Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng vừa và nhỏ khu vực Sóc Sơn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân LỜI MỞ ĐẦU Danh ngôn có câu: “ Ngân hàng là bà đỡ của nền kinh tế” Thập niên cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng nước ta Với một ngân hàng nhà nước và hàng loạt các loại hình ngân hàng như: Ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam… Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, hiện nay ngân hàng nhà nước ta đã, đang và sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là hội nhập kinh tế khu vực và trên toàn thế giới Với vai trò đó thì việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của thị trường Một trong những vấn đề chính trong việc nghiên cứu chất lượng hoạt động của ngân hàng là nâng cao chất lượng tín dụng mà nền tảng là phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Hiện nay một trong những khách hàng quan trọng và tiềm năng nhất của ngân hàng là nhóm khách hàng vừa và nhỏ Là một sinh viên kinh tế được học và tìm hiểu về chuyên ngành đầu tư - một chuyên ngành sẽ cung cấp cho bạn một kiến thức và thông tin là đầu tư số tiền của mình vào đâu là hiệu quả nhất Cùng với kiến thức đã học ở trường và được thực tập em đã củng cố thêm được kiến thức thực tế, có dịp được hiểu sâu sắc hơn vấn đề này và do đó em lựa chọn đề tài: “Hoµn thiÖn c«ng t¸c thÈm ®Þnh cho vay c¸c dù ¸n ®Çu t s¶n xuÊt kinh doanh cña kh¸ch hµng võa vµ nhá khu vùc Sãc S¬n t¹i NHNo&PTNT Sãc S¬n” cho chuyên đề thực tập của mình Kết cấu chuyên đề gồm hai chương: Chương I: Thực trạng hoạt động thẩm định cho vay các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng vừa và nhỏ khu vực Sóc Sơn tại NHNo&PTNT Sóc Sơn giai đoạn 2006 – 2008 Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định cho vay các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng vừa và nhỏ khu vực Sóc Sơn Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Hùng - Bộ môn kinh tế đầu tư, các cô chú, anh chị cán bộ phòng kế hoạch – kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Em rất monag nhận được sự đóng góp và đánh giá của các thầy cô trong bộ môn và các bạn góp phần làm phong phú và giàu thêm kiến thức để hoàn thiện đề tài này Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C 1 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC SÓC SƠN TẠI NHNo&PTNT SÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 I Giới thiệu tổng quan về NHNo&PTNT Sóc Sơn 1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Sóc Sơn 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Sóc Sơn Thực hiện nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính Phủ), ngành Ngân hàng trở thành hệ thống ngân hàng 2 cấp Tách chức năng quản lý nhà nước của NHNN và chức năng kinh doanh ngoại tệ của Tổ chức tín dụng, tạo cơ sở pháp lý cho sự đổi mới cơ bản tổ chức và hoạt động ngân hàng NHNo&PTNT Sóc Sơn ra đời theo quy định số 51/QĐ – NH ngày 27/06/1988 của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam ( nay là thống đốc NHNN Việt Nam ) và là một trong 12 huyện trực thuộc của Ngân hàng phát triển nông thôn Hà Nội Năm 1990 được đổi tên thành NHNo Sóc Sơn Cuối năm 1995 thực hiện mô hình 2 cấp của NHNo Việt Nam, NHNo Sóc Sơn trở thành đơn vị trực thuộc NHNo Việt Nam Năm 1996 lại một lần nữa đổi tên thành NHNo&PTNT Sóc Sơn cho đến nay Ngay từ khi mới thành lập NHNo&PTNT Sóc Sơn đã phải đối mặt trước vô vàn khó khăn thử thách như: số lao động đông 107 cán bộ, trình độ đại học chỉ có 7 đồng chí, số còn lại đều có trình độ trung cấp và phần lớn chưa qua đào tạo Kinh doanh tiền tệ trong điều kiện của một huyện nghèo của thủ đô Hà Nội, với tư tưởng bao cấp “ xin – cho” đã ăn sâu vào tiềm thức Mạng lưới hoạt động ít, cơ sở vật chất vừa thiếu vừa lạc hậu Kết quả hoạt động đến cuối năm 1988 là: Tổng nguồn vốn là 1.623 triệu đồng, dư nợ cho vay các thành phần kinh tế là 1.593 triệu đồng, nợ quá hạn 85 triệu đồng chiếm tỉ lệ 5,3% tổng dư nợ Đứng trước thực trạng đó NHNo&PTNT Sóc Sơn đã kiên trì theo con đường đổi mới mà đảng và nhà nước đã lựa chọn Được sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên, của Huyện uỷ - HĐND- UBND huyện, sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ viên chức toàn chi nhánh NHNo&PTNT đã từng bước khắc phục được khó khăn, phát triển kinh doanh theo hướng Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C 2 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân đa năng, đổi mới lề lối làm việc, phương pháp điều hành, sắp xếp lại mô hình sản xuất, đào tạo và đào tạo lại cán bộ theo hướng vừa có đạo đức nghề nghiệp vừa có kỹ năng nghiệp vụ Thực hiện phương châm đi vay để cho vay, thực hiện khoán tài chính đến nhóm và người lao động Đồng thời kiên quyết xử lý kịp thời các cán bộ có hành vi sai trái làm ảnh hưởng tới uy tín và khả năng tài chính của đơn vị Với tất cả những việc làm trên đã giúp cho NHNo&PTNT Sóc Sơn trong 20 năm qua trưởng thành và lớn mạnh 1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của NHNo&PTNT Sóc Sơn Mạng lưới hoạt động của đơn vị ngoài trụ sở chính nằm trên thị trấn Sóc Sơn còn 6 phòng giao dịch được bố trí đều trên địa bàn của huyện để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh phục vụ sự phát triển kinh tế địa bàn Các phòng chức năng gồm: + Phòng Kế hoạch – Kinh doanh + Phòng Kín dụng + Phòng Kế toán – Ngân quỹ + Phòng Hành chính – và Nhân sự + Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ + Phòng kinh doanh ngoại hối + Phòng điện toán và dịch vụ Các phòng giao dịch bao gồm: + Phòng giao dịch Xuân Giang + Phòng giao dịch Khu công nghiệp Nội Bài + Phòng giao dịch Nỷ + Phòng giao dịch Phủ Lỗ + Phòng giao dịch Kim Anh + Phòng giao dịch Ga T1 Về tổ chức cán bộ: Tính đến cuối tháng 12/2008 tổng số cán bộ công nhân viên trong NHNo&PTNT Sóc Sơn là 96 đồng chí Trong đó: trình độ đại học là 73 người, cao đẳng là 4 người, trung cấp và chứng chỉ NV là 15 người, sơ cấp và nghiệp vụ khác là 4 người Ban lãnh đạo gồm 3 người: Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C 3 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân + Giám đốc: giám sát mọi hoạt động của cơ quan ngoài ra còn trực tiếp quản lý, điều hành phòng kinh doanh, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ, phòng giao dịch Phủ Lỗ, phòng giao dịch Kim Anh + Phó giám đốc 1: trực tiếp quản lý, điều hành: phòng Kế toán - Ngân quỹ, phòng giao dịch Xuân Giang, phòng giao dịch Nỷ + Phó giám đốc 2: trực tiếp quản lý phòng Hành chính và Nhân sự, phòng kinh doanh ngoại hối, PGD KCN Nội Bài Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Sóc Sơn GIÁM ĐỐC P.GIÁM P.gi¸m ®èc ĐỐC 1 2 Phòng Phòng PGD PGD PGD Kế kiểm Phủ Kim Ga T1 tra, Lỗ Anh hoạch kiểm Phòng PGD Phòng PGD –Kinh soát PGD Phòng Hành Xuân Kế Nỷ doanh KCN kinh chính Giang Nội doanh toán – Bài ngoại và Ngân hối Nhân quỹ sự 1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Sóc Sơn Phòng kế hoạch- kinh doanh: + Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C 4 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHNN + Hỗ trợ, tiếp thị khách hàng, làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các khách hàng; + Thực hiện đúng quy trình tín dụng, giải ngân thu nợ + Phát triển khách hàng + Giải quyết những vấn đề sau giải ngân như kiểm tra tín dụng, đôn đốc khách hàng trả nợ, giải quyết những khoản nợ có vấn đề… + Thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền của chi nhánh, quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng; + Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý các giao dịch; + Nắm, cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định; + Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo; + Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, bảo lãnh; + Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định; + Đầu mối tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn + Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền + Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền + Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng + Quản lý hồ sơ tín dụng theo qui định; tổng hợp, phân tích, quản lý ( thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C 5 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân Phòng kế toán - Ngân quỹ: + Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thốn kê và thanh toán theo qui định của NHNN, NHNo và PTNT Việt Nam + Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt + Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo qui định của Ngân hàng + Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định + Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo qui định Chấp hành qui định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo qui định + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao Phòng hành chính và nhân sự: + Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quỹ của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt + Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và chi nhánh NHNo và PTPT trên địa bàn Trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh phê duyệt + Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan + Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vất chất, văn hoá- tin thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỉ, cán bộ công nhân viên + Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh + Trực tiếp thực hiện chế độ lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi việc thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể + Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước theo qui định + Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng qui định của Nhà nước, Đảng, NHNN trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật cán bộ, nhân viên Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C 6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: + Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh ngân hàng mình + Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán Tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm soát theo đề cương, chương trình kiểm tra, kiểm toán của ngân hàng mình + Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh đối với ngân hàng loại 3 Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các thiếu sót của chi nhánh mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra , kiểm soát văn phòng đại diện và ban kiểm tra kiểm soát nội bộ Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về ban kiểm tra , kiểm soát nội bộ + Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh theo quy định + Bảo mật hồ sơ, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định; thực hiện quản lý thông tin và lập báo cáo về kiểm tra nội bộ + Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do giám đốc chi nhánh ban hành Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng theo chức năng nhiệm vụ của phòng + Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoặc giám đốc giao Phòng kinh doanh ngoại hối: + Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ( mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo qui định + Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT ngân hàng nông nghiệp + Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế + Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C 7 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân + Thực hiện quản lý thông tin ( lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập các báo cáo theo qui định Phòng điện toán và dịch vụ: + Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh + Sử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động của kinh doanh + Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định + Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học + Làm lịch dịch vụ tin học + Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh giao 2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sóc Sơn trong giai đoạn 2006-2008 2.1 Công tác huy động vốn Là ngân hàng thương mại “đi vay để cho vay”, do vậy công tác tạo vốn ở ngân hàng là tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng, là điều kiện quyết định sự tồn tại vốn ở ngân hàng Hiểu rõ tầm quan trọng của việc huy động vốn, NHNo&PTNT Sóc Sơn đã tích cực mở rộng các hình thức huy động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn Trong các năm qua NHNo&PTNT Sóc Sơn đã đẩy mạnh áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú, đa dạng, tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy động, vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, không ngừng đổi mới phong cách giao tiếp và phục vụ khách hàng, kết hợp các biện pháp khuyễn mãi, tuyên truyền, phát hành các loại GTCG và các hình thức thu hút tiền gửi mới như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có quay số dự thưởng… Kết hợp với hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng các tiện ích công nghệ ngân hàng tiên tiến như: chuyển tiền điện tử, dịch vụ chuyển tiền nhanh… đã làm cho nguồn vốn huy động tại chỗ không ngừng tăng trưởng Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm sau: Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C 8 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ tăng Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ trọng Giá Tỷ năm 2008 (%) So với So với (tỉ đồng) (%) trị trọng trọng 2006 2007 115 Tổng nguồn vốn 822 100 996 100 1.147 100 139 1 Phân theo loại tiền gửi 116 - Nội tệ 748 90,9 900 90,4 1.043 90,9 139 108 - Ngoại tệ 96 9,6 104 9,1 139 2 Phân theo loại tiền gửi 75 9,1 101 - Tiền gửi không kỳ hạn 121 - Tiền gửi có kỳ hạn 213,3 