Nguyên nhân của lạm phát

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính tiền tê tình hình lạm phát qua các giai đoạn năm 2008 ở việt nam (Trang 29 - 38)

2.1.3. Nguyên nhân xuất phát từ nền kinh tế toàn cầu

2.1.3.1. Giá dầu và giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục gia tăng

Trong 4 năm 2003 -2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước mới nổi ở Châu Á như Trung Quốc đã đẩy nhu cầu sử dụng năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến và những xung đột chính trị tại Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 147 USD/ thùng trong tháng 9/ 2008 đồng thời giá các nguyên liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng tăng liên tục. Như vậy giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí hóa lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/ 2008 và đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước cho tới nay.

2.1.3.2. Giá lương thực thực phẩm liên tục tăng

Xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp, cùng với những năm tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới – là những năm quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh khiến diện tích đất được sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp. Tất cả những điều trên làm cho sản lượng lương thực thực phẩm ngày càng giảm mạnh. Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao khiến cho nhiều nước sử dụng một phần lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm lại càn giảm sút.

2.1.3.3. Một khối lượng lớn tiền được đưa ra nền kinh tế toàn cầu

− Trước việc giá dầu và giá lương thực – thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu lên cao, tình hình này buộc các NHTW phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật Bản tăng một lần từ 0.25% - 0.5%/ năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3.5% – 3.75% - 4%/ năm; Anh tăng 3 lần từ

5% - 5.5%/ năm ( trong đó có 1 lần giảm); Thụy Điển tăng 4 lần từ 3% - 4%/ năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6.12% - 7.47%/ năm.

− Việc các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất chủ đạo cùng với việc giá dầu, giá lương thực – thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là nguyên nhân cơ bản đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những tháng đầu năm 2008. Thêm vào đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn của Mĩ bắt đầu từ tháng 7/ 2007. Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, các NHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế thế giới, trong đó riêng Mĩ từ tháng 8/ 2007 đến nay đã phải đưa ra nền kinh tế là hơn 2300 tỷ USD trong đó có 300 tỷ để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu Âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải cắt giảm lãi suất từ tháng 8/ 2007 trở lại đây như Anh, Mỹ, Canada. Việc cứu vãn kinh tế thế giới bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao.

− Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh kinh tế thế giới như nhau, tại sao các nước khác như Trung Quốc, Thái lan... lại có mức lạm phát thấp hơn so với Việt Nam? Vậy mức lạm phát của Việt Nam tăng cao trong thời gian vừa qua ngoài những yếu tố thế giới còn có những nguyên nhân nào khác?

2.1.4. Nguyên nhân từ nội tại nền kinh tế Việt Nam

2.1.4.1. Chi phí sản xuất tăng cao

− Nước ta là nước có nền kinh tế còn chưa phát triển, cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn nhiều yếu kém, nên nước ta chỉ chủ yếu là xuất khẩu nguyên vật liệu thô, có giá trị không cao, đổi lại ta lại nhập khẩu các sản phẩm hoàn thiện, có giá trị cao. Do đó, trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu

của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu – nguyên vật liệu đầu vào chính của sản xuất.

− Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ trong tháng 10/ 2007 miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn... cùng với đợt rét đậm vào cuối tháng năm 2007 khiến cho nguồn cung lương thực – thực phẩm bị sụt giảm.

− Mặc dù chính phủ đã ban hành công vãn ðể khống chế lýợng gạo xuất khẩu tối đa nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhưng việc giá lương thực thực phẩm thế giới tăng cao đã khiến giá gạo xuất khẩu và một số mặt hàng thực phẩm xuất khẩu khác như thủy hải sản gia tăng cộng với chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá lương thực – thực phẩm trong nước tăng cao ở mức 18.92% năm 2007 và 14.45% trong quý I năm 2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4.18% của quý I năm 2007, trong khi nhóm này có quyền số 42.85% lớn nhất trong rổ hàng hóa tính CPI.

Đồ thị chỉ số giá nhóm hàng ăn uống và dịch vụ năm 2007

Số liệu: Tổng cục thống kê năm 2007

2.1.4.2. Lạm phát do cầu tăng mạnh

Chi tiêu của chính phủ tăng, tổng đầu tư của toàn xã hội năm 2007 khoảng 493,6 nghìn tỉ đồng, chiếm 43% GDP với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt đạt 21,3 tỉ USD và vốn thực hiện đạt 6,4 tỉ USD, cao hơn 77% so với năm 2006. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỉ đồng, bằng 14.8% tổng số chi và bằng mức bội chi dự toán đã được quốc hội thông qua đầu năm, 56,5 nghìn tỉ đồng, bằng 5% GDP.

