Những tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Thẩm Định Tài Chính Các Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy (Trang 53 - 56)

CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

2.4.2 Những tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư thì vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế:

- Tính chính xác của các chỉ tiêu tài chính chưa cao: có nhiều dự án đầu tư của nhà đầu tư đến Công ty, các chỉ số tài chính được tính

chuẩn của ngành. Do vậy khi dự án đi vào hoạt động kết quả đem lại không đúng với những tính toán ban đâu

- Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thẩm định: Vì những lĩnh vực đầu tư của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy là rất rộng gồm cả trong và ngoài ngành Công nghiệp Tàu thủy nên hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc xem xét, đánh giá về hồ sơ dự án, thị trường đầu vào đầu ra, kỹ thuật công nghệ… còn chưa đầy đủ. Các cán bộ thẩm định thường xem xét, đánh gía dự án trên kinh nghiệm bản thân, tự tìm kiếm các nguồn thông tin. Một trong những hạn chế trong công tác thẩm định của Công ty là chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu cần thiết. Công tác thẩm định đòi hỏi nguồn thông tin rộng lớn và phải luôn được cập nhật song hiện nay ở VFC chưa quan tâm chú trọng đến vấn đề này. Điều này sẽ gây làm cho công tác thẩm định diễn ra khá mất thời gian và thiếu sự đầy đủ.

- Chưa nhận thức, đánh giá đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của công tác thẩm định dự án. Công tác thẩm định dự án đầu tư vẫn còn những nhận thức chưa đúng, một bộ phận cán bộ thực hiện vẫn coi thẩm định dự án như là một khâu thủ tục để hợp pháp dự án mà không coi trọng tính hiệu quả thực sự của dự án. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện thẩm định dự án do có những nhận thức chưa đầy đủ nên việc phân chia vai trò, trách nhiệm của từng nhóm chưa tách bạch cụ thể có thể dẫn tới sự thiếu khách quan trong công tác thẩm định dự án

- Sự phối hợp, sắp xếp trong tổ chức thẩm định chưa hợp lý, hiệu quả. Công ty có nhiều phòng ban chức năng với các nhiệm vụ cụ thể, phòng Đầu tư có nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp nhận và thực hiện thẩm định các dự án đầu tư. Tuy nhiên, số lượng cán bộ đầu tư tương đối mỏng nên trong trường hợp triển khai thực hiện nhiều dự

án cùng một thời điểm có tình trạng thiếu nhân lực. Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa tốt vì mỗi cán bộ thẩm định được giao phụ trách từng lĩnh vực dự án cụ thể tuy nhiên việc phân công chưa có tính chuyên môn hóa, chưa có sự hỗ trợ giữa các cán bộ thẩm định trong quá trình xem xét, đánh giá và phân tích để có thể tận dụng những hiểu biết, điểm mạnh của từng thành viên

- Đội ngũ cán bộ thẩm định còn thiếu, trình độ năng lực còn hạn chế để có thể đáp ứng nhu cầu ngày một cao của Công ty. Quá trình thẩm định dự án được cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào các kinh nghiệm thực tế của bản thân, chuyên môn nghiệp vụ chưa được đào tạo một cách bài bản. Vì thế mà không tránh khỏi những thiếu xót mang tính chủ quan, thiếu tính khoa học đặc biệt trong những dự án lớn, độ phức tạp cao, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng thẩm địn dự án

- Chưa chú trọng đến các dự án đã được thẩm định triển khai thực hiện và đi vào hoạt động ra sao. Vì thế có một số dự án có quyết định đầu tư và được triển khai thực hiện nhưng lại không hiệu quả. Việc kiểm soát chất lượng thẩm định dự án còn nhiều hạn chế chủ yếu là do: thiếu thông tin trong việc đánh giá độ tin cậy các số liệu đầu vào; chức năng kiểm soát chất lượng thẩm định dự án còn chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư còn sơ sài và chưa được chú trọng. Cán bộ thẩm định thường quan tâm xem xét về chủ đầu tư, lĩnh vực của dự án có hấp dẫn không, cơ cấu cổ đông… mà thiếu sự phân tích về tài chính dự án một cách đầy đủ, điều này làm cho việc thẩm định dự án mà không lường trước được các yếu tố về rủi ro lạm phát, lãi suất biến động, cung cầu doanh thu chi phí…

tích, tính toán cụ thể các chỉ tiêu nên khi tiến hành thẩm định còn nhiều lúng túng, sơ sài mang tính hình thức

- Phương pháp thẩm định còn đơn giản, chủ yếu là phương pháp đối chiếu so sánh. Việc ứng dụng các phương pháp thẩm định dự án mới chỉ ở mức độ đánh giá sự tuân thủ của dự án mà thiếu những nhận xét cụ thể, khách quan về các nội dung của dự án. Các phương pháp thẩm định còn đơn giản mà chưa áp dụng hoặc áp dụng nhưng còn nhiều hạn chế đối với các phương pháp mới, hiện đại, các mô hình phân tích dự báo thị trường, phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu tài chính…

- Thiếu những phần mềm quản lý dự án cũng như phần mềm tính toán hiệu quả tài chính của dự án. Việc xây dựng những phần mềm này sẽ giúp cho công tác quản lý chặt chẽ hơn, giảm thiểu những rủi ro, giảm thời gian tra cứu cũng như lập các báo cáo của cán bộ, ban lãnh đạo… Phần mềm tính toán hiệu quả tài chính còn thiếu, làm cho việc tính toán giữa các nhân viên khác nhau không thống nhất ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.

Một phần của tài liệu Thẩm Định Tài Chính Các Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w