1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em

13 456 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 78 KB

Nội dung

Với tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm đó, trong bài viết này, em xin chọn luận văn “Về các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội ph

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I Tính cấp thiết của đề tài

II Các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em

1 Khái niệm các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục

trẻ em

2 Các biện pháp cụ thể

2.1 Các biện pháp về kinh tế - xã hội

2.2 Các biện pháp về văn hóa, giáo dục

2.3 Các biện pháp quản lý Nhà nước

2.4 Biện pháp hoàn thiện pháp luật hình sự

2.5 Nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật

III Nhận xét và đề xuất những biện pháp mới về đấu tranh phòng chống tội

xâm phạm tình dục trẻ em

1 Nhận xét chung

2 Nhận xét cụ thể về từng biện pháp và đưa ra những biện pháp bổ sung về đấu

tranh phòng chóng các tội xâm phạm tình dục trẻ em

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 2 2 2 2

2 3 3 4 5 6 7

7 7

8 12 13

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Xâm hại tình dục trẻ em để lại hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em – nạn nhân trực tiếp của xâm hại tình dục mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình bị xâm hại và cộng đồng xã hội Đặc trưng của trẻ là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là trẻ tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai (84,3%), sau đó

là tổn thương về sức khỏe thể chất (69,1%); trẻ dễ bị mặc cảm, phát triển không bình thường (65,7%) và khó hòa nhập với xã hội Với tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm

đó, trong bài viết này, em xin chọn luận văn “Về các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này” của thạc sĩ luật học Trịnh Thị Thu Hương; Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Ngọc Hòa

NỘI DUNG

I Tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay vấn đề tội phạm là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất, có nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, với những thủ đoạn, hành vi nguy hiểm hơn, kẻ phạm tội trở nên liều lĩnh hơn Như tội giết người, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội mua bán phụ nữ và trẻ em, tội xâm hại tình dục trẻ em.v.v…Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn tin khác chúng ta thấy tội xâm phạm tình dục trẻ

em ngày các diễn biến phức tạp và ngày càng tăng cao Trước tình hình đó đòi hỏi phải

có những biện pháp tối ưu để phòng ngừa và ngăn chặn loại tội phạm này

II Các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em.

1 Khái niệm các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em.

Các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em là tổng hợp các biện pháp khác nhau nhằm khắc phục, hạn chế tiến tới loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này Đó là các biện pháp có tính chất chung nhưng không

Trang 3

thể được áp dụng như là khuôn mẫu chung cho tất cả các địa phương, vì mỗi địa phương đều có những tính chất, đặc điểm hoàn cảnh điều kiện khó khăn, thuận lợi khác nhau

2 Các biện pháp cụ thể.

2.1 Các biện pháp về kinh tế - xã hội.

Đây là biện pháp tác động bằng kinh tế nhưng có ảnh hưởng về mặt xã hội nhằm hạn chế và loại trừ dần nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em

Thứ nhất: Nhà nước cần ban hành và thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế gắn với việc thực hiện chính sách xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX khẳng định: “Ở khu vực nông thôn với việc chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất, mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, phát triển đa dạng nghành nghề trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và dịch vụ Ở khu vực thành thị dự kiến trong 5 năm có thể thu hút và tạo việc làm thêm khoảng 1,78 triệu người trong các nghành sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Tuy nhiên, để Nghị quyết của Đảng

đi vào cuộc sống, cần có kế hoạch đầu tư và phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị

Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, bao gồm các loại quỹ, chính sách thuế, chính sách đất đai, tài nguyên Nhà nước cần mở rộng các mạng lưới các trung tâm dạy nghề, gắn dạy nghề với sử dụng nhân lực, thành lập các tổ chức dịch vụ việc làm miễn phí cho thanh niên nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn để thu hút những người lao động không có việc làm vào làm việc Đồng thời trong từng địa phương phải có chính sách hỗ trợ vốn xây dựng, quỹ xóa đói giảm nghèo để giảm sự cách biệt quá lớn giữa người giàu và người nghèo

Thứ ba : Nhà nước cần có biện pháp tổ chức đưa trẻ em sống lang thang tái hòa nhập với gia đình hoặc đưa vào các cơ sở của Nhà nước để nuôi dạy, tạo công ăn việc làm cho các em

Trang 4

Các chính sách về kinh tế cần phải kết hợp chặt chẽ với các chính sách xã hội hay chính sách xã hội phải là một trong những chính sách cấu thành của chính sách kinh tế

2.2 Các biện pháp về văn hóa, giáo dục.

Về văn hóa cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau :

Thứ nhất, Nhà nước cần quản lí chặt chẽ việc lưu hành băng đĩa có nội dung đồi trụy Cần xử lý thật nghiêm khắc các hành vi nhập khẩu trái phép các băng đĩa CD, sách, truyện có nội dung đồi trụy, kích thích tình dục

Thứ hai, Nhà nước cần phải có biện pháp quản lí chặt chẽ đối với các dịch vụ kinh doanh nhà hàng, quán bia, quán karaoke đảm bảo cho các loại hình kinh doanh này hoạt động một cách lành mạnh nhằm nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân

Thứ ba, cần tổ chức nhiều hoạt động văn hóa lành mạnh bổ ích, lý thú, nhằm thu hút quần chúng tham gia đông đảo Cần đẩy mạnh hơn nữa nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới

Về công tác giáo dục:

Giáo dục của gia đình: đòi hỏi các bậc ông, bà, cha, mẹ phải là tấm gương sáng

về đạo đức, lối sống trong sinh hoạt, lao động cho con em noi theo Đồng thời các bậc phụ huynh cần có phương pháp giáo dục hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi

Giáo dục trong nhà trường: Củng cố và duy trì thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, thực hiện việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở…Trong đó cần phải coi trọng đặc biệt giáo dục nhân cách cho học sinh cũng như đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu cả về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức để làm gương sáng cho học sinh noi theo

Cần phải đưa nội dung “giáo dục giới tính” vào các trường học trên cơ sở ổn định nội dung và có sách giáo khoa

Đối với các đối tượng chịu thiệt thòi về giáo dục như trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang, cơ nhỡ, trẻ em làm trái pháp luật cần được Nhà nước quan tâm với các chính sách cụ thể về giáo dục như tổ chức các loại trường, lớp phù hợp để các em có điều kiện tham gia học tập

Trang 5

Bên cạnh các biện pháp giáo dục việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật không chỉ dừng lại ở việc mở các hội nghị, hội thảo rồi đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng mà cần được tổ chức thống nhất từ chính quyền, các cơ quan, các tổ chức xã hội đến nhà trường và gia đình

2.3 Các biện pháp quản lý Nhà nước.

Biện pháp quản lý Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm tình dục trẻ em là tổng thể các công cụ, các hình thức do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tiến hành tác động tới đối tượng có khả năng xâm phạm tình dục trẻ em và trẻ

em đối tượng cần được bảo vệ Cụ thể là :

Thứ nhất, cần phải nâng cao năng lực quản lý và điều hành của bộ máy Nhà nước

có hiệu quả hơn nữa và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các cơ quan ban nghành, đoàn thể khác như Hội phụ nữ, ủy ban bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em, Đoàn thanh niên trong vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm

Thứ hai, công tác phòng, chống tội phạm phải được tiến hành đồng bộ ở các địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác ở địa phương, giữa các địa phương với nhau để phát hiện tội phạm kịp thời

Thứ ba, kiện toàn tổ chức của các cơ quan chức năng, kết hợp việc tăng cường cơ cấu chức năng cơ sở xã hội từ tổ dân phố, tổ chức tự quản dân cư đến phường, xã Các lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội cần tổ chức và kiểm soát một cách chặt chẽ những người di cư đến địa phương Đồng thời cần có nhiều hình thức để tăng cường giám sát của quần chúng, tạo điều kiện để quần chúng nhân dân tỏ thái độ với tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em và tham gia chống tội phạm này với ý thức tự giác cao

Thứ tư, cần phải khắc phục các cơ sở trong quản lý xã hội, quản lý Nhà nước mà cốt lõi của nó là vấn đề con người Đội quân chuyên trách làm công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội nói chung cần phải được huấn luyện về nghiệp vụ và được trang bị tương xứng về phương tiện để họ thi hành công vụ có hiệu quả Nhà nước cần có chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp đối với cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật để họ

Trang 6

an tâm công tác, toàn tâm, toàn ý với công việc Thường xuyên thanh tra, rà soát, kiểm điểm để loại trừ những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

2.4 Biện pháp hoàn thiện pháp luật hình sự.

Thứ nhất, cần phải quy định lại một cách chính xác hơn tình tiết “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” (quy định tại điểm e khoản 3 Điều 112; điểm đ khoản 3 Điều 114; điểm b khoản 3 Điều 115; điểm b khoản 3 Điều 256) như sau “Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn cố ý lây truyền cho người khác”

Thứ hai, tội giao cấu với trẻ em là dấu hiệu cần thiết để phân biệt với các tội xâm phạm tình dục trẻ em khác Như vậy, khoản 1 Điều 115 cần sửa lại là “ Người nào đã thành niên mà giao cấu thuận tình với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt

tù từ 1 năm đến 5 năm”

