Công dụng, nghệ thuật pha trà và thưởng thức trà.

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư trà việt bản word nhóm gentleman (Trang 25 - 30)

1. Công dụng, nghệ thuật pha trà và thưởng thức trà.

Uống trà để tâm hồn an nhàn thanh thản quên đi cái ồn ào, náo nhiệt của phố thị, cái lo toan của cuộc sống. Tại thư phòng, nói đúng nghĩa là góc yên thân, uống được chén trà là diễn tả cả quá trình phong cách nghệ thuật sống, bao tâm huyết tinh túy lịch lãm nhất của

nội tại lẫn ngoại tại đều được phơi bày ở đây, nơi ta trở lại chính ta, nơi ta dành nhiều thời giờ để làm cuộc hành trình phá tan màn u tối.

Uống trà không đơn giản chỉ là một thói quen thường ngày trong những giây phút rãnh rỗi hoặc ngồi thư giãn. Cứ mỗi một tách trà lại mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhờ vào hàm lượng chất chống ô-xy hóa cực kỳ dồi dào có trong loại đồ uống này. Những chất chống ô-xy hóa có khả năng đánh bại nhiều căn bệnh và trung hòa các gốc tự do – là những phân tử xuất hiện một cách tự nhiên có thể gây hại cho những tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc tiêu thụ những thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh về tim mạch, Alzheimer…

a. Công dụng của một số loại trà.

Trà trắng: là loại trà ít được chế biến nhất từ cây camellia sinensis (tên khoa học của cây trà), trà trắng còn chứa nhiều chất polyphenol nhất. Trong một cuộc nghiên cứu về tế bào chất béo của criminal người vào năm 2009, các nhà nghiên cứu người Đức đã phát hiện ra rằng: chiết xuất từ trà trắng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào chất béo mới đồng thời còn kích thích sự phá vỡ những tế bào chất béo đang tồn tại trong cơ thể.

Trà hoa cúc: có tác dụng dưỡng gan, cân bằng gan, thanh lọc gan và sáng mắt, đặc biệt thích hợp uống vào mùa xuân. Đồng thời còn có tác dụng bài trừ độc tố, mạnh khỏe có thể, trừ trà giảm nhiệt, thông phong thanh nhiệt, lợi hầu tiêu viêm, sưng, có công hiệu chống lại hoặc bài trừ các chất hóa học có hại tích tụ trong cơ thể hoặc các tia phóng xạ. Uống loại thảo dược kỳ diệu này có thể làm cho bạn cảm thấy thật thư giãn trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nó còn làm cho cơ thể bạn luôn ấm áp, làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ một cách hết sức tự nhiên. Vì thế, uống một tách trà hoa cúc nửa giờ trước khi đi ngủ sẽ làm cho tất các vấn đề như chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc của bạn biến mất hoàn toàn.

Trà sen: là thức uống của những người mắc chứng khó ngủ vì chúng là thuốc an thần tự nhiên. Nó có tác dụng giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Uống trà sen cũng rất tốt cho da và hoạt động của hệ tiêu hóa. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, trà tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hóa. Nó cũng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành.

Trà nhài: Các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng uống trà nhài giúp làm giảm lượng cholesterol và sống lâu. Trà nhài là sự kết hợp của lá trà và hoa nhài. Trà có hương thơm của hoa nhài cùng với khả năng chống ôxy hóa trong trà xanh sẽ mang đến một thức uống thú vị và có lợi cho sức khỏe. Uống trà hoa nhài còn giúp giảm đau dạ dày và có công dụng rất tốt khi tiêu hóa kém. Trà hoa nhài cũng rất tốt cho phụ nữ vì nó giúp các chị em có làn da mịn màng và giảm đau bụng kinh.

Trà Ô long: giúp giảm cân, hạ thấp lượng cholesterol, giảm huyết áp,…Trà ô long giúp ích cho những ai đang trong chế độ giảm cân. Bên cạnh đó, loại trà này còn giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu, giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường loại 2, các bệnh nhân bệnh tim mạch, giảm huyết áp cao, ngăn ngừa sâu săng và cải thiện làn da nhờ chức năng chống oxy hóa.

b. Nghệ thuật pha trà

Để mang lại cho thực khách một chén trà ngon, nhà hàng luôn tìm kiếm và chuẩn bị tỉ mỉ mọi công đoạn, từ việc chọn trà đến cách pha trà, từ hương cho đến màu sắc, từ không gian đến âm thanh thưởng thức…. Luôn đảm bảo cho thực khách sẽ cảm nhận hết được sự tinh tế ý vị trong nghệ thuật thưởng trà. Vì vậy để có một tách trà hương hoàn hảo thì chúng ta cần phải trải qua những bước sau đây:

Chuẩn bị ấm và chén:

Có rất nhiều loại ấm để pha trà nhưng dùng ấm sành hoặc ấm sứ là tốt nhất vì giữ được nhiệt lâu. Bên cạnh các loại ấm chén cầu kỳ của các cụ đồ nho xưa theo phong cách người Tàu, đa phần người Việt vẫn chuộng các loại ấm đất nung gọi là ấm trái quýt và chén hạt mít, hay còn gọi là chén mắt trâu làm từ thứ đất sét của sông suối quê hương. Nhà hàng đặt toàn bộ chén sứ tại làng gốm Bát Tràng, với những tiêu chuẩn về chất lượng và màu sắc, mang đậm phong cách trà Việt

Chuẩn bị nước dùng để pha trà:

Theo các cụ nhà ta, nước để pha trà ngon nhất phải là nước mưa. Nước mưa hứng ngay giữa trời là sạch nhất. Có thể dùng nước giếng mà là giếng đá ong càng tốt. Đặc biệt, ngày xưa, nhiều gia đình quý tộc hoặc những danh nhân sành trà còn tỉ mẩn thu gom những hạt sương đọng trên tàu lá sen. Đó được coi là thứ nước đặc biệt, tinh khiết để pha trà mỗi buổi sáng sớm. Người thành phố thường dùng nước máy để pha trà. Thời hiện đại ngày nay, mọi người nên dùng nước tinh khiết hoặc nước lọc để pha trà bởi trà thơm ngon trân quý đến mấy mà nước lẫn mùi lạ thì không thể ngon được.

Nhiệt độ thích hợp pha trà: Các bác cũng cần chú ý, nước sôi 100 độ C không phải là nước pha trà ngon, mà nhiệt độ thích hợp để pha trà là từ 80- 90 độ C đối với các loại trà xanh. Nước quá sôi sẽ làm phân hủy một số tinh chất của trà cũng như làm mất màu của trà, trà sẽ trở nên chát đắng. Mặt khác, nhiệt độ sôi quá khiến cho người thưởng trà sẽ bị bỏng nhẹ các giác quan khi uống, làm mất đi cảm giác hương, vị đặc biệt khi thưởng trà.

Pha trà:

Trước mỗi lần pha trà, người pha nên đổ một chút nước sôi tráng ấm trà, và chén uống trà. Tiếp đó, dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà, thường dân dã dùng tay bốc thì cần bảo đảm tay sạch và khô. Tiếp đó rót một chút nước sôi đủ ngập trà trong ấm rồi tráng qua lớp trà rồi bỏ nước này đi, đây được coi như động tác rửa trà. Sau đó rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho trà ngấm rồi rót thêm chút nước cho vừa khẩu vị. Với những người ít uống trà không nên uống trà quá đặc, sẽ gây một số tác dụng không tốt cho sức khỏe.

Rót trà:

Trà xanh sau khi hãm chừng 4 phút là có thể rót ra thưởng thức. Khi rót trà nên rót mỗi chén một ít, xong lượt đầu sẽ rót quay lại lượt thứ hai để bảo đảm trà trong các chén có độ đồng đều. Cách rót trà từ ấm ra chén cũng là một thứ nghệ thuật tinh tế. Lúc đầu, miệng ấm kề sát với miệng chén rồi từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để để tai chủ và khách nghe thấy tiếng nước trà như suối reo từ xa vọng tới róc rách, phải chú ý làm sao để trà không bắn ra ngoài chén. Mặt khác, người rót cần cân đối làm sao để tất cả các mức nước trong từng chén đều ngang nhau và chỉ nên rót 2/3 chén là hợp lý.

Đây chỉ là những nguyên tắc cơ bản, với mỗi người pha trà lại biến tấu những chi tiết nhỏ theo cách của mình như những trà nô thực thụ, những nghệ sĩ tinh tế, từng thao tác thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng trong một phong thái chậm rãi, tươi tỉnh.

Người thưởng trà cũng là những nghệ sĩ, từ từ đưa chén trà lên gần miệng, từ từ cảm nhận hương cốm nhẹ nhàng từ chén trà. Sau đó nhấp một ngụm trà nhỏ, để một thoáng trong họng để cảm nhận dư vị chát đặc trưng của trà. Sau đó, trong câu chuyện của mình, cả chủ và khách sẽ cảm nhận được dư vị ngọt nơi cuống họng do vị trà mang lại. Người Việt thường dùng trà làm thức quà tâm giao tiếp khách, có thể dùng thêm với kẹo lạc, kẹo vừng…

Nếu như mỗi quốc gia có hình thành nên một định danh văn hóa gắn liền với trà như trà đạo Nhật Bản, Trà kinh Trung Hoa, Trà thiền gắn với văn hóa Phật giáo thì nhà hàng Trà Việt tạm định danh văn hóa trà Việt là tình trà, nghĩa là chén trà của tình nghĩa tâm giao trong câu chuyện xóm giềng, bằng hữu .

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư trà việt bản word nhóm gentleman (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w