Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Thẩm Định Tài Chính Các Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy
Đề Tài: Thẩm Định Tài Chính Các Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu ThủyChương I: Những vấn đề lý luận chung về thẩm định tài chính dự án đầu tưChương II: Thực trạng thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thủyChương III: Giải pháp hoàn thiện thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy1 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ1.1 Đầu tư và dự án đầu tư1.1.1 Khái niệmĐầu tư là hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư. Theo Ngân hàng thế giới “Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định ( như thăm dò, khai thác, sản xuất-kinh doanh, dịch vụ…nào đó) và đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu hút vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và có lợi ích kinh tế-xã hội cho đất nước đầu tư. Theo luật đầu tư “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác nhau của pháp luật có liên quan”. Hay trên bình diện xã hội, đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ta năng lực sản xuất lớn hơn. Trên giác độ doanh nhân hoặc doanh nghiệp, đầu tư là việc đưa vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở các dự án đã được soạn thảo và xem xét nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Với các quan điểm khác nhau, có thể có các khái niệm khác nhau về dự án. Một cách tổng quát nhất có thể hiểu dự án là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra ( mục tiêu nhất định) với nguồn lực và thời gian xác định. Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư được thể hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Theo Ngân hàng thế giới “ Dự án đầu tư là tổng 2 thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định. Còn theo luật đầu tư năm 2005 “ Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Dù xét trên góc độ nào thì một dự án đầu tư cũng bao gồm bốn đặc trưng chính :- Các hoạt động của dự án: là những nhiệm vụ hoặc hoạt động cụ thể được thực hiện diễn ra trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặt hoạt động này cùng với tiến độ thực hiện và những người chịu trách nhiệm trong từng khâu của dự án có mối liên hệ với nhau để hướng tới sự thành công của dự án- Các nguồn lực cần thiết cho dự án: Con người, vật liệu, các tài nguyên thiên nhiên, tài chính… Đây là yếu tố rất quan trọng vì các hoạt động của dự án sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực. Giá trị các nguồn lực này là vốn đầu tư cần thiết cho dự án v vậy phải chỉ rõ các nguồn lực cần thiết cho dự án.- Các kết quả của dự án: bao gồm những sản phẩm đựơc tạ ra nhằm đạt được các mục tiêu của dự án- Các mục tiêu của dự án: Dự án sẽ mang lại những lợi ích tài chính và kinh tế xã hội gì cho chủ đâu tư và đất nước như tạo việc làm cho người lao động, nguồn thu cho ngân sách Nhà nứơc, lợi nhuận… Vì thế tùy theo góc độ nghiên cứu các mục tiêu sẽ khác nhauNội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong các hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống một kế hoạch và do các chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập. Nó là văn bản phản ánh chính xác, đầy đủ kết quả nghiên cứu về thị trường, tình hình tài chính… Trên thực tập các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô và thời gian và được phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: theo 3 người khởi xướng, theo lĩnh vực dự án ( dự án kinh tế, dự án kỹ thuật…), theo loại hình dự án (dự án giáo dục đào tạo, dự án nghiên cứu và phát triển), theo thời hạn ( dự án ngắn hạn, dự án trung hạn, dự án dài hạn), theo cấp độ ( dự án lớn, dự án nhỏ)…Để một dự án đầu tư có sức thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:• Tính pháp lý:Dự án đảm bảo tính pháp lý là dự án không vi phạm an ninh, quốc phòng, môi trường, thuần phong mỹ tục cũng như luật pháp của quốc gia. Đồng thời các dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng dự án• Tính khoa học: Các dự án phải đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các dự án phải hoàn toàn khách quan.