Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản... Kh
Trang 1BÀI GiẢNG
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
Trang 2 Tài liệu và thông tin tham khảo
Các website: SBV.gov.vn - Ngân hàng nhà nước; các ngân hàng thương mại.
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Đại học kinh tế TP.HCM.
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Đại học kinh tế quốc dân
Hệ thống các bài tập, câu hỏi ôn tập.
Trang 3 Nội dung bài giảng:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại
Chương 2: Nghiệp vụ huy động vốn
Chương 3: Nghiệp vụ thanh toán
Chương 4: Nghiệp vụ tín dụng
Chương 5: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Trang 4CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trang 5 Nội dung nghiên cứu:
I Những vấn đề chung về NHTM
II Các hoạt động chủ yếu của NHTM
III Phân loại nghiệp vụ NHTM
IV Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM
V Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Trang 6I Những vấn đề chung về NHTM
1 Sự ra đời của ngân hàng thương mại
2 Khái niệm ngân hàng thương mại
3 Bản chất của ngân hàng thương mại
4 Các chức năng của ngân hàng thương mại
Trang 71 Sự ra đời của ngân hàng thương mại
NH hình thành vào TK 17 ở châu Âu từ nghề đổi tiền giữa thương gia các nước
Khi đó NH chỉ có một cấp và hoạt động độc lập với nhau và đều thuộc sở hữu tư nhân
Các NH làm các nghiệp vụ giống nhau như cho vay, chiết khấu, thanh toán, v.v… đặc biệt là tất
cả các NH đều làm nhiệm vụ phát hành tiền.
Trang 81 Sự ra đời của ngân hàng thương mại(tt)
Đầu TK 19 NN tiến hành can thiệp vào hoạt động NH.
Tách một hoặc một số NH ra chuyên phát hành tiền mà không được kinh doanh - NH phát hành.
NN tiến hành quốc hữu hoá các NH phát hành và đổi tên thành NHTW.
Để tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô NN giao NHTW hoạt động độc lập với chính phủ.
NH được chia làm 2 cấp: NHTW có chức năng
Trang 92 Khái niệm ngân hàng thương mại
2.1 Hoạt động ngân hàng là gì?
2.2 Khái niệm tổ chức tín dụng
2.3 Khái niệm ngân hàng
2.4 Khái niệm ngân hàng thương mại
Trang 102.1 Hoạt động ngân hàng là gì?
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
Nhận tiền gửi;
Cấp tín dụng;
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
(K12 Đ4 LCTCTD2010)
Trang 112.2 Khái niệm tổ chức tín dụng
một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân
(K1 Đ4 LCTCTD2010)
Trang 122.3 Khái niệm ngân hàng
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
(K2 Đ4 LCTCTD2010)
Trang 132.4 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
(K3 Đ4 LCTCTD2010)
Trang 143 Bản chất của ngân hàng thương mại
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt
Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng
Trang 154 Các chức năng của ngân hàng thương mại
4.1 Chức năng trung gian tín dụng
4.2 Chức năng trung gian thanh toán
4.3 Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng
4.4 Chức năng tạo tiền bút tệ
Trang 164.1 Chức năng trung gian tín dụng
NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng cho xã hội.
Trang 174.2 Chức năng trung gian thanh toán
NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng
để hoàn tất các quan hệ giao dịch giữa họ với nhau
Trang 184.3 Chức năng cung cấp các dịch
vụ tài chính – ngân hàng
Bản thân NHTM có lợi thế và khả năng trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài chính ngân hàng, như:
Lợi thế về chuyên môn;
Mạng lưới kinh doanh rộng;
Quan hệ rộng rãi và uy tín với nhiều loại đối tượng khách hàng,…
Trang 194.3 Chức năng cung cấp các dịch
vụ tài chính – ngân hàng(tt)
Một số dịch vụ tài chính – ngân hàng:
Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội
Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế
Dịch vụ ủy thác (thu hộ, chi hộ, bảo quản,…)
Dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng khoán
Dịch vụ NG giám sát, NH thanh toán chứng khoán
Dịch vụ tư vấn đầu tư và cung cấp thông tin
Trang 204.4 Chức năng tạo tiền bút tệ
Vào TK 19 hệ thống NH được hình thành, các NH không còn hoạt động riêng lẻ mà hoạt động theo
hệ thống 2 cấp: NHTW là cơ quan quản lý tiền tệ, tín dụng; NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ
Nhờ hoạt động trong hệ thống, các NHTM đã tạo
ra bút tệ.
Nhờ NHTM có khả năng ghi nợ người này, ghi có người khác do đó tạo ra bút tệ nhờ một khoản ký thác ban đầu của KH.
Trang 21 Ví dụ: KH X đem gửi 1000 vào NH A
ta có bảng tổng kết của NH A:
Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20% và NH A cho KH Y vay 800 thì tại NH A ta có bảng tổng kết tài sản:
Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20% và NH A cho KH Y vay 800 thì tại NH A ta có bảng tổng kết tài sản:
Tiền mặt tại quỹ 1000 Tiền gửi KH X 1000
Trang 22 Ví dụ: KH X đem gửi 1000 vào NH A
ta có bảng tổng kết của NH A như sau:
Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20% và NH A cho KH Y vay 800 thì tại NH A ta có bảng tổng
Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20% và NH A cho KH Y vay 800 thì tại NH A ta có bảng tổng
Tiền mặt tại quỹ 1000 Tiền gửi KH X 1000Tiền gửi KH X 1000
Dự trữ bắt buộc 200
Cho KH Y vay 800
Dự trữ bắt buộc 200
Cho KH Y vay 800
Trang 23 KH Y vay tiền của NH A để thanh toán cho
Trang 24 NH B cho KH K vay 640 để chuyển khoản thanh toán cho KH L có TK tại NH C, thì tại NH C
Trang 25 Tổng số tiền ký thác mà các NHTM tạo ra là:
Trang 26 Công thức để tính bội số tiền gửi
S n – là tổng số tiền được tạo ra (bội số tiền gửi)
U 1 – là số tiền ký thác ban đầu
Trang 274.4 Chức năng tạo tiền của NHTM(tt)
Đây là trường hợp tạo tiền lý tưởng của NHTM
Thực tế khó xẩy ra bởi vì ngoài dự trữ bắt buộc các NH còn phải dự trữ đảm bảo thanh toán
Vã lại không phải lúc nào cũng có KH vay hết số tiền còn lại của NH, đồng thời người gửi tiền cũng
có thể rút tiền để chi tiêu bằng tiền mặt.
Trang 28II Các hoạt động chủ yếu của NHTM
1 Huy động vốn
2 Cấp tín dụng
3 Cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
4 Các hoạt động khác
Trang 291 Huy động vốn
tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
(K13, Đ4 LCTCTD2010)
Trang 30 Phát hành CCTG, TP và GTCG khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại VN và
Trang 312 Cấp tín dụng
Cấp tín dụng (cho vay) là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
(K13, Đ4 LCTCTD2010)
Trang 322 Cấp tín dụng(tt)
Cho vay trực tiếp
Chiết khấu (tái chiết khấu)
Bao thanh toán
Bảo lãnh
Cho thuê tài chính
Trang 342 Cấp tín dụng(tt)
lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
(K19, Đ4 LCTCTD2010)
Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
(K20, Đ4 LCTCTD2010)
Trang 352 Cấp tín dụng(tt)
bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
(K17, Đ4 LCTCTD2010)
Trang 362 Cấp tín dụng(tt)
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
KH khi KH không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; KH phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận.
(K18, Đ4 LCTCTD2010)
Trang 372 Cấp tín dụng(tt)
Cho thuê tài chính: là hoạt động tài trợ dưới hình thức cho thuê máy móc, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và được thực hiện qua công ty con của NHTM (công ty cho thuê tài chính).
Trang 383 Cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Cung cấp các phương tiện thanh toán
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước
Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ
Các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN
Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế
Thực hiện dịch vụ thu phát tiền mặt cho KH
Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia
Trang 394 Các hoạt động khác
Góp vốn và mua cổ phần: Góp vốn, mua cổ phần các DN và TCTD trong và ngoài nước.
Tham gia thị trường tiền tệ: thông qua hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ.
Kinh doanh ngoại hối: có thể trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc
Kinh doanh chứng khoán: Lập công ty kinh doanh
và cung cấp các dịch vụ chứng khoán
Trang 404 Các hoạt động khác(tt)
Ủy thác và nhận ủy thác: trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: có thể thành lập riêng hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm.
Tư vấn tài chính: cung ứng qua hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc.
