QUYẾT ĐỊNH tài TRỢ dài hạn của DOANH NGHIỆP

38 2.3K 1
QUYẾT ĐỊNH tài TRỢ dài hạn của DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUYẾT ĐỊNH tài TRỢ dài hạn của DOANH NGHIỆP

Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  BÀI TẬP NHÓM : QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ TÀI TRỢ ĐỀ TÀI: QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP GVHD: TS NGUYỄN HÒA NHÂN Lớp : CHK26 ĐN.TNH-2 Thực hiện: Nhóm 7 Đà Nẵng, tháng 1/2014 K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 1 Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân THÀNH VIÊN NHÓM Bùi Thị Thiên Ân Võ Thị Kim Quyên Huỳnh Lê Trang Phạm Thị Bích Vũ Nguyễn Thị Thanh Trúc Lê Thị Nguyệt Ánh K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 2 Các nguồn tài trợ Tài trợ từ bên ngoài Ngắn hạn Dài hạn Tự tài trợ Quỹ khấu hao Lợi nhuận giữ lại Điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ phát sinh Nợ do vay mượn Nợ Vốn Khoản phải trả Nợ 1ch lũy Cổ phần ưu đãiCổ phần thường Thuê mua trả gópTín dụng thuê mua Nợ dài hạnKỳ phiếu & trái phiếu Nợ không có bảo đảm Nợ có bảo đảm Thấu chi Tín dụng tuần hoàn Vay thế chấp bằng khoản phải thuMua nợVay thế chấp bằng tài sảnBảo lãnh Vay ký thác bằng hàng hóa Vay ký thác bằng hối phiếu Để dương Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Phân loại các nguồn tài trợ Có khá nhiều cách để phân biệt các nguồn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên người ta thường dựa vào một số tiêu thức như thời gian đáo hạn hay quyền sở hữu để phân biệt chúng. Nếu dựa vào thời gian đáo hạn thì các nguồn tài trợ có thể được phân chia thành nợ và vốn. K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 3 Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân Hình 1.1. Tổng sơ đồ các nguồn tài trợ ngân quỹ cho doanh nghiệp Trong kinh doanh, nhà quản trị giỏi là người có thành tích huy động được nhiều nguồn tín dụng, với những điều kiện hợp lý để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy, hơn ai hết, các nhà quản trị cần hiểu rõ các nguồn tín dụng tiềm tàng, đặc điểm và điều kiện của mỗi nguồn. Trên cơ sở đó lựa chọn được những nguồn phù hợp với doanh nghiệp. 1.1.1. Căn cứ vào quyền sở hữu đối với sử dụng vốn Nếu căn cứ vào quyền sở hữu đối với các khoản vốn sử dụng thì toàn bộ tài trợ của doanh nghiệp được chia thành nợ vay và vốn chủ sở hữu. Hai nguồn tài trợ có quan hệ đặc biệt với nhau khi chúng xem xét cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp. Bảng 8.2 trình bày sự phân biệt nợ và vốn cổ phần. Bảng 1.2. Những điểm khác biệt chủ yếu giữa nợ và vốn cổ phần Nợ Vốn cổ phần 1- Doanh nghiệp nhận được chúng từ những thành phần không phải là chủ sở hữu. 2- Phải trả lãi cho những khoản tiền đã vay. 3- Mức lãi suất phải trả cho các khoản vay theo một mức ổn định, được thỏa thu khi vay. 4- Doanh nghiệp phải hoàn trả nợ khi đáo hạn, ngoại trừ nguồn huy động là tín dụng tuần hoàn. 5- Công ty có thể phải thế chấp bằng tài sản hay nhờ bảo lãnh. 1- Do các chủ sở hữu doanh nghiệp tài trợ. 2- Chỉ chia lợi tức cổ phần cho chủ sở hữu nếu công ty làm ra được lợi nhuận. 3- Lợi tức cổ phần chia cho cổ đông tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng quản trị và nó thay đổi theo mức lợi nhuận mà công ty thu được. 4- Doanh nghiệp không phải hoàn trả những khoản tiền vốn đã nhận được cho chủ sở hữu, trừ khi doanh nghiệp bị phá sản. 1.1.2. Căn cứ thời gian sử dụng Nếu căn cứ và thời gian sử dụng người ta phân chia toàn bộ nguồn tài trợ của doanh nghiệp thành nguồn tài trợ ngắn hạn hoặc dài hạn, tuy nhiên trong thực tế người ta còn chia cả tài trợ trung hạn, nhưng trong quản trị tài chính tài trợ chung hạndài hạn được ghép với nhau vì chúng có những đặc điểm tương tự nhau. Bảng 8.1 trình bày sự phân biệt nguồn tài trợ ngắn hạndài hạn. Bảng 1.3. Những điểm khác biệt chủ yếu giữa nguồn tài trợ ngắn hạndài hạn