1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG - CHI TIÊU CÔNG LÀ GÌ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI TIÊU CÔNG - ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG NHƯ THẾ NÀO

38 2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 385,5 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG - CHI TIÊU CÔNG LÀ GÌ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI TIÊU CÔNG - ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG NHƯ THẾ NÀO

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÀI TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG TOPIC 3: ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG

GVHD: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân HVTH: Nhóm 6_TCNH.DN2_K26

1 Lê Thị Kim Anh

2 Mai Thị Vân Anh

3 Đoàn Thị Thanh Hương

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG 4

1 Dự án đầu tư – Dự án đầu tư công: 5

1.1 Dự án đầu tư là gì ? 5

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư: 5

1.1.2 Các nội dung chính của dự án đầu tư: 5

1.1.3 Vai trò của dự án đầu tư: 6

1.1.4 Yêu cầu đối với dự án đầu tư: 6

1.2 Dự án đầu tư công : 8

1.2.1 Đầu tư công : 8

1.2.2 Dự án đầu tư công và những vấn đề liên quan : 8

2 Phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá chi tiêu công (BCA): 9

2.1 Khái niệm phân tích lợi ích – chi phí: 9

2.2 Ý nghĩa phân tích lợi ích - chi phí trong đánh giá chi tiêu công: 10

2.3 Nội dung phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá chi tiêu công: 10

2.3.1 Những vấn đề cần được xem xét khi tiến hành phân tích lợi ích – chi phí: 10

2.3.2 Các bước tiến hành phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá chi tiêu công: 12

3 Đánh giá dự án đầu tư: 15

3.1 Các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư: 15

3.1.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV): 15

3.1.2 Suất sinh lời nội bộ (IRR): 17

3.1.3 Tỉ số lợi ích – chi phí (B/C - Benefit per Cost): 18

3.1.4 Thời gian hoàn vốn (PP-Payback Period): 19

3.2 Tỷ suất chiết khấu (r): 20

3.2.1 Xác định tỷ suất chiết khấu của dự án đầu tư: 20

3.2.2 Suất chiết khấu biến đổi: 22

3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến suất chiết khấu của các dự án khu vực công: 23

Trang 3

4 Giải quyết các nội dung đánh giá trong DAĐT công: 24

4.1 Đánh giá lợi ích – chi phí: 24

4.1.1 Lý thuyết phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá DAĐT công: 24

4.1.2 Đánh giá lợi ích - chi phí : 27

4.2 Tỷ suất chiết khấu xã hội: 30

5 Các cạm bẩy trong BCA dự án đầu tư công 32

5.1 Những rủi ro và sự không chắc chắn trong phân tích BCA 32

5.2 Đối với những dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công 34

5.3 Hiện tượng lãng phí vốn của dự án đầu tư công 34

5.4 Sự thiếu thông tin của dự án đầu tư 35

5.5 Đầu tư công kém hiệu quả nhưng tái cơ cấu vẫn còn yếu ớt 36

KẾT LUẬN 38

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập nhanhchóng của nền kinh tế Việt Nam và ngày càng hợp tác sâu rộng đã mang lại nhiềuthành tựu về tăng trưởng kinh tế Trong quá trình này việc huy động và sử dụng vốnđầu tư phát triển của nhà nước (đầu tư công) có một ý nghĩa quan trọng Nhưng đầu tưcông có hiệu quả kinh tế không cao hoặc khó xác định, hơn nữa đầu tư công thường cómối liên hệ trực tiếp với diễn biến của lạm phát và định hướng cũng như tốc độ pháttriển kinh tế Do đó việc quản lý chi tiêu công mà điển hình là quản lý đầu tư công có

ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia

Ở Việt Nam, đầu tư công trong những năm vừa qua được đánh giá là yếu kém vềmặt hiệu quả gây lãng phí rất lớn cho nền kinh tế Chính vì vậy, trong bài tiểu luận nàychúng tôi sẽ tóm tắt sơ lược về lý thuyết về dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tưcông, phân tích lợi ích - chi phí trong đánh giá chi tiêu công, đánh giá dự án đầu tư

Trang 5

ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG

1 Dự án đầu tư – Dự án đầu tư công

1.1 Dự án đầu tư là gì ?

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư

• Nếu xét về mặt hình thức, DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cáchchi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kếtquả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