Bảo quản vật quý giá: Bảo quản vật quý, giấy tờ có
Trang 41III Phân loại nghiệp vụ NHTM
1 Dựa vào bảng cân đối tài sản:
Trang 421 Dựa vào bảng cân đối tài sản(tt):
Trang 432 Dựa vào đối tượng khách hàng
Các nghiệp vụ đối với khách hàng DN:
Tiền gửi thanh toán
Thanh toán không dùng tiền mặt giữa các DN
Thanh toán quốc tế
Mua bán ngoại tệ với DN
Cho vay đối với DN
Bảo lãnh đối với DN
Trang 442 Dựa vào đối tượng khách hàng(tt)
Các nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân:
Tiền gửi cá nhân
Tiền gửi tiết kiệm
Thẻ thanh toán
Thanh toán qua NH
Cho vay tiêu dùng
Cho vay xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà
Trang 45IV Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM
1 Thu nhập của ngân hàng
2 Chi phí của ngân hàng
3 Lợi nhuận của ngân hàng
Trang 461 Thu nhập của ngân hàng
Thu từ hoạt động tín dụng (thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bảo lãnh,
Trang 472 Chi phí của ngân hàng
Chi cho hoạt động huy động vốn (trả lãi tiền gửi, tiền tiết kiệm, tiền vay, lãi kỳ phiếu, trái phiếu,…)
Chi cho dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (vận chuyển, kiểm đếm, bảo vệ, đóng gói, phí bưu điện,
…)
Chi cho nộp thuế, các khoản phí, lệ phí
Chi cho nhân viên.
Chi cho các hoạt động đầu tư tài chính.
Trang 483 Lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh ngân hàng:
ROA = LN thuần / TS có bình quân
ROE = LN thuần / Vốn tự có bình quân
Trang 49V Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Trang 501 Rủi ro tín dụng
Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng
Trang 512 Rủi ro thanh khoản
Là loại rủi ro khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả hoặc không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền theo yêu cầu của các hợp đồng thanh toán
Trang 523 Rủi ro tỷ giá
Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá ngoại tệ biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng
Trang 534 Rủi ra lãi suất
Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Trang 545 Các loại rủi ro khác
Rủi ro hoạt động ngoại bảng
Rủi ro công nghệ và hoạt động
Rủi ro do thay đổi thuế, lạm phát gia tăng,…
Trang 55VI Hệ thống ngân hàng thương mại
1 Khái quát về hệ thống ngân hàng
2 Hệ thống ngân hàng thương mại
Trang 561 Khái quát hệ thông ngân hàng
Trang 572 Hệ thống ngân hàng thương mại
2.1 Căn cứ vào hình thức sở hữu
2.2 Căn cứ vào sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng
2.3 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
Trang 582.1 Căn cứ vào hình thức sở hữu
Ngân hàng thương mại nhà nước
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại liên doanh
Ngân hàng thương mại nước ngoài
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài
Trang 59 Ngân hàng thương mại nhà nước
Khái niệm: Ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng thương mại mà nhà nước nắm giữ trên năm mươi phần trăm số vốn điều lệ
Hệ thống các NHTMNN hiện hành:
NHNoN&PTNT Việt Nam (Agribank)
NHTMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
NHĐT&PT Việt Nam (BIDV)
Trang 60 Ngân hàng thương mại cổ phần
Khái niệm: NHTMCP là ngân hàng thương mại hoạt động theo luật công ty cổ phần và luật các tổ chức tín dụng
Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần hiện hành gồm có 34 ngân hàng
Trang 61 Ngân hàng thương mại liên doanh
Khái niệm: Ngân hàng thương mại liên doanh là ngân hàng thương mại trong đó về thành viên góp vốn có ít một bên Việt Nam và ít nhất một bên nước ngoài
Hệ thống ngân hàng thương mại liên doanh:
Trang 62 Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
Khái niệm: Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại mà vốn điều
lệ do ngân hàng nước ngoài nắm giữ
Hệ thống các ngân hàng thương mại nước ngoài:
Standard Chartered
Shinhan Vietnam
Trang 63 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Khái niệm: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, hoạt động phụ thuộc vào ngân hàng nước ngoài Chi nhánh được phép hoạt động kinh doanh
Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: 50 chi nhánh
Trang 64 Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài
Khái niệm: Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, hoạt động phụ thuộc vào ngân hàng nước ngoài Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài không được phép hoạt động kinh doanh
Các văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài: 49 văn phòng đại diện
Trang 652.2 Căn cứ vào sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng
Ngân hàng bán buôn
Ngân hàng bán lẻ
Trang 662.3 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
Ngân hàng chuyên doanh:
Là ngân hàng thương mại chỉ tập trung thực hiện các nghiệp vụ về hoạt động ngân hàng
Ngân hàng đa năng:
Là ngân hàng thương mại, ngoài các nghiệp
vụ về hoạt động ngân hàng, còn thực hiện các nghiệp vụ lên quan