Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 ( nhìn từ góc độ thi pháp thể loại )
Trang 1Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Giai đoạn 1945 - 1975 là thời kỳ truyện ngắn phát triển mạnh mẽ trong điều kiện chiến tranh Tuy nhiên, hiện nay những công trình nghiên cứu về truyện ngắn chưa nhiều, nhất là trên phương diện thi pháp thể loại Chọn nghiên cứu truyện ngắn từ góc độ thi pháp thể loại, chúng tôi không cho đây là một cách tiếp cận toàn diện nhưng phần nào mở ra một hướng nghiên cứu mới cho thể loại truyện ngắn thời kỳ này
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu lý thuyết truyện ngắn.
Đã có rất nhiều tài liệu bàn về khái niệm và đặc trưng của truyện ngắn Tiêu biểu có thể kể đến ý kiến của Gulaiép, Pospêlốp, Hà Minh Đức, Nguyễn Công Hoan, Vương Trí Nhàn, Bùi Việt Thắng… Những ý kiến về truyện ngắn ở các tài liệu nêu trên rất phong phú đa dạng, song về cơ bản
có hai loại:
2.1.1 Nêu ra những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn , từ những vấn
đề mang tính lý luận (như vai trò, khả năng, phạm vi khám phá, cách thức chiếm lĩnh đời sống…) đến những vấn đề cụ thể (kết cấu, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, chi tiết…)
2.1.2 Trình bày kinh nghiệm viết truyện ngắn
Loại ý kiến này thường là của các tác giả có nhiều thành công với truyện ngắn Để minh họa cho những nhận xét khái quát về thể loại, họ trình bày lại quá trình viết các tác phẩm và từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học sáng tác
Loại ý kiến này không trực tiếp phục vụ cho việc giải quyết đề tài, nhưng ít nhiều cũng là những gợi ý cần thiết cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu các sáng tác cụ thể, phục vụ cho việc khái quát lý thuyết
2.2 Tình hình nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975
2.2.1 Những công trình nghiên cứu về những vấn đề lý thuyết của truyện ngắn từ sau Cách mạng tháng Tám đến 1975
Những bài đánh giá chung về truyện ngắn chưa nhiều Điểm chung của các bài viết này là đều khẳng định truyện ngắn là một thể loại năng
động, có khả năng thích ứng với cuộc sống thời chiến Tuy nhiên, các dạng bài này, trong phạm vi của một bài viết, mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh hoặc những nhận xét có tính chất khái lược
Trang 2Trong số những công trình nghiên cứu về truyện ngắn giai đoạn này,
phải kể đến luận án Tiến sỹ của Phùng Ngọc Kiếm: Con người trong truyện
ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 Luận án đi sâu nghiên cứu quan
niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn giai đoạn này (bộ phận văn học cách mạng) Trong đó tác giả đề cập tới một số các vấn đề thi pháp truyện ngắn như: cốt truyện, ngôn ngữ, nhân vật…nhằm lý giải sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về con người đối với các phương diện nghệ thuật
Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Khắc Sính: Phong cách thời đại trong
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã tập trung khảo sát sự tác
động, ảnh hưởng của thời đại đối với truyện ngắn trên các phương diện như giá trị thẩm mỹ, chất trữ tình, chất hiện thực và quá trình vận động của các yếu tố này trong truyện ngắn 1945 - 1975
Các luận án trên ít nhiều đều có sự gặp gỡ với luận án của chúng tôi ở
đối tượng nghiên cứu, xét trên phạm vi rộng là tác giả và tác phẩm Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu theo hướng thi pháp thể loại, đi sâu khám phá truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này trên cơ sở đặc trưng thể loại