• Nếu xét về mặt nội dung, DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quanvới nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra cáckết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xácđịnh

• Nếu xét trên góc độ quản lý, DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong một thời giandài

1.1.2 Các nội dung chính của dự án đầu tư

 Mục tiêu của dự án: là các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án Cụ thể

là khi thực hiện, dự án sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho bảnthân chủ đầu tư nói riêng

• Các kết quả: đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ cáchoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêucủa dự án

• Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án

để tạo ra các kết quả nhất định Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với mộtlịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làmviệc của dự án

• Các nguồn lực: gồm có vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hànhcác hoạt động của dự án Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu

tư cần cho dự án

Trang 6

1.1.3 Vai trò của dự án đầu tư

• Đối với chủ đầu tư:

• DAĐT là một căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tư quyết định có nên tiếnhành đầu tư dự án hay không

• DAĐT là công cụ để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tưcho dự án

• DAĐT là phương tiện để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệtrong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn

• DAĐT là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc vàkiểm tra quá trình thực hiện dự án

• DAĐT là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có điều chỉnh kịp thờinhững tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình

• DAĐT là căn cứ quan trọng để soạn thảo hợp đồng liên doanh cũng như đểgiải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án

• Đối với nhà tài trợ (các ngân hàng thương mại):

+ DAĐT là căn cứ quan trọng để các cơ quan này xem xét tính khả thi của dự

án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tàitrợ đến mức độ nào để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ

• Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:

+ DAĐT là tài liệu quan trọng để các cấp có thẩm quyền xét duyệt, cấp giấyphép đầu tư

+ Là căn cứ pháp lý để toà án xem xét, giải quyết khi có sự tranh chấp giữa cácbên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này

1.1.4 Yêu cầu đối với dự án đầu tư

• Một là, tính khoa học Tính khoa học của dự án được thể hiện trên những khíacạnh chủ yếu sau:

- Về số liệu thông tin Những dữ liệu, thông tin để xây dựng dự án phải đảmbảo trung thực, chính xác, tức là phải chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ củanhững thông tin và những số liệu đã thu thập được (do các cơ quan có trách nhiệmcung cấp, nghiên cứu tìm hiểu thực tế )

Trang 7

- Về phương pháp lý giải Các nội dung của dự án không tồn tại độc lập, riêng

rẽ mà chúng luôn nằm trong một thể thống nhất, đồng bộ Vì vậy, quá trình phân tích,

lý giải các nội dung đã nêu trong dự án phải đảm bảo logic và chặt chẽ Ví dụ, vấn đềmối quan hệ giữa các yếu tố thị trường, kỹ thuật và tài chính của dự án – quyết địnhđầu tư dây chuyền sản xuất – lắp ráp xe ga hay xe số

- Về phương pháp tính toán Khối lượng tính toán trong một dự án thường rấtlớn Do đó, khi thực hiện tính toán các chỉ tiêu cần đảm bảo đơn giản và chính xác.Đối với các đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác về kích thước, tỷ lệ

-Về hình thức trình bày Dự án chứa đựng rất nhiều nội dung, nên khi trình bàyphải đảm bảo có hệ thống, rõ ràng và sạch đep

• Hai là, tính pháp lý Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp vớichính sách và luật pháp của Nhà nước Điều này đòi hỏi người soạn thảo dự án phảinghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản luật pháp có liênquan đến các hoạt động đầu tư đó

• Ba là, tính thực tiễn Tính thực tiễn của dự án đầu tư thể hiện ở khả năng ứngdụng và triển khai trong thực tế Các nội dung, khía cạnh phân tích của dự án đầu tưkhông thể chung chung mà dựa trên những căn cứ thực tế -> phải được xây dựng trongđiều kiện và hoàn cảnh cụ thể về mặt bằng, thị trường, vốn

• Bốn là, tính thống nhất Lập và thực hiện dự án đầu tư là cả một quá trình giannan, phức tạp Đó không phải là công việc độc lập của chủ đầu tư mà nó liên quan đếnnhiều bên như cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, các nhà tàitrợ

• Năm là, tính phỏng định Những nội dung, tính toán về quy mô sản xuất, chiphí, giá cả, doanh thu, lợi nhuận trong dự án chỉ có tính chất dự trù, dự báo Thực tếthường xảy ra không hoàn toàn đúng như dự báo Thậm chí, trong nhiều trường hợp,thực tế xảy ra lại khác xa so với dự kiến ban đầu trong dự án