Thứ ba, cần phải có giải thích chính thức một số dấu hiệu cũng như hướng dẫn giải thích áp dụng luật trong một số trường hợp phạm tội để đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng, Cụ thể :

- Dấu hiệu “phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng…” được quy định tại khoản 3 Điều 116 BLHS có tính tương đối trừu tượng Điều này đòi hỏi cần phải có sự giải thích để các Tòa án có cơ sở phân biệt hậu quả của tội dâm ô đối với trẻ em ở mức độ nào thì được gọi là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng

- Trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112 BLHS: “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em” có vướng mắc trong áp dụng khi chủ thể và nạn nhân có quan hệ cùng dòng máu về trực hệ hoặc bàng hệ Điều này đòi hỏi phải có giải thích hướng dẫn để cho việc xét xử những trường hợp này được thống nhất

Theo quan điểm của chúng tôi, kẻ phạm tội ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình

sự về tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112 còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình

sự về tội loạn luân theo điều 150 thì mới hợp lí

Trang 7

Sẽ giải quyết như thế nào khi tỉ lệ thương tật của nạn nhân dưới 31% Điều này đòi hỏi phải có giải thích chính thức Theo chúng tôi, kẻ phạm tội ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nói trên còn phải chịu trách nhiệm hình sự thêm về tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS

Vấn đề ý thức chủ quan của kẻ phạm tội phải được giải quyết như thế nào? Theo chúng tôi, cần căn cứ vào cả thực tế khách quan là độ tuổi thực của nạn nhân và cả vào

ý thức chủ quan của kẻ phạm tội

2.5 Nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Một là, cần có sự bồi dưỡng kiến thức về lí luận và thực tiễn để nâng cao hiểu biết về tâm, sinh lý của các em cho các điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán chuyên trách hay thường làm các vụ án có người bị hại là trẻ em

Hai là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, các tổ chức xã hội và các cơ quan tiến hành tố tụng để kịp thời và xử lý các loại vụ án này

Ba là, các tòa án nhân dân cần xem những vụ xét xử tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em là những vụ án quan trọng, vụ án điểm cần được đầu tư về thời gian và công sức trong việc nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ và xét xử tại phiên tòa

Bốn là, cần phải xử lý kiên quyết về mặt hành chính, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cán bộ công chức có biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật Đặc biệt phải làm trong sạch chính đội ngũ cán bộ thừa hành pháp luât

III Nhận xét và đề xuất những biện pháp mới về đấu tranh phòng chống tội xâm phạm tình dục trẻ em.

1 Nhận xét chung.

Ưu điểm:

Trình bày tương đối rõ ràng, bố cục chặt chẽ

Tác giả đã nêu được những biện pháp chủ yếu và quan trọng nhất và đi sâu phân tích từng biện pháp cụ thể, cho thấy được vai trò cụ thể của từng biện pháp

Trang 8

Trong quá trình phân tích từng biện pháp phòng chống tội xâm phạm tình dục trẻ

em, thì tác giả cũng đã có những nhận xét, ý kiến, kiến nghị cá nhân nhất định, nhằm bổ sung hoàn thiện những biện pháp phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em

Hạn chế:

Cách trình bày của tác giả tuy rõ ràng nhưng trình bày còn hơi lan man, còn có một số lỗi nhỏ về phần đánh máy, như dấu phẩy ( , ) dấu chấm ( )… Điều này cũng một phần nhỏ ảnh hưởng đến hình thức và nội dung của luận văn

Trong quá trình nêu về các biện pháp thì tác giả chưa liên kết được giữa các biện pháp với nhau

Chưa chỉ ra được biện pháp nào là biện pháp quan trọng nhất có ảnh hưởng nhất đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em

Ngoài các biện pháp chính mà tác giả đã nêu chúng ta có thể thấy còn nhiều biện pháp khác mà tác giả chưa nêu được

2 Nhận xét cụ thể về từng biện pháp và đưa ra những biện pháp bổ sung về đấu tranh phòng chóng các tội xâm phạm tình dục trẻ em.

2.1 Biện pháp về kinh tế - xã hội.

a Nhận xét.