- Về số liệu thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Những số liệu điều tra phải có phương pháp điều tra đúng, số mẫu điều tra phải đủ lớn…- Phương pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa những chỉ tiêu cần so sánh. Việc sử dụng đồ thị, bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác kích thước và tỷ lệ- Phương pháp lý giải phải hợp lý, logic, chặt chẽ giữa các nội dung riêng lẻ của dự ánĐây là yêu cầu quan trọng hàng đầu của các dự án đầu tư vì đó sẽ là cơ sở cho việc triển khai và hoàn thành dự án• Tính khả thi: Là dự án phải phù hợp với điều kiện thực tế. Nghĩa là dự án đầu tư phải có khả năng ứng dụng và khai triển trong thực tế, vì vậy muốn đảm bảo yêu cầu tính khả thi thì dự án đầu tư phải phản ánh đúng môi trường 4 đầu tư, phải được xác định đúng trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, vốn…• Tính hiệu quả:Được phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu thể hiện tính khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lạiThông thường các dự án đảm bảo tính khoa học và khả thi thì sẽ đảm bảo cả tính hiệu quả kinh tế• Tính thống nhất:Lập và thực hiện dự án đầu tư là một công việc không đơn giản. Đó không chỉ là công việc của riêng chủ đầu tư mà có sự liên quan đến nhiều bên như các cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ… Vì vậy dự án phải biểu hiện sự thống nhất về lợi ích của các bên liên quan. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các bên chấp thuận dự án1.1.2 Vai trò Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu không có dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển. Những công trình thế kỷ của nhân loại trên thế giới luôn là những minh chứng về tầm quan trọng cuả dự án.Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư. Dự án là căn cứ để các tổ chức tài chính đưa ra các quyết định tài trợ, các cơ quan chức năng của nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư. Dự án còn được coi là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật tư, lao động trong quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy hiểu được những đặc điểm của dự án là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án5 1.1.3 Đặc điểm của dự án Xuất phát từ khái niệm dự án, có thể nhận biết những đặc điểm cơ bản sau đây của dự án:• Dự án không chỉ là một ý tưởng hay phác thảo mà còn hàm ý hành động với mục tiêu cụ thể. Nếu không có hành động thì dự án chỉ vĩnh viễn tồn tại ở trạng thái tiềm năng• Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phải nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể đã được đặt ra, tạo nên một thực tế mới• Dự án tồn tại trong một môi trường không chắc chắn. Môi trường triển khai dự án thường xuyên thay đổi, chứa nhiều yếu tố bất định nên trong dự án rủi ro thường là lớn và có thể xảy ra. Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thành công của dự án và là mối quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý dự án• Dự án bị khống chế bởi thời hạn. Là một tập các hoạt động đặc thù phải có thời hạn kết thúc. Mọi sự chậm trễ trong thực hiện dự án sẽ làm mất cơ hội phát triển, kéo theo những bất lợi, tổn thất cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế• Dự án chịu sự ràng buộc và nguồn lực. Thông thường, các dự án bị ràng buộc về vốn, vật tư, lao động. Đối với dự án quy mô càng lớn, mức độ ràng buộc về nguồn lực càng cao và càng phức tạp; tạo mọi quyết định liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án đều bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ, chẳng hạn, chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu, các nhà tài trợ, nhân công, các nhà kỹ thuật… Xử lý tốt các ràng buộc này là yếu tố quan trọng góp phần đạt tới mục tiêu của dự ánMột dự án sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lý dự án nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn6 1.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư1.2.1.1 Thẩm định dự án đầu tưHoạt động đầu tư cũng như hợp tác đầu tư luôn được các quốc gia nói chung và các nhà đầu tư nói riêng quan tâm. Các dự án dù được chuẩn bị, phân tích vẫn thể hiện tính chủ quan của người phân tích và lập dự án vì thế việc xuất hiện những thiếu xót, tồn tại trong quá trình dự án là điều đương nhiên. Để khẳng định được một cách chắc chắn hơn mức độ hợp lý và hiệu quả, tính khả thi của dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án, cần phải xem xét, kiểm tra lại dự án một cách độc lập với quá trình chuẩn bị, soạn thảo dự án, hay nói cách khác, cần thẩm định dự án Thẩm đinh dự án là rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư. Trong quá trình thẩm định dự án, nhiều khi phải tính toán, phân tích lại dự án1.2.1.2 Nội dung thẩm định dự ánThẩm đinh dự án được tiến hành chủ yếu đối với giai đoạn xác định dự án, phân tích và lập dự án, duyệt dự án. Nội dung thẩm định dự án thường bao gồm: thẩm định kỹ thuật, thẩm định kinh tế xã hội và thẩm định tài chínha. Thẩm định kỹ thuật• Thẩm định sự cần thiết của dự án: xác định mức độ cấp thiết của dự án đội với doanh nghiệp, ngành, nền kinh tế và với chủ đầu tư; xem xét sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn• Thẩm định quy mô