1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở công ty tnhh thiên phong

42 367 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 270 KB

Nội dung

Lời mở đầuTiêu thụ sản phẩm không phải là một vấn đề xa lạ đối với các doanh nghiệpsản xuất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sảnphẩm.. Xuất phát từ quan đ

Trang 1

Lời mở đầu

Tiêu thụ sản phẩm không phải là một vấn đề xa lạ đối với các doanh nghiệpsản xuất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sảnphẩm Nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, công tác tiêu thụ sảnphẩm thực sự trở thành một chiến tuyến làm đau đầu các nhà kinh doanh

Làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm Đó là cả một quá trìnhnghiên cứu, tìm tòi phân tích đánh giá tình hình mọi mặt của doanh nghiệpmình, tình hình thị trường, tình hình của các đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế

xã hội kết hợp với sự quản lý sang suốt, linh hoạt nhạy bén của các nhà quản lýdoanh nghiệp để vạch ra những hướng đi đúng đắn

Trả lời được câu hỏi trên và làm tốt những lời giải đáp đó cũng đồng nghĩavới việc doanh nghiệp đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình.Ngược lại nếu không tìm ra lời giải đáp nghĩa là doanh nghiệp đang dần tự đàothải mình ra khỏi thị trường Tuy nhiên để trả lời tốt câu hỏi đó trước hết mỗidoanh nghiệp phải nắm bắt được những lý luận cơ bản về công tác tiêu thụ sảnphẩm

Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian được về thực tập ở Công tyTNHH Thiên Phong, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu công tác tiêu thụ sảnphẩm của Công ty theo cách nhìn nhận của Quản trị doanh nghiệp thông qua đề

tài "Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong".

Nội dung của đề tài được trình bày thành 3 chương:

Chương I : Những vấn đề lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm ở

các doanh nghiệp sản xuất

Chương II : Phân tích tình hình và đánh giá chung tiêu thụ sản phẩm ở

Công ty TNHH Thiên Phong

Trang 2

Chương III : Những giải pháp và kiến nghị chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ

tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong

Với lượng kiến thức tích luý được còn ít ỏi, thời gian cũng như các điềukiện nghiên cứu còn hạn chế nên mặc dù rất cố gắng nhưng cuốn chuyên đề nàyvẫn không tránh khỏi nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo củacác thầy cô giáo, các cô chú trong Phòng tài vụ của Công ty cũng như sự góp ýcủa các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Những năm gần đây nước ta từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh

tế thị trường, trong môi trường kinh tế này các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệngày càng được mở rộng và phát triển Với việc đa dạng hoá các thành phầnkinh tế, nền sản xuất ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất thuộc cácthành phần kinh tế khác nhau Các doanh nghiệp này cùng sản xuất hàng hoá,cùng tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình đẳng trước pháp luật Vì vậy, nếu nhưtrước đây các doanh nghiệp chỉ lo sản xuất đủ kế hoạch giao nộp cho Nhà nướcthì ngày nay không chỉ có sản xuất mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn trở thànhmột nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, quyết định sự thành bại củacác doanh nghiệp

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao hàng hoá, sản phẩm

Trang 3

Đứng trên giác độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là quá trìnhchuyển hoá vốn từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, làm cho vốn trở lạihình thái ban đầu khi nó bước vào mỗi chu kỳ sản xuất Thật vậy, quá trình táisản xuất được bắt đầu từ những đồng vốn mà nhà sản xuất bỏ ra để mua các yếu

tố đầu vào của sản xuất như: công cụ lao động, đối tượng lao động, sức laođộng

Lúc này vốn bằng tiền được chuyển hoá thành vốn dưới hình thái vật chất.Vốn dưới hình thái vật chất được đưa vào quá trình sản xuất để tạo ra các sảnphẩm Sản phẩm hàng hoá được tạo để đem đi tiêu thụ và kết quả quá trình tiêuthụ là doanh nghiệp sẽ thu được tiền về, lúc này đồng vốn của doanh nghiệp lại

từ hình thái vật chất quay trở về hình thái ban đầu của nó: hình thái tiền tệ Đếnđây một chu kỳ sản xuất kết thúc vốn tiền tệ lại được sử dụng lặp lại theo đúngchu kỳ mà nó đã trải qua Ta có thể đơn giản hoá quá trình tái sản xuất đó bằng

sơ đồ sau:

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinhdoanh, thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá thông qua haihành vi: doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng và khách hàng thanhtoán hoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp

1.2-/ Ý nghĩa.

