0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Hiện tượng lãng phí vốn của dựán đầu tư công

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG - CHI TIÊU CÔNG LÀ GÌ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI TIÊU CÔNG - ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG NHƯ THẾ NÀO (Trang 34 -35 )

5. Các cạm bẩy trong BCA dựán đầu tư công

5.3. Hiện tượng lãng phí vốn của dựán đầu tư công

* Xác định mức vốn của dự án quá cao so với thực tế

Ví dụ: Con đường cao tốc khởi đầu từ quận 2 (Tp.HCM) và kết thúc tại Dầu Giây (Đồng Nai) với thiết kế 4 làn xe chạy có tổng chiều dài xây dựng chỉ 51 km. Tổng giá trị đầu tư dự án tính tại thời điểm cuối năm 2007 là 932,4 triệu USD. Nếu phân tích cụ thể chi phí cho dự án này như sau: suất đầu tư cho số km đường xây dựng thực tế là khoảng 18,3 triệu USD. Nếu bảo chi phí cao do phải giải phóng mặt bằng và xây cầu, trừ đi thì suất đầu tư vẫn còn là 12,7 triệu USD/km, quá cao so với mức trung bình thế giới chỉ có 6-8 triệu USD với khổ đường tương tự.

* Do sự thiếu đồng bộ

Ví dụ: dự án đầu tư cảng container Cái Mép - Thị Vải cho thấy các tính toán về lượng container giai đoạn 2000-2009 đối với khu vực cảng biển Đông Nam bộ của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, Việt Nam hơn hẳn nhiều nước trong khu vực. Với tổng mức đầu tư 765 triệu USD theo giá năm 2007, việc Việt Nam cam kết vốn đối ứng lớn vào dự án khiến cho sự tin tưởng về quyết tâm thực hiện của Chính phủ đã khuyến khích nhiều nhà đầu tư mong muốn hợp tác. Sau khi nhà nước cam kết rót “vốn mồi” vào dự án, các công ty vận hành cảng và hãng tàu hàng đầu thế giới đều có mặt và “ghi danh”. Đã có 4 cảng đi vào hoạt động, hình thành 16 tuyến tàu mẹ vận

chuyển hàng trực tiếp đi Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, lượng hàng container đến cảng Thị Vải – Cái Mép chỉ bằng 28% công suất năm 2010 và 12,9% trong 8 tháng năm 2011, một sự lãng phí khủng khiếp. Nguyên nhân quan trọng nhất, là do 4 công ty cảng tại Tp.HCM “không chịu” di dời, cơ sở hạ tầng chưa kết nối đầy đủ. Nguồn hàng bị phân tán giữa cảng tại Tp.HCM và Thị Cải - Cái Mép khiến cả hai nơi đều không hoạt động hiệu quả. Như vậy, dự án tạo gánh nặng nợ công thêm 328,6 triệu USD nhưng khả năng trả nợ dựa vào nguồn thu do cảng tạo ra chưa được đảm bảo.

* Nợ công còn gia tăng do những dự án đầu tư công không hiệu quả và lãng phí

Ví dụ: Trong giai đoạn 2006-2010, mục tiêu thu ngân sách chỉ là 23% GDP, trong khi thu thực tế vượt xa mục tiêu, lên tới 28,2% GDP. Tuy nhiên, chi ngân sách mới là con số “khủng” vì còn vượt xa hơn nữa, lên đến 33-33,5% GDP. Con số này cho thấy mức chi ngân sách ở Việt Nam là quá lớn trong những năm qua. Trong khi vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010 tăng mạnh từ 35,4% lên 42,2%, tăng trưởng GDP lại thấp xuống, cho thấy nền kinh tế vốn phụ thuộc vào tăng vốn để tăng trưởng, nay dường như đã “nhờn” trước động lực này.

Để tài trợ cho thâm hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, nợ công của Việt Nam tăng rất nhanh, khoảng 10 năm gần đây đã chuyển từ nước mắc nợ ít sang mắc nợ trung bình, theo quan niệm của WB. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ công Việt Nam so với GDP đã là 57,3%, theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính). So với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực, tỷ lệ này của Việt Nam chỉ đứng sau Singapore và Ấn Độ. Rủi ro mất khả năng thanh toán nợ, tỷ giá, hay chuyện bài học nợ tư nhân có thể chuyển thành nợ chính phủ rất nhanh chóng tại một số quốc gia châu Âu mới đây, một lần nữa được nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG - CHI TIÊU CÔNG LÀ GÌ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI TIÊU CÔNG - ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG NHƯ THẾ NÀO (Trang 34 -35 )

×