của dự án: mức độ phù hợp giữa quy mô dự án, công suất sử dụng và khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường với khả năng đáp ứng vống…7 • Thẩm định công nghệ và trang thiết bị: xác định rõ căn cứ lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị…• Thẩm định nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác: theo các năm dự kiến hoạt động dự án kiểm tra việc tính toán nhu cầu nguyên vật liệu chủ yếu, điện nước, máy móc thiết bị…• Thẩm định phương án địa điểm xây dựng: Kiểm tra mức độ thuận tiện về nguồn nguyên liệu, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng…• Thẩm định phương án kiến trúc: mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng…Ngoài những nội dung trên, cần thẩm định phương diện tổ chức quản lý dự án, tư cách pháp nhân của chủ đầu tưb. Thẩm định kinh tế của dự án Thẩm định kinh tế là một nội dung quan trọng của thẩm định dự án nhằm đánh giá lai hiệu quả của dự án trên giác độ toàn bộ nền kinh tế. Nội dung này thường được đặc biệt chú trọng đối với các dự án được tài trợ bằng vốn Nhà nước. Thẩm định kinh tế nhằm rà soát lại mục tiêu của dự án, tác động của dự án tới môi trường và tới các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, tính hợp lý và tối ưu của dự án, mức độ ảnh hưởng ngân sách của dự án. Nhìn chung thẩm định kinh tế của dự án là một công việc khó khăn và rất phức tạp nhưng nó rất cần được tiến hành cùng với thẩm định tài chính dự án trước khi quyết định thực hiện dự ánc. Thẩm định tài chính dự ánLà một nội dung lớn và quan trọng trong thẩm định dự án, thẩm định tài chính dự án đầu tư là nội dung phức tạp nhầt và nó đóng vai trò quyết định trong quá trình thẩm đinh dự án. Toàn bộ quá trình phân tích phải được rà soát kiểm tra lại nhằm xác định độ tin cậy của các thông số tài chính của dự án.8 1.2.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.2.2.1 Khái niệm Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư: doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Nếu như Chính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thì các nhà đầu tư này lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng sinh lãi của dự án. Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án. Cùng với thẩm định kinh tế, thẩm định tài chính giúp các nhà đầu tư có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn1.2.2.2 Vai trò Mục đích của thẩm định tài chính dự án đầu tư là nhằm giúp cho các chủ đầu tư và các cơ quan tham gia hoạt động đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế xã hội mà họ mong muốn thông qua việc đầu tư dự án Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính là nhằm xem xét tính phù hợp của dự án đối với các điều kiện môi trường, quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương và của cả nước trên các mặt: quy mô, quy hoạch, hiệu quả và điều kiện môi trường. Thông qua thẩm định giúp xác định tính lợi hại và sự tác động của dự án khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh như: ứng dụng công nghệ, trình độ sử dụng vốn, ô nhiễm môi trường cũng như các lợi ích kinh tế xã hội khác mà dự án đem lại Đối với chủ đầu tư: Việc đánh giá các chỉ số tài chính được thực hiện độc lập đối với quá trình doanh nghiệp lập dự án sẽ cho phép chủ đầu tư nhìn nhận lại các thông số và chỉ tiêu tài chính của dự án một cách khách quan, từ đó nhận ra những thiếu sót để bổ sung kịp thời9 Đối với các Ngân hàng thương mại: thông qua thẩm định tính hiệu quả kinh tế và các phương diện có liên quan đến dự án như thị trường, tài chính, xã hội… NHTM sẽ có cái nhìn toàn diện về dự án, đánh giá được những ưu nhược điểm của dự án, đo lường và ước lượng được những tác động đòn bẩy, những tình huống sẽ xảy ra khi triển khai dự án và khi đưa dự án vào hoạt động Đối với các Công ty Tài chính: đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tài trợ dự án của các công ty tài chính và toàn bộ hoạt động của Công ty. Có thể nói chất lượng công tác thẩm định quyết định rất lớn tới chất lượng của tài trợ dự án. Công tác thẩm định tốt tạo tiền đề cho các quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế được các rủi ro mất vốn và có cơ sở đảm bảo được hiệu quả cao nhất của vốn vay. Ngoài ra thông qua thẩm định, Công ty tài chính có thể phát hiện ra những điểm thiếu sót, những bất hợp lý trong các tính toán của dự án, từ đó cùng chủ đầu tư tìm ra phương hướng giải quyết một cách kịp thời, nâng cao tính khả thi của dự án. Thực tế trong công tác thẩm định tại nhiều Công ty tài chính cho thấy những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, tiếp xúc với nhiều dự án thường có những nhận xét rất chính xác về các dự án. Những nhận xét này trở thành những kinh nghiệm được đúc rút sau nhiều năm làm công tác thẩm định tại Công ty tài chính. Từ đó cán bộ thẩm định không những giúp cho Công ty của mình đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả mà còn giúp chủ đầu tư có những giải pháp kịp thời khắc phục những thiếu sót và sai lầm trong dự án. Thông qua công tác thẩm định, nhất là thẩm định nội dung tài chính của dự án, Công ty tài chính có thể tính toán để xác định tổng vốn đầu tư, doanh thu và chi phí hàng năm của dự án cũng như các chỉ tiêu quan trọng thể hiện hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR…10 [...]