2.2.2 Những bài nghiên cứu về tác giả.
Loại bài nghiên cứu về một tác giả xuất hiện tương đối nhiều, tập trung ở một số tác giả sáng tác đều đặn và bước đầu định hình những nét riêng như: Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành, Vũ Thị Thường, Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Giang Nam, Phan Tứ… một số luận văn về Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc… Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về các tác giả khác như: Giang Nam, Phan Tứ, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải…Điểm chung của loạt bài này
là các tác giả thường cố gắng phát hiện ra những nét riêng của từng tác giả, tuy không nhiều Loạt bài này đã giúp chúng tôi khá nhiều trong việc nghiên cứu các khuynh hướng của truyện ngắn Việt Nam trong giai đoạn
1945 - 1975
2.2.3 Những bài viết về từng tác phẩm
Loại bài này rất nhiều ở các các báo, tạp chí Loạt bài này có tác dụng giúp chúng tôi tìm hiểu sự trưởng thành của một tác giả trong sự phát triển của một thời kỳ nhất định
3 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
3.1 Đối tượng khảo sát
Luận án chọn mốc thời gian từ 1945 đến 1975, vì đây là giai đoạn
đất nước có chiến tranh, văn học chịu sự chi phối của qui luật chiến tranh
Trang 3Tuy nhiên, truyện ngắn chưa xuất hiện nhiều trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Vì vậy, luận án khảo sát chủ yếu là truyện ngắn từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp đến 1975 của những tác giả tiêu
biểu, đã định hình về mặt phong cách
3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Do đối tượng khảo sát tương đối rộng, cộng thêm sự khó khăn khi tìm tài liệu, nhất là những truyện ngắn được ra đời ở các đô thị miền Nam thời bị tạm chiếm nên chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi khảo sát ở bộ phận văn học Cách mạng
3.2.2 Luận án chỉ giới hạn ở những vấn đề mang tính đặc trưng và
đáng quan tâm hơn cả của truyện ngắn 1945 - 1975 như: cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ Đó là những cấp độ quan trọng của cấu trúc truyện ngắn, đồng thời là nơi bộc lộ rõ những đặc trưng của truyện ngắn phát triển trong điều kiện chiến tranh
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài "Truyện ngắn Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1975 (Nhìn từ góc độ thi pháp thể loại)", luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp loại hình, phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp so sánh và phương pháp xã hội học
5 Những đóng góp của luận án
4.1 Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những người đi trước, luận
án cố gắng phác họa một mô hình chung nhất về thi pháp truyện ngắn 1945
- 1975 Qua đó hiểu được sự vận động và tiếp nối của thể loại truyện ngắn qua các giai đoạn
4.2 Góp phần nhìn lại một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật của thể tài truyện ngắn trong văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ 1945 - 1975 nhằm khẳng định những đóng góp của thể loại này đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
6 Giới thuyết một số khái niệm
7 Cấu trúc của luận án
Luận án có 198 trang Ngoài phần mở đầu (12 trang), phần kết luận (6 trang), phần tài liệu thamkhảo gồm 222 tài liệu (16 trang) và phần phụ lục: danh mục các tác phẩm đã khảo sát gồm 125 tác phẩm (6 trang)., luận
án được chia làm ba chương (158 trang): Chương 1: Diện mạo chung của truyện ngắn 1945 - 1975; Chương 2: Hai kiểu cấu trúc thể loại; Chương 3:
Kết cấu, các loại hình nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ
Trang 4Chương I
Diện mạo chung của truyện ngắn 1945 - 1975
Đây là chương chúng tôi trình bày hai vấn đề cơ bản của truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975:
I Khả năng bao quát hiện thực rộng lớn
1 Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp
Những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, các nhà văn lớp trước như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển… chưa thích nghi được với hoàn cảnh mới nên chưa có nhiều sáng tác theo kịp những biến chuyển
to lớn của thời đại Chỉ có một số truyện ngắn của Nam Cao, Nguyên
Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng như Mò sâm banh, Địa ngục và Lò
lửa, Vỡ tỉnh, Một phút yếu đuổi… ít nhiều ghi lại được hình ảnh xã hội Việt
Nam trong đêm trước của cuộc cách mạng và khí thế sục sôi của dân tộc trong cuộc trở dạ vĩ đại của lịch sử
Bước vào cuộc kháng chiến, truyện kí kháng chiến, tuy không nhiều,
đã phản ánh khá trung thực cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trên các chiến trường khác nhau, đồng thời nêu lên sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Người nông dân kháng chiến và anh bộ đội cụ Hồ trở thành nhân vật trung tâm của nhiều truyện
ngắn (Một lần tới Thủ đô của Trần Đăng, Làng, Vợ nhặt của Kim Lân, Đôi
mắt của Nam Cao, Thư nhà của Hồ Phương, Voi đi của Siêu Hải, Con
đường sống của Minh Lộc, Tây đầu đỏ của Sơn Nam, Bên rừng Cù lao Dung của Phạm Anh Tài, Cây đước Cà Mau của Đoàn Giỏi…)
2 Phản ánh cuộc đấu tranh thống nhất đất nước
Sau 1954, hòa bình được lập lại trên miền Bắc ở miền Nam, vẫn đang trong tình trạng nước sôi lửa bỏng Hoàn cảnh ấy đã gây nên sự nhức nhối trong tình cảm của nhân dân hai miền Nam Bắc và sâu hơn là niềm mong mỏi thiết tha thống nhất nước nhà Tâm tư, nguyện vọng ấy đã được nhiều nhà văn quan tâm và tạo thành cảm hứng chủ đạo cho mạch truyện viết về
miền Nam, về cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà (Cây đàn miền Bắc - Phạm Anh Tài, Lá cờ mình - Nguyễn Văn Tâm, Em bé - Hoàng Minh Châu,
Hai em bé miền Nam - Hoài Vũ, Trung thành - Nguyễn Thành Long…)
Trong hoàn cảnh đó, những sáng tác mang màu sắc bi quan, buồn nản
đã xuất hiện (Về nhà- Nguyễn Thành Long; Im lặng - Nguyễn Ngọc Tấn,
Vết thương - Hải Hồ, Đứa con - Nguyên Ngọc, Sau hai chiến dịch - Minh
Trang 5Giang), … Theo thời gian, thứ tâm trạng buồn yếu, bi quan đó ngày càng bớt đi, thay vào đó là những sáng tác lành mạnh, trong trẻo hướng về miêu tả hành động, việc làm của những con người miền Nam trên đất Bắc Đáng
chú ý là hai tập truyện Trăng sáng và Đôi bạn của Nguyễn Ngọc Tấn
3 Phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa x∙ hội
3.1 Về cuộc cách mạng dân chủ
Song song với đề tài đấu tranh thống nhất nước nhà, truyện ngắn miền Bắc cũng cố gắng bám sát dòng chảy của lịch sử với những sự kiện trung tâm của thời đại như Cải cách ruộng đất, xây dựng chủ nghĩa xã hội
(Tiếng hát trên đỉnh Hoa Sơn - Mộng Lục, Lớp học vùng cao - Trịnh Ngọc Khu, Người chú dượng - Kim Lân, Lấy nước ao trời - Huy Phương, Thôn
