Các giải pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính tiền tê tình hình lạm phát qua các giai đoạn năm 2008 ở việt nam (Trang 38 - 41)

Trong tình hình kinh tế năm 2008 thì vấn đề lạm phất nổi lên là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng tới mọi mặt của nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Từ sự bất ổn của cơ cấu kinh tế vĩ mô cho tới cuộc sống hằng ngày của mọi người. Trước tình hình đó, Chính phủ và ngân hàng nhà nước có các biện pháp quyết liệt.

2.1.6. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

Cho dù do nhiều nguyên nhân nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Do đó ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và linh hoạt biểu hiện qua một loạt cơ chế như:

− Sử dụng quản lý nhà nước khuyến cáo các ngân hàng thương mại không được nâng lái suất huy động vượt quá 12% vào cuối tháng 2/2008. Và đã chặn đứng được “cuộc đua” tăng lãi suất.

− Khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản

− Tăng dự trữ bắt buộc đối với hầu hết các loại tiền gửi vào các nhóm ngân hàng thương mại, thu tiền từ lưu thông về bằng tín phiếu bắt buộc

− Từ 19/5/2008 công cụ lãi suất cơ bản được sử dụng như một quyền lực điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước với tư cách là ngân hàng Trung ương. Theo đó so với lãi suất cơ bản, các mức lãi suất của ngân hàng thương mại không được vượt quá 15%. Ngân hàng nhà nước dùng lãi suất này để điều mặt bằng lãi suất của thị trường trên cơ sở dựa vào tín hiệu của hiệu ứng chống lạm phát phát ra từ chính thị trường hàng hóa, dịch vụ. Gắn chặt thị trường tiền tệ, tín dụng với thị trường hàng hóa để chống lạm phát.

− Thay dần những giải pháp can thiệp hành chính trực tiếp bằng các giải pháp sử dụng chính các công cụ của thị trường để linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ.

2.1.7. Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách

− Kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ giảm áp lực về cầu giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

− Quy định cụ thể vốn đầu tư và chi phí hành chính phải cắt giảm. Đối với công trình chưa thực sự cần thiết thì phải có sự điều chỉnh phù hợp, cắt bỏ các chương trình kém hiệu quả đồng thời tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình đầu tư sản xuất hàng hóa thuộc mọi thành phần kinh tế đấy nhanh tiến độ sớm đưa vào sản xuất.

− Tăng hiệu quả chi tiêu ngân sách bằng việc hoàn thành các chương trình các dự án đúng thời hạn để sớm phát huy tác dụng.

2.1.8. Tập trung sức phát triển sản xuất công – nông nghiệp

Khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Hiện nay tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng. Vì vậy phát triển sản xuất là giải pháp giúp tạo ra hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu. Vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lại không gây ra phản ứng phụ.

2.1.9. Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu,

giảm nhập siêu

Cân đối cung cầu về hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiến đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.

2.1.10. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dung

Yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% các khoản chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm giảm giá thành và chi phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi người mọi nhà triết để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội

2.1.11. Tăng cường công tác quản lý thị trường

Kiểm soát việc chấp hành luật pháp nhà nước về giá kiên quyết không để xẩy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá. Nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…Ngăn chặn tình trạng xuyên biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu khoáng sản.

2.1.12. Mở rộng việc thực hiện các chính sách an ninh xã hội

− Chương trình phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp tại đô thị, phát triển nhà ở công vụ cho giáo viên. Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo ở nông thôn và miền núi. Sửa đổi chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước thao hướng chuyển mạnh sang hỗ trợ các dự án thuộc lĩnh vực xã hội. Tiếp tục rà soát các phí thu từ nông dân.

− Như chúng ta đã biết từ tình hình lạm phát nửa đầu năm 2008 tỷ lệ lạm phát luôn ở mức rất cao nhưng cho đến những tháng cuối năm 2008 thì chỉ số giá tiêu dùng cũng như lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Biểu hiện cụ thể nhất là chỉ số CPI tháng 10,11,12 năm 2008 là âm. Những tín hiệ này cho thấy các giải pháp của chunhs phủ đã thành công bước đầu trong việc ngăn chặn đà tăng của lạm phát.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính tiền tê tình hình lạm phát qua các giai đoạn năm 2008 ở việt nam (Trang 38 - 41)

w