Khái quát về hoạt động thẩm định dự án tại Công ty

Một phần của tài liệu Thẩm Định Tài Chính Các Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy (Trang 41 - 45)

CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

2.3.1 Khái quát về hoạt động thẩm định dự án tại Công ty

2.3.1.1 Quy trình và tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại VFC

Thẩm định dự án là một khâu rất quan trọng trong việc ra các quyết định đầu tư hay không của bất kỳ một Công ty nào tham gia hoạt động đầu tư. Công tác thẩm định dự án tại VFC là vô cùng quan trọng vì đặc điểm các dự án mà Công ty tham gia đều là những dự án có quy mô rộng và tổng mức đầu tư lớn. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại VFC được thể hiện qua các bước sau:

Tiếp nhận hồ sơ, giao việc cho cán bộ thẩm định

Nghiên cứu hồ sơ, thu thập thông tin

Xử lý thông tin, đánh giá, Yêu cầu Phân tích, lập báo cáo thẩm định giải trình

Kiểm soát báo cáo thẩm định

Quyết định Lấy ý kiến

Thànhviên HĐQT Thông báo kết quả thẩm định

được phê duyệt

- Bước 1: Tổ trưởng tổ thẩm định thẩm định tiến hành tiếp nhận hồ sơ sau đó giao cho cán bộ thẩm định. Khi hồ sơ dự án có đầy đủ các yếu tố pháp lý về trình tự văn bản theo quy định của pháp luật và Công ty thì việc chuyển giao mới được thực hiện. Các dự án đầu tư tài chính của VFC đều tiến hành qua phòng đầu tư trước tiên, ở đây các hồ sơ được xem xét, đánh giá khái quát về tính pháp lý, hiệu quả và các yếu tố cơ bản khác ( thẩm định sơ bộ) sau đó phòng đầu tư sẽ chuyển giao hồ sơ cho tổ thẩm định tiến hành công tác thẩm định chi tiết.

- Bước 2: Cán bộ thẩm định nghiên cứu hồ sơ và cho nhận xét về tình trạng của hồ sơ. Sau đó cán bộ thẩm định tiến hành công tác thu thập thông tin liên quan đến dự án đầu tư. Nguồn thông tin có thể từ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chủ đầu tư… Tuy nhiên hoạt động này cần được cán bộ thẩm định báo cáo và xin ý kiến cảu tổ trưởng tổ thẩm định, một số trường hợp có thể phải trình để xin ý kiến của ban lãnh đạo Công ty trước khi cán bộ thẩm định đi tiếp xúc khách hàng. Cán bộ thẩm định căn cứ vào các văn bản pháp luật, quy định, nghị định, quy chế của Nhà nước và của Công ty về tín dụng, đầu tư, thẩm định đề làm tài liệu tham chiếu cho công tác thẩm định hồ sơ dự án đầu tư

- Bước 3: Sau khi thu thập đủ các thông tin cần thiết cho việc phân tích, thẩm định dự án cán bộ thẩm định tiến hành xử lý thông tin sau đó lập báo cáo thẩm định trình lên tổ trưởng tổ thẩm định. Báo cáo thẩm định phải đầy đủ các nội dung về dự án: về kết quả thẩm định, phương án tham gia đầu tư của Công ty, yêu cầu kế hoạch vốn đầu tư, tổng hợp đánh giá của tổ thẩm định về những thuận lợi, khó khăn của dự án, chủ đầu tư

- Bước 4: Tổ trưởng tổ thẩm định nghiên cứu, xem xét báo cáo của cán bộ thẩm định trình lên sau đó cho ý kiến bổ sung, hoàn thiện và lập tờ trình cho chủ tịch HĐQT

- Bước 5: Sau khi nhận được tờ trình từ tổ trưởng tổ thẩm định, Chủ tịch HĐQT họp lấy ý kiến các thành viên của HĐQT và ký quyết định đầu tư

- Bước 6: Cán bộ thẩm định thông báo kết quả thẩm định cho chủ đầu tư và các phòng ban liên quan đến dự án trong Công ty

- Bước 6: Tổ trưởng tổ thẩm định chỉ đạo các cán bộ thẩm định tổ chức lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư

Trên thực tế có một số dự án sau khi phân tích, tính toán một cách tổng thể các yếu tố ảnh hưởng thì không thể tiếp tục trình dự án lên lãnh đạo Công ty vì dự án là không khả thi đối với Công ty.

2.3.1.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại VFC

Các nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm:

Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: thẩm định về tư cách pháp lý của chủ đầu tư, năng lực của chủ đầu tư về uy tín trên thị trường, khả năng tài chính, năng lực về khả năng triển khai dự án…

Thẩm định về sự cần thiết của dự án: xem xét với mục tiêu của ngành, cả nước; xem xét lợi ích của dự án về kinh tế, xã hội, doanh nghiệp.

Thẩm định thị trường: xem xét tổng quan về quan hệ cung cầu của sản phẩm, về đối tượng khách hàng, phương thức tiêu thụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường

Thẩm định về phương diện kỹ thuật, công nghệ của dự án: Các dự án VFC tham gia đầu tư đều là những dự án lớn trong các lĩnh vực tàu biển, năng lượng nên yếu tố công nghệ, kỹ thuật tương đối phức tạp. Vì thế mà các yếu tố công nghệ sản xuất, phương án sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác là những nội dung quan trọng khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định về phương diện kinh tế - tài chính: đây là khâu cần chú trọng nhất trong công tác thẩm định dự án đầu tư gồm các nội dung cơ bản sau:

- Thẩm đinh tổng vốn đầu tư: Kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của các danh mục chi phí đầu tư theo quy định của Nhà nước và lĩnh vực đầu tư

- Thẩm định về nguồn vốn đầu tư: Xem xét, đánh giá các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo cung cấp vốn; đảm bảo nguồn tài trợ cho dự án phải hợp lý và mang tính khả thi cũng như độ tin cậy cao. Công ty xem xét tính cân đối của nguồn vốn đầu tư giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay, đối với nguồn vốn chủ sở hữu cần kiểm tra đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư để xác định một cách chính xác

- Thẩm định về dòng tiền của dự án: phân tích, đánh giá và lập bảng dự trù về chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, lãi suất chiết khấu hàng năm của dự án

- Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: Các chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng trong thẩm định tài chính dự án như NPV, IRR, khả năng hoàn vốn của dự án, độ nhạy của dự án…

Trên cơ sở các kết quả phân tích kinh tế đó làm cơ sở cho kết luận về tính khả thi của dự án hay không, mức hiệu quả cũng như rủi ro khi tham gia đầu tư dự án

Thẩm định về phương án tham gia đầu tư của Công ty: Thẩm định nguồn vốn tham gia, hình thức, thời gian tham gia…

Công tác thẩm định tiếp tục được thực hiện trong thời gian dự án đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Thẩm Định Tài Chính Các Dự Án Đầu Tư Tại Công Ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w