T- H

SLĐ TLSX (CCLĐ + ĐTLĐ)

SX

Trang 4

Ta đã biết rằng tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu

kỳ sản xuất tiếp theo Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm, đồng vốn của doanhnghiệp mới trở về với trạng thái ban đầu của nó Với doanh thu bán hàng nàycủa doanh nghiệp mới có thể trang trải các chi phí về nguyên vật liệu, về máymóc thiết bị nhà xưởng, trả tiền lương cho công nhân viên có như vậy quá trìnhtái sản xuất kỳ sau mới tiếp tục Nếu tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn doanhnghiệp sẽ không có đủ nguồn vốn phục vụ cho quá trình tái sản xuất, tất yếu sảnxuất sẽ bị ngưng trệ

Không chỉ có tái sản xuất giản đơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiệnnay mà các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới hoàn thiện quy trình sảnxuất của mình, tăng cường đầu tư theo chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất theohướng đi mới muốn vậy nhất thiết phải có nhiều lợi nhuận Đẩy mạnh tiêu thụsản phẩm có lãi sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao lợi nhuận cho doanhnghiệp Như vậy tiêu thụ sản phẩm đã góp phần vào thực hiện tái sản xuất mởrộng

Tăng tiêu thụ sản phẩm sản phẩm có lãi làm tăng lợi nhuận và là điều kiện

để tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm các hoạt động phúclợi của doanh nghiệp nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc, sinh hoạtcho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp

Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng kịp thời góp phần thúcđẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng, chi phíkho tàng bảo quản góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm chậm, yếu kém sẽ kéo dài chu kỳ sản xuất đồngvốn bị ứ đọng chậm luân chuyển và gây ra những thiệt hại lớn trong kinh doanhkhông thể lường trước được Như C.Mác đã từng nói: “ Nếu ngay trong giaiđoạn cuối cùng H’ - T’ hàng hoá bị chất đống không bán được sẽ làm nghẽnluồng lưu thông ”

Trang 5

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sản xuất kinh doanh mà chỉ dựa vàovốn tự có thì không thể đủ để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanhnghiệp nào cũng phải vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng Khi tiêuthụ sản phẩm có doanh thu các doanh nghiệp sẽ lập được quỹ trả nợ.

Doanh nghiệp càng trả nợ được nhanh chóng thì càng giảm được số tiềnlãi lại không phải chịu lãi suất vay quá hạn Hơn nữa khi trả được nợ sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp sẽ an toàn, doanh nghiệp có thêm uy tín trongthanh toán do đó các mối quan hệ tiếp theo của doanh nghiệp với ngân hàng vàcác bạn hàng sẽ được thuận lợi hơn

Thông qua tiêu thụ sản phẩm, có được doanh thu doanh nghiệp mới có thểthực hiện các khoản thu nộp nghĩa vụ cho Nhà nước như các loại thuế, phí, lệphí đây là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước để từ đó Nhà nước cóthể triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của mình làm cho đất nướcngày càng chuyển biến mạnh mẽ theo kịp với thời đại

Cũng từ công tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể năm được nhucầu thị hiếu của khách hàng, tình hình cạnh tranh trên thị trường, vị trí của cácđối thủ và vị trí của mình trên thị trường cũng như năm bắt được thị trường nào

là chủ yếu, thị trường nào là thứ yếu, thị trường nào có tiềm năng cần khơidậy Từ đó mà hoạch định nên những kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất kinhdoanh cho phù hợp Chẳng hạn như: đầu tư vào mở rộng mặt hàng nào cầnnhanh chóng loại bỏ để chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh mới

Qua tiêu thụ sản phẩm cũng là căn cứ để doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá

về khối lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, cũng nhưđánh giá về trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức thanhtoán của đơn vị mình Bởi vì tiêu thụ sản phẩm, có được doanh thu chứng tỏdoanh nghiệp đã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra

có chất lượng tốt quy cách mẫu mã phù hợp thị hiếu tiêu dùng, giá cả phải

Trang 6

Ngoài ra trong điều kiện “mở cửa” nền kinh tế hiện nay cùng với việcnước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN, tiêu thụ sảnphẩm sẽ là chiếc cầu nối liên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, thúcđẩy thương mại quốc tế ngày càng mạnh mẽ Hơn thế nữa việc tiêu thụ sảnphẩm ra nước ngoài sẽ làm cân bằng dần cán cân thương mại của nước ta hiệnnay vốn đang nghiêng hẳn vào tình trạng nhập siêu, điều hoà tiêu dùng, thúc đẩysản xuất trong nước ngày càng phát triển.

Tóm lại, thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại kết quả vôcùng to lớn Tuy nhiên tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm, nhiều hay ít khôngphải do ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mà được việc tiêu thụ sản phẩmdiễn ra như thế nào còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau còn đượcnghiên cứu rõ

1.3-/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm.C

Có thể nhận thấy rằng tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiềunhân tố sau

1.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp.

Có thể thấy rõ đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ đếncông tác tiêu thụ sản phẩm trong ngành công nghiệp do sản xuất sản phẩm đadạng, dựa trên trình độ kỹ thuật cao, việc sản xuất rất ít phụ thuộc vào điều kiện

tự nhiên và thời vụ cho nên tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng, thường xuyên

và liên tục trong ngành nông nghiệp thì sản xuất theo thời vụ cho nên tiêu thụcũng theo thời vụ, tập trung chủ yếu vào mùa thu hoạch sản phẩm Khác với haingành trên, trong ngành xây dựng cơ bản, với các đặc trưng sản xuất đơn chiếctheo kiểu đặt hàng thời gian thì không kéo dài nên việc tiêu thụ cũng chỉ lànhững sản phẩm cá thể và tuỳ thuộc vào từng công trình cụ thể

Trang 7

Nhu cầu thị trường là một trong những vấn đề quan trọng Để đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp phải đưa ra thị trường nhiều loại sảnphẩm khác nhau trong mỗi loại sản phẩm đó lại phải chia ra nhiều chủng loại,kích cỡ, màu sắc, phẩm cấp mẫu mã khác nhau để đáp ứng các “cung bậc” nhucầu cao thấp khác nhau Khi đưa ra tiêu thụ không phải mặt hàng nào cũng nhưnhau mà có những mặt hàng tiêu thụ sản phẩm được nhiều do phù hợp với nhucầu tiêu dùng, giá cả hợp lý, chất lượng tốt, tìm đúng thị trường Nhưng lại cónhững mặt hàng tiêu thụ được ít do không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.Ngược lại có những mặt hàng chất lượng tốt, giá cả phải chăng nhưng cònkhông được ưa chuộng nữa nên tiêu thụ gặp khó khăn Do dó, trên cơ sở nắmvững nhu cầu thị trường doanh nghiệp đưa ra một kết cấu phù hợp thì sẽ đẩynhanh tiêu thụ sản phẩm Ngược lại đưa ra thị trường những sản phẩm khônghợp lý, không đúng với tâm lý tiêu dùng thì hàng hoá sẽ bị ứ đọng Điều này chothấy mỗi doanh nghiệp cần phải bám sát thị trường để định ra cho mình một kếtcấu, khối lượng hàng thích hợp, đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng, đồngthời không ngừng nghiên cứu và tìm tòi, cho ra đời những sản phẩm mới ưu việthơn thay thế cho những sản phẩm đã bi lỗi thời lạc hậu.

1.3.3 Chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hay kìm hãmcông tác tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩmcũng là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ Chẳngvậy, trong các chương trình quảng cáo nhiều sản phẩm người ta đã đưa ra tiêuchuẩn “chất lượng như vàng”, “ chất lượng hàng đầu”, “ chất lượng tuyệt hảo”

Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng làm tăng khốilượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo cho doanh nghiệp nâng cao giá bán sảnphẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng Ngược lại, chất lượngsản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khó khăn, nếu chất lượng sản

Trang 8

phẩm quá thấp thì ngay cả khi giá bán rất rẻ vẫn không được người tiêu dùngchấp nhận.

Đặc biệt trong ngành công nghiệp, nông nghiệp thực phẩm chế biến thuỷsản chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất lớn Sản phẩm của các ngành này nếuđược khai thác chế biến kịp thời đảm bảo tính chất tươi sống sẽ tăng được sốlượng sản phẩm cao, hạ thấp số lượng sản phẩm thấp từ đó có thể tiêu thụ dễdàng và nâng cao doanh thu bán hàng Ngược lại nếu bị ôi thiu, héo úa sẽ làmtăng số lượng cấp thấp gây khó khăn cho tiêu thụ, giảm doanh thu có khi phảiloại bỏ cả lô hàng đó không tiêu thụ được

Việc đảm bảo chất lượng lâu dài với phương châm “trước sau như một”còn có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối với khách hàng Nó như là mộtdây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp làm cho công tác tiêu thụdiễn ra thuận lợi

1.3.4 Giá cả sản phẩm.

Giá cả sản phẩm tác động rất lớn tới quá trình tiêu thụ sản phẩm vềnguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá và giá cả xoayquanh giá trị của hàng hoá Với cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hìnhthành tự phát triển trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và ngườibán do đó doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá cả phù hợp vớichất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận doanh nghiệp sẽ

dễ dang tiêu thụ sản phẩm của mình Ngược lại nếu định giá quá cao, người tiêudùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhình sản phẩm chấtđống trong kho của mình mà thôi Mặt khác, nếu xí nghiệp quản lý kinh doanhtốt, làm cho giá thành sản phẩm thấp, doanh nghiệp có thể bán hàng với giá thấphơn mặt bằng giá cả của sản phẩm cùng loại trên thị trường Đây là một lợi thếtrong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của

Trang 9

đối thủ cạnh tranh, từ đó dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp trên thịtrường.

Đối với thị trường sức mua có hạn, trình độ tiêu thụ ở mức thấp thì giá có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm Với mức giá chỉ thấp hơnmột chút đã có thể tạo ra một sức tiêu thụ lớn nhưng với mức giá chỉ nhích hơn

đã có thể làm sức tiêu thụ giảm đi rất nhiều Điều này dễ dàng nhận thấy ở cácthị trường nông thôn miền núi nơi có mức thu nhập hay nói rộng hơn là thịtrường của các nước chậm phát triển Điều chứng minh rõ nét nhất là sự chiếmlĩnh của hàng Trung Quốc trên thị trường nước ta hiện nay Giá cả của TrungQuốc rẻ hơn mẫu mã lại đẹp đã chiếm được cảm tình của những người dân vớithu nhập thấp

Tóm lại, công tác tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với mỗidoanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay Tiêu thụ sản phẩm sản phẩm tốt sẽ manglại hiệu quả vô cùng to lớn, ngược lại công tác tiêu thụ sản phẩm kém sẽ manglại hiệu quả xấu, có thể dẫn doanh nghiệp tới bờ phá sản Chỉ trên cơ sở coitrọng và nhận thức đúng đắn vấn đề tiêu thụ sản phẩm mới có thể tổ chức đượccông tác tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học, hiệu quả Những năm đầu củathế kỷ đổi mới này là những năm đầy thử thách giúp cho các doanh nghiệp thực

sự khẳng định mình Trong những năm này, bức tranh toàn cảnh về tiêu thụ sảnphẩm doanh nghiệp nước ta nổi bật lên hai mảng đối lập Đó là những mảng rực

rỡ của các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh đang vươn lên mạnh mẽ Bên cạnh

đó là một mạng lưới của các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, hàng hoá tồn đọngkhông bán được, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải giải thể Mảng này chủ yếu

là các doanh nghiệp quốc doanh với nếp làm ăn cũ, nay không thể trụ nổi vớinếp làm ăn mới

Tuy không phải là doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nhưng ở đây là mộtdoanh nghiệp khá vững vàng và tự tin trong bước đi của mình đó là Công tyTNHH Thiên Phong Ta hãy tìm hiểu xem công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty

Trang 10

này xem Công ty đã làm được gì, chưa làm được những gì xung quanh vấn đềtiêu thụ sản phẩm để từ đó có thể góp thêm tiếng nói của bản thân, giúp choCông ty ngày càng ổn định và phát triển mạnh mẽ.