Trang 8

1.2 Dự án đầu tư công

1.2.1 Đầu tư công

- Đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước vào các chương trình, dự ánxây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụphát triển kinh tế, xã hội

- Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư;lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công; lập, thẩmđịnh, phê duyệt, giao, thực hiện, theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch,chương trình, dự án đầu tư công

- Vốn đầu tư công bao gồm các nguồn vốn của Nhà nước: ngân sách nhà nước,công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nướcngoài, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu

tư nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngânsách địa phương để đầu tư

- Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mụcchương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổvốn và các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện

- Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải phápđồng bộ về kinh tế, xã hội để thực hiện một hoặc một số mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội của một số vùng lãnh thổ, một hoặc một số ngành, lĩnh vực

1.2.2 Dự án đầu tư công và những vấn đề liên quan :

Dự án đầu tư công là các dự án đầu tư với mục đích phục vụ cho lợi ích chungcủa xã hội là chính như : xây dựng kết cấu hạ tầng, các chương trình thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội Và đây là những dự án đầu tư được tài trợ toàn bộ hoặc một phần

từ nguồn vốn công như ngân sách Nhà Nước, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ,trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vàvốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

- Dự án đầu tư khẩn cấp là các dự án đầu tư theo quyết định của cấp có thẩmquyền nhằm khắc phục sự cố thiên tai và các sự cố bất khả kháng khác

Trang 9

- Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợpđồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để thực hiện, quản lý, vậnhành dự án kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp các dịch vụ công.

- Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công là xác định trách nhiệm và quyềnhạn của các cơ quan nhà nước các cấp đối với các hoạt động đầu tư công

-Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư là cơ quan hành chính của nhà nước cáccấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư theo quy định củapháp luật

- Chủ chương trình là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý thực hiệnchương trình đầu tư công

- Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án sử dụng vốn đầu tưcông

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung sơ bộ về sựcần thiết, mục tiêu, địa điểm, quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư các dự án quan trọngquốc gia và các dự án đầu tư công nhóm A làm cơ sở để trình cấp có thẩm quyền quyếtđịnh chủ trương đầu tư

- Theo dõi thực hiện kế hoạch đầu tư công là hoạt động thường xuyên cập nhậtcác thông tin liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, bao gồm tình hìnhthực hiện các chương trình, dự án được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công

- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công là hoạt động đánh giá mức

độ đạt được của kế hoạch đầu tư theo định kỳ và sau khi kết thúc kế hoạch; bao gồmđánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công

2 Phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá chi tiêu công (BCA)

2.1 Khái niệm phân tích lợi ích – chi phí

Phân tích lợi ích - chi phí (Benefit cost analyst - BCA) là một phương phápphân tích chính sách, được sử dụng khá phổ biến ở các quốc gia phát triển nhằm đánhgiá bằng tiền tất cả lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hội của một chính sách, dự ánnhằm cung cấp thông tin cho các nhà ra quyết định xem xét, đánh giá và quyết địnhlựa chọn những phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất về khía cạnh đóng góp cho

Trang 10

phúc lợi xã hội Đây là một công cụ rất cần thiết đối với các nhà lãnh đạo khu vựccông

Phân tích lợi ích chi phí trong đánh giá chi tiêu công là một quá trình nhậndạng, đo lường và so sánh các lợi ích với các chi phí xã hội của một dự án nhằm xemxét việc phân bổ nguồn lực khan hiếm vào các mục đích sử dụng mang lại hiệu quảnhất Phân tích lợi ích - chi phí là một quy trình phân tích đầy đủ các kết quả của một

dự án xuyên suốt từ quan điểm thị trường, quan điểm tư nhân (phân tích tài chính),quan điểm hiệu quả (phân tích kinh tế)

2.2 Ý nghĩa phân tích lợi ích - chi phí trong đánh giá chi tiêu công

Đối với các nhà hoạch định chính sách, phân tích lợi ích - chi phí là công cụ hỗtrợ thiết thực cho ra các quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lựcmột cách hợp lý, tránh gây ra thất bại thị trường thông qua sự can thiệp của Nhà nước

Bên cạnh đó, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí sẽ giúp nhà hoạch địnhhình dung ra được toàn bộ những chi phí cũng như lợi ích của mỗi phương án đưa ra

có thể đem lại và dựa trên kết quả phân tích đó chúng ta sẽ lựa chọn được phương ánphù hợp với mục tiêu đề ra

2.3 Nội dung phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá chi tiêu công:

2.3.1 Những vấn đề cần được xem xét khi tiến hành phân tích lợi ích – chi phí:

Phân tích lợi ích – chi phí liên quan đến hai khái niệm là phân tích tài chính và phân tích kinh tế

Phân tích tài chính: là phương pháp phân tích dựa trên quá trình lưu chuyển

dòng tiền tệ trong vòng đời dự án mà khi thực hiện dự án đó có thể xảy ra Trong phântích tài chính người ta tập trung chủ yếu vào việc phân tích giá cả thị trường và cácdòng luân chuyển tiền tệ Mục đích là tối đa hoá lợi nhuận, khi khả năng sinh lời vềmặt tài chính càng cao thì càng thu hút được các nhà đầu tư Vì vậy, người ta thườnggọi dạng phân tích này là dựa trên quan điểm cá nhân

Phân tích kinh tế: là phương pháp không chỉ tính toán đến dòng tiền vào và

dòng tiền ra của nhà đầu tư mà còn tính đến hiệu quả của dự án đối với toàn bộ nềnkinh tế, là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách quyết định có nên đầu tư dự án hoặc

Trang 11

đưa ra các chính sách khuyến khích dự án thực hiện hay không Do vậy dạng phân tíchnày thường được gọi dựa trên quan điểm xã hội

Do đó, khi phân tích lợi ích – chi phí dự án công chúng ta phải phân biệt lợi ích,chi phí kinh tế và lợi ích (doanh thu hay lợi nhuận), chi phí tài chính, những chỉ tiêunày không đồng nhất với nhau Sự khác biệt giữa giá kinh tế và giá tài chính là khoảnlợi nhuận được dồn cho một nhóm người nào đó trong xã hội Ví dụ, dự án cung cấpnước sạch nông thôn thường có giá trị đối với xã hội lớn hơn nhiều so với mức chi phítài chính mà người dân chi trả Như vậy, khi phân tích tài chính, ta sẽ xem xét dòngtiền mà nhà đầu tư bỏ ra và thu vào là bao nhiêu Còn khi phân tích kinh tế, bên cạnhviệc xem xét dòng tiền ròng mà nhà đầu tư thu về, chúng ta còn phải xem xét lợi ích vàchi phí của những nhóm đối tượng ngoài chủ dự án được hưởng lợi ích từ dự án vànhóm gánh chịu chi phí của dự án Khi đó, khi xác định lợi ích – chi phí của một dự áncông ta sẽ xem xét thiên về khía cạnh kinh tế

Sử dụng đơn vị đo lường chung.

Để tiến hành BCA và kết luận một chính sách hay dự án có nên được thực hiệnhay không, nguyên tắc đầu tiên mà người phân tích cần tuân thủ là phải có một đơn vị

đo lường chung Đơn vị chung tiện dụng nhất là tiền tệ, nghĩa là tất cả những lợi ích vàchi phí của chính sách nên được tính theo giá trị bằng tiền tương đương Một chínhsách có thể tạo ra những lợi ích hay chi phí không được biểu hiện trực tiếp bởi đồngtiền, nhưng có một số khoản tiền mà những đối tượng của chính sách sẽ quan tâm đếnkhi xem xét để ra quyết định

Lợi ích và chi phí của một chính sách không chỉ được thể hiện theo giá trị bằngtiền tương đương, mà chúng còn phải được xác định thời điểm phát sinh cụ thể, do sựthay đổi giá trị theo thời gian của đồng tiền Nên khi đo lường lợi ích – chi phí chi tiêucông ta phải chiết khấu về hiện tại mới tỷ lệ chiết khấu phù hợp Để lựa chọn một tỷ lệchiết khấu xã hội hợp lý thì Chính phủ cũng như các nhà quản lý nên dựa vào tỷ lệchiết khấu của khu vực tư nhân, nhưng đồng thời cũng phải quan tâm đến cả tỷ suấtthuế và sự điều tiết thuế của chính phủ

Thêm vào đó, để đo lường lợi ích – chi phí kinh tế ta phải xét đến một khái

niệm là giá tham khảo Vì trong một nền kinh tế mà giá cả không phải ánh được cung

Trang 12

cầu thị trường, hay không phản ánh được chi phí thực tế xã hội (môi trường) thì giá thịtrường không thể sử dụng để xác định chi phí kinh tế mà phải dựa vào giá tham khảo.

Là mức giá phản ánh xấp xỉ chi phí cơ hội và lợi ích của dự án, được đưa ra dựa trên

cơ sở khoa học và thực tiễn

Các chỉ tiêu đánh giá:

Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)

2.3.2 Các bước tiến hành phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá chi tiêu công

a Nhận dạng lợi ích – chi phí trong chi tiêu công

Để đo lường lợi ích – chi phí của một dự án công, bước đầu tiên là phải nhậndạng được lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế Đây cũng là bước rất quan trọng và khôngđơn giản đối với người phân tích Trong bước này, người phân tích cần liệt kê đầy đủ

và chính xác các lợi ích và chi phí mà chính sách đem lại Nếu người phân tích thiếutrách nhiệm hoặc thiếu sự khách quan, họ có thể bỏ sót những lợi ích, chi phí có thểdẫn đến sự lựa chọn khác với mục đích cá nhân hoặc đem lại kết quả bất lợi cho mộtnhóm người nào đó Chi phí và lợi ích không chỉ được xác định dựa vào sự tăng thêmcác yếu tố đầu vào/ đầu ra, mà còn có thể từ việc giảm đầu vào (tăng lợi ích) hoặcgiảm đầu ra (giảm lợi ích) Bên cạnh những kết quả có giá thị trường, một số kết quảcủa chính sách có thể không có giá thị trường như chất lượng không khí, bảo tồn vănhóa, giảm stress Những lợi ích và chi phí này cũng cần được nhận dạng và đưa vàophân tích

Chi phí kinh tế và lợi ích kinh tế được biểu hiện dưới dạng hữu hình và vô hình

Do đó, khi nhận dạng các nhà quản lý phải xem xét các yếu tố vô hình hay các ảnhhưởng ngoại tác của dự án, chính sách đến môi trường, cảnh quan, đời sống ngườidân…

b Lượng hoá và định giá lợi ích kinh tế - chi phí kinh tế

Sau khi nhận diện tất cả các chi phí và lợi ích của chính sách, người phân tích sẽtìm cách lượng hóa và định giá chúng Cụ thể, người phân tích sẽ sử dụng sự sẵn lòngtrả để đánh giá lợi ích của chính sách và chi phí cơ hội để đánh giá chi phí nguồn lực

Trang 13

được sử dụng để thực hiện chính sách Lợi ích của một chính sách là sự sẵn lòng trảcủa mọi người cho chính sách đó Chi phí cơ hội đo lường giá trị của những gì mà xãhội phải từ bỏ để sử dụng các yếu tố đầu vào cho việc thực hiện chính sách

Chi phí kinh tế:

Với cách tiếp cận kế toán dòng tiền đối với chi phí đơn giản là cộng tất cả cáyếu tố đầu vào mà chính phủ chi trả Nhưng nó không phản ảnh chi phí xã hội biên màchúng ta sử dụng trong phân tích chi phí hàng hóa công Chi phí xã hội biên của bất kỳnguồn lực là chi phí cơ hội của một yếu tố đầu vào

Chi phí kinh tế của một chính sách công hay dự án công bao gồm: chi phí đầu

tư ban đầu, chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí môi trường hay các chi phí ngoạitác khác

Lợi ích kinh tế:

Lợi ích kinh tế của chính sách, dự án công mang lại bao gồm cả về doanh thu,lợi nhuận tài chính và lợi ích về mặt xã hội Lợi ích xã hội ở đây là lợi ích mà mộtnhóm người trong nền kinh tế được hưởng hay lợi ích môi trường, cảnh quan, giáodục…

Ví dụ, lợi ích kinh tế của dự án nâng cấp đường cao tốc là: mức phí thu được,tiết kiệm thời gian đi lại, giảm tai nạn giao thông

Khi phân tích lợi ích của dự án công, các nhà hoạch định cần xem xét các vấn

đề thời gian tiết kiệm, giá trị con người Giá trị con người thuộc về phạm trù đạo đức,nhưng hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng cần thiết cho việc ra quyết định chính sáchcông Giá trị con người là vô giá hoặc không nên định giá Tuy nhiên, chúng nên loại

ra một bên khi phải đương đầu chọn lựa những chương trình khác nhau liên quan đếncứu sống con người

c Chiết khấu các giá trị lợi ích và chi phí trong tương lai để có được giá trị của chúng ở thời điểm hiện tại

Do những giá trị lợi ích và chi phí có thể xuất hiện ở những thời điểm khácnhau, nên để có thể so sánh chúng, người phân tích cần đưa về một thời điểm, và thờiđiểm được sử dụng phổ biến nhất là thời điểm hiện tại Với một mức lãi suất là r, thì 1đồng bỏ ra ở thời điểm hiện tại để đầu tư sẽ có giá trị sau n năm là (1+r)n đồng Khi lấy

Trang 14

giá trị của một khoản lợi ích xuất hiện vào năm thứ n trong tương lai nhân lên với hệ

số chiết khấu ở năm thứ n, ta sẽ có giá trị hiện tại của khoản lợi ích Áp dụng tương tựnhư vậy đối với chi phí, ta sẽ chiết khấu dòng chi phí về hiện tại theo một tỷ lệ chiếtkhấu phù hợp

Giá trị chiết khấu hiện tại của dòng chi phí được tính toán:

d So sánh lợi ích và chi phí

Sau khi có được giá trị hiện tại của các khoản chi phí và lợi ích, việc tiếp theo là

so sánh chúng với nhau để xác định lợi ích ròng hoặc hệ số lợi ích/chi phí Lợi íchròng của chính sách bằng tổng giá trị hiện tại của các lợi ích trừ đi tổng giá trị hiện tạicủa các chi phí; Hệ số lợi ích/chi phí được tính bằng tổng giá trị hiện tại các lợi íchchia cho tổng giá trị hiện tại các chi phí Một chính sách có kết quả lợi ích ròng dương

sẽ tương đương với hệ số lợi ích/chi phí >1

do sự xuất hiện của những căn bệnh mới

Khi đưa yếu tố rủi ro vào phân tích, chúng ta sẽ có được những kết quả khácnhau về giá trị lợi ích ròng Bằng kỹ thuật phân tích độ nhạy, hay phân tích mô phỏng,người phân tích có thể xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố đầu vào cũngnhư tính toán được giá trị ròng của chính sách trong điều kiện có rủi ro Kết quả phântích rủi ro còn giúp cho người làm chính sách có thể đưa ra các đề xuất (nhằm vàonguyên nhân gây ra rủi ro) để hạn chế tối đa những bất trắc có thể xảy ra đối với chínhsách

P D V C

r

C r

Trang 15

f Ra quyết định về lựa chọn hay từ bỏ chính sách, dự án dựa trên phân tích lợi ích – chi phí

Nếu lợi ích ròng (sau khi xác định rủi ro) là một số dương, hoặc hệ số lợiích/chi phí lớn hơn 1 thì đây là dấu hiệu cho thấy chính sách có hiệu quả và đáng đượcthực hiện Nếu có nhiều phương án chính sách được đưa ra phân tích, thì phương ánchính sách nào có lợi ích ròng dương lớn nhất sẽ được lựa chọn

Kết luận, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp phân tíchhiệu quả, là một công cụ hữu hiệu để các nhà hoạch định, quản lý đưa ra quyết địnhđúng đắn nhằm tăng phúc lợi kinh tế - xã hội

3 Đánh giá dự án đầu tư:

3.1 Các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư:

Mục này thảo luận các tiêu chuẩn thường được sử dụng trong đánh giá dự ánđầu tư Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng hay hiện giá ròng (NPV) của một dự án thườngđược các nhà phân tích tài chính và kinh tế chấp nhận rộng rãi vì nó cho kết quả đánhgiá tốt hơn so với các tiêu chuẩn hiện hữu khác Tuy nhiên, một số nhà đầu tư tư nhâncũng dựa vào những tiêu chuẩn khác như suất sinh lời nội bộ của dự án (IRR), tỉ số lợiích – chi phí, và tiêu chuẩn về thời gian hoàn vốn

3.1.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV):

Giá trị hiện tại ròng (NPV) là chỉ tiêu về lợi ích ròng của dự án Tất cả cáckhoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đềuquy về giá trị hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định Trên cơ sở đó so sánh giá trịhiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuầncủa dự án Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án vì nó thểhiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty

NPV được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

NPV: giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư

NCFt: dòng tiền ròng năm t

Trang 16

Bt: tổng doanh thu năm t

số dòng tiền như: chi phí đất đai, chi phí chìm, chi phí cơ hội, chi phí giao hàng và lắpđặt…

Qui tắc đánh giá dự án bằng NPV:

- NPV : nghĩa là với suất chiết khấu r xác định, hiện giá của dòng tiền từ thunhập dự án lớn hơn chi phí đầu tư cho dự án Do đó công ty nên chấp nhận đối với các

dự án độc lập Nếu các dự án loại trừ nhau và vòng đời dự án bằng nhau thì chọn dự án

có giá trị hiện tại thuần dương cao nhất (trong điều kiện không bị giới hạn về khả nănghuy động vốn đầu tư)

- NPV : nghĩa là với suất chiết khấu r, hiện giá của dòng tiền thu nhập từ dự

án nhỏ hơn chi phí đầu tư cho dự án Do đó, công ty nên từ chối đầu tư dự án

- NPV=0: nghĩa là với suất chiết khấu r xác định, hiện giá của dòng tiền thunhập từ dự án bằng với chi phí đầu tư cho dự án Do đó, dự án tạo ra được cho công ty

tỷ suất sinh lợi bằng suất chiết khấu r, cho nên, công ty cũng nên chấp nhận đầu tư dựán

Tiêu chuẩn NPV đánh giá hiệu quả kinh tế có tính đến giá trị thời gian của tiền

và hiệu quả của dự án được biểu hiện bằng một đại lượng tuyệt đối, cho phép đánh giáđược quy mô lợi ích của dự án

Tuy nhiên, NPV không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư Phươngpháp này không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thờigian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốncủa doanh nghiệp bị giới hạn

Trang 17

NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu Khi tỷ suất chiết khấu tăng thìNPV sẽ giảm xuống Khi tỷ suất chiết khấu vượt qua mức nào đó thì NPV sẽ chuyển

từ dương sang âm Do vậy NPV sẽ không phải là tiêu chuẩn tốt nếu không xác địnhđược tỷ suất chiết khấu thích hợp, mà việc xác định là khó khăn nên đây cũng chính lànhược điểm của phương pháp này Vấn đề tỷ suất chiết khấu của dự án đầu tư sẽ được

đề cập trong phần sau của bài viết

3.1.2 Suất sinh lời nội bộ (IRR)

Suất sinh lợi nội tại (Internal Rate of Return, IRR) là con số thống kê đã đượccác nhà đầu tư ở cả khu vực tư nhân và nhà nước sử dụng rất nhiều để nói lên sự hấpdẫn của một dự án

Tuy nhiên, nó không phải là một tiêu chuẩn đầu tư đáng tin cậy, cho dù trongmột số trường hợp đây là một con số thống kê hữu ích để tóm tắt khả năng sinh lời củamột dự án

Tiêu chuẩn suất sinh lợi nội tại (IRR) và hiện giá ròng (NPV) có liên quan vớinhau thông qua cách tính ra chúng Để tính NPV, người ta đưa ra suất chiết khấu vàdùng nó để tìm hiện giá của chi phí và lợi ích Trái lại, khi tìm IRR của một dự án thìcách tính được đảo ngược Thay vì chọn suất chiết khấu, người ta quy NPV chuỗi lợiích ròng về bằng không; và IRR là suất chiết khấu làm cho NPV bằng không

Suất sinh lợi nội tại của một dự án được tính bằng cách giải phương trình sau:

t t

r

NCF r

C B

Trường hợp các dự án độc lập với nhau thì việc chấp nhận hay không chấp nhậnđầu tư phụ thuộc vào giá trị của IRR so với lãi suất sử dụng vốn

Trang 18

rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỉ suất sinh lờinội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên.

Suất sinh lợi nội tại có một lợi thế lớn là có thể được tính toán chỉ dựa vào các

số liệu của dự án mà thôi Đặc biệt, tính toán này không đòi hỏi số liệu về chi phí cơhội của vốn Tuy nhiên, những điểm bất lợi của suất sinh lợi nội tại là rất lớn, đòi hỏichúng ta phải vô cùng thận trọng khi sử dụng nó Đối với một dự án điển hình mà saugiai đoạn đầu tư ban đầu (trong thời gian đó giá trị Bt - Ct là âm) là một giai đoạn cólợi ích ròng luôn luôn dương, thì chỉ có một lời giải duy nhất cho suất sinh lợi nội tại.Thậm chí ngay cả khi suất sinh lợi nội tại được tính toán một cách rõ ràng cho từng dự

án đang được xem xét, việc sử dụng nó như một tiêu chuẩn quyết định đầu vẫn tư gây

ra nhiều khó khăn khi một số dự án đang xét mang tính loại trừ nhau Điều này có thểxảy ra theo 3 hướng: Các dự án loại trừ nhau nhưng đòi hỏi quy mô đầu tư khác nhau;Các dự án loại trừ nhau nhưng có tuổi thọ khác nhau; Các dự án loại trừ nhau nhưngchúng thể hiện thời điểm khác nhau của một dự án Khi đó, suất sinh lời nội tại có thểdẫn đến những lựa chọn dự án sai lầm

3.1.3 Tỉ số lợi ích – chi phí (B/C - Benefit per Cost)

Tỷ số này cho biết mối quan hệ tương quan giữa giá trị hiện tại của doanh thu

và giá trị hiện tại của giá thành Công thức tính toán như sau:

n

i

i i

k C

k B

0

0

)1(

)1

Tổng hiện giá chi phí

Trong đó:

Bi là thu nhập (doanh thu) tại năm i

Ci là chi phí sản xuất tại năm i

Khi đánh giá dự án, đối với các dự án độc lập thì khi B/C > 1 là có thể chấpnhận được Trong trường hợp dự án loại trừ nhau thì phương án được chọn phải làphương án có B/C > 1 và lớn nhất trong các phương án

Việc sử dụng chỉ tiêu chỉ số B/C để đánh giá và lựa chọn dự án cũng vẫn mắcmột khuyết điểm như chỉ tiêu IRR và chỉ tiêu PI đó là bỏ qua vấn đề quy mô đầu tư màchỉ quan tâm đến so sánh tương đối

Trang 19

3.1.4 Thời gian hoàn vốn (PP-Payback Period)

Thời gian hoàn vốn của dự án là khoảng thời gian tính từ khi nhà đầu tư bắt đầu

bỏ vốn cho tới khi giá trị thu hồi ròng tích luỹ bằng đúng đầu tư ban đầu tích lũy

Thời gian hoàn vốn cho thấy khả năng thu hồi vốn của nhà đầu tư nhờ cáckhoản tích luỹ từ hoạt động của dự án, thời gian hoàn vốn càng ngắn thì quá trình đầu

tư càng an toàn và hiệu quả

Trong đánh giá dự án người ta thường sử dụng 2 chỉ tiêu đo lường thời gianhoàn vốn như sau:

Thời gian hoàn vốn giản đơn:

Đó là thời gian hoàn vốn được xác định trên cơ sở xem xét cân bằng giữa thuhồi ròng và đầu tư ban đầu giá thực tế mà không quan tâm đến sự khác biệt của tiền tệtheo thời gian Theo phương pháp này nhà đầu tư chỉ quan tâm đến vấn đề là thời gianbao lâu sau khi đầu tư thì họ có thể thu hồi được toàn bộ số tiền bỏ ra đầu tư ban đầu

Thời gian hoàn vốn giản đơn được xác định như sau:

Trong đó n là số năm để dòng tiền tích luỹ của dự án < 0 và đến năm n+1 sẽ lớnhơn 0

Thời gian hoàn vốn chiết khấu:

Trong trường hợp này, người ta quan tâm đến thời gian hoàn vốn trong điềukiện có tính đến chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn Thời gian hoàn vốn chiết khấuđược xác định tại thời điểm mà hiện giá tích luỹ của thu hồi ròng cân bằng với hiện giátích luỹ của đầu tư ban đầu Cách tính tương tự như trên

Nguyên tắc đánh giá lựa chọn dự án theo tiêu chuẩn này tương tự như phươngpháp trên Các phương pháp đánh giá dự án bằng tiêu chuẩn hoàn vốn có một nhượcđiểm cơ bản là khi đánh giá chỉ quan tâm đến các khoản thu nhập trong giai đoạn đầukhi dự án hoạt động mà không quan tâm đến khoản thu nhập của khoảng thời gian sauthời gian hoàn vốn nên có thể dẫn đến sai lầm khi ra quyết định chấp nhận đầu tư

Ngày đăng: 06/04/2014, 10:45

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w