Tác giả đã đưa ra ba biện pháp chính và chủ yếu nhất liên quan đến vấn đề kinh

tế - xã hội Nêu lên được sự cần thiết của việc tạo công ăn, việc làm cho người dân, chính sách xóa đói, giảm ngheo, chính sách xã hội về việc đưa những trẻ em lang thang, không nơi nương tựa vào các trường giáo dưỡng để nuôi dạy… với những biện pháp như vậy thì chúng ta có thể thấy là khá đầy đủ, bao trùm được các biện pháp liên quan đến kinh tế - xã hội

Trong quá trình đưa ra các biện pháp cụ thể về kinh tế - xã hội tác giả cũng đã nêu lên sự liên kết giữa các biện pháp kinh tế và các biện pháp xã hội Có nghĩa là giữa biện pháp kinh tế và biện pháp xã hội phải có sự phối kết hợp hỗ trợ nhau thì hiệu quả trong việc phòng chống tội phạm nói chung, tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn

Trang 9

Tuy nhiên tác giả chưa phân chia thành đề mục riêng phần nào nói về các biện pháp kinh tế phần nào nói về các biện pháp xã hội Tác giả nên đặt đề mục rõ ràng, đâu

là biện pháp liên quan đến kinh tế, đâu là biện pháp liên quan đến xã hội Có như vậy người đọc mới có được cái nhìn tổng quan và chính xác hơn

Tác giả chưa nhấn mạnh được trong những biện pháp về kinh tế - xã hội, biện pháp nào là biện pháp quan trọng nhất, mang lại hiệu quả nhất

Tuy tác giả đã nêu lên được những biện pháp quan trọng nhất liên quan đến kinh

tế xã hội, nhưng nhìn chung tác giả chưa đi sâu và còn thiếu nhiều biện pháp liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội

b Đề xuất những biện pháp liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội.

Về mặt kinh tế :

Cần phải đầu tư và lập nên nhiều dự án phát triển kinh tế, thu hút người lao động, tạo nhiều công ăn, việc làm cho người dân hơn nữa

Về mặt xã hội :

Cần hình thành nhiều hơn nữa các loại hình dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng, tạo cho các em có nhiều sân chơi

Củng cố, hình thành các dịch vụ xã hội bảo vệ trẻ em có tính hệ thống, liên tục và chuyên nghiệp theo cả hai hình thức công ích Nhà nước và xã hội hóa

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động và trách nhiệm của toàn

xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em trong tình hình mới

Nên chú trọng, quan tâm và kiện lại toàn bộ hệ thống bảo vệ trẻ em ở trong nước,

từ đó nâng cao và có nhiều biện pháp bảo vệ trẻ em

Thông qua các hoạt động phòng, chống tội phạm, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, kịp thời thông báo cho gia đình, nhà trường, tổ chức, đoàn thể biết, có biện pháp khắc phục

2.2 Các biện pháp về văn hóa, giáo dục.

a Nhận xét.

Trang 10

Tác giả đã phân chia rõ ràng đâu là các biện pháp văn hóa, và đâu là biện pháp giáo dục Phân chia như vậy làm cho người đọc dễ hiểu hơn, biết rõ hơn

Tác giả đã đưa ra được những biện pháp quan trọng nhất liên quan đến văn hóa, giáo dục

Tuy nhiên tác giả đưa ra các biện pháp liên quan đến văn hóa, giáo dục còn thiếu, chẳng hạn biện pháp liên quan đến vấn đề truyền thông, mạng internet Vấn đề truyền thông và mạng internet hiện nay chưa được quản lí một cách chặt chẽ, đặc biệt là mạng internet Mạng internet bên cạnh những ưu điểm to lớn của nó thì nó cũng mang lại nhiều hậu quả, trong đó nó làm tăng thêm các tội xâm phạm tình dục trẻ em

b Đề xuất những biện pháp về văn hóa, giáo dục.

Về văn hóa :

Cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra giám sát các loại hình kinh doanh mạng internet Nghiêm khắc xử lý triệt để những trường hợp vi phạm

Về giáo dục :

Trong các biện pháp nhằm phòng, chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em, thì biện pháp giáo dục là quan trọng nhất Nên công tác giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu

Tăng cường hơn nữa vai trò bảo bệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng

Tăng cường việc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục

Cần tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em Gia đình cần phải

có trách nhiệm hơn nữa trong việc nuôi dạy, bảo vệ trẻ em, tạo cho các em sự tin tưởng

Tăng cường và chú trọng hơn nữa việc giáo dục lớp trẻ, nhằm tạo cho lớp trẻ có một lối sống lành mạnh, tránh ảnh hưởng xấu ở bên ngoài xã hội

2.3 Các biện pháp liên quan đến quản lí Nhà nước.

a Nhận xét.

Ngày đăng: 30/01/2016, 03:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trang google.com.vn. Từ khóa “tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em”“ Các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em” Sách, tạp chí
Tiêu đề: tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em”“ Các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, NXB Công an Nhân dân Khác
3. Dương Tuyết Miên, Tội phạm học nhập môn, NXB Công an Nhân Khác
4. Bộ Luật hình sự, NXB Chính trị Quốc gia Khác
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự tập II, NXB Công an Nhân dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w