... các thông tin trong dự án chính xác, các thông số của dự án được tính toán khoa học Nếu ngược lại thì việc phân tích độ nhạy sẽ trở nên vô nghĩa 28 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 2.1 Khái quát về Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy Tên công. .. lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư Nhân tố khách quan có thể là: các áp lực về quyền lực, chính trị, sự yếu kém trong chính sách, năng lực quản lý và thẩm định, môi trường luật pháp của Nhà nước… gây ra những bất thường về dự án, do đó làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.2.1.3 Các phương pháp thẩm định tài chính dư án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động mang tính chính. .. dung thẩm định tài chính dự án Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau Những nội dung chủ yếu được các nhà thẩm định chú trọng: • Xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương thức tài trợ dự án Cụ thể: xác định vốn đầu tư vào tài sản cố định, vốn đầu tư vào tài sản lưu động, cách thức huy động vốn ( vốn chủ sở hữu, vay nợ, thuê tài sản)... tư hay không đầu tư được hiệu quả hơn Tuy vây, các phương pháp thẩm định luôn tồn tại những ưu nhược điểm vì thế các cán bộ thẩm định cần phải nằm vững điều này để áp dụng một cách phù hợp cho các dự án nếu không sẽ làm cho các kết quả thẩm định thiếu chính xác ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của Công ty - Tổ chức điều hành công tác thẩm định tài chính dự án: Thẩm định tài chính dự án được tiến... hợp các nhân tố khác trong thẩm định và chi phối các nhân tố khác ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư Trong công tác thẩm định người quản lý và cán bộ thẩm định đều đóng vai trò là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. .. hàng Thẩm định chi tiết Không khả thi Khả thi - Tính toán lại các chỉ tiêu tài chính dự án - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự án - Đánh giá các tác động của dự án về mặt kinh tế - Dự báo các rủi ro của dự án Kết quả thẩm định chi tiết Loại dụ án thông báo cho khách hàng Không khả thi Khả thi Thông báo cho vay Ra quyết định đầu tư Sơ đồ: Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư 14 1.2.2.5 Các. .. năng hoà vốn của dự án Chỉ cần tiêu thụ vượt quá mức sản lượng hoà vốn thì chủ đầu tư sẽ có lãi 1.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thẩm định tài chính dự án đầu tư Chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau Để có thể đạt được kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính dự án từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn chúng ta cần nghiên cứu các nhân tố sau:... đoàn Công nghiệp Tàu thủy) , do Tổng công ty cấp vốn điều lệ ban đầu và quyết định các hình thức tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng ngày 26/12/1997 của Quốc hội và Nghị định số 79/2002/NĐCP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và họat động của Công ty Tài chính Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu. .. nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng lớn tới thẩm định tài chính dự án Nếu công tác này được tổ chức một cách hợp lý, khoa học trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ thẩm định, có 24 kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ cao Việc tổ chức điều hành công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ và... giúp Công ty tài chính thấy được những tác động bất ngờ vào dự án, những ảnh hưởng trong dài hạn của dự án đối với phát triển kinh tế… từ đó để xác định những định mức khoa học, so sánh dự án chuẩn bị tài trợ với định mức đó Ngoài ra, Công ty tài chính cũng có thể tham khảo các dự án thực hiện tại các quốc gia khác, do các tổ chức tài chính khác tài trợ và thực hiện - Thứ hai, so sánh với các định . Đề Tài: Thẩm Định Tài Chính Các Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu ThủyChương I: Những vấn đề lý luận chung về thẩm định tài chính dự. thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy1 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU