Tổng quan về chủ đầu dự án. Lời nói đầu Nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, cũng vì lẽ đó nên có thể thấy Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa phát triển từ rất lâu đời, trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử. Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Xuất hiện với cách là một trong yếu tố không thể thiếu trong nền văn hóa Việt ngày nay chính là Trà đạo Việt Nam. Văn hóa trà đạo cũng đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nên bề dày lịch sử của nền văn hóa nước nhà. Trà đạo là một phong tục tập quán uống trà hay nghệ thuật uống trà, tuy nhiên, trà đạo Việt không đơn thuần chỉ là việc thưởng thức trà mà nó còn thể hiện một giá trị phi vật thể biểu hiện trong nghi thức giao tiếp ứng xử, như đạo đức niềm tin của con người đối với bản thân, xã hội, và đất nước. Và điều đặc biệt hơn đó là trong thời đại công nghiệp hiện nay, tục uống trà Việt Nam tạo ra sự thư giãn giữa cuộc sống hối hả chạy theo tốc độ, một sự suy ngẫm giữa công việc được lập trình một cách máy móc, một cách cân bằng rất phương Đông cho nền văn minh hiện đại rất phương Tây. Tuy nhiên, trên thế giới, khi nhắc đến trà đạo, thì người ta không nghĩ đến trà đạo của Việt Nam mà lại nghĩ ngay đến trà đạo của Nhật Bản. Một quốc gia có nền văn hóa trà đạo phát riển mạnh, trà đạo Nhật Bản với nhiều nghi thức, lễ nghi uống trà và trở thành một tôn giáo độc lập và là nghệ thuật sống của con người Nhật. Điều đó không có nghĩa là văn hóa trà Việt không bằng Nhật, chẳng qua vì nó phổ biến rộng quá, trở thành thói quen toàn dân từ sớm quá, cộng thêm tính linh hoạt cố hữu của văn hóa Việt không chịu gò mình vào một khuôn khổ nhất định cho nên văn hóa trà của Việt Nam trên thế giới ít được biết đến. 2 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường Để khôi phục lại nét văn hóa bị mai một này, thì hiện nay trong xã hội đã và đang xuất hiện một trào lưu văn hóa trà đạo Việt rộng rãi. Các loại hình quán trà đạo từ tổ chức, câu lạc bộ, đến các quán trà đạo được các cá nhân thành lập được dựng lên để tìm tòi, nghiên cứu, trao dồi các kiến thức, tìm hiểu thêm về lịch sử văn hóa trà đạo Việt nhằm mục đích khôi phục và phát triển một nét văn hóa nhỏ của đất nước bị lãng quên. Từ những nguyên nhân trên đã thúc đẩy nhóm hình thành nên một ý tưởng kinh doanh độc đáo và mang đầy ý nghĩa. Đó chính là dự án Trà Việt. 1. Tóm tắt dự án. - Tên dự án: Trà Việt - Địa Điểm: Số 68 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân – Hà Nội - Chủ đầu tư: Vốn góp • Ông Bùi Văn Chiến 200 triệu • Ông Viêm Quốc Tuân 150 triệu • Bà Trần Thị Tâm 100 triệu Tổng 450 triệu Đi vay ngân hàng 200 triệu - Năng lực chủ đầu tư: Điểm mạnh: + Am hiểu một số kiến thức cơ bản về lĩnh vực quản trị, nhân sự, tài chính và marketing. + Do gia đình có kinh doanh loại hình dịch vụ giải khát nên có hiểu biết về khâu quản lý, điều hành nhân sự, quản lý nguyên vật liệu cũng như công việc liên hệ nhà cung cấp + Hạn chế: + Tuy có vốn kiến thức trên nền tảng lý thuyết nhưng khi áp dụng cọ xát thực tế sẽ vấp phải không ít khó khăn mà chúng ta không thể dự liệu hết được. + Kinh doanh quán trà đạo là một loại hình kinh doanh khó, buộc chủ đầu phải có kiến thức sâu rộng về trà đạo nói riêng và văn hóa Việt nói chung. + Ngoài ra, chủ đầu còn vấp phải một số khó khăn như xoay chuyển nguồn vốn trong quá trình đầu tư. - Qui mô. 3 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường Quán có tổng diện tích là 120m2 được thiết kế theo phong cách