Tài trợ ngắn hạn Tài trợ dài hạn 1- Thời gian đáo hạn ngắn hơn 1 năm. 1- Thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm. K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 4 Tài sản lưu động Tài sản cố định Tín dụng ngắn hạn Nợ dài hạn và vốn cổ phần Tài sản lưu động Tài sản cố định Tín dụng ngắn hạn Nợ dài hạn và vốn cổ phần Tài sản thường xuyên Tài sản tạm thời Mức thấp nhất của tài sản lưu động Nguồn tài trợ Tài sản Tài sản Nguồn tài trợ Tín dụng lưu hạt Tài sản lưu động thướng xuyên Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân 2- Doanh nghiệp không phải trả lãi cho các nguồn tín dụng thương mại, tín dụng phát sinh. 3- Lãi suất của các nguồn tài trợ ngắn hạn thường thấp hơn tín dụng dài hạn. 4- Nguồn tài trợ ngắn hạn nhận được chủ yếu dưới hình thức nợ. 2- Phải trả lãi cho các khoản tín dụng dài hạndoanh nghiệp nhận được. 3- Lãi suất của các nguồn tài trợ dài hạn thường cao hơn tín dụng ngắn hạn. 4- Nguồn tài trợ dài hạn có thể nhận được dưới hình thức vốn cổ phần hay nợ. 1.2. Phương pháp lựa chọn nguồn tài trợ 1.2.1. Đầu tư ngân quỹ vào các tài sản có đời sống phù hợp với thời hạn của nguồn tài trợ Việc phân loại tài sản thành thường xuyên và tạm thời được sử dụng để triển khai chiến lược tài trợ chung và thiết lập một cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản có tuổi thọ phù hợp với thời gian đáo hạn của các khoản nợ. Một chiến lược thường được các doanh nghiệp sử dụng là chiến lược “hedging” (hay Matching of maturities) tức là đầu tư các nguồn ngân quỹ vào những tài sản có đời sống của tài sản phù hợp với những trái quyền trên tài sản đó. Do đó các loại tài sản thường xuyên phải được tài trợ bằng các nguồn ngân quỹ dài hạntài sản tạm thời được tài trợ bằng các loại nợ ngắn hạn, có thời gian đáo hạn phù hợp. Khi nhu cầu ngân quỹ giảm, các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp được hoàn trả tăng lên và khi nhu cầu ngân quỹ ở mức tối thiểu, các khoản vay ngắn hạn sẽ biến mất hoàn toàn. Khi các tài sản tạm thời bắt đầu tăng (bắt đầu một chu kỳ mới), thì doanh nghiệp lại huy động các nguồn tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho những tài sản này. Hình 1.4 trình bày bảng cân đối tài sản của một doanh nghiệp áp dụng phương pháp tạo sự phù hợp giữa thời gian đáo hạn của các khoản tín dụng và tuổi thọ của tài sản tại hai thời điểm: - Thời điểm nhu cầu ngân quỹ ở điểm thấp nhất (a) - Thời điểm nhu cầu ngân quỹ ở điểm cao nhất (b) Một lợi thế đáng chú ý của phương pháp này là nó giữ các khoản tín dụng ngắn hạn ở mức hợp lý, tiết kiệm chi phí sử dụng ngân quỹ. a. Nhu cầu ngân quỹ ở mức thấp nhất b. Nhu cầu ngân quỹ ở một đỉnh cao K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 5 Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân Hình 1.4. Chiến lược tài trợ phù hợp với sự biến động của nhu cầu ngân quỹ Hình 1.4 trình bày một chiến lược tài trợ mà các nguồn ngân quỹ dài hạn được huy động nhiều hơn so với tài sản thường xuyên của doanh nghiệp. Do đó khi nhu cầu ngân quỹ ở mức thấp nhất, thì sẽ có những khoản ngân quỹ nhàn rỗi. Nguồn tài chính nhàn rỗi này tồn tại dưới hình thức tiền mặt, các loại chứng khoán hay hàng hóa. Như vậy, trong suốt giai đoạn có nhu cầu ngân quỹ ở mức thất nhất, doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu những chi phí tài chính trên những khoản ngân quỹ nhàn rỗi. Có thể tiết kiệm được những chi phí này bằng cách sử dụng những khoản tiền nhàn rỗi vào các loại chứng khoán. Mặt khác, môi trường hoạt động của doanh nghiệp thường có nhiều rủi ro. Bởi vậy, trước khi đưa ra những quyết định huy động ngân quỹ, cần xem xét kỹ lưỡng hai vấn đề là rủi ro và chi phí của các nguồn tín dụng. 1.2.2. So sánh rủi ro của tín dụng ngắn hạndài hạn Đối với doanh nghiệp, rủi ro liên quan tới các khoản đầu tư bằng các nguồn tín dụng ngắn hạn nhìn chung cao hơn mức rủi ro gắn liền với các nguồn tín dụng dài hạn. Mức rủi ro này thể hiện trên hai phương diện: a. Tỷ lệ lãi suất ngắn hạn biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn. Bởi vậy, khi sử dụng nợ dài hạn doanh nghiệp có thể cố định được các chi phí trả lãi. Thay vào đó, nếu sử dụng nợ ngắn hạn thì phải thường xuyên tái tài trợ với mức lãi suất có thể dao động rất lớn và phải chịu chi phí huy động nợ. b. Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn sẽ làm gia tăng các rủi ro tài chính, bởi doanh nghiệp phải thường xuyên gia hạn nợ ngắn hạn hay đáo hạn. Khi thị trường tài chính có biến động mạnh, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với sự gia tăng các chi K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 6 Nguồn ngân quỹ nhàn rỗi tạm thời Tín dụng ngắn hạn Nhu cầu ngân quỹ Tín dụng dài hạn Tài sản lưu động tạm thời Tài sản cố định (Tháng) Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân phí tín dụng, hoặc nếu không được gia hạn nợ thì doanh nghiệp sẽ không trả được nợ ngắn hạn. Hình 1.5. Sử dụng nguồn ngân quỹ dài hạn để tài trợ thường xuyên thêm một số tài sản tạm thời 1.2.3. So sánh giữa chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạndài hạn Khi doanh nghiệp sử dụng tín dụng dài hạn thay cho tín dụng ngắn hạn, thì sẽ làm giảm các rủi ro tài chính. Nhưng chi phí của tín dụng dài hạn thường cao hơn tín dụng ngắn hạn. Một số yếu tố khác tạo cho tín dụng dài hạn phải chịu chi phí cao hơn là những chi phí tiền lãi vẫn phải trả ngay cả khi nhu cầu ngân quỹ thấp hơn nguồn ngân quỹ đã huy động. Nếu doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngắn hạn thì có thể hoàn trả chúng trong giai đoạn này và giảm chi phí trả lãi. Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng nhìn chung các nguồn tín dụng dài hạn có chi phí cao hơn nhưng doanh nghiệp có thể giảm rủi ro khi sử dụng chúng. Do đó cần chọn một giải pháp thỏa hiệp giữa rủi ro và chi phí trong việc lựa chọn giữa tín dụng ngắn hạndài hạn. Rõ ràng là việc ra quyết định trong tình huống này là một quyết định quản trị quan trọng. Hình 8.6 trình bày ba chiến lược lựa chọn cho việc thiết lập một thỏa hiệp giữa tín dụng ngắn hạndài hạn. Phần (a) cho thấy một tình trạng cực đoan khi hoàn toàn sử dụng tín dụng dài hạn để tài trợ cho cả tài sản thường xuyên và tài sản tạm thời (toàn bộ nhu cầu ngân quỹ) (a). Tài trợ hoàn toàn bằng tín dụng dài hạn - Tài trợ cho cả tài sản tạm thời và thường xuyên bằng các nguồn tín dụng dài hạn. K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 7 Tài sản cố định Tín dụng dài hạn Tín dụng ngắn hạn Tín dụng dài hạn Tài sản cố định Thời gian Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân - Rủi ro thấp, chi phí cao (b). Những tài sản thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn tín dụng dài hạn - Tài sản tạm thời được tài trợ bằng nguồn tín dụng ngắn hạn. - Rủi ro cao, chi phí thấp hơn. (c). Phương pháp trung dung Toàn bộ tài sản thường xuyên và một phần tài sản tạm thời được tài trợ bằng các nguồn tín dụng dài hạn. K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 8 Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân Hình 1.6. Các chiến lược lựa chọn nguồn tín dụng dài hạn và ngắn hạn Bảng 1.3. Phân biệt rủi ro và chi phí của tín dụng dài hạn và ngắn hạn Đặc trưng Thời hạn tài trợ Ngắn hạn Dài hạn Rủi ro Thường có rủi ro cao hơn tín dụng dài hạn: - Lãi suất vay biến động nhiều hơn. - Nhu cầu gia hạn các khoản vay thường xuyên hơn. Có khuynh hướng đem lại rủi ro ít hơn tín dụng ngắn hạn. Chi phí Nhìn chung có chi phí thấp hơn tín dụng dài hạn: - Lãi suất thấp hơn mức trung bình. - Tín dụng được huy động khi có nhu cầu. Nhìn chung có chi phí cao hơn tín dụng ngắn hạn: - Lãi suất thường cao hơn. - Đôi khi được sử dụng cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự. Trong tất cả mọi thời điểm (ngoại trừ thời điểm nhu cầu ngân quỹ cao nhất), doanh nghiệp đều có những khoản tín dụng nhàn rỗi nằm dưới dạng tiền mặt, chứng khoán, hàng hóa tồn kho (các khoản nợ ngắn hạn vừa được tạo ra đã trở nên có khả năng thanh khoản cao và các nhà quản trị không phải bận tâm về công nợ. Nhưng chi phí sử dụng ngân quỹ rất cao do: - Lãi suất vay dài hạn cao. - Trong mọi thời điểm hầu như đều có những nguồn ngân quỹ nhàn rỗi. Phần (b) trình bày phương pháp “hedging”: - Chỉ có các tài sản thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn ngân quỹ dài hạn. K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 9 Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân Phần (c) trình bày một chiến lược thỏa hiệp: - Toàn bộ các tài sản thường xuyên và một phần tài sản tạm thời được tài trợ bằng ngân quỹ dài hạn. - Tín dụng ngắn hạn chỉ được huy động để tài trợ cho những tài sản tạm thời tăng thêm khi có nhu cầu cần thiết. - Những khoản ngân quỹ dài hạn nhàn rỗi tạm thời được đầu tư vào các loại chứng khoán. 2. QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp Nhu cầu vốn dài hạn của công ty trước hết xuất phát từ các nhu cầu đầu tư vốn vào các dự án đầu tư nói chung và mua sắm tài sản cố định nói riêng, kế đến là nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty thường phát sinh các nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến quy trình do đó các nhà quản lý thường phải ra quyết định đầu tư vào dự án. Dựa vào mục đích các dự án đầu tư có thể phân loại thành: - Dự án đầu tư mới tài sản cố định - Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí. - Dự án mở rộng sản phẩm hoặc thị trường hiện có sang sản phẩm hoặc thị trường mới. - Dự án an toàn lao động và hoặc bảo vệ môi trường. - Dự án khác. Dự án ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là bất cứ kế hoạch dài hạn nào cần bỏ vốn ra và thu hồi về với thời hạn lớn hơn một năm, chứ không phải chỉ có giới hạn trong dự án đầu tư vào tài sản cố đinh. Tuy nhiên, để đơn giản người ta thường xem xét dự án đầu tư tài sản cố định như là điển hình về nhu cầu vốn đầu tư.Về nguyên tắc, công ty có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn, bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn để tài trợ cho những nhu cầu vốn dài hạn của công ty; nhưng do nguồn vốn chủ sở hữu có giới hạn nên thường công ty phải sử dụng đến nguồn vốn vaydài hạn. Công ty có thể vay dài hạn thông qua ngân hàng hoặc thông qua phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trường vốn Do đó, đứng trên góc độ công ty, vay dài hạn không phải là nguồn vốn duy nhất có thể huy động được để tài trợ cho các nhu cầu vốn dài hạn. Để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn thì cần phải huy động vốn. Huy động vốn bao gồm nhiều khâu công việc từ việc xác định số lượng vốn cần huy động là bao nhiêu và cơ cấu các loại vốn huy động từ các cách thức khác nhau thế nào, đặc biệt là đối với huy động vốn dài hạn thì K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 10 [...]... biết, phải quy định rõ về thời hạn, giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiếu 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ dài hạn của doanh nghiêp Có rất nhiều nguồn vốn khác nhau mà một công ty có thể huy động để tài trợ cho một dự án dài hạn Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nguồn vốn tài rợ dài hạn của công ty, có những nhân tố khách quan tồn tại ngoài sự kiểm soát của công ty,... tiền vay theo lịch trình đã định Đa số các khoản vay dài hạn có thời gian đáo hạn trong khoảng thời gian từ một đến tám năm và một số khác có thời hạn dài hơn Lợi thế của vay dài hạn so với những hình thức tài trợ khác có thời gian đáo hạn tương tự là chi phí nhận tài trợ thấp và tính linh hoạt của nó Sở dĩ chi phí của nguồn tài trợ này thấp là do người sử dụng nợ có kỳ hạn có thể tiết kiệm được các... mục tiêu là giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong mức rủi ro cho phép nên chi phí sử dụng vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết đinh tài trợ dài hạn của doanh nghiệp - Ưu, nhược điểm của nguồn vốn tài trợ dài hạn Ngoài yếu tố chi phí có tính định lượng ở trên, công ty còn có thể dựa vào những yếu tố định tính để ra quyết định lựa chọn nguồn vốn nào tối ưu nhất Mỗi loại... quả nhất định cho công ty Phần trên đã đi sâu vào đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại nguồn vốn tài trợ dài hạn Sau đây là bảng tóm tắt: NV TÀI ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 27 Quyết định tài trợ dài hạn TRỢ DÀI HẠN Vốn vay ngân hàng dài hạn Vốn cổ phần thường Vốn CP ưu đãi Trái phiếu - Lãi vay được khấu trừ thuế - Có thể thiết lập lịch trình trả nợ phù hợp với dòng tiền của công... phiếu của cùng một doanh nghiệp bởi trái phiếu có thứ tự ưu tiên cao hơn cổ phần ưu đãi + Phát hành Trái phiếu K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 23 Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân  Trái phiếu có bảo đảm: đặc trưng của loại trái phiếu này là chúng được đảm bảo bằng những tài sản của doanh nghiệp Những tài sản để đảm cho các trái phiếu phát hành thường là các bất động sản của doanh nghiệp, .. .Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân phương án huy động vốn đòi hỏi chất lượng rất cao, tính minh bạch, cụ thể và chi tiết là điều bắt buộc phải đáp ứng 2.2 Các nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp 2.2.1 Vay dài hạn Vay dài hạn là một thỏa ước tín dụng dưới dạng một hợp đồng diễn ra giữa người vay và người... đích cho việc huy động vốn dài hạn của mình nhằm tài trợ cho khoản mục nào Tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng khoản mục mà công ty có các hướng huy động vốn dài hạn và đầu tư phù hợp Với những khoản đầu tư cho tài sản cố định công ty có thể sử dụng nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu hay nợ dài hạn Do đặc điểm tài sản cố định là có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài, hao mòn được chuyển dần... 29 Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dài hạncủa công ty Có thể hiểu uy tín theo nghĩa rộng bao gồm uy tín trong thanh toán, uy tín trong sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng quá trình thực hiện hợp đồng, danh tiếng củacó ý nghĩa quyết định đến hoạt động huy động vốn của công ty, huy động vốn là cơ sở để có các quyết định. .. sử dụng định mức của tài sản là 6 năm - Nếu thuê tài sản này thì mỗi năm phải trả cho cho công ty tài chính là 140 triệu đồng Lãi suất tài trợ là 22,2% năm (1,85% tháng ), thời hạn thuê 5 năm, giá bán khi chuyển quyền sở hữu là 5 triệu, tỷ lệ khấu hao đều trong 5 năm Phí đăng ký hợp đồng tài sản là 0,04% giá trị K26 ĐN.TNH 2- Nhóm 7 Trang 30 Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân tài sản,... này của công ty là 150 ngàn và số lượng cổ phần đã phát hành là 850 ngàn Một doanh nghiệp thường có rất nhiều hình thức huy động nguồn kinh phí bên ngoài như vay ngân hàng ngắn hạn hay dài hạn, thuê mua các loại máy móc, thiết bị hay mua nguyên liệu trả chậm v.v để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của nó Bởi vậy, doanh nghiệp có những nghĩa vụ đối với chủ nợ Phần giá trị của những tài sản được tài . phiếu Để dương Quyết định tài trợ dài hạn GVHD: Nguyễn Hòa Nhân QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Phân loại các nguồn tài trợ Có khá. nguồn tài trợ của doanh nghiệp thành nguồn tài trợ ngắn hạn hoặc dài hạn, tuy nhiên trong thực tế người ta còn chia cả tài trợ trung hạn, nhưng trong quản trị tài chính tài trợ chung hạn và dài hạn. phân biệt nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn. Bảng 1.3. Những điểm khác biệt chủ yếu giữa nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn Tài trợ ngắn hạn Tài trợ dài hạn 1- Thời gian đáo hạn ngắn hơn 1 năm.

Ngày đăng: 06/04/2014, 10:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

  • 1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP

  • 1.1. Phân loại các nguồn tài trợ

  • 1.1.1. Căn cứ vào quyền sở hữu đối với sử dụng vốn

  • Bảng 1.2. Những điểm khác biệt chủ yếu giữa nợ và vốn cổ phần

  • 1.1.2. Căn cứ thời gian sử dụng

  • 1.2. Phương pháp lựa chọn nguồn tài trợ

  • 1.2.1. Đầu tư ngân quỹ vào các tài sản có đời sống phù hợp với thời hạn của nguồn tài trợ

  • 1.2.2. So sánh rủi ro của tín dụng ngắn hạn và dài hạn

  • 1.2.3. So sánh giữa chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn và dài hạn

  • Thời hạn tài trợ

  • 2. QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

  • 2.1. Nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp

  • Nhu cầu vốn dài hạn của công ty trước hết xuất phát từ các nhu cầu đầu tư vốn vào các dự án đầu tư nói chung và mua sắm tài sản cố định nói riêng, kế đến là nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên.

  • Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty thường phát sinh các nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến quy trình.... do đó các nhà quản lý thường phải ra quyết định đầu tư vào dự án.

  • Dựa vào mục đích các dự án đầu tư có thể phân loại thành:

  • - Dự án đầu tư mới tài sản cố định

  • - Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí.

  • - Dự án mở rộng sản phẩm hoặc thị trường hiện có sang sản phẩm hoặc thị trường mới.

  • - Dự án an toàn lao động và hoặc bảo vệ môi trường.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan