Miếu, lăng, cung thờ ở Cà Mau tín ngưỡng và giá trị nhân văn
Trang 1viÖn nghiªn cøu v¨n ho¸
Trang 2viện nghiên cứu văn hoá
Viện Khoa học x∙ hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học GS.TS Nguyễn Xuân Kính
Phản biện 1: GS.TS Kiều Thu Hoạch
Phản biện 2: PGS.TS Trần Lâm Biền
Phản biên 3: TS Nguyễn Quốc Tuấn
Luận án tiến sĩ sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
nhà nước họp tại Viện Nghiên cứu văn hoá vào hồi giờ ngày
tháng năm 2009
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Viện Nghiên cứu văn hoá
- Thư viện Quốc gia
Danh mục công trình đã công bố của tác giả
liên quan đến luận án
1 “Miếu thờ ở Cà Mau, một hỡnh thức thờ tự phổ biến”, Tạp chớ Văn
hoỏ nghệ thuật, (5), 2004
2 “Tớnh trội của tớn ngưỡng thờ mẫu trong cỏc miếu thờ ở Cà Mau”
Tạp chớ Nguồn sỏng dõn gian, (2), 2005
3 “Cà Mau, mấy vấn đề lịch sử và văn hoỏ”, Tạp chớ Văn hoỏ nghệ
thuật, (4), 2006
4 “Sự thớch nghi và biến đổi trong tớn ngưỡng thờ bà Thiờn Hậu ở Cà
Mau”, Tạp chớ Văn hoỏ dõn gian, (6), 2006
5 “Một số vấn đề lịch sử về vựng đất Cà Mau”, Nam Bộ, Đất và người,
Hội Khoa học lịch sử Tp Hồ Chớ Minh, tập V, Nxb Trẻ, 2007
6 “Đỡnh làng Cà Mau trong sự phỏt triển cộng đồng”, Tạp chớ Nguồn
sỏng dõn gian, (2), 2007
7 “Tớn ngưỡng thờ cỏ voi ở Cà Mau”, Tạp chớ Văn hoỏ dõn gian, (3),
2007
8 “Di tớch thiờn Hậu cung Cà Mau, những giỏ trị văn húa”, trang
319-331, Bảo tàng - di tớch Một số vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb Văn
húa thụng tin, 2007
Trang 3MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cà Mau là một trong những tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở về phía cực Nam của tổ quốc, là nơi dừng chân cuối cùng của người Việt trong công cuộc khai phá đất Nam Bộ Trên nền tảng chung đó, vùng bán đảo Cà Mau đã hình thành những nét văn hóa xuất phát từ địa hình địa lý đặc thù Hơn nữa
sự giao thoa văn hoá giữa các cộng đồng dân tộc diễn ra ở nơi đây đã tạo ra bức tranh rất phong phú trong các hoạt động xã hội cũng như những sinh hoạt văn hóa tinh thần thể hiện qua các hoạt động lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng Để thực hiện hành vi tín ngưỡng của mình, cộng đồng nơi đây đã xây dựng nên miếu, lăng thờ cá voi và cung thờ Bà Thiên Hậu xung quanh khu vực
cư trú của mình bằng nhiều hình thức Bên trong ấy chứa đựng rất nhiều hình thức tín ngưỡng được hội tụ từ các vùng miền, các tộc người cùng cộng cư Những hình thức tín ngưỡng này lại ẩn chứa những giá trị nhân văn nhân bản mà biết bao thế hệ người
đi trước đã xây dựng, vun đắp và lưu truyền
Từ trước đến nay, các lĩnh vực văn hoá của cư dân vùng bán đảo Cà Mau ít được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ
và số lượng nghiên cứu cũng qúa ít ỏi, khiêm tốn Trong lĩnh vực tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng vẫn chưa có công trình nghiên cứu cấp tỉnh nào được thực hiện đầy đủ để khái quát được các hình thái tín ngưỡng được thực hiện trong những thiết chế tín ngưỡng của cộng đồng
