Thị trường thuê tài chính

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH tài TRỢ dài hạn của DOANH NGHIỆP (Trang 34 - 35)

- Yếu tố khách quan khác:

3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA CÁC CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

3.1.4. Thị trường thuê tài chính

Cho thuê tài chính bắt đầu xuất hiện ở nước ta khoảng năm 1995. Đây là một trong những kênh tạo ra nguồn vốn trung dài hạn cho các công ty. Tính đến năm 2008, Việt Nam có 13 đơn vị cho thuê tài chính hoạt động chính thức. Tuy nhiên, đến nay cả hệ thống chỉ còn 11 công ty hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có 3 đơn vị 100% vốn nước ngoài và 8 đơn vị trong

nước. Con số này đang ngày càng thu hẹp do hiệu quả hoạt động ko cao, tình trạng thua lỗ hiện nay đang rất phổ biến, đặc biệt là với những đơn vị vốn nước ngoài. Trong số 8 công ty cho thuê tài chính trong nước, chỉ một vài công ty trực thuộc các Ngân hàng thương mại lớn mới đủ tiềm lực về vốn và khách hàng để hoạt động ổn định và có lợi nhuận (như Công ty CTTC ACB, Công ty CTTC Vietinbank và Công ty CTTC Vietcombank). Số còn lại cũng đang chật vật để tồn tại.

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nợ xấu của các công ty cho thuê tài chính đứng ở mức cao nhất hiện nay. Trong năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của nhiều công ty cho thuê tài chính lên tới gần 50%. Hơn nữa, đa phần công ty cho thuê tài chính trong nước đều có vốn điều lệ rất nhỏ, vốn huy động cũng không lớn, nhưng lại thường xuyên mua các tài sản có giá trị cao để cho thuê như tàu, dây chuyền công nghệ, tài sản thế chấp lại không có. Vì vậy, hầu hết các công ty này đều phải đối mặt với nợ xấu và rủi ro thanh khoản rất lớn.

Nhìn chung, hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay chưa có thị trường riêng, vẫn còn nhiều phụ thuộc vào hệ thống các Ngân hàng thương mại. Sức cạnh tranh của hoạt động cho thuê tài chính còn thấp là do giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH tài TRỢ dài hạn của DOANH NGHIỆP (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w