Trang 11

Chương II

Phân tích tình hình và đánh giá chung về công tác tiêu thụ sản phẩm

Công ty TNHH Thiên Phong

I-/ Đặc điểm chung của Công ty TNHH Thiên Phong.

1.1-/ Quá trình hình thành và phát triển.

Ai đã đến thủ đô Hà Nội, nếu đi qua ngã tư Chùa Bộc - Thái Hà - Tây Sơn

sẽ thấy ngay Công ty TNHH Thiên Phong nằm tại 97 Chùa Bộc Đây là một vịtrí đẹp để Công ty có thể phát triển đa dạng ngành nghề kinh doanh

Công ty TNHH Thiên Phong là một Công ty sản xuất bàn ghế với quytrình công nghệ gần như khép kín từ việc chế tạo đến việc lắp ráp hoàn chỉnh.Hàng năm trung bình Công ty sản xuất và tiêu thụ hơn 10.000 bộ bàn ghế cácloại

Trong lịch sử phát triển của mình Công ty đã trải qua nhiều thời kỳ khókhăn, trước đây Công ty chỉ lấy những sản phẩm của nơi khác về tiêu thụ, nhưngbây giờ doanh nghiệp mở rộng quy mô về sản xuất Thành lập từ năm 1990 saogần 10 năm hoạt động doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn trong công táctiêu thụ sản phẩm Nhưng được sự quan tâm của Nhà nước, bạn bè cho vay vốnsản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã thoát khỏi thời kỳ khó khăn Hiện nay đểphù hợp với cơ chế thị trường Công ty không chỉ có nhiệm vụ sản xuất bàn ghế

và còn có những nhiệm vụ quyền hạn mới Đó là:

- Sản xuất và lắp ráp bàn ghế các loại

- Kinh doanh tổng hợp

Một Công ty sản xuất đồ dùng thuộc loại hình sản xuất hàng loạt

Trang 12

Hiện nay Công ty có 60 người, nhân viên phục vụ gián tiếp của Công ty là

10 người, số lao động trực tiếp là 30 người; 10 người chịu trách nhiệmMarketing Đội ngũ cán bộ kinh tế, khoa học là 5 người

Quy mô vốn của Công ty năm 2006 là: tổng số vốn kinh doanh1.949.002.041 đồng

Với diện tích mặt bằng hiện tại là 300m2, 3 phòng ban và 2 phân xưởngsản xuất Công ty đã gần như khép kín quy trình sản xuất bàn ghế

Hiện nay Công ty đang dự kiến một số dự án liên doanh với nước ngoàinhư Trung Quốc, Đài Loan để mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinhdoanh

1.2-/ Đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình công nghệ của Công ty TNHH

Thiên Phong.

1.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Công ty.

Cùng với quá trình phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy

tổ chức quản lý của mình Đến nay Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trựctuyến gồm 3 phòng ban, 2 phân xưởng:

- Phòng kinh doanh - Tổng hợp - Phân xưởng gia công

- Phòng bán hàng

Đứng đầu Công ty là Ban giám đốc

Tại các phòng ban đều có trưởng phòng và phó phòng phụ trách công táchoạt động của phòng ban mình

Tại các phân xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản

lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng

Trang 13

Bộ máy quản lý sản xuất của Công ty có thể biểu diễn bằng sử dụngơ đồsau.

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty TNHH Thiên Phong

II-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong trong mấy năm qua. 2.1-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở trong nước.T

ở nước ta hiện nay nhu cầu về đồ dùng ngày càng cao ở các thành phố lớnnhịp độ bàn ghế không thể bán kịp với “nhịp độ khẩn trương” của cuộc sống nên

nó không phải đồ dùng chủ yếu Nhưng còn ở các vùng nông thôn miền núi thìsao? Nước ta là một trong những nước nghèo nhất thế giới, ở các vùng nôngthôn và tỉnh lẻ điều đó lại càng thể hiện rõ ở những vùng này đời sống còn thấpkém Với đặc điểm nước ta hơn 75% là dân số sản xuất nông nghiệp cho thấy thịtrường tiêu thụ bàn ghế nước ta là rất lớn

Đối với Công ty TNHH Thiên Phong thị trường hiện nay của Công ty làhầu hết các tỉnh phía Bắc trong đó thị trường chủ yếu là Hà Nội Một số các thịtrường hiện nay đang tiêu thụ mạnh là Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình

Ban giám đốc

Phòng kế toán

Phòng kinh doanh tổng hợp

Phòng bán hàng

Phân xưởng sản xuất

Phân xưởng gia công

Trang 14

Đối tượng chính sử dụng bàn ghế là các Công ty và một số người dân Do

đó việc tiêu thụ sản phẩm mang tính chất thời vụ tập trung chủ yếu vào chuẩn bịkhai trương Công ty thanh lý các đồ dùng đã cũ

Trước đây việc tiêu thụ sản phẩm chỉ bó hẹp trong phạm vi đối tượng là

hộ gia đình, trong khi mà các Công ty chưa phát triển mạnh Ngày nay việc tiêuthụ theo đơn đặt hàng của mọi đối tượng và được rộng rãi trên thị trường phục

vụ tiêu dùng cho mọi tầng lớp dân cư

Khách hàng mua bàn ghế có thể đến mua hàng trực tiếp tại cửa hàng củaCông ty với số lượng tuỳ ý Mọi phương thức thanh toán đều được Công ty chấpthuận theo sự thoả thuận giữa Công ty với khách hàng đã được ghi trong hợpđồng

Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm với sự cạnh tranh của các loại sản phẩmtrên thị trường hiện nay bàn ghế Thiên Phong cũng đã phần nào chiếm lĩnh đượctrên thị trường Chúng ta xem xét việc tiêu thụ của Công ty TNHH Thiên Phong

đã được kết quả gì và chưa được kết quả gì qua các năm

Ta xem tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các quý năm 2005 qua bảng sau:

Trang 15

Biểu 1 - Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các quý năm 2005

Tên sản phẩm ĐV

Số lượng

Giá bán (1000đ)

Dthu tiêu thụ (1000đ)

Số lượng

Giá bán (1000đ)

Dthu tiêu thụ (1000đ)

Số lượng

Giá bán (1000đ)

Dthu tiêu thụ (1000đ)

Số lượng

Giá bán (1000đ)

Dthu tiêu thụ (1000đ)

Bảng trích từ số liệu Phòng Kế toán

Trang 16

Tình hình tiêu thụ qua các quý của năm 2005 cho ta thấy số lượng bán raqua các quý là khá cao, nhưng giá bán của các quý cũng chênh lệch khá nhiều vềgiá bán của bàn ghế hoàn chỉnh quý I ghế xoay kiểu Đài Loan là 650.000 đồngnhưng sang quý II thì giá bán lại giảm nhưng số lượng của quý II lại tăng hơn sovới quý I Về doanh thu qua các quý Quý I so với quý II Quý II tăng 337.500đồng còn Quý II so với quý III thì Quý III lại giảm 152.000 đồng Quý III so vớiQuý IV: Quý IV tăng so với Quý III là 537.335 đồng.

Nguyên nhân: do số lượng bán ra là không đồng đều vì số lượng của mỗimặt hàng không đảm bảo được chất lượng sản phẩm mẫu mã của các sản phẩmđưa ra chưa đủ sức thuyết phục Giá bán của sản phẩm còn cao so với các mặthàng trên thị trường dẫn đến doanh thu của tiêu thụ sản phẩm không cao, việctăng giảm giá cũng dẫn đến sự giảm sút đến số lượng tiêu thụ qua các quý

Về năm 2005 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm là không cao cũng do nhiềunhân tố doanh thu cũng đạt được mức 9.469.245 đồng

Ta xem tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2006 có khá hơn không ở bảng 2

Qua kết quả trên cho thấy tình hình thực tế về công tác lập kế hoạch tiêu

Trang 17

nhưng thực tế thực hiện lại giảm so với kế hoạch đặt ra làm cho kế hoạch khôngkhả thi Qua đó chứng tỏ rằng Công ty chưa thực sự coi trọng công tác lập kếhoạch tiêu thụ sản phẩm.

Xét về quá trình tiêu thụ sản phẩm thì việc không hoàn chỉnh kế hoạchtiêu thụ sản phẩm còn nhiều nguyên nhân như chất lượng sản phẩm, giá cả, thịtrường

Trang 18

Biểu 2 - Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2006

So sánh (%)

1 Bàn ghế hoàn chỉnh Bộ 10.500 10.000 95,23 792 800 101 8.211.000 7.900.000 96,21

- Ghế xoay kiểu Đài Loan Cái 6.000 6.500 108,33 800 825 103,12 4.800.000 5.632.500 111,71

- Bàn gỗ ép kiểu Malaysia Cái 4.500 3.500 77,77 758 725 95,64 3.411.000 2.537.500 74,39

2 Tủ kiểu Malaysia Cái 3.000 2.600 86,66 785 600 76,43 2.355.000 1.560.000 66,24

3 Tủ Thái Lan Cái 4.000 3.300 82,5 500 510 102 2.000.000 1.638.000 84,15

Bảng trích từ số liệu Phòng Kế toán

Trang 19

Vì vậy Công ty phải tìm kiếm bạn hàng thị trường đang còn có nhiều hạnchế việc thay đổi mẫu mã phải thường xuyên thay đổi Phải tham khảo trước khisản xuất ra thị trường, như vậy thì mới không làm cho kế hoạch đạt kết quả caonhư mong muốn về việc không đạt kế hoạch giá bán bình quân lại cao, một loạtcác nhân tố ảnh hưởng theo.

2.1.3 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Trong năm 2007 kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập như sau (xem biểu 1).Trong biểu 1, cột “sản phẩm” được lập chi tiết cho 3 loại sản phẩm là bànghế hoàn chỉnh, tủ kiểu Malaysia, tủ kiểu Thái Lan

Các kiểu bàn ghế được lập kế hoạch tiêu thụ chi tiết gồm: ghế xoay kiểuĐài Loan, bàn ghế ép kiểu Malaysia

Hai cột số lượng “tiêu thụ 2006” và “ doanh thu tiêu thụ 2006” được tổnghợp từ các báo cáo tài chính năm 2006 của Công ty

Cột số lượng “kế hoạch 2007” được căn cứ vào đơn đặt hàng, các hợpđồng kinh tế đã ký và kết quả dự đoán nhu cầu thị trường năm kế hoạch Sốlượng tiêu thụ các sản phẩm được dự kiến dựa vào nhu cầu thị trường và tìnhhình tiêu thụ các năm trước vì các sản phẩm này sản xuất chủ yếu để lắp rápthành bộ bàn ghế hoàn chỉnh nhưng số lượng lại bán được nhiều hơn

Cột “đơn giá kế hoạch” là giá do Công ty dự kiến căn cứ vào đơn giá bánsản phẩm cuối năm 2006 và tình hình biến động giá trên thị trường

Cột “doanh thu dự kiến 2007” bằng cách nhân số sản phẩm ở cột “ kếhoạch 2007” với số tương ứng ở cột “đơn giá kế hoạch”

Lưu ý: cột “doanh thu tiêu thụ 2006” và “doanh thu dự kiến năm 2007”không phản ánh toàn bộ doanh thu mà Công ty đã đạt được trong năm 2006cũng như dự kiến năm 2007 bởi vì ngoài việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất raCông ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác Trong khuôn khổ bài này em

Trang 20

không xem xét toàn bộ các vấn đề đó mà chỉ xem xét đánh giá việc Công ty tiêuthụ các sản phẩm sản xuất ra do đó hai cột nói trên chỉ phản ánh phần doanh thutiêu thụ sản xuất ra.

Trang 21

biểu 3 - kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2007

So sánh (%)

Chia ra các quý Dthu tiêu

thụ

Đơn giá KH

Dthu dự kiến

So sánh (%) Quý I Quý II Quü III Quý IV

Bảng: Trích từ số liệu Phòng Kế Toán năm 2007

Ngày đăng: 19/02/2014, 12:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w