Kim đoàn kết làm chiêm - Đăng Tiến) Nhiều truyện đi sâu khai thác cuộc
đời của những nhân vật vốn là nạn nhân của quan hệ sản xuất cũ nay nhờ cách mạng mà đã tìm thấy niềm vui, hạnh phúc, giá trị cuộc sống của mình
(Cây mít - Nguyễn Công Hoan, Người vợ lẽ - Đỗ Quang Tiến, Ông lão
chăn bò trên núi Thắm - Xuân Thu, Đường cày trên đám ruộng - Đặng
Hữu Phát, Mưa đêm - Vũ Giang, Nên vợ nên chồng - Kim Lân, Hai cha
con - Nguyễn Địch Dũng…) Nhìn chung, truyện ngắn thời kỳ này đã phản
ánh được hiện thực bề bộn, phức tạp hơn so với kháng chiến chống Pháp Nhưng nhân vật còn đơn giản, chưa sinh động, nhiều khi thiếu chân thực
Do đó những tác phẩm thành công về cuộc Cách mạng dân chủ chưa có nhiều và cũng chưa đủ sức vượt qua thử thách của thời gian
3.2 Về cuộc cách mạng x∙ hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng làm thay đổi nhiều
mặt toàn bộ xã hội Tất cả những thay đổi đó hiện lên khá rõ trên nhiều
truyện ngắn tiêu biểu trong các tập: Hai vợ, Trai làng Quyền (Nguyễn Địch Dũng), Mùa lạc (Nguyễn Khải), ánh sáng bên hàng xóm (Chu Văn), Quê
hương (Vũ Tú Nam), Gánh vác (Vũ Thị Thường), Đồng tháng năm, Vụ mùa chưa gặt (Nguyễn Kiên)… Càng về sau, truyện ngắn càng phản ánh
hiện thực phong phú và có chiều sâu hơn Một số truyện ngắn của Vũ Thị
Thường, Nguyễn Kiên, Nguyễn Địch Dũng (Câu chuyện xảy ra không
tránh khỏi, Cái lạt, Anh Keng, Nhà chị Nhỡ) đi sâu vào nghiên cứu, tái
hiện cuộc đấu tranh trong nội bộ nhân dân, nhằm làm cho đội ngũ trong sạnh, vững mạnh hơn Điều đó chứng tỏ, các tác giả đã hiểu rõ hơn về người nông dân tập thể và không chỉ dừng lại ở mức độ minh họa cho chủ trương chính sách Nhìn chung, mỗi người viết trong khả năng của mình
Trang 6đều cố gắng dựng lại những đổi mới cơ bản ở nông thôn, nhằm khẳng định bước tiến của cách mạng, của nông thôn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội
4 Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Sau những thất bại nặng nề ở miền Nam, ngày 5/ 8/ 1964 Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Trong tình hình ấy, nhiều nhà văn lên đường trở
về quê hương như Anh Đức, Phan Tứ, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành…
Và họ đã có những sáng tác kịp thời về cuộc chiến đấu của đồng bào miền
Nam (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Con chị Lộc - Anh Đức, Quán
rượu người câm - Nguyễn Quang Sáng, Người tị nạn - Vĩnh Hòa, Về làng
của Phan Tứ, Vở kịch cô giáo của Giang Nam, Chiếc guốc xinh xinh của
Thủy Thủ) Đặc biệt, cuộc đối đầu trực tiếp của nhân dân miền Nam với kẻ
thù để giữ ruộng đất được nhiều tác giả quan tâm (Giữa vòng vây - Trúc Hà,
Mùa gió, Đất - Anh Đức, Lửa đêm - Phan Tứ, Chuyện bên bờ sông Vàm cỏ -
Lê Văn Thảo, Về làng - Phan Tứ) Có thể nói, truyện ngắn miền Nam đã
phản ánh kịp thời, chân thực về hiện thực cuộc chiến đấu của nhân dân ta
Nó đã tái hiện lại được nhiều kiểu người tích cực, nhiều hiện thực đau thương nhưng rất hào hùng của miền Nam trong chiến tranh
ở miền Bắc, đề tài đấu tranh chống Mỹ được thể hiện với sắc thái
khác: vừa chiến đấu vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội (Những vùng trời khác
nhau - Nguyễn Minh Châu, Quán bên đường - Nguyễn Thị Ngọc Tú, Người cầm súng - Lê Lựu, Mùi thơm dây cháy chậm - Cao Tiến Lê…)
Chân dung con người Việt Nam trong truyện ngắn chống Mỹ đã dần được triển khai qua nhiều bối cảnh, dáng vẻ Nhưng cũng phải nhận thấy rằng, ở buổi đầu, sự đúc kết cuộc sống vào các chân dung, các điển hình chưa phải
đã tốt Không ít nhân vật còn rất mờ nhạt và thường là hao hao giống nhau
II Một giai đoạn chủ yếu được sáng tác theo cảm hứng lãng mạn
và khuynh hướng sử thi
1 Cảm hứng l∙ng mạn
1.1 Con người lạc quan
Trong truyện ngắn, cảm hứng lãng mạn được thể hiện trước hết ở việc xây dựng nhân vật Để thể hiện bản lĩnh, niềm lạc quan của con người Việt Nam trong chiến đấu, truyện thường xoay quanh tình huống cơ bản một bên là ta (người cán bộ, chiến sỹ, nhân dân) ở trong tình thế bất lợi và bên kia là kẻ địch hung bạo, tàn ác, được trang bị vũ khí hiện đại Nhưng bằng
Trang 7ý chí, niềm tin, nghị lực bao giờ ta cũng là người chiến thắng (Rừng xà nu,
Đất, Giấc mơ ông lão vườn chim, Chuyện bên bờ sông Vàm cỏ, Gieo mầm, Mầm sống, Niềm vui thầm lặng, Chân trời tím, Những đứa con trong gia
đình, Lửa đêm)… Trong các truyện về đề tài sản xuất, xây dựng cuộc sống
mới thiên nhiên khắc nghiệt và cả các lề thói, định kiến luôn là những cản trở đối với con người Trong hoàn cảnh ấy, con người buộc phải có nghị
lực, quyết tâm để có thể vượt qua (Ché Mèn được đi họp - Nông Minh Châu, Người vợ - Nguyễn Địch Dũng, Xa Phủ - Ma Văn Kháng, Hạnh
phúc - Vũ Thị Thường, Màu tím hoa mua - Nguyễn Thị Như Trang, Đêm trong làng - Nguyễn Thị Ngọc Tú)… Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau,
các tác giả đều nhằm ca ngợi tinh thần lạc quan của con người trước các thử thách của hoàn cảnh
1.2 Xu hướng lý tưởng hóa hoàn cảnh sống của nhân vật
Giai đoạn 1945 - 1975 là thời kỳ số phận cộng đồng được đặt lên hàng
đầu Người với người sống với nhau trong tình chan hòa, thân ái Do đó, con người tiến bộ hay lạc hậu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân họ, còn môi trường luôn luôn tốt Nhiều truyện đã đề cập đến sự đổi đời của những con người từng là nạn nhân trong xã hội cũ nay tìm lại được niềm vui, hạnh phúc
trong cuộc sống mới (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Người vợ lẽ - Đỗ Quang Tiến, Bộ quần áo mới - Ngô Ngọc Bội, Hoa đào năm ngoái - Chu Văn, Mưa
đêm - Vũ Giang, Gặp bạn, Trai làng Quyền - Nguyễn Địch Dũng, Hai chị
em - Vũ Thị Thường, Mùa lạc, Đứa con nuôi - Nguyễn Khải, Lẽ mọn -
Nguyễn Thị Cẩm Thạch, Tiếng sóng khuya - Nguyễn Kiên…)
Sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày càng sôi nổi, thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân Nhiều truyện ngắn đã xây dựng những kiểu nhân vật tự nhận thức để tiến kịp phong trào
như nhân vật cô giáo (Vở kịch cô giáo - Giang Nam), ông Sần (Về làng - Phan Tứ), Người đàn bà Tháp Mười trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn
Quang Sáng Điều này chứng tỏ sức cảm hóa kỳ diệu của cách mạng, của hoàn cảnh đối với con người
2 Khuynh hướng sử thi
2.1 Đề tài
Theo nhà phê bình Lại Nguyên Ân thì: "Tính chất sử thi của nền văn
học mới Việt Nam thể hiện trước hết ở chỗ nó lấy đối tượng miêu tả chủ yếu là cuộc đấu tranh của dân tộc nhằm thoát khỏi mọi ách ngoại xâm (…)
nó ca ngợi sự nghiệp dựng nước và giữ nước của toàn dân trong hiện tại và
Trang 8quá khứ, ngợi ca xả thân vì dân tộc, đất nước của những người con ưu tú của dân tộc (10, 120) Truyện ngắn cũng không phải là ngoại lệ
2.2 Nhân vật
Nhân vật là phương diện thể hiện rõ sự chi phối của khuynh hướng sử
thi vào truyện ngắn Nhìn chung, truyện ngắn thời kỳ này tập trung vào hai
kiểu nhân vật: những con người mang tư tưởng, khát vọng của thời đại và
những con người kết tinh bản lĩnh, khí phách của dân tộc, thời đại ở loại
thứ nhất, đời sống riêng của cá nhân được thể hiện như đời sống chung của dân tộc Trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng hành xử với tư cách một công
dân, một chiến sỹ như: Thân (Cái hom giỏ), hai chị em Chiến và Việt (Những đứa con trong gia đình), ông Tư vườn chim (Giấc mơ ông lão vườn
chim), anh Khang, chị Tiềm (Mùa cá bột), Tâm (Nếm nước)… Tất cả họ
đều tự nhận thức được về trách nhiệm của mình đối với đất nước, luôn coi lý tưởng cách mạng là nguồn vui, lẽ sống Kiểu người thứ hai được xây dựng
để phản ánh bước đường đi lên của lịch sử, dân tộc (ông Hai - Làng, Mỵ và
2.1.1 Phương thức tiếp cận và chiếm lĩnh hiện thực
Với một lối tiếp cận và cảm nhận ưu ái, nâng niu, các cây bút thuộc khuynh hướng này không đi vào khai thác những xung đột xã hội gay gắt
mà nghiêng về khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và nhất là vẻ đẹp tâm hồn con người Vì vậy, nó thường nắm bắt được cái hồn, cái thần thái của hiện thực hơn là tái hiện hiện thực dưới hình thức trực tiếp
2.1.2 Cốt truyện với chức năng bộc lộ trạng thái, tâm tưởng
Truyện ngắn trữ tình là truyện về thế giới đời sống đã được khúc xạ
qua lăng kính tâm hồn của tác giả, là truyện về niềm vui, nỗi buồn của con người trước cuộc sống Nói cách khác, những chi tiết, sự kiện, biến cố chỉ
là cái nền, cái cớ để nhân vật phô diễn thế giới nội tâm phong phú của
mình (Thung lũng cò, Đường qua nhà, Tiếng mưa )
Trang 9Để những truyện "không có chuyện" có thể "đứng" được, không rơi
vào tình trạng chết yểu, vô vị nhà văn phải tạo ra một "không khí" quán xuyến toàn bộ truyện, một "môi trường sống" cho nhân vật bằng cách đưa vào trong truyện những chi tiết chân thực, chính xác, đáp ứng yêu cầu
"phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống" Do quan niệm "cốt truyện
không thành vấn đề lắm", các cây bút trữ tình ít chú ý tới những sự kiện,
biến cố khách quan mà chủ yếu quan tâm tới những biến cố bên trong, những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật
2.1.3 Nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình là kiểu nhân vật có thế giới nội tâm phong phú,
phức tạp, có tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước những biến chuyển của
đời sống Đỗ Chu, Nguyễn Thị Như Trang, Nguyễn Thành Long, Anh Đức, Nguyễn Minh Châu… có sở trường xây dựng loại nhân vật này Hành động không còn là cốt lõi của nhân vật Nhân vật không được miêu tả qua ngoại hình, hành động mà chủ yếu xuất hiện qua tâm trạng và miêu tả tâm trạng cũng không nhằm cắt nghĩa, lý giải cho hành động
Nhân vật trữ tình, trước hết, là những con người rất tinh tế và nhạy
cảm trong cảm nhận cuộc sống, con người Để có được những cảm nhận
đó, họ phải là những con người có một tình yêu mặn mà, tha thiết với cuộc sống quanh mình
"Nặng yêu thương, tâm sự, hồi tưởng" cũng là một đặc điểm của
nhân vật trữ tình Họ không phải là những người không có gì để nhớ, càng
không phải là những người mau quên hoặc cố tình quên những gì đã qua
mà là những con người nặng tình nặng nghĩa, có thủy có chung Không chỉ sống với thế giới hiện tại, họ còn có cả một ký ức tuổi thơ phong phú để đi
về sau những truân chuyên của cuộc đời
2.1.4 Tình huống truyện
Đối với truyện ngắn trữ tình, tình huống truyện không nhằm thúc đẩy
hành động của nhân vật cũng như khái quát các mâu thuẫn của đời sống
mà chỉ đóng vai trò khơi nguồn, châm ngòi cho việc lý giải nguyên cớ, nguồn cơn của những tâm trạng, những biến thái tinh thần của nhân vật Chúng tôi chia các tình huống ở truyện ngắn trữ tình thành ba dạng:
2.1.4.1 Tình huống tự nhận thức
Đây là dạng tình huống cho loại truyện viết về đời thường, gắn với khả năng tự nhận thức, tự soi xét chính mình của nhân vật Qua những tình huống như vậy, nhà văn gửi gắm quan niệm của mình về đời sống, xã hội,
Trang 10con người (Lao động quang vinh, Làm việc - Nguyễn Ngọc Tấn; Chiến sỹ
quân bưu, Vòm trời quen thuộc - Đỗ Chu; Con chim bã trầu - Nguyễn
mưa, Con đường và dòng sông - Nguyễn Thị Như Trang;…)
2.1.4.3 Tình huống khơi mở tâm lý
Truyện ngắn trữ tình thường chú ý đến những khoảnh khắc bất ngờ,
ngắn ngủi, thâu thái được những xung động tâm lý căng, nhạy có khả năng khơi mở, đánh động những rung động khẽ khàng, tinh tế ở bên trong Nó là
tiêu điểm thu gọn để làm nảy sinh cảm xúc, cảm giác Chính vì thế, tình
huống khơi mở tâm lý là tình huống tiêu biểu nhất của truyện ngắn trữ tình,
giàu tiềm năng khơi mở cõi lòng bí ẩn của con người (Mùa cá bột, Phù sa,
Trong tầm súng - Đỗ Chu; Lặng lẽ Sa Pa, Giữa trong xanh, Buổi sáng thần tiên - Nguyễn Thành Long; Chuyện ở đảo, Con đường và dòng sông -
Nguyễn Thị Như Trang;…)
2.1.5 Nghệ thuật trần thuật
Trần thuật từ ngôi thứ nhất:
Là kiểu trần thuật phổ biến trong truyện trữ tình Hình thức người kể
chuyện từ ngôi thứ nhất tạo tiền đề cho quyền tự bộc lộ của người viết, phát huy một cách tối đa vai trò và sự hiện diện của mình trong văn bản nghệ thuật Đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật, tạo độ tin cậy cho tác phẩm Kiểu trần thuật này cho phép đưa vào lời trần thuật quan điểm riêng, sắc thái cá tính mang đậm màu sắc chủ quan, tăng
cường chất trữ tình cho câu chuyện (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Như Trang,
Ký ức tuổi thơ - Anh Đức, Mùa nấm tràm - Đinh Quang Nhã…)
Nhịp điệu trần thuật chậm r∙i, khoan thai
Cơ sở để tạo nên nhịp điệu trần thuật ấy chính là do đặc trưng thể loại
quy định Hầu hết truyện ngắn trữ tình đều rất ít sự kiện Những sự kiện,
biến cố ít ỏi này không được phát triển để trở thành biến cố mà thường bị kéo dãn ra, mờ nhạt dần theo dòng tâm trạng của nhân vật Đó là nguyên
Trang 11nhân cơ bản để tạo ra nhịp điệu trần thuật chậm rãi, khoan thai cho loại
truyện ngắn trữ tình
Một trong những biện pháp cơ bản làm chậm lại tiến trình trần thuật
chính là phép hồi cố Khảo sát truyện ngắn trữ tình giai đoạn này, chúng
tôi nhận thấy phần lớn truyện đều được bắt đầu bằng thời gian hiện tại nhưng theo dòng hồi tưởng của nhân vật truyện dần rút vào bên trong với những kỷ niệm, hồi ức trong quá khứ Việc sử dụng phương thức trữ tình
ngọai đề, độc thoại nội tâm - vốn là đặc trưng của truyện ngắn trữ tình -
cũng góp phần đáng kể tạo nên nhịp điệu khoan thai của loại hình truyện ngắn này Ngoài ra, ảnh hưởng của những nhân vật phụ, chi tiết phụ, nhiều khi chỉ nhằm mục đích dẫn dắt câu chuyện cũng tác động tới tiến trình vận
động chung của sự kiện trong loại truyện trữ tình
2.2 Truyện ngắn hiện thực
2.2.1 Phương thức tiếp cận hiện thực
Với quan niệm thống nhất: hiện thực thời đại là cái đẹp, cái có thực của đời sống cũng là cái có thực mang phẩm chất thẩm mỹ, truyện ngắn hiện thực (nhất là truyện thời kỳ 1945 - 1954) có cách ứng xử với chất liệu khác với truyện trước 1945 và cũng khác với truyện sau 1975 Các sự kiện
đời sống đang diễn ra trước mắt dường như được đưa trực tiếp vào tác phẩm làm cho truyện mang dáng vẻ khách quan tuyệt đối Nhà văn cũng không
hề né tránh việc đưa những con người, sự việc có thật vào tác phẩm Ngược lại, còn xem đó là một cách phản ánh hữu hiệu
2.2.2 Cốt truyện với chức năng phản ánh mâu thuẫn, xung đột x∙ hội
Các tác phẩm tự sự nói chung, trong đó có truyện ngắn, thường thông qua việc trình bày một hệ thống các sự kiện để phản ánh những xung đột xã hội Sự phản ánh hiện thực trong các mâu thuẫn, xung đột và sự vận động dẫn đến việc tổ chức các nhân vật đối lập Nó gắn liền với sự đối lập của các cá nhân về phương diện địa vị, cá tính, phẩm chất Trong những truyện viết
về đề tài đấu tranh cách mạng, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đối lập rất gay
gắt giữa ta và địch (Thư nhà, Gặp gỡ, Thức tỉnh, Lửa đêm Chuyện xóm tôi,
Những đứa con trong gia đình) Qua đó, lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù,
đồng thời ca ngợi phẩm chất, khí tiết của con người Việt Nam
Xung đột giữa cá nhân và tập thể, lạc hậu và tiến bộ, riêng và chung, kinh nghiệm và tri thức… giữa những người cùng một cộng đồng trở thành cái cốt trong nhiều truyện viết về đề tài cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã
Trang 12hội (Câu chuyện xảy ra không tránh khỏi, Người vợ, Xa Phủ, Vợ chồng xã
đội, Anh Keng, Ché Mèn được đi họp, Xung khắc, Tiếng gõ áp lực…)
2.2.3 Nhân vật
Hầu hết nhân vật của truyện ngắn hiện thực đều là nhân vật loại hình
Do đó, khi xây dựng loại nhân vật này, các tác giả chú ý tới những nét ngoại hình tiêu biểu, phù hợp với từng loại người, từng lớp người trong xã hội Khuôn mặt, nụ cười, dáng vóc là những nét ngoại hình thường được sử dụng
để khác họa chân dung những con người Việt Nam trong giai đoạn này
2.2.4 Tình huống
2.2.4.1 Tình huống kịch
Là tình huống bao hàm những xung đột đời sống mang tính kịch cao, trong đó sự va chạm giữa các nhân vật trở nên gay gắt, dồn nén trong một
không gian, thời gian và hành động theo quy tắc "tam nhất" của kịch Để
thể hiện tư tưởng yêu nước, tư tưởng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc,
nhân vật của truyện ngắn hiện thực thường được đặt vào các tình huống
giao tranh căng thẳng giữa sự sống và cái chết để rồi cuối cùng phẩm chất
anh hùng trong mỗi người bao giờ cũng chiến thắng (Một nhà, Con chị
độ xã hội chủ nghĩa đối với con người (Vợ nhặt - Kim Lân, Anh Keng - Nguyễn Kiên, Nhà chị Nhỡ, Trai làng quyền - Nguyễn Địch Dũng, Bộ
quần áo mới - Ngô Ngọc Bội…)
2.2.5Nghệ thuật trần thuật
Trần thuật khách quan
Khảo sát truyện ngắn hiện thực 1945 - 1975, chúng tôi nhận thấy phần lớn tác phẩm đều được trần thuật theo cách này - trần thuật khách
quan Kiểu trần thuật này khiến cho giữa nhà văn và nhân vật luôn tồn tại
khoảng cách Tuy nhiên, cách trần thuật này mang lại tính khách quan tối
đa cho tác phẩm Chủ thể trần thuật vừa là người dẫn truyện vừa là người