cổ điển với hai tông màu chủ đạo là nâu và đỏ kết hợp cùng không gian đèn vàng. Quầy thu ngân, pha chế sẽ chiếm khoảng 20 m2, còn lại sẽ dành không gian cho việc bài trí bàn uống trà cùng với sân khấu nhỏ. Tổng nguồn lực nhân sự của quán gồm 12 người bao gồm chủ quán, 1 thu ngân, 6 phục vụ (làm part-time), 1 bảo vệ, và 1 lao công. Theo ước tính ban đầu, tổng nguồn vốn dành cho dự án là 450 triệu, trong đó chủ đầu sử dụng 60% nguồn vốn tự có kết hợp 40% từ nguồn vốn vay ngân hàng với mức lãi suất 15%/năm, thời hạn hoàn trả nợ trong vòng 3 năm. Mục tiêu của dự án: Dự án sau khi hoàn thành nhằm mục đích tạo nên một điểm đến thư giãn mới cho người dân Hà thành, giúp mọi người có được một không gian yên tĩnh để nghi ngơi, thư giãn, giải tỏa áp lực về công việc, áp lực cuộc sống hàng ngày, giúp cho các bạn trẻ có được một không gian để tâm sự, kết bạn, tập hợp bạn bè sau một thời gian không gặp. Ngoài ra dự án nhằm giúp tăng thêm một phần thu nhập cho bản thân chủ đầu trong quá trình khởi nghiệp của mình. Vì thế cho nên mục tiêu đầu tiên của dự án là + Xây dựng kế hoạch kinh doanh đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn của người dân. + Tìm hiểu nhu cầu uống trà của người dân để từ đó hoạch định và triển khai kế hoạch nhằm đạt hiệu quả cao. + Sau 3 năm phải thu hồi được vốn đầu tư. + Tạo lợi nhuận cao từ việc kinh doanh, phát huy năng lực sở trường và khả năng quản lý của chủ đầu tư. - Danh mục sản phẩm. Các sản phẩm của quán rất đa dạng và phong phú với hơn 50 loại trà được chia làm 3 nhóm chính. Nhóm trà mộc là trà xanh nguyên thủy lấy từ các vùng miền núi tây nguyên. Nhóm trà bổ dưỡng là sự kết hợp giữa trà với những vị thuốc bắc và nhóm trà ướp hương hoa tự nhiên của hoa Sen, hoa Mộc, hoa Nhài…Không chỉ thưởng thức hương vị ngọt ngào của trà quán đem lại, khi đến với quán, khách hàng sẽ tìm thấy được một không gian bình lặng, tách biệt với không khí sôi nổi bên ngoài. Ở đây thực khách có thể tự do suy tư, suy ngẫm, trút bỏ mọi gánh nặng của cuộc sống hối hả đời thường đem lại để tìm về cho bản thân một chút gì đó bình yên, tĩnh lặng. - Ngành nghề kinh doanh. 4 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường Kinh doanh quán trà đạo và trà dưỡng sinh. 2. Cơ sở pháp lý để triển khai dự án. + Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005. + Luật đầu Việt Nam năm 2005. + Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp năm 2005. + Luật môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. + Luật lao động có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1995. + Pháp lệnh an toàn về vệ sinh thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2003. + Các văn bản, kế hoạch dự án quy hoạch tổng thể thành phố Hà Nội. II. Sự cần thiết phải đầu tư. 1. Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội. a. Trà là thức uống truyền thống của người Việt: Tại Việt Nam, hình thức uống trà khởi nguồn từ các chùa chiền, gắn liền với đạo Phật của người Việt. Nó được gọi là thiền trà. Hiện nay ngôi chùa duy nhất còn tiến hành nghi lễ thiền trà là chùa Văn Trì – Từ Liêm – Hà Nội. Người Việt xưa còn tổ chức các hội trà khắp nới trên đất Việt, người ta tôn vinh trà như là ông chủ của các cuộc vui. Họ tụ hợp uống trà khi có trà ngon hay vào các dịp dặc biệt, thường là uống trà thưởng hoa xuân, uống trà thưởng hoa quý, uống trà ngũ hương. Người xưa đặc biệt coi trọng và nâng trà lên thành một thứ nghệ thuật độc đáo. Và không phải ai cũng có thể thưởng thức được trà. Đó chỉ có thể là những cao nhân tao nhã, có cái khí thanh tịnh và cái hồn xa lánh bụi trần. Phong cách uống trà của người Việt không bị ảnh hưởng theo phong cách uống trà của Trung Hoa hay Nhật Bản. Nghệ thuật uống trà biểu hiện phong phú nếp sống và văn hóa ứng xử của người Việt. Qua biến động của lịch sử, văn hóa trà Việt bị phôi phai trong ký ức người Việt mới. b. Tiềm năng sản xuất trà của Việt Nam. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có ngành trà phát triển nhất thế giới (Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích, thứ 8 về sản lượng trà trên thế giới, đứng thứ 2 trong ASEAN sau Indonesia). Dự báo mới đây của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ước tính:Hàng năm sản lượng trà búp tươi đưa vào chế biến khoảng 500.000 tấn. 5 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường Theo Hiệp hội trà Việt Nam: đến năm 2015, cả nước phấn đấu đạt 130.000 ha trà, sản lượng trà búp khô đạt 260.000 tấn. Hiện tại, có khoảng 2 triệu lao động vùng miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa sống chủ yếu bằng nghề trà. Thế nhưng giá trị xuất khẩu của sản phẩm trà Việt mới chỉ bằng 60% giá bình quân trên thế giới. Phát huy lợi thế, tiềm năng để Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất trà lớn, xuất khẩu nhiều với giá trị cao… nhiều bài toán đặt ra cần tìm lời giải trong hiện tại và tương lai. c. Thực trạng ngành trà. Cây trà xuất hiện ở Việt Nam ước đã ngàn năm, hiện trên các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái vẫn lưu giữ những quần thể trà cổ hàng mấy trăm năm. Cây trà Việt Nam đứng chân chủ yếu tại các tỉnh miền núi, trung du phía bắc. Ở phía nam, cây trà chủ yếu được di thực lên Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc và chủ yếu trên cao nguyên Lâm Đồng. Hiện Lâm Đồng có diện tích trà 24.000 ha, chiếm 20% diện tích trà toàn quốc và chiếm 90% toàn vùng phía nam. Vào những năm 1939 – 1940, người Pháp sản xuất 3.900 tấn trà đen ở Việt Nam và đưa sang bán đấu giá ở Luân Đôn và Hà Lan, đã được các nhà buôn trà thế giới đánh giá rất cao, mặc lúc ấy công nghệ sản xuất trà đen chỉ ở mức thủ công và bán cơ giới. Hiện nước ta có khoảng 363.400 hộ trồng trà. Xét về danh trà Việt, lâu nay, thị trường trong và ngoài nước thường nhắc đến, ưa chuộng các sản phẩm trà Tân Cương (Thái Nguyên), Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ và Cầu Đất, B’Lao (Lâm Đồng)… 2. Cơ hội a. Tiềm năng thị trường. + Trong những năm gần đây, đời sống của người dân đặc biệt là người dân Hà Nội đang ngày một được nâng cao rõ rệt. Cùng với sự cải thiện về mức sống là sự tăng lên nhanh chóng về nhu cầu văn hóa và giải trí của người dân. Họ sẵn sàng chi ngày một nhiều cho các khoản về thư giãn, giải trí, văn hóa- nghệ thuật. + Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị đầu não của cả nước. Do yêu cầu trong công việc, học tập ở đây ngày càng cao, dẫn đến áp lực đối với đa phần doanh nhân, công chức ngày càng trở nên nặng nề và tình trạng stress đang ngày một phổ biến. Do đó, một không gian thỏai mái để có thể thư giãn, trò chuyện gặp mặt bạn bè đang là một nhu cầu không thể thiếu của đại đa số người dân có thu nhập cao ở Hà Nội. + Đa phần các viên chức, doanh nhân, chính trị gia, v.v hiện nay không chỉ làm một ngành nghề chính mà còn kiêm nhiệm thêm nhiều nghề tay trái ở bên ngòai, trong số đó nghề môi giới kinh doanh đang ngày một nở rộ. Nhiều hợp đồng kinh doanh, nhiều mối làm ăn, liên kết đã được thỏa thuận và kí kết thông qua những hình thức này. Để có thể gặp gỡ, trao đổi, làm việc, những đối tượng này cần tìm đến các địa 6 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường điểm lịch sự, yên tĩnh và chuyên nghiệp nhưng thoải mái chứ không phải ở các công sở. + Giới trẻ là đối tượng có nhu cầu gặp gỡ, giao lưu lớn nhất hiện nay. Đặc biệt bộ phận giới trẻ sành điệu hiện nay có nhu cầu tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ, party rất cao.  Như vậy, có thể thấy nhu cầu thị trường hiện nay đối với các quán trà là rất cao. + Mặt khác, do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hiện nay, số lượng doanh nghiệp được thành lập ngày một nhiều, đời sống nhân dân ngày một tăng lên, do đó nhu cầu thị trường sẽ ngày một tăng lên. + Trong khi đó hiện nay ở Hà Nội, tuy số lượng quán trà đạo đang ngày một tăng, nhưng chưa có được nhiều quán trà đạo thực sự sang trọng, lịch sự và thoải mái để thỏa mãn nhu cầu của giới doanh nhân, công chức; cũng như chưa mang đậm được phong cách trà đạo để thỏa mãn nhu cầu nghệ thuật của những người thích thưởng thức nghệ thuật ẩm thực và giới trẻ sành điệu.  Do đó, giữa cung và cầu còn chênh lệch khá nhiều . Thị trường vào thời điểm này đối với lĩnh vực kinh doanh này vẫn còn rất rộng mở. b. Tiềm năng tự có. + Do có nhiều thời gian tìm hiểu về các loại trà đạo ( về cách pha chế, tính năng, hương vị đặc trưng…), cũng như giao tiếp thường xuyên với những người thích thưởng thức nghệ thuật trà và bộ phận giới trẻ sành điệu, doanh nhân; nhóm đã tìm hiểu rất rõ về tâm lý, nhu cầu cũng như thị hiếu của những đối tượng này. Điều này là một thuận lợi lớn khi bắt tay kinh doanh trong lĩnh vực này. + Mặt khác, với các mối quan hệ sẵn có của đội ngũ quản lý của quán, với uy tín của mình, nhóm có thể tạo ra một lượng khách hàng ban đầu cho quán, dần dần, thông qua các đối tượng này, số lượng khách hàng của quán sẽ ngày một được mở rộng. 3. Thách thức. a. Nhiều đối thủ cạnh tranh Đã có: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều đối thủ cạnh tranh, tuy không hoàn toàn trung lặp về thị trường song cũng chiếm lĩnh một phần thị trường mà dự án đưa ra. Có thể nhận thấy đa phần các đối thủ cạnh tranh này đều rất quan tâm đến việc tạo ra sự độc đáo, mới 7 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường lạ nhằm thu hút khách. Tuy nhiên, đa phần các quán đều chưa khai thác triệt để những thế mạnh của mình và chưa chú ý đến đúng đối tượng. Tiềm ẩn: Hiện nay số lượng các quán trà đạo tăng rất nhanh. Tương lai sẽ còn xuẩt hiện nhiều hơn nữa các đối thủ cạnh tranh đáng gớm và sẽ làm thu hẹp dần quy mô thị trường của dự án. b. Thương hiệu mới. Sau khi khai trương, cửa hàng sẽ là một thương hiệu rất mới đối với khách hàng trong khi các đối thủ cạnh tranh khác đã tạo lập được thương hiệu và chiếm lĩnh một bộ phần thị trường từ trước. Đây là một trong những vấn đề cơ bản mà khâu Marketing cần phải giải quyết. Đặc biệt các dịch vụ chăm sóc khách hàng được quan tâm nhiều nhất để xây dựng thương hiệu Trà Việt. c. Độ phức tạp trong kinh doanh. Kinh doanh trong lĩnh vực này, đòi hỏi phải chú ý đến của nhiều yếu tố mới đảm bảo thành công: Cách thiết kế, bài trí không gian nội thất; phong cách và thái độ phục vụ của nhân viên; cách thức tiếp thị và quảng cáo; cách pha chế các đồ uống, phục vụ các món ăn nhẹ, các dịch vụ phụ thêm, các dịc vụ trong những ngày đặc biệt; sáng tạo và đổi mới từng ngày để phục vụ thị hiếu của khách hàng,v.v Theo quan sát thì loại hình kinh doanh quán trà đạo đang ngày một phát triển ở một số thành phố lớn trong