Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LÊ VIỆT LONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ Chuyên ngành: Luật Hình sự Mã số: 62.38.40.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học GS. TS. VÕ KHÁNH VINH HÀ NỘI – 2009 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Lê Việt Long (2005), Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp – Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (5), tr. 61-61. 2. Lê Việt Long (2008), Xâm phạm sở hữu trí tuệ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (10), tr. 49-53. 3. Lê Việt Long (2008), các qui định của Bộ luật Hình sự về Xâm phạm quyền sở trí tuệ , Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (5), tr. 63- 68. 4. Lê Việt Long (2008), Revising Penal Code to better protect IPRs, Vietnam law and Legal Forum (15), tr. 17-19. Công trình đợc hon thnh tại Viện Nh nớc v Pháp luật Ngời hớng dẫn khoa học: GS.TS Võ Khánh Vinh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc tại Viện Nhà nớc và Pháp luật vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm đọc luận án tại Th viện Quốc gia và Th viện Viện Nhà nớc và Pháp luật 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Sở hữu trí tuệ” là một thuật ngữ mang nghĩa rộng, được dùng để mô tả “sự sáng tạo của tư duy”. Ở Việt Nam, “sự sáng tạo của tư duy” có từ rất lâu, nhưng việc bảo hộ “sự sáng tạo của tư duy” này (hay nói cách khác là sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ) được bắt đầu tri ển khai từ rất sớm, nhưng chỉ sau khi Bộ luật Dân sự (1995) được ban hành và đặc biệt là từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 qui định các tội danh về sở hữu trí tuệ thì hoạt động này mới thực sự được quan tâm hơn. Trong những năm gần đây, các hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ nói chung và các tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ nói riêng, diễn ra khá phổ biế n và ngày càng phức tạp, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp. Các hành vi xâm phạm này không chỉ dừng lại ở tính chất nhỏ lẻ, manh mún, do cá nhân thực hiện mà phát triển ngày càng phức tạp hơn thể hiện ở tính chất vi phạm có tổ chức, có sự câu kết, móc nối với nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài. Theo báo cáo sơ kết về công tác phòng ngừa đấu tranh chống hàng giả và xâm ph ạm sở hữu trí tuệ của Bộ Công an trong năm 2006 và sáu tháng đầu năm 2007 cơ quan Quản lý thị trường đã xử lý trên 18.577 vụ vi phạm về hàng giả, 466 vụ vi phạm kiểu dáng công nghiệp, 1.780 vụ vi phạm nhãn hiệu hàng hóa…Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp chế tài nhằm bảo vệ các quyền về sở hữu trí tuệ và Bộ luật Hình sự cũng qui định các t ội danh về sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, kết quả thu được còn có hạn chế nhất định và khiêm tốn. Như vậy, câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta có các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cũng có các cơ quan thực hiện quyền bảo hộ sở hữu nhưng số lượng hành vi xâm phạm lại có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp hơn, có ph ải chăng là việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền còn chồng chéo, mức độ xử lý còn quá nhẹ chưa đủ để răn đe người có hành vi xâm phạm, hay chúng ta còn thiếu cơ sở pháp lý để áp dụng. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp là nạn nhân của các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, mặc dù doanh nghiệp cũng đã xây dựng lự c lượng, đầu tư trang thiết bị và tốn rất nhiều công sức, chi phí cho việc bảo hộ sản phẩm của mình, tuy nhiên hiệu quả cũng còn rất hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp đều thống nhất cho rằng Nhà nước qui định chế tài 2 xử phạt như hiện nay chưa đủ để răn đe tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, có những qui định còn không phù với tình hình thực tế. Để góp phần đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, việc xây dựng hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ là rất cần thiết và cấp bách. Trướ c những yêu cầu đặt ra đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ” nhằm phân tích những cơ sở lý luận về loại tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, những khó khăn trong công tác áp dụng điều luật của các cơ quan chức năng, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tăng cườ ng hiệu lực thực thi sở hữu trí tuệ. 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, luận án đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ. b. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu các qui định của pháp Luật Hình sự nước ta qua các giai đoạn để làm rõ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp Luật Hình sự khác về loại tội phạm này. Trên cơ sở khoa học đó mạnh dạn đề xuất những quan điểm của mình nhằm hoàn thiện pháp lu ật nói chung, pháp Luật Hình sự nói riêng liên quan đến tội phạm sở hữu trí tuệ 2. Luận án phân tích thực trạng, điều kiện, nguyên nhân phạm tội cũng như thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, đưa ra những biện pháp khả thi, đấu tranh, phòng chống các tội này trong giai đoạn hiện nay và tương lai, nhằm đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ vấn nạn này. 3. Đề xuất nh ững giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực thi các qui định pháp Luật Hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trên thực tế. Đồng thời luận án cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay. c. Phạm vi nghiên cứu Đây là một đề tài tương đối rộng, đặt ra nhiều v ấn đề cần giải quyết một cách thấu đáo. Khi đề cập đến các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, tác giả đặt ra cho mình một số nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu trên hai khía cạnh đó là khía cạnh pháp lý hình sự và khía cạnh tội phạm học của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ. Qua đó đưa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm hoàn 3 thiện các qui định pháp luật và các biện pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm này. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những qui định pháp lý hình sự của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án được th ực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm trong các thời kỳ phát triển khác nhau của đất nước. Trên cơ sở số liệu t ổng hợp của Cục thống kê tội phạm - Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo cung cấp, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp, so sánh, khái quát, thống kê… Đây là các phương pháp phổ biến và có độ tin cậy cao. 5. Điểm mới và ý nghĩa của luận án Điểm mới của luận án được thể hiện ở những vấn đề sau: - Đây là luận án lần đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện tất cả các tội danh về xâm phạm sở hữu trí tuệ, đưa ra bức tranh toàn cảnh về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, từ góc độ hình sự, tội phạm học và chỉ ra những yếu tố cấu thành các tội phạm này. - Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và điều kiện ph ạm tội, phân tích các qui định của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ. - Luận án góp phần chỉ ra những hạn chế trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật, đồng thời đưa ra những kiến nghị hoàn thiện cả hai phương diện này và các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. 6. Cơ cấu của luận án Ngoài phần m ở đầu và kết luận, luận án có ba chương: Chương I: Những vấn đề chung về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trong pháp Luật Hình sự Việt Nam. Chương II: Thực trạng của tình hình tội phạm và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ. Chương III: Hoàn thiện các giải pháp tăng cường hiệu quả của đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ . 4 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài Luật Hình sự luôn là công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước tiến hành bảo vệ các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị . Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau thì các quan hệ xã hội được bảo vệ cũng khác nhau. Việc nghiên cứu Bộ luật Hình sự cũng như hệ thống văn bản pháp luật của các nước trên thế giới cho chúng ta thấy qui định về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ của mỗi nước không hoàn toàn giống nhau. Do mỗi nước khác nhau có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, vì vậy sự khác biệt của các điều luật qui định về các tội này là điều dễ hiểu. Việc nghiên cứu pháp Luật Hình sự của các nước trên thế giới nói chung, các nước trong khu vực nói riêng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới đều có hệ th ống các qui định về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ rất rõ ràng. Như Bộ luật Hình sự của Nhật Bản có riêng chương 16 để qui định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ được qui định rất đầy đủ trong chương này. Mỹ là một nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới hiện nay. Tình trạng xâm phạm sở hữ u trí tuệ ở Mỹ cũng đang ở mức báo động. Có rất nhiều bài viết nổi bật của các tác giả Mỹ về thực trạng này. Các bài viết tập trung làm rõ các khái niệm về sở hữu trí tuệ, xâm phạm sở hữu trí tuệ và các giải pháp phòng, chống hiện tượng này. Một số bài viết gần đây nhất như: “Sở hữu trí tuệ là gì?” của Thomas G.Field Jr., “Tại sao bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại quan trọng” của E. Anthony Wayne, “Giới thiệu khái quát các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ” của Paul E. Salmon, “Các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo về sở hữu trí tuệ” của Allison Areias, “GioócĐani hưởng lợi từ cải cách quyền sở hữu trí tuệ” của Jeanne Holden, “Ra tay hành động: Các quốc gia đang chống vi phạm quy ền sở hữu trí tuệ như thế nào” - một bài viết đặc sắc được in trong chuyên đề về quyền sở hữu trí tuệ, ấn phẩm Thông tin quốc tế, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tháng 1/2006, “Cách tiếp cận của Hoa Kỳ: nguồn gien, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian” của Jeanne Holden viết về 5 những cơ chế nhằm bảo hộ nguồn gien, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian, ba thành tố thường bện chặt vào nhau trong đời sống hàng ngày của con người… Có thể nói bảo hộ sở hữu trí tuệ rất được các nhà nghiên cứu và lập pháp ở Mỹ quan tâm. Vì có thể nói hiện nay Mỹ là quốc gia bị xâm phạm sở hữu trí tuệ nhiều nhất trên thế giới. Các qui định pháp luật của các nướ c trên thế giới cũng thể hiện rất rõ sự quan tâm của các nước đó đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1997 đã qui định riêng một chương về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tại mục 7, chương III qui định các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm 8 đi ều, từ Điều 213 đến Điều 220. Có thể thấy rằng Trung Quốc quan tâm rất nhiều đến các hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu hàng hóa như sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký sở hữu. Là thành viên của EU, Cộng hòa liên bang Đức có nhiều chính sách pháp luật về sở hữu trí tuệ nằm trong cấp độ của EU. Cũng như pháp luật nước ta, đối tượng đượ c bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Đức bao gồm: quyền tác giả, sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Đức có nhiều đạo luật đơn hành để điều chỉnh lĩnh vực sở hữu trí tuệ chứ không có một đạo luật thống nhất qui định về sở hữu trí tu ệ. Pháp luật Đức cũng có biện pháp chế tài về dân sự, hình sự và biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay một số nước trên thế giới đang có những qui định về bảo hộ sở hữu trí tuệ rất đáng để chúng ta tham khảo và học hỏi. Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh t ế phát triển hàng đầu trên thế giới. Nhận thức được vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của quốc gia, Chính phủ Nhật Bản đã sớm xây dựng một chiến lược tổng thể quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Với bốn chính sách đó hoạt động bảo hộ quyền sở hữu củ a Nhật Bản đã thu được nhiều kết quả quan trọng đối với nền kinh tế đất nước cũng như về tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ. Chính phủ Mỹ cũng đã thành lập Văn phòng chống vi phạm sở hữu trí tuệ toàn cầu. Văn phòng đã phối hợp hoạt động với nhiều cơ quan chức năng trong nước để ch ống lại tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ đang lan tràn trong nước Mỹ. Văn phòng cũng đặt ra cho mình trọng trách chống lại mọi sự xâm phạm sở hữu trí tuệ trên thế giới. Liên minh Châu Âu EU cũng đã tiến hành rất nhiều biện pháp chống xâm phạm sở hữu trí tuệ từ nhiều năm trước. EU đã thông qua Chỉ thị về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Ch ỉ thị này hài hòa pháp luật về thực thi 6 trong nội bộ khối EU. EU cũng sửa đổi Quy chế Hải quan nhằm tăng cường cuộc đấu tranh chống hàng giả và hàng sao chép. Ngay từ năm 2004, Ủy ban Châu Âu đã thông qua một chiến lược mới về thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở các nước thứ ba. Điều này giúp các nước đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Hiệp định TRIPs và nâng cao nhận thức về hậu quả c ủa việc không đáp ứng các yêu cầu này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước Ở nước ta, có thể nói đây là đề tài khá mới mẻ. Từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ về tất cả các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ. Các công trình nghiên cứu chủ yếu là về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Một số công trình, bài viết nổi bật như :Tác gi ả Ngô Như Quỳnh “Một số vấn đề về nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng” ; Trần Văn Độ “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật Hình sự 1999”, Tạp chí Dân chủ Pháp luật, 2000, số 6; tác giả Lê Quốc Bình “Nâng cao hiệu quả pháp luật trong đấu tranh chống hàng giả, buôn bán hàng giả ở Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, 1999, số 8… Một số công trình nghiên cứu về hình sự có liên quan đến các tội xâm ph ạm sở hữu trí tuệ như: Thạc sĩ Mai Thế Bày, Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Luận án tiến sĩ luật học. Trong luận án có nghiên cứu về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Một số bài viết khác như: Thạc sĩ Đỗ Thúy Vân, “ Các qui định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hướng sử a đổi, hoàn thiện”; Thạc sĩ Trần Ngọc Việt “Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả, thực trạng và biện pháp phòng, chống”, luận án tiến sĩ luật học; Nguyễn Văn Hiện “ Một số vấn đề cần bổ sung và sửa đổi ở chương “Các tội phạm về kinh tế” của Bộ Luật Hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, 1996, số 6; tác giả Nguyễn Bá Ngừng, “Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và trách nhiệm của cơ quan công an - Thực trạng và giải pháp”, đề tài khoa học cấp Bộ, 2002… Cho đến nay các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ mới chỉ được nghiên cứu dưới góc độ các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nghĩa là chủ yếu nghiên cứu về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Các tội danh khác ít được nghiên cứu một cách có hệ thống và tr ọn vẹn. Khi nói đến xâm phạm sở hữu trí tuệ thường có sự liên tưởng ngay lập tức đến các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Như vậy, hiện nay các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ khỏi các hành vi xâm hại nói chung, các hành vi phạm tội nói riêng ngày càng trở nên phổ biến với số 7 lượng ngày càng nhiều. Vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ thực sự là một vấn đề nóng bỏng, thời sự. Đặc biệt với các đề tài, công trình nghiên cứu trong nước nhìn từ góc độ hình sự vẫn chưa có công trình nghiên cứu tổng thể về bảy tội danh xâm phạm sở hữu trí tuệ. Có thể nói đề tài “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ”là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ dưới góc độ hình sự. Việc nghiên cứu đã giúp tác giả phân tích sâu hơn các khái niệm pháp lý hình sự, tìm ra được những nguyên nhân của tình hình các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, từ đó đưa ra những giải pháp cần thiết về cả lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội này. 1.2. Những vấn đề chung về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ 1.2.1. Khái niệm chung về sở hữu trí tuệ Trên thế giới, sở hữu trí tuệ không phải là một khái niệm xa lạ, nhưng ở Việt Nam, sở hữu trí tuệ còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận nhân dân. Ở các nước phát triển, Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành từ rất sớm, như Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành ở Mỹ năm 1787, ở Pháp năm 1791, ở Bỉ năm 1854, ở Nhật năm 1855, ở Nga năm 1870, ở