25,9 277,3 27,8 280 24,4 131 3 Phân theo TPKT 609,7 74,1 718,7 72,2 867 75,6 142 114 - Tiền gửi của dân cư 116 - Tiền gửi của TCKT 427 51,9 516,6 51,5 591 51,5 138 479,4 48,5 556 48,5 141 (Nguồn: Báo 395 48,1 động kinh doanh năm giai đoạn 2006-2008 của cáo kết quả hoạt NHNo&PTNT Sóc Sơn) Nhìn vào bảng 1.1 ta thấy: Trong 3 năm qua nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Sóc Sơn vẫn có sự tăng trưởng ổn định vững chắc, mặc dù tốc độ có phần giảm dần bởi năm 2007 là năm nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều tác động bất lợi đến hoạt động ngân hàng, và đặc biệt năm 2008 là năm nền kinh tế đất nước gặp rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đã tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ thống các ngân hàng, thể hiện: Năm 2006 có tổng nguồn vốn huy động là 822 tỷ đồng; năm 2007 là 996 tỷ đồng và năm 2008 tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Sóc Sơn đạt 1.147 tỷ đồng, tăng 150 tỷ đồng, bằng 115% so với năm 2007 và đạt 97% kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao Như vậy rõ ràng dưới sự điều hành của Ban giám đốc ngân hàng và sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong đơn vị nên việc huy động nguồn vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn đã có kết quả tốt Trong cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi thì việc huy động vốn nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu, năm 2006 tiền gửi nội tệ là 748 tỷ đồng chiếm 90,9% tổng nguồn vốn; năm 2007 là 900 tỷ đồng chiếm 90,4% tổng nguồn vốn và năm 2008 là 1.043 tỷ Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C 9 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân đồng, chiếm 90,9% so với tổng nguồn vốn Như vậy tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều ( đa số chỉ bằng 10%) so với tiền gửi nội tệ, cụ thể: + Nội tệ: Năm 2008 tiền gửi nội tệ là 1.042,6 tỷ, tăng 142 tỷ, tương ứng bằng 116% so với năm 2007 và tăng 295 tỷ, tương ứng bằng 139% so vơi năm 2006 + Ngoại tệ: Năm 2008 tiền gửi ngoại tệ là 9,1 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2007, bằng 85% kế hoạch và tăng 39% so với năm 2006 Trong cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn Theo bảng 1 tiền gửi có kỳ hạn năm 2006 đạt 609,7 tỷ đồng ( chiếm 74,1% tổng tiền gửi); năm 2007 đạt 718,7 tỷ đồng ( chiếm 72,2% tổng tiền gửi); năm 2008 đạt 867 tỷ đồng ( chiếm 75,6% tổng tiền gửi) Điều này cho thấy tính chất khá ổn định trong nguồn vốn tiền gửi tạo tiền gửi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tạo ra nguồn vốn ổn định cho việc luân chuyển vốn, cụ thể: + Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2008 là 280 tỷ đồng, tăng 2,7 tỷ đồng, tức bằng 101% năm 2007 và tăng 31% so với năm 2006 Như vậy do năm 2008 là năm khó khăn cho nên tiền gửi không kỳ hạn tăng không đáng kể so với năm 2007 + Tiền gửi có kỳ hạn: năm 2008 là 867 tỷ đồng, tăng 148,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 21% so với năm 2007 và tăng 41% so với năm 2006 Như vậy tiền gửi có kỳ hạn có tăng nhưng không nhiều Trong cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế thì tiền gửi của dân cư có phần cao hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cụ thể: + Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Do ngân hàng thực hiện tốt công tác thanh toán nên nhiều tổ chức kinh tế mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán chi trả tiền hàng và để hưởng các tiện ích từ tài khoản này, do đó số dư trên tài khoản luôn tăng lên mặc dù đây là giai đoạn mà nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn Năm 2007 số dư trên tài khoản của tổ chức kinh tế là 497,4 tỷ đồng, tăng 84,4 tỷ đồng ( tăng 21,4%) so với năm 2006 Đến năm 2008 số dư trên tài khoản của các tổ chức kinh tế là 556 tỷ đồng, tăng 76,6 tỷ đồng ( tăng 16%) so với năm 2007 và tăng 41% so với năm 2006 + Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Vốn huy động từ hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Phạm Thị Thu Hền – Kinh tế đầu tư 47C 10 ... công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư sản xuất kinh doanh khách hàng vừa nhỏ khu vực Sóc Sơn NhNo&PTNT Sóc Sơn Đặc trưng khách hàng vừa nhỏ khu vực Sóc Sơn NHNo&PTNT Sóc Sơn Khách hàng vừa nhỏ. .. yếu cho vay theo Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh khách hàng vừa nhỏ khu vực Sóc Sơn NHNo&PTNT Sóc Sơn 3.1 Cơng tác tổ chức thẩm định Hiện NHNo&PTNT Sóc Sơn chưa... đề tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC SÓC SƠN TẠI NHNo&PTNT