nước, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh có hơn 15 quán kinh doanh loại hình này và khá thành công, thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, một lượng khách hàng tiềm năng và chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số nước ta. Nhận thấy được tại Hà Nội loại hình kinh doanh này chưa đông, trong khi đó đây là một thành phố trẻ phát triển năng động, thu nhập bình quân của người dân ổn định, nhu cầu cao, đặc biệt là đối với loại hình dịch vụ, thư giãn đòi hỏi có một không giãn yên tĩnh, thoáng mát. Những đòi hỏi đó vô tình trở thành một lợi thế của loại hình kinh doanh quán trà đạo. Với người Việt Nam chúng ta, trà có thể xem như một phần văn hóa dân tộc. Uống trà không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp con người giải tỏa căng thẳng, phiền muộn và thư thái hơn, nhất là trong cuộc sống hiện đâị với những căng thẳng, lo toan dễ khiến con người ta đánh mất những khoảng thời gian và không gian yen tĩnh, thư giãn bên người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, vài năm gần đây, tại các thành phố lớn nhứ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện một chuỗi quán trà thảo mộc, trà hoa mang nhiều phong cách 8 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường khác nhau như phong cách trà nhạc trữ tình, phong cách nhạc dân gian mang đậm hồn Việt, phong cách trà đạo Nhật Bản. Những quán trà như vậy đang dần trở thành điểm đến lý tưởng của đông đảo khách hàng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Để kinh doanh trà đạo thành công, ngoài kiến thức quản lý và đầu óc kinh doanh nhạy bén, đòi hỏi người chủ phải có niềm đam mế và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nghệ thuật trà: từ các loại trà, hương vị, cách pha chế, dụng cụ pha trà cho đến cách thưởng thức…Bởi khi đến quán, ngoài thưởng thức trà và đàm đạo với bạn bè, người thân, nhiều khách hàng cũng muốn tìm hiểu thêm về nghệ thuật thưởng thức trà- một thú vui tao nhã. Dựa trên kinh nghiệm của những người đã kinh doanh trà thành công, có thể đúc rút thành một quy trình gồm những bước đi cơ bản sau: Trước khi mở quán, bạn nên tiến hành khảo sát về nhu cầu uống trà của người Việt, phong cách trà nào thu hút đông đảo người thưởng thức hơn cả, đối tượng khách uống trà là ai? Yêu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng? Có được kết quả khảo sát đó, ta sẽ xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình dể có thiết kế, định hình phong cách và hương vị trà cho quán Ví dụ: Trà hoa hiện được các bạn trẻ rất ưa chuộng Đối tượng khách hàng cảu các quán trà đạo hiện nay tương đối đa dạng, không chỉ thu hút các bậc cao niên, những nghệ sĩ lui tới đàm đạo, thưởng trà mà còn lôi cuốn cả giới trẻ. Các buổi tối và ngày cuối tuần là thời điểm rất đông bạn trẻ tìm đến với trà hoa để giảm bớt những áp lực cuộc sống, thưởng thức các loại trà hoa bổ dưỡng sức khỏe. “Trà hoa” ngay từ cái tên đã khơi dậy hương vị và thành phần trong đó. Vẫn giữu được vị chát chát, ngọt thanh nhẹ của trà mạn, trà hoa không chỉ mang lại cho người thưởng thức những cảm nhận mới mẻ về hương vị mà còn là thứ đồ uống có lợi cho sức khỏe. Để mở một quán trà hoa, cần phải có vốn hiểu biết nhất định về trà, về các loại thảo dược hoặc đôi khi chính sự đam mê là động lực lớn hất để bạn tìm tòi xây dựng nên một thương hiệu trà hoa nổi tiếng và độc đáo của riêng mình. Tiếp đến phải tìm hiểu về cách pha chế từng loại trà, vận dụng dựng trà, cách rót trà và thưởng thức trà, nguồn cung nguyên liệu bởi đây là những yếu tố quyết định làm nên sự khác biệt của một quán trà hoa. 9 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường Ẩm thực trà đạo: Từ chiếc ấm, chén đựng trà cũng phải tạo được nét độc đáo. Mỗi chén trà đến với khách hàng đã hội tụ những giá trị văn hóa từ việc lựa chọn nguyên liệu, nước dung pha trà, cách pha chế đến cách rót trà. Trong nền kinh tế hiện nay, việc mở ra các loại hình kinh doanh giải khát không còn gặp nhiều khó khăn. Kinh doanh trà Việt là một hương đi giữ gìn và phát huy nét văn hóa độc đáo của dân tộc đang được khuyến khích giữa xã hội đang có nhiều nét văn hóa ngày càng bị mai một, lãng quên. Tóm lại: Sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng, cũng như phân tích đánh giá tình hình chính trị - kinh tế - xã hội, và chuẩn bị đầy đủ những kiến thức về ẩm thực Trà Việt thì việc xây dựng dự án Trà Việt là hết sức cần thiết, phù hợp với tình hình hiện tại. III. Nghiên cứu thị trường. 1. Phân tích vĩ mô a. Dân số Hà Nội là khu vực trung tâm, mật độ dân số cao, thu nhập khá do vậy nhu cầu tiêu dung sản phẩm này là rất lớn. Mặt khác, đây là nơi khá ồn ào và tấp nập nên cũng không có nhiều không gian công cộng yên tĩnh để giải tỏa stress trong công viêc. b. Địa lý Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều quán nước với đủ qui mô lớn nhỏ được hình thành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu giải khát, giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn của người dân thành phố. Từ các quán nhỏ đơn giản chỉ cần một bàn pha chế và 5 đến 7 bàn với diện tích chưa đầy 30m để phục vụ cho những người có thu nhập thấp đến những quán sân vườn, máy lạnh với qui mô lớn có đầy đủ tiện nghi và những dịch vụ tiện ích đi kèm như wifi… để phục vụ những đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình trở lên. Tất cả nhằm mục đích thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, những quán trà việt có không gian yên tĩnh và chưa tạo được ấn tượng với khách hàng về điểm chung của tất cả các quán này là hầu như rất ồn ào, có không gian chật hẹp, tạo nên không khí ngột ngạc, khó chịu cho khách hàng. Đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu chủ yếu là tìm những nơi yên tĩnh để thư giãn và nghỉ ngơi. c. Văn hóa, xã hội 10 [...]... nguyên trà La hán long táo trà Long nhãn hồng táo trà Huyền sâm bát bảo trà Tây hương sâm đại táo trà Tứ quân tử trà Ngân cúc mật trà Quế chi cam thảo Trà gừng Hạ cúc sữa trà Bạc hà hạnh nhân sữa trà Ngũ vị trà Ngũ khúc ẩm trà Đan sâm lục trà Sinh khương lục trà La hán thập vị trà Mạch môn long táo trà Sơn hoa la hán trà Hoa quả sơn trà Ngũ hoa trà Thảo nguyên hoa trà Thiên kì long trà Thiên môn long trà. .. Trà hương đặc biệt Trà sen Trà hoa nhài Trà hoa ngâu Giá bán (VNĐ) 25.000 22.000 28.000 30 Chi phí nguyên liệu (VNĐ) 11.000 11.000 11.000 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 STT 1 2 Trà hoa cúc Trà hoa sói Trà ngũ hương Trà hoa sứ Trà ngọc lan Trà khác Quý phi trà Dung sĩ trà Long táo trà Mạch môn trà Cung đình trà. .. nổi tiếng Trà xanh Tân Cương ấm Trà móc câu Tân Cương ấm Trà bạch mao ấm Trà vàng Hà Giang ấm (trà Phổ Nhĩ) Trà Ô Long hương ngát ấm Trà Ô Long hổ phách ấm Trà Ô Long samphanh ấm Trà Ô long thiết quan âm ấm Trà đen ấm Tây sơn trà ấm (Trà Shan Tuyết Tây Côn Lĩnh) Trà khác Quý phi trà Dung sĩ trà Long táo trà Mạch môn trà Cung đình trà Trạng nguyên trà La hán long táo trà Long nhãn hồng táo trà Huyền... thêm 21 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường khi khách hàng đến quán Dự