Đức năm 1877… Cùng với quá trình phát triển kinh tế thế giới, bảo hộ sở hữu trí tuệ được coi là vấn đề đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Theo nghĩa rộng, sở hữu trí tuệ là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt độ ng trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm của nhiều quốc gia trên thế giới về việc sở hữu các tài sản trí tuệ đó vẫn chưa được thống nhất. Trong thực tế vẫn tồn tại ba quan điểm khác nhau về vấn đề này: - Coi sản phẩm sáng tạo trí tuệ như các sản phẩm lao động khác, do đó người tạo ra các sản phẩm này có quyền tư hữu; nhà nước bảo hộ các quyền tư hữu trí tuệ đó. - Coi sản phẩm sáng tạo trí tuệ thuộc toàn xã hội, không thừa nhận quyền tư hữu trí tuệ; người tạo ra sản phẩm trí tuệ có giá trị được Nhà nước thưởng công hoặc ghi công. - Không phủ nhận quyền tư hữu trí tuệ nhưng cũng không công khai th ừa nhận quyền đó, nhất là các sản phẩm được tạo ra ở nước ngoài có giá trị đối với nền kinh tế trong nước. Ở Việt Nam, tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 qui định: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. [...]... TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2.1 Tình hình các tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ Cuộc đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay đã và đang diễn ra rất quyết liệt Do tác động của nền kinh tế thế giới cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ở nước ta chưa... các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ nêu trên, là cơ sở để dự báo tình hình tội phạm, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp trong thời gian tới 3.1.3 Dự báo tình hình các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trong thời gian tới Dựa vào tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ trong những năm qua và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tội phạm có thể đưa ra dự báo về tình hình các tội xâm phạm sở hữu trí. .. nâng cao, các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ mới có xu hướng giảm 1.2.3 Các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ Như đã phân tích ở trên, các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ không chỉ bị ràng buộc bởi các qui định tại Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hải quan mà còn được qui định trong BLHS Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ được nghiên cứu trong luận án thông qua các yếu... trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ Các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ phải được kết hợp chặt chẽ và tiến hành rộng khắp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Thực hiện tốt các biện pháp đó sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trong cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội... tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp Luật Hình sự, để pháp luật thực sự là công cụ sắc bén nhất của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ Những năm qua tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt Công tác đấu tranh phòng, chống các. .. của các cán bộ quản lý sẽ là tiền đề và điều kiện quan trọng cho tội phạm phát triển Vì vậy, cần kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ 2.4.4 Sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật về đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ 16 Hiện nay, các qui định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở. .. thành tội phạm là khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và hình phạt 9 * Khách thể của tội phạm Bảy tội xâm phạm sở hữu trí tuệ tuy có khách thể trực tiếp khác nhau và được qui định tại các chương khác nhau của Bộ luật Hình sự nhưng đều có chung khách thể loại đó là xâm phạm sở hữu trí tuệ * Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ. .. định về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, các điều luật đó được qui định trong các chương khác nhau của Bộ luật hình sự Điều đó gây không ít khó khăn cho việc nghiên cứu và đấu tranh phòng, chống tội phạm về sở hữu trí tuệ Vì vậy, trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp nhằm bảo đảm sở hữu trí tuệ và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ song hiện tượng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn... các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm động cơ phạm tội, mục đích phạm tội và lỗi của người phạm tội, trong đó lỗi là dấu hiệu không thể thiếu của bất kỳ cấu thành tội phạm nào Lỗi của người phạm tội xâm phạm sở hữu trí tuệ là lỗi cố ý Với bảy tội xâm phạm sở hữu trí tuệ thì động cơ chủ yếu thường là yếu tố lợi nhuận, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với mong muốn... hai loại tội phạm này 3.3.2 Hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các qui định của BLHS về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ cần tiếp tục hoàn thiện các qui định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ trong các hệ thống pháp luật chuyên ngành khác cũng như việc áp dụng pháp luật trong thực tế Hiện nay, các qui định về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ vẫn . HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2.1. Tình hình các tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ Cuộc đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm sở hữu trí. định pháp lý hình sự của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện. công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ còn chồng chéo, mạnh ai nấy làm, chưa thực sự phù hợp. Để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ đạt