Biểu đồ tổng thu ngân sách nhà nước

Số liệu: Tổng cục thống kê năm 2007

Bên cạnh đó là nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao nhất là các mặt hàng cao cấp càng làm cho tổng cầu của xã hội tăng lên, cũng là một yếu tố đẩy giá tiêu dùng tăng lên.

2.1.4.3. Lạm phát do cung tiền tăng

− Chính sách tài khóa và tiền tệ liên tục mở rộng từ năm 2001 – 2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là tiền đề cho sự tăng lên của cung tiền. Trong vòng 3 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức rất cao trên 8% và mục tiêu của giai đoạn này đối với chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã khuyến khích cho chính sách tài chính, tiên tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng chưa quản lí chặt chẽ nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ năm 2005 – 2007 tăng trên 8.01%.

Biểu đồ tốc độ tăng cung tiền M2 qua các năm

Nguồn: ADB(2007). Key Indicators 2007: Inequality in Asia BTC “ Ngân sách Việt Nam 2007”

− Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị

của mình, cho thành lập thêm các ngân hàng mới và tất cả các ngân hàng đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân rất quan trọng gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua.

− Tình trạng nhập siêu trở thành vấn đề nghiêm trọng, các tháng trong năm 2008 nền kinh tế đều là nhập siêu, đặc biệt là nhập siêu của 5 tháng/2008 đã trên 14,4 tỉ USD, cao hơn mức nhập siêu của cả năm 2007 (năm 2007 nhập siêu là 14,12 tỉ USD, bằng 29% kim ngạch xuất khẩu). Mức nhập siêu cả năm 2008 vào khoảng 17 tỷ USD, tăng 20.5% so với năm 2007; giảm so với kế hoạch đầu năm 19 – 20 tyrvaf tỷ lệ nhập siêu so với kim ngach xuất khẩu năm nay cũng thấp hơn năm trước 27% so với 29.1%.

Số liệu : Tổng cục hải quan

− Tuy nhiên cũng một điều đáng mừng là nhập siêu có xu hướng ngày càng giảm vào các tháng cuối năm 2008, giảm áp lực làm cho lạm phát tăng. Nhưng cũng cần biết lí do của sự giảm xuống này là giá hàng hóa trên thế giới tăng cao chủ yếu vào các tháng

đầu năm, bắt đầu từ tháng 8 giá các mặt hàng bắt đầu giảm làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm xuống. Vào những tháng cuối năm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ, kinh tế toàn càu tăng trưởng chậm lại, đời sống trở nên khó khăn hơn thì mức chi tiêu của người dân cũng giảm, đồng thời các nhà sản xuất cắt giảm sản xuất dẫn đến giảm việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào khiến cho kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu đều giảm.

Nguồn: Tổng cục hải quan

− Thứ ba là việc ngân hàng nhà nước mua trên 12 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại tệ năm 2007: 9 tỷ trong 6 tháng đầu năm và 3 – 4 tỷ trong 6 thánh cuối năm đồng nghĩa với việc bơm vào thị trường khoảng hơn 200000 tỷ đồng, tương đương 16% GDP. Điều này tạo ra sức cầu khéo rất mạnh đối với giá cả.

− Tiếp đến là nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20.3 tỷ USD vốn đăng kí, cao hơn nhiều so với mức 10.2 tỷ USD năm 2006 mà chủ yếu là đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn. Đứng trước bối cảnh này, ngân hàng nhà nước đã

phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu bình ổn và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng. Tính đến cuối tháng 12/2007 tổng phương tiện thanh toán đã tăng 46.7% so với năm 2006, tổng dư nợ cho vay cảu nền kinh tế năm 2007 tăng 58% so với năm 2006, tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế trong năm 2007 ước chừng lên tới 22 tỉ USD, tương đương 30% GDP.

2.1.5. Tác động của lạm phát năm 2008

− Sự tăng giá của nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, các yếu tố trong nước cộng hưởng với lạm phát Thế Giới đã làm cho lạm phát nước ta tăng cao trong năn 2007 và bùng phát vào các tháng đầu năm 2008. Tình hình lạm phát đã lên đến mức báo động hai con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép 9% của mỗi quốc gia. Diều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong nền kinh tế quốc gia. Nó tác động xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân nghèo thêm, kiềm chế sản xuất trong khối doanh nghiệp. Và lạm phát cũng tác động rất mạnh đến đời sống dân cư nhất là những người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chịu sự tác động trực tiếp của lạm phát trong cơn bão tăng giá.

− Giá cả tăng mạnh đã làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Khi các mức giá cả trong tương lai khó có thể dự đoán được thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó khăn hơn. Người dân ngày càng lo ngại về sức mua trong tương lai của họ và mức sống của họ cũng vì đây mà kém đi.

− Lạm phát cao còn kéo theo các hoạt đông đầu tư mang tính đầu cơ chuộc lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính tiền tê tình hình lạm phát qua các giai đoạn năm 2008 ở việt nam (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w