kiến giá trung bình mỗi tách giao động từ 20.000- 30.000 đồng tùy theo kích cỡ, tính chất sản phẩm Bảng giá cụ thể: Trà hương đặc biệt Trà sen Trà hoa nhài Trà hoa ngâu Trà hoa cúc Trà hoa sói Trà ngũ hương Trà hoa sứ Trà ngọc lan Giá bán (VNĐ) 25.000 22.000 28.000 22.000 25.000 25.000 25.000 25.000 Trà nổi... loại trà khác được thu mua thành phẩm từ phía nhà sản xuất 4 Thời gian ướp trà 33 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường Nguyên liệu làm 1kg trà Trà sen 1kg trà khô, 1000 bông sen, lá sen, phụ kiên Thời gian 25 ngày Trà hoa nhài 1kg trà khô, 1,5kg nhài 25 ngày Trà hoa ngâu 1kg trà khô, 1,5kg hoa ngâu 25 ngày Trà hoa sói 1kg trà khô, 1,5kg hoa sói 25 ngày Trà hoa cúc 1kg trà khô,... lang thang đi cả ngày tìm kiếm khách hàng 4 Địa điểm đầu Tên quán: Trà Việt Địa điểm: Qua quá trình tìm hiểu địa bàn Hà Nội, nhóm đã quyết định thuê Số 68 Nguyễn Thị Định làm địa điểm để mở quán Thuyết minh về địa điểm đầu 24 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường - Mặt bằng của cửa hàng rộng 120m2 Vì ở ngã ba nên quán có 2 mặt tiền rất thuận lợi - Về mặt vị trí, cửa hàng... phí nguyên liệu (VNĐ) 350.000/kg => 8.750/ấm 450.000/kg => 11.250/ấm Dự án: Đầu vào quán Trà Việt 3 4 5 6 7 8 9 10 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ấm Trà bạch mao ấm Trà vàng Hà Giang ấm (trà Phổ Nhĩ) Trà Ô Long hương ngát ấm Trà Ô Long hổ phách ấm Trà Ô Long samphanh ấm Trà Ô long thiết quan âm ấm Trà đen ấm Tây sơn trà ấm (Trà Shan Tuyết Tây Côn Lĩnh) Bình quân Đồ ăn uống khác Khoai tây sấy... bát bảo trà Giá bán 30.000/ấm 35.000/ấm 38.000/ấm 60.000/ấm 45.000/ấm 45.000/ấm 45.000/ấm 48.000/ấm 42.000/ấm 40.000/ấm Giá bán (VNĐ) 25.000 25.000 25.000 25.000 25.000 25.000 38.000 25.000 25.000 22 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường Tây hương sâm đại táo trà Tứ quân tử trà Ngân cúc mật trà Quế chi cam thảo Trà gừng Hạ cúc sữa trà Bạc hà hạnh nhân sữa trà Ngũ vị trà Ngũ... ng, quạt trần… + 6 – 15/10/2013: Treo tranh, treo rèm, trải thảm, trang trí, lắp đặt các nội thất trong quán như bàn ghế, quầy bar, bình hoa, sân khấu nhỏ để nhạc sống… + Dự kiến 20/10 sẽ khai trương quán 34 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường 2 Bảng thiêt kế chi tiết bên trong quán Trà Việt Thuyết minh về thiết kế chi tiết sắp xếp bài trí nội thất bên trong quán - Quán... trà xanh Nước quá sôi sẽ làm phân hủy một số tinh chất của trà cũng như làm mất màu của trà, trà sẽ trở nên chát đắng Mặt khác, nhiệt độ sôi quá khiến cho người thưởng trà sẽ bị bỏng nhẹ các giác quan khi uống, làm mất đi cảm giác hương, vị đặc biệt khi thưởng trà 28 Dự án: Đầu vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường Pha trà: Trước mỗi lần pha trà, người pha nên đổ một chút nước sôi tráng . Dự án: Đầu tư vào quán Trà Việt Giảng viên: Trần Thị Thu Hường NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG  Nội dung: Dự án đầu tư Trà Việt Danh sách nhóm: Gentleman - Bùi. loại trà, vận dụng dựng trà, cách rót trà và thưởng thức trà, nguồn cung nguyên liệu bởi đây là những yếu tố quyết định làm nên sự khác biệt của một quán trà hoa. 9 Dự án: Đầu tư vào quán Trà Việt. đáo và mang đầy ý nghĩa. Đó chính là dự án Trà Việt. 1. Tóm tắt dự án. - Tên dự án: Trà Việt - Địa Điểm: Số 68 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân – Hà Nội - Chủ đầu tư: Vốn góp • Ông Bùi Văn Chiến 200

Ngày đăng: 07/04/2014, 22:51

Xem thêm: Dự án đầu tư trà việt bản word nhóm gentleman

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w