Cộng đồng xã hội Cà Mau là sự hội tụ nhiều thành phần nghề nghiệp đến từ các vùng miền khác nhau để định cư theo hai
Trang 4khu vực nghề nghiệp đã tạo ra các sắc thái văn hoá là văn hoá sông nước, văn hoá ven biển và văn hóa thành thị Tương ứng với các sắc thái văn hoá này là ba hình thức thiết chế tín ngưỡng gồm miếu, lăng thờ cá voi của người Việt và cung thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa Nghiên cứu miếu, lăng và cung thờ một mặt
sẽ tìm hiểu được hội tụ tín ngưỡng đến từ các vùng miền đồng thời góp phần xác nhận những giá trị văn hoá mà miếu, lăng thờ
cá voi và cung thờ Bà Thiên Hậu mang lại
Trong bối cảnh mở rộng giao lưu với quốc tế, việc bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống là điều hết sức cần thiết góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Miếu là cơ sở thờ tự của cộng đồng hiện diện ở khắp các vùng nông thôn Việt Nam Các tài liệu xưa chỉ đề cập đến miếu
với ý nghĩa là nơi thờ thần linh Trịnh Hoài Đức trong Gia Định
thành thông chí ở phần Thành trì chí có giới thiệu một số miếu
thờ tại năm trấn Đầu thế kỷ XX, Phan Kế Bính, Toan Ánh trong
đề cập đến kiến trúc miếu Các tác giả Sơn Nam, Trương Ngọc Tường đề cập đến miếu với tính cách là cơ sở thờ tự đi đôi với đình làng… Tục thờ cá voi là đối tượng được đề cập và nghiên cứu nhiều ở các vùng ven biển miền Trung và duyên hải Nam
Bộ Các tác phẩm trước thế kỷ XX cho đến nay chỉ nghiên cứu
về tục thờ cá voi nhưng không khảo tả và phân tích nguồn gốc các lăng thờ với tính cách là một thiết chế xã hội Lăng còn được nhắc đến trong các khoá luận đại học và luận văn sau đại học; trong các tạp chí trung ương và địa phương, trong các kỷ yếu khoa học Tương tự, cung thờ Bà Thiên Hậu đã được tổ chức
Trang 5nghiên cứu trong nhiều công trình về tín ngưỡng hoặc lễ hội mà không nghiên cứu sâu về cơ sở thờ tự Riêng trong tác phẩm
Chùa Hoa thành phố Hồ Chí Minh do PGS.TS Phan An chủ
biên đã trình bày khá chi tiết nguồn gốc, kiến trúc cũng như việc phối tự tại bốn nơi thờ tự ở thành phố Hồ Chí Minh Các tác phẩm trên hầu hết tập trung vào việc nghiên cứu tín ngưỡng và lễ hội là chính, trong khi miếu, lăng, cung thờ chỉ được nhắc đến trong quá trình tìm hiểu tín ngưỡng và lễ hội Nhìn chung, chưa
có công trình nào nghiên cứu về miếu, lăng, cung thờ với tính cách là thiết chế tín ngưỡng nhất là nghiên cứu ở một địa phương
cụ thể của vùng đất Nam Bộ
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những gợi ý, luận điểm rất hữu ích từ một số công trình và bài viết nêu trên, chúng tôi nghiên cứu các miếu, lăng, cung thờ ở Cà Mau với tính cách là thiết chế tín ngưỡng trong cộng đồng để từ đó tìm hiểu một số tín ngưỡng được thực hiện trong đó, đồng thời xác định những giá trị nhân văn mà miếu, lăng, cung thờ đem lại cho đời sống tinh thần của cộng đồng
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1.Khảo cứu các hình thức miếu thờ thần, lăng thờ cá voi
và cung thờ Bà Thiên Hậu ở Cà Mau
3.2.Phân loại các hình thức miếu thờ trong cộng đồng người Việt, qua đó cung cấp những thông tin về quá trình hình thành xóm ấp và đời sống văn hóa tinh thần của công đồng cư dân
3.3.Nghiên cứu và thống kê các hình thức tín ngưỡng trong miếu lăng và cung thờ nhằm hệ thống hoá tư liệu để từ đó tìm
Trang 6hiểu mối quan hệ giữa con người với điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường xã hội
3.4.Tìm hiểu sự vận động trong sinh hoạt tín ngưỡng ở những vùng địa lý khác nhau và ở những cộng đồng dân tộc khác nhau, đồng thời tìm hiểu xu hướng biến đổi hiện nay trong một
số sinh hoạt tín ngưỡng ở địa phương
4 ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các hình thức miếu thờ thần, lăng thờ cá voi và cung thờ Bà Thiên Hậu ở Cà Mau được giới hạn ở những phạm vi sau:
4.1.Luận án chỉ nghiên cứu những miếu thờ thần của cộng
đồng, không bao gồm các loại miếu thờ đi đôi với đình làng; lăng thờ cá voi ở thị trấn Ông Đốc; cung thờ Bà Thiên Hậu là thiết chế tín ngưỡng đặc trưng của người Hoa Khái niệm “tín ngưỡng” được dùng theo quan niệm tín ngưỡng dân gian biểu hiện ở sự ngưỡng mộ và niềm tin của cộng đồng vào sức mạnh siêu nhiên nào đó
4.2 Luận án chỉ khảo sát, miêu thuật và phân loại, phân tích các miếu, lăng thờ cá voi và cung thờ Bà Thiên Hậu với những tín ngưỡng được cộng đồng thực hiện trong đó
- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu miếu thờ thần trong cộng đồng cộng đồng người Việt kể cả miếu Ông Tà do người Việt xây dựng (có nguồn gốc tín nưỡng thờ Néak-ta của người Khơme); nghiên cứu lăng thờ cá voi ở thị trấn Ông Đốc và nghiên cứu bốn cung thờ Bà Thiên Hậu ở Cà Mau
- Đề tài được thực hiện dựa trên các khảo sát điền dã trong địa giới hành chính của tỉnh Cà Mau và ven hai tỉnh lân cận ở cả
Trang 7ba vùng: vùng nội địa (trung tâm thị tứ, trị trấn); vùng sông nước
và vùng ven biển
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của lý thuyết tiếp cận hệ thống và lý thuyết tiếp cận không gian văn hoá, luận án sử dụng những phương pháp sau:
5.1.Phương pháp thực địa: Để tiếp cận được với mục tiêu
nghiên cứu, nhất thiết phải thực hiện đề tài ở những nơi diễn ra các hoạt động văn hoá dân gian từ đó mới giải quyết tốt được nội dung mà đề tài đã đặt ra
5.2.Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các hiện tượng văn hoá dân gian đang diễn ra trong hiện thực, đối chiếu với hệ thống lý thuyết, sau đó tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau để tìm hiểu được bản chất của sự việc
5.3.Phương pháp so sánh: So sánh một số hình thức sinh hoạt tín ngưỡng trong cùng một khu vực bán đảo Cà Mau và với một số vùng ven biển miền Trung và duyên hải Nam Bộ
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
6.1 Phác thảo diện mạo văn hoá dân gian của khu vực bán đảo Cà Mau trong quá trình cộng cư của cộng đồng ba dân tộc 6.2 Tìm hiểu, phân loại các miếu thờ thần, hệ thống các hình thức tín ngưỡng trong miếu, lăng và cung thờ ở Cà Mau, từ
đó đúc kết những giá trị văn hoá mà nó đem lại
6.3 Tìm hiểu sự vận động và xu hướng biến đổi hiện nay
ở các miếu, lăng thờ cá voi và cung thờ Bà Thiên Hậu
6.4 Góp phần giúp các nhà quản lý ở địa phương có cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò giá trị, của các thiết chế tín ngưỡng để xây dựng luận cứ chung cho sự phát triển văn hóa
Trang 8- Chương 2: Miếu và lăng thờ ở Cà Mau
- Chương 3: Cung thờ Bà Thiên Hậu
- Chương 4: Đặc điểm, vai trò và những giá trị nhân văn
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1.1 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở CÀ MAU
Cà Mau là một trong những tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là vùng đất do phù sa bồi tụ, có nhiều cánh đồng ruộng chiêm trũng, có nhiều cánh rừng thiên nhiên ngập mặn, có hai bờ biển Đông-Tây Nhiều nơi có những bãi bùn cát đen ngập nước do lá dừa nước mục rữa rơi xuống nước theo các bờ kênh rạch, vì vậy người Khơme gọi là Tưk Kh’mau có nghĩa là nước
đen, người Việt Nam đọc trại âm này thành Cà Mau
Thiên nhiên hoang dã với tiềm năng về kinh tế, sản vật vô cùng phong phú đã từng thu hút lưu dân đến đây định cư sinh sống Biển, sông ngòi và thủy triều ở Cà Mau tạo ra địa hình đặc thù do dòng chảy của các con sông mang lại, nó qui định địa bàn
cư trú, sinh hoạt đời sống và sinh hoạt tín ngưỡng
Hai khu rừng nguyên sinh là rừng đước và rừng tràm tạo ra hai hệ sinh thái rất đặc trưng với biết bao loài thủy hải sản, động
Trang 9vật trên bờ dưới nước đã từng thu hút con người đến khai thác và định cư nơi đây Sự hoang dã của rừng thiêng cũng là điều kiện phát sinh nhu cầu tín ngưỡng
1.2 SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI
Vùng đất Nam Bộ cho mãi đến đầu thế kỷ XVII về cơ bản vẫn là vùng đất hoang vu Giữa thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt từ miền Trung đã di chuyển đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sinh sống chủ yếu là nghề trồng lúa, và nghề vườn Cũng khoảng thời gian này, sự hiện diện của người Hoa làm cho diện mạo đồng bằng sông Cửu Long trở nên sầm uất với những hoạt động giao lưu buôn bán thông thương ở Nam Bộ với các quốc gia khu vực
Sự cộng cư của các cộng đồng xã hội ở Nam Bộ diễn ra theo xu hướng buộc con người buộc phải nương tựa vào nhau là
xu hướng tất yếu để cùng tồn tại Điểm đặc trưng trong lối cư trú của cộng đồng ba dân tộc Việt-Hoa-Khơme ở đây là lối sống xen
kẽ, người Khơme ở Cà Mau không hình thành phum, sóc
Người Khơme ở Cà Mau chiếm tỷ lệ 2,6 %, là dân tộc có
từ rất sớm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sinh sống bằng nghề trồng lúa nước Hiện nay có sáu ngôi chùa theo Phật giáo Tiểu thừa
Khoảng thế kỷ XVII, bắt đầu có cuộc di dân về phương Nam vì chiến tranh Trịnh-Nguyễn và sau này là chủ trương mở rộng đất Nam Bộ của nhà Nguyễn từ đầu thế kỷ XIX
Di dân người Hoa đến Nam Bộ tập trung vào giai đoạn nội chiến Minh-Thanh Người Hoa có mặt ở Cà Mau lúc đầu là do sự lan tỏa cộng đồng người Hoa từ Rạch Gía, Hà Tiên, và sau đó
Trang 10những nhóm lưu dân người Hoa từ các vùng miền khác của đất nước Trung Hoa đến tụ cư ngày một đông thêm
1.3 TÍN NGƯỠNG VÀ TÌNH HÌNH TÍN NGƯỠNG
Tín là niềm tin, ngưỡng là hướng về Đặc điểm của lưu dân là những người ít học, họ chỉ là những người thực hành tín ngưỡng Vào gần cuối thời kỳ Pháp thuộc (1939), số lượng đình tương ứng với 25 làng là con số quá khiêm tốn Để bù đắp sự khiếm khuyết này, người ta xây dựng các miếu thờ, sau đó các cung thờ Bà Thiên Hậu và lăng thờ cá voi ở Cà Mau
Chương 2
MIẾU VÀ LĂNG THỜ CÁ VOI
2.1 MIẾU THỜ Ở CÀ MAU
2.1.1 Khái niệm miếu: Miếu theo nghĩa chung là nơi thờ
thần Ở Cà Mau, miếu thờ được bài trí dọc theo khắp vùng sông nước Miếu ở Cà Mau bao gồm nhiều loại miếu thờ, trong đó có nhiều đối tượng thờ
Kết quả khảo sát các miếu thờ tại bốn huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước và Ngọc Hiển trong tỉnh cho thấy:
Ngũ Hành
Ông
Tà
Thành hoàng
Thổ thần
Cự ly khảo sát
Trang 112.1.2 Không gian thiêng liêng của miếu: Không gian thiêng liêng của miếu thờ thần thường ở vị trí ngã ba sông thường có dòng nước xoáy làm đắm thuyền do đó người ta cần đến niềm tin nơi thần thánh
2.1.3 Các loại miếu ở Cà Mau: Căn cứ vào tính chất
chung của đối tượng thờ, có thể chia miếu thành bốn nhóm gồm:
- Miếu thờ Mẫu: Thờ Mẫu là một tín ngưỡng có từ xa xưa
trong cộng đồng người Việt ở miền Bắc và do ảnh hưởng của Đạo giáo trong việc thờ Nữ thần Quá trình di dân của người Việt
vào phía Nam cũng là quá trình người Việt Việt hóa các Mẫu
thần của cư dân bản địa để vào đến Nam Bộ trở thành tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Các loại miếu thuộc nhóm này gồm: miếu Bà Chúa Xứ, miếu Thủy Long thần nữ, miếu Ngũ Hành Nương Nương
- MiếuThổ thần: Tín ngưỡng thờ đất là dòng chảy văn hóa
vào phương Nam hội tụ với những nét tín ngưỡng bản địa và tín ngưỡng của người Hoa tạo nên một sự tích hợp thần linh trong tín ngưỡng dân gian Miếu Thổ thần là loại miếu phổ biến nhất được xây dựng ở bờ sông hoặc trong khuôn viên gia đình
- Miếu Thành hoàng: tín ngưỡng thờ Thành Hoàng gắn
liền với thiết chế đình làng nhưng ở Cà Mau vì số đình quá ít, nên người ta lập miếu thờ Thành Hoàng bổn cảnh thay cho ngôi đình làng
- Miếu Ông Tà: Người Việt ở Nam Bộ tiếp thu tục thờ
cúng Néak-ta của người Khơme trên nền tín ngưỡng thờ đá trước đây của mình Số lượng miếu Ông Tà ở Cà Mau tương đối ít 2.2.4 Các đối tượng khác thờ trong miếu:Ngoài đối tượng chính, các đối tượng khác được thờ gồm: Cửu Thiên Huyền Nữ,
Trang 12Bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc, Tổ Cô, Tiên sư, chiến sĩ trận vong,
thần Hổ, Tả ban - Hữu ban
2.1.5 Sinh hoạt thờ cúng trong miếu: Tổ chức và nghi thức cúng ở miếu là sự sao chép việc cúng đình ở các đình làng Trước kia, đi đôi với nghi lễ cúng bái ở những ngôi miếu thờ Nữ thần thường có tổ chức múa bóng và hát bội
2.2 LĂNG THỜ CÁ VOI
2.2.1.Khái niệm lăng và lăng thờ cá voi: Lăng là nơi chôn cất hài cốt, thường là hài cốt của các quan chức của triều đình
Cá voi với danh nghĩa là đại tướng của triều đình (Nam Hải Đại
Tướng Quân) nên khi chết cũng được xây dựng lăng mộ
2.2.2.Điều kiện hội nhập tín ngưỡng thờ cá voi: Biển Cà Mau rất dồi dào về trữ lượng thủy hải sản, điều kiện thời tiết thuận lợi; cư dân nơi đây đã quen thuộc với sự biến động của biển rừng và điều kiện cư trú ổn định nhất là khai thác được
nguồn nước ngọt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
2.2.3.Thần tích cá voi: Các nhà nghiên cứu cho rằng tín ngưỡng thờ cá voi là tín ngưỡng phổ biến của các cư dân Đông Nam Á, cá voi cũng là đối tường thờ của người Việt với các miếu, lăng thờ ven biển từ Bắc đến Nam Bộ Quá trình giao thoa văn hoá Việt-Chăm đã có sự chuyển hoá lẫn nhau trong cách thức thờ cúng của mình để trở thành tín ngưỡng thờ cá voi như hiện nay
Vùng biển Cà Mau, các ngư dân ngư phủ cũng thường kể các câu chuyện về cá voi mang ý nghĩa thực tiễn và được phổ biến theo hình thức truyền miệng
2.2.4 Những địa điểm thờ cúng cá voi ở Cà Mau: Cá voi được thờ cúng ở các lăng thờ và miếu thờ gồm có: lăng thờ cá
Trang 13voi tại thị trấn Ông Đốc, lăng thờ cá voi tại Đá Bạc, lăng cá voi ở Rạch Chèo, miếu thờ tại cửa biển Khánh Hội
2.2.5 Sinh hoạt thờ cúng cá voi
- Đám tang cá voi: Người thấy xác cá đầu tiên phải chịu
trách nhiệm chính trong tang lễ, phải mặc tang phục và thực hiện hành vi tang lễ, chôn cất và để tang trong ba năm Sau đó làm lễ thỉnh ngọc cốt tức lấy xương cốt cá lên đặt trong nhiều chiếc quan tài lớn di chuyển vào chùa
- Lễ hội Nghinh Ông ở thị trấn Ông Đốc: Lễ hội được thực
hiện hàng năm vào ngày 14 đến ngày 16 tháng hai âm lịch Xuất phát từ lăng, đoàn rước lư hương đi tới bến tàu để lên nhà Thủy lục (chiếc tàu được chọn thường là chiếc tàu to nhất, đánh bắt trúng mùa nhất), sau đó thẳng tiến ra biển Khi đi đến vùng nước
sâu thì dừng lại xin keo thỉnh Ông về lăng Lúc nửa đêm là lễ
cúng tế do hương văn điều khiển Đến 14 giờ chiều hôm sau là kết thúc lễ hội Song song với sinh hoạt cúng tế, bên ngoài lăng người ta thường tổ chức các trò chơi dân gian, đờn ca tài tử…
2.2.6 Nhận xét
- Điểm tương đồng so với lễ hội ở vùng biển miền Trung
và Nam Bộ là sự suy tôn, hướng đến sự cao cả được tôn lên thành giá trị xã hội; một số các nghi thức cúng tế, hình thức nghi
lễ từ khi phát hiện cá chết cho đến việc để tang, cúng tế cá voi và cúng lễ hàng năm có phần giống nhau
- Những nét khác biệt: Tín ngưỡng thờ cúng cá voi nhập
cư vào Cà Mau tương đối muộn, sự phối tự rất đơn giản Thời gian tổ chức lễ hội ở Cà Mau không phải là ngày kỵ cơm cá Ông Hình thức hát bả trạo, lắc thúng